logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 23/06/2023 lúc 09:31:08(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thân thể đau nhức mỏi nhừ, từng đốt xương rã rời như rụng rơi, những sợi cơ dường đã xơ cứng vô dụng, không còn co thắt được nữa, vô số những mạch máu ở những chỗ xa tim tắt lịm rồi, duy những mạch quan trọng ở gần thì còn thoi thóp tí ti, nhịp tim gần như không còn đập, nó nhẹ còn hơi gió. Hai bàn chân đã lạnh ngắt và bất động, máu và dưỡng khí không còn cung cấp nữa, cứ thế cái lạnh từ từ lan tỏa lên đến ổng quyển, đầu gối là vùng giao thoa, khúc trên còn ấm như phía dưới lạnh hoàn toàn. Ta nằm yên bất động, ta vẫn tỉnh táo và đang quan sát cái luồng khí lạnh từ bàn chân đi ngược lên. Ta biết đây là giây phút sắp sửa ra đi, cái giây phút mà ai cũng phải nhận lấy dù sớm hay muộn. Ta biết mình đang từ bỏ cái thân xác này, một cái đãy da hôi thối mà mình đã cung phụng nó suốt mấy mươi năm nay. Tuy nhiên ta cũng biết nhờ cái đãy da này mà mình học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải, học được “tứ diệu đế” mà Thế Tôn đã dạy, học được cách buông bỏ những gì không còn cần nữa. Ta đang áp dụng lần cuối đây!
    Ta đang bỏ cái thân xác này, cái thân này đâu phải là ta, không phải của ta, cũng không là tự ngã ta. Chẳng qua ta và mọi thân xác khác đang mượn chút hơi ấm của nắng trời, một tí hơi trong lành của không khí, một vốc nước và một mớ đất của mẹ thiên nhiên để tạo nên cái thân xác hình hài này. Để duy trì nó ta đã mượn bao nhiêu là vật thực và những thứ vật dụng khác của đời sống, những thứ ấy có thể từ thiên nhiên, có thể từ công sức lao lực và trí óc của con người làm ra. Cái thân này đang biến hoại trong từng giây, tuy nhiên lúc trẻ thì không hay biết, hoặc có biết cũng chỉ thoáng qua và cho là chuyện lý thuyết trên sách vở. Giờ đây, ngay sát na này thì thật sự biết, đang buông bỏ vì cái hình hài này thật sự không còn cần nữa, giờ này nó thật sự vô dụng rồi.
    Ta quan sát, quán niệm thật rõ ràng từng tế bào đang hoại. Gió đang xuất ra ngoài ngục tù thân xác, nước đang bốc hơi để hòa vào tự nhiên, lửa tắt dần để trở lại với nắng vàng và đất sẽ hóa mùn nơi đất mẹ. Cơn lạnh đã hoàn toàn chiếm ngự hai chân, như thế là hai chân đã hoàn thành sứ mệnh chạy nhảy đi đứng cả một đời, giờ nó thật sự không phải là ta, không phải của ta, không là tự ngã ta. Thần trí ta vẫn tỉnh táo, ta không buồn không vui, không hưỡn không gấp. Ta vẫn quán sát, bên ngoài thì vợ con, cháu chắt, bạn bè đang quân quần, kẻ thì sụt sùi khóc, người rớm lệ… Ta thấy mắc cười quá nhưng khôg đủ sức để mở miệng cười. Ta tự hỏi: “sao những người thân yêu của ta lại mê muội thế? Tại sao phút cuối tiễn ta lai khóc? Lẽ ra phải cười mà tiễn ta mới phải chứ? “. ta nghe có tiếng hỏi: “ có đau không? Cố gắng nhé!” điều nãy quả là mắc cười hơn bất cứ lời ngớ ngẩn nào khác, cố gắng mà làm gì? dĩ nhiên là phút giây cuối cùng này sung sướng hay đau khổ cũng chẳng có ý nghĩa gì nữa. Ta lại nghe lời tụng kinh ê a của ông thầy, trời ơi! Thì ra bài Tâm Kinh mà ta đã say mê xao xuyến cả một đời. Bài Tâm Kinh chỉ có hai trăm sáu mươi chữ mà dụng cả một đời không hết, đừng nói là một đời, đã bao đời nay dụng không hết và chắc chắn mai kia sẽ còn vô số đời dụng tiếp cũng không hết, khi nào mà giáo pháp của đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni còn ở thế gian này. Lời Tâm Kinh bay bổng tự dưng ta thấy sảng khoái lạ thường, thường ngày ta vẫn lẩm nhẩm tụng Tâm Kinh, cũng có đôi lúc ta thấy cao hứng nhưng chưa bao giờ thấy vi diệu như ở sát na này. Tâm Kinh tựa như đôi cánh chắp vào thần thức ta để ta vỗ cánh bay lên. Ta thấy đất trời quang đãng quang minh sáng lạn và thênh thang vô cùng tận. Ta thấy ta nhẹ nhõm và tự do như đám mây trắng đang bồng bềnh. Ta nghe thoang thoảng hương thơm, mùi hương chưa từng biết ở trong đời. Ta mơ màng thấy hoa trắng rơi rơi khắp không trung. Chao ơi! Ta thấy hoan hỷ đến choáng ngợp!
    Cái xác tứ đại nằm đấy chợt nấc nhẹ, những người xung quanh chắp tay niệm hồng danh Phật thì thầm, lời niệm như sóng triều âm vỗ vào thần thức ta, đẩy ta, nâng ta lên cao vời vợi. Ta cảm nhận phần bụng cũng đã lạnh, lục phủ ngũ tạng chấm dứt những hoạt động cuối cùng. Ta cảm nhận có bàn tay của đứa con thân yêu sờ nhẹ lên ngực và nghe cả giọng khe khẽ của nó: “ngực ba còn ấm nhưng không nghe nhịp tim”. Tự dưng ta phì cười (dù thân xác không còn có thể mở môi hay cử động được), thì ra đứa con ta nó đang thăm dò, có lẽ nó cũng thuộc nằm lòng bài kệ:
    



    Đảnh thánh nhãn sanh thiên
    Tâm nhân ngạ quỷ phúc
    Bàng sanh tất cái ly
    Địa ngục cước môn xuất
    
Bài kệ vô danh, truyền tụng đã bao đời, người học Phật, tu Phật tin rằng: Nơi ấm cuối cùng trên thân thể là dấu hiệu cho biết nơi ta sẽ thác sanh. Nếu là nơi ấm cuối cùng trên đỉnh đầu tất sẽ sanh vào pháp giới thánh nhân, nơi ấm cuối ở hai mắt sẽ sanh thiên, còn ở chỗ tim thì tái sanh làm người. Điều đáng ngại nhất nếu nơi ấm cuối cùng mà ở bụng thì sẽ là ngạ quỷ, đầu gối thì xuống hàng súc sanh, hơi ấm mà xuất ở bàn chân thì đọa địa ngục. Căn cứ bài kệ này mà nhiều người cả tăng tục đều thường quan sát chỗ ấm cuối cùng trên thân thể của người sắp từ giã cõi đời.
    Ta thấy vui vui, thì ra con ta cũng biết Phật pháp, nó đang áp dụng cái biết của nó, hóa ra nó không mê muội như bấy lâu nay ta tưởng. Thế là thân xác ta nhưng không phải ta, không phải của ta, không là tự ngã của ta từ bụng trở xuống đã xong một kiếp nhân sinh nhưng từ ngực trở lên thì chưa xong, vẫn còn ấm, hẳn đây là điềm lành, là cát tường!
    Ta nhớ lúc còn học Phật, ta đã đọc đâu đó trong kinh sách nói: “ lúc lâm chung rất nhiều oan gia trái chủ đến đòi nợ, ma quỷ giả hình người thân dẫn dắt ta vào tam đồ lục đạo, hoặc giả chư thiên đến đón cũng đừng đi. Chỉ đi theo Phật mà thôi!”. Thế thì cái sát na này ta đem pháp học cả đời ra đề thực hành lần cuối. Ta chẳng thấy gì cả, tất cả chỉ là quang minh rạng rỡ, tất cả rỗng rang và thênh thang đến vô cùng, cái không gian rất đẹp chưa từng thấy bao giờ. Ta cảm nhận sự an lạc mà lúc sống thường ao ước. Ta nghe nói phải xả thọ dù là thọ khổ hay thọ lạc, nhưng lúc này ta đâu có thọ, chỉ là hiện tướng tự nhiên thế thôi!
    Ta sắp buông cái túi da hôi thối đầy những hệ lụy phiền não. Ta sắp thoát ra khỏi cái ngục tù thân xác đã giam hãm ta suốt một đời. Ta sắp sửa làm mây trắng bay trong hư không vô cùng tận. Ta nhìn cái xác ta nằm bất động mà thấm thía lời Thế Tôn: “không phải là ta, không phải của ta, không phải tự ngã ta”.  Vậy có gì để người đời tiếc cái đãy da hôi thối này? Cớ sao chết rồi còn muốn lưu giữ nó? quả thật mê muội đến vô cùng! Ta mắc cười khi người ta ướp cái xác người như ướp cá mắn rồi đem chưng bày cho kẻ qua người lại ngắm nghía. Thời xa xưa ướp xác xây lăng thì còn có thể hiểu, thời hiện đại văn minh như hôm nay mà còn ướp xác xây lăng hay đắp mồ ta mả lớn thì mê muội biết đến dường nào! Phật nói vô minh thật chẳng còn từ nào hay hơn, chính xác hơn! Ta đã tiên liệu trước khi ta nằm xuống. Ta đã di chúc rõ ràng: “cái xác này không cần nữa, phần nào hữu dụng thì hiến cho khoa học hay y học để cứu người, phần còn lại thì thiêu đốt lấy tro bón cho hoa”. Ta không còn bận tâm gì về cái xác thối vốn không phải là ta, không phải của ta, không là tự ngã ta!
    Ngày xưa còn trai trẻ, ta đã dự liệu và chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho giây phút cuối. Ta đã từng bảo rằng: “sẽ ra đi trong mùa hạ biếc xanh cây đời, nắng gió thênh thang; sẽ ra đi trong mùa thua ràng rực rỡ đất trời, cảnh sắc muôn hồng nghìn tía của một góc trần gian hóa vường địa đàng. Ta cũng đã từng viết sẽ ra đi lúc mùa đông tuyết trắng, sẽ ngồi bên lò sưởi lửa hồng ngắm nhìn bông tuyết bay mà thở ra hơi thở cuối cùng. Ta đã mơ ra đi trong mùa xuân với sắc hương tưng bừng của muôn hoa”. Giờ đây, giây phút cận kề giữa hai thế giới, ta nhớ lại tất cả những điều ấy và ta thấy đất trời quang minh hiện rõ cả cảnh sắc bốn mùa. Ta hoàn toàn mãn nguyện, chỉ còn một sát na nữa thôi ta sẽ hóa và ánh sáng, nhập vào mây trắng mà ngao du mười phương thế giới. Suốt quãng đời qua ta đã cảm nhận sự tù túng búc bách và ngột ngạt vì bị giam hãm trong thân xác này! Thôi nhé, ta chào ta! Ta chào cái thân xác không phải ta, cũng không của ta và càng không là tự ngã ta.
    Ta nghe có tiếng người con nói: “lạnh toàn thân nhưng tim và trán ấm lắm!” rồi nó hướng mắt chỉ cho mọi người nhìn ra ngoài trời: “tự nhiên rời đất quang minh rực rỡ lạ thường, phải chăng là điềm cát tường khi ba đi?”. A! Thế thì bước cuối cùng của cuộc trăm năm, ta chào ta vậy! Chỉ còn sát na này nữa thôi! Ta nhìn lại những người thân lần cuối, ta nhìn cái xác ta nhưng vốn không ta. Ta nghe lời Tâm kinh và chào giã biệt tất cả mọi người.

06/2023
Tiểu Lục Thần Phong

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.057 giây.