logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 28/06/2023 lúc 10:26:56(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,232

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
(Đọc tập thơ “Xếp màu cho tuổi”, thơ Đặng Toản, Houston 2022).


Cuối năm 2022, tại Houston, Texas, nhà thơ Đặng Toản cho xuất bản hai tập thơ “Ngồi nhớ ca dao”và “Xếp màu cho tuổi”. Tập “Ngồi nhớ ca dao”gồm những bài lục bát, tái bản lần thứ 3 và có bổ sung. Tôi đặc biệt chú ý đến tập thơ “Xếp màu cho tuổi”, dày đến 442 trang với 173 bài thơ, được ghi năm sáng tác từ 1982 đến 2022, tức 40 năm nhà thơ đã... lao động miệt mài với những vần thơ tâm huyết của mình.
Nhà thơ Đặng Toản sinh năm 1960 tại Nha Trang, quê quán Quảng Nam, Đà Nẵng, hiện là thợ tiện đứng máy cắt ống sắt, thép Laser CNC, tại Houston, Texas, theo anh tâm sự: “Tôi chỉ là người yêu thơ, mê thơ và làm thơ nghiệp dư...”Song qua tập thơ Lục bát “Ngồi nhớ ca dao”, cho thấy, những vần thơ lục bát của Đặng Toản vô cùng nhuần nhị, câu chữ luôn neo vào lòng người đọc với những cảm xúc dung dị, đời thường nhưng cũng rất mới lạ, mà nhà văn Đoàn Nhã Văn đã nhận xét: “Trong thi ca, ít ai dám “chơi”được những chữ như “vô tư”, “tà tà”. “đã đời”, “hà rầm”, “dị òm”... và đặt nó lên trên những trang thơ của mình. Đặt trên những trang văn đã khó, đặt trên những dòng thơ còn khó hơn. Vậy mà ông dường như không băn khoăn gì mấy. Ông “chơi”một cách thoải mái và nhiệt tình... Dù bằng cách nào đi nữa, độc giả vẫn thấy được một trái tim đã đập những nhịp đập tha thiết với cuộc đời. Khi chữ nghĩa khởi đi từ trái tim nồng nàn với cuộc đời như thế, thì cho dù có những chỗ chưa chắt lọc, nó vẫn làm rung động những độc giả khó tính...”( Trang 47, Ngồi nhớ ca dao).
Đã bước qua cái tuổi “Lục thập nhi nhĩ thuận”, song mỗi ngày, Đặng Toản vẫn phải lao động cật lực tại xưởng thép, tranh thủ những giây phút nghỉ “giải lao”hiếm hoi, Đặng Toản lại... làm thơ! Anh từng khoe trên trang Facebook của mình, những tờ bản thảo, từ những tờ giấy vụn sẵn có, với nét chữ vội vàng, nghệch ngoạc, lấm lem dầu của sắt thép, những bài thơ dung dị, đời thường, song đầy ắp những cảm xúc, nỗi niềm của một người yêu thơ và say thơ. Những bài thơ “khác thường”ấy, ngày một dày thêm, để rồi Đặng Toản tập hợp lại cùng với những bài thơ sáng tác khi còn ở quê nhà, hình thành nên thi tập “Xếp màu cho tuổi”xuất bản lần này, như một kỷ niệm, ghi dấu một quá trình dài gắn bó và đến với thơ.
Bài thơ mở đầu thi tập là bài thơ làm khi còn ở quê nhà, được ghi là năm 1982, với tựa đề “Đêm không ngủ trước khi về thăm nhà”( trang 7), với “Một vùng cao xa xôi”nhưng “Vùng đất thật lành”, nơi có những hình ảnh bình thường của cuộc sống “đàn gà con líu ríu bươn chải kiếm mồi”, “Những khung cửa ố hoen màu những song sắt cũ/ Khung cửa mà em con vẫn hay ngồi bên cạnh/ Để vui để buồn/ Để nhớ bâng quơ...”Hình ảnh tràn đầy: “Mẹ vẫn ngồi trong bếp, chờ đun sôi nước tắm”, “Sườn đá chênh vênh, thở sương chiều sau những cơn mưa rào ngày hạn”. Có vẻ như hơi thơ vẫn còn những bộn bề, vụng về của cuộc sống kham khổ, để rồi chút nhẹ nhàng thanh thoát của thơ ở 4 câu lục bát cuối bài: “Ngày xanh nắng nhẹ trời êm/ Thông kim lá trải thảm mềm dưới chân/ Mơ ngày rũ áo phong trần/ Con về nằm xuống nghe gần tuổi thơ”( trang 9).
Năm 1984, khi Đặng Toản nằm ở bệnh viện Di Linh, một ý thơ tạo thành một tứ thơ mới trong bài “Mái tóc mùa đông”, với những liên tưởng buồn, lãng mạn và khá ý vị: “Mùa đông không ngắn như mái tóc/ Gió kéo dài thêm những dải băng mây/ Mùa đông không ấm như mái tóc/ Băng giá đùn cao thấp đỉnh mây”... và “Mái tóc mùa đông không buồn gội/ Hẹn sang xuân chùm kết được mùa/ Mái tóc mùa đông làm biếng chải/ Lược trách gương mờ, gương trách lược xưa”( trang 21).
Bài thơ “Lời mười năm”(trang 34-40), tác giả làm khi còn ở Bảo Lộc, vùng đất quê nhà của một thời gian khó, như một bản tổng kết, cuộc đời, có lẽ tính từ năm 1975 đến thời điểm viết bài thơ, cái vất vả khó nhọc, của những người miền Trung phải vất vả trôi giạt lên tận vùng cao nguyên đất đỏ: “Nắng thu vàng úa đỉnh non/ Mùa thu lầm lũi dáng còm cha đi/ Hội An, Vĩnh Điện/ Tam Kỳ/ Thâm sơn Tiên Lãnh vui gì cha nương/ Mười năm khăn gói ly hương/ Tin người xa vắng mắt thường rưng rưng...” Mười năm ấy, nhà thơ ví như: “Mười năm nòng nọc đứt đuôi/ Cá voi mắc nạn, sóng chuồi bãi nông/ Mười năm đi có về không/ Tàn trông lụi nhớ bên sông ngóng đò”. Những hình ảnh buồn tràn ngập những câu thơ: “Mười năm đời rẫy, đời ruồng/ Mười năm trời đục mây tuôn lệ nhòa”, “Mười năm tách biệt sơn khê/ Mười năm mẹ vấn tóc thề búi tang”. Để rồi, bất lực ngậm ngùi vào thơ: “Mười năm còn lại thân không/ Mười năm còn lại mấy dòng xót cay/ Thơ không nói hết một ngày/ Hoài công mong mỏi giãi bày mười năm...”
Ly hương luôn là nỗi nhớ và khắc khoải trong thơ Đặng Toản, có lẽ đó cũng là nỗi niềm chung? Bài thơ “Cô gái da đen và điệu nhạc Jazz” (trang 59), rưng rưng niềm cảm xúc: “Ngày đầu ly hương quán lạ ghé chân/ Tôi nhấp ngụm whisky đầy khắc khoải/ Ngây ngất chạm điệu Jazz trầm uể oải/ Đốt hoang liêu cùng điếu thuốc lạc loài...” “Môi em lựng mùi gối chăn hoang dại/ Vói tay xa không níu được vai gần/ Vốc lệ đã bốc hơi còn muối cặn/ Bầy dơi về, đậu kín tiếng chuông ngân”. Và “Tôi quay lại không còn em ở đó/ Trống Rumba quyện nhớ gót quay tròn/ Đôi sục sạc lục gì trong tiếng gõ/ Tôi đi tìm... phế tích phiến môi son...” Nỗi nhớ như vẫn còn và cả trong những món ăn thân thuộc quê hương: “Tặng em chiếc bánh lá/ Ăn nhớ trời quê hương/ Gặp nhau nơi xứ lạ/ Vui cùng chung đoạn đường...” Để rồi hoài mong ước: “Bánh lá ơi, bánh lá/ Ăn quên đời tha hương/ Mơ ngày nao bánh lá/ Ăn bên trời quê hương”! ( trang 62).
Và đời thường, cũng chính là cuộc sống mưu sinh của nhà thơ: “Cả ngày lui tới quanh cỗ máy/ Ta vui phận cá ở trong lờ/ Đếm hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy/ Bất ngờ lượm được một vần thơ...” Một chút so sánh hóm hĩnh: “Nơi đây sắt thép nhiều vô kể/ Thích hợp anh hùng luyện giáo gươm/ Ta qua ngó ướm chơi lấy lệ/ Bán, không mua nổi mảnh trăng thề” (Ở hãng ống dầu nhớ CTS, trang 84).
Lẽ thường ly hương thì nhớ cố hương. Đặng Toản vẫn không ngoài lẽ thường tình ấy. Bài thơ “Gửi người cố xứ”, cho dù giọng thơ “hoạt náo”, đùa vui nhưng vẫn chất chứa nỗi ngậm ngùi: “Vậy mà rốt cuộc quê vẫn nhớ/ Bệnh nhớ đâu tè... thuốc lý suông/ Bạn cười... ta chán cơm đòi phở/ Ta chỉ vui thêm chớ chẳng buồn”? Và: “Nơi đây đông lạnh hơn Đà Lạt/ Hạ về nắng chấp cả Tây Ninh/ Nơi đây hàng xóm giao tình nhạt/ Lại đỡ ngồi lê chuyện bất bình”. Đây nữa “... Nơi đây cơm áo đều dư dật/ Việc làm lắm lúc cũng nhiêu khê/ Hằng ngày ta giống con lật đật/ Sáng phóng xe đi, tối lết về”. Cùng một lời hứa: “Bạn ơi đừng có chờ ta nhé/ Ngày thăm quê nào dám hẹn đâu/ Nếu như về được ta hứa sẽ/ Bước xuống sân bay lặng cúi đầu.” (trang 92). Có lẽ không có nỗi đau, buồn nào đủ diễn tả tấm lòng người xa xứ, ly hương...
Bàn về chuyện làm thơ, Đặng Toản cũng có bài viết “Tản mạn về thơ và văn vần”, trong đó, nhà thơ cho rằng “Người viết có nhu cầu rất chủ quan là bộc bạch bày tỏ tâm sự của mình theo một cách riêng...” Song, ngoài cái nhu cầu “bộc bạch, tâm sự đời thường ấy”, Thơ Đặng Toản còn chất đầy nội lực và nội tâm hướng đến một “triết lý sống”, ta có thể tạm gọi là “cuộc sống tâm linh”, hướng đến cái vô ngã của bản ngã, mà cũng có người gọi là “thiền”. Thiền từ những ngẫm nghĩ của đời thường mà “ngộ” chính cuộc sống. Hãy nghe Đặng Toản “ngộ”: “Nắng trong lòng dẫu cạn/ Thắp đủ mùa nhớ phai/ Nước xoi bờ tả ngạn/ Ra bến ngồi ngóng ai?” (Trốn tìm, trang 138). Hay như “Buông đàn ngại vắng tri âm/ Buông sân thiền tự u trầm giọt chuông...” rồi “Buông ly tiếng vỡ giòn tai/ Buông vần hàn sỹ miệt mài cuộc thơ/ Buông tràn điệu ví ầu ơ/ Buông tha nhau để/ Rồi ngơ ngẩn buồn!” (Buông, trang 165).
Bài thơ “Xếp màu cho chữ”(Trang 346), được dùng làm tựa đề chung cho cả tập thơ, là những nỗ lực làm mới, từ những dung dị đời thường, thêm một chút triết lý của cuộc sống, sẽ thành một bức tranh màu, dù chưa thật tuyệt bích, nhưng cũng đủ ấn tượng, ám ảnh người đọc, khi tác giả viết: “Anh nói cùng hư hao. Sẽ ghim màu thành chuỗi/ Ký ức thầm lao xao... Hãy thêm màu vào tuổi/ Huynh gán màu cho muội/ Màu xanh non dậy thì/ Tuổi dỗi hờn vàng chuối/ Tuổi dại khờ màu chi?” Và “Anh xếp màu thiệt thà, bên tuổi đời lừa lọc/ Anh xếp màu dè sẻn, vào tuổi đời phí hoang...” Cuối cùng là “Tuổi học trò bảy sắc. Gắn quạt bàn anh quay/ Thành màu ngây ngất trắng/ Như mộng sớm mai này.”
Bên cạnh là một số bài thơ được cô giáo, dịch giả Võ Thị Như Mai chuyển sang Anh ngữ như các bài “Trốn tìm - Hide and seek”, “Chất đồng vị phóng xạ - Radioactive isotopes”, “Vàng thu nắng mỏi - Yellow autumn in drowsy sunlight”, “Xếp màu cho tuổi - Arranging colours for age” càng tăng thêm sự thi vị cho người đọc, khi muốn khám phá thơ Việt qua một ngôn ngữ khác.
Còn nhiều và rất nhiều bài thơ thú vị khác khẳng định nội lực và sự chuyên nghiệp của nhà thơ Đặng Toản, người viết muốn dành riêng để các thi hữu, bạn đọc yêu thơ, bước vào khu vườn thơ của Toản để cùng chiêm nghiệm và khám phá, chỉ góp một ý nhỏ, giá có lần tái bản sau, Đặng Toản nên “chắt lọc lại”, chỉ nên giữ tròn trăm bài thơ để tránh những sự trùng lặp, thậm chí có khi vụn vặt trong một số bài thơ mà tác giả... “dễ dãi” đưa vào, khiến người đọc đôi khi phải hụt bước...


tháng 6/ 2023
Trần Hoàng Vy/Việt Báo
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.061 giây.