logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 04/07/2023 lúc 10:27:37(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Có thực giáo dục Việt Nam đáng xếp trong nhóm hàng đầu thế giới?
Những vụ tai tiếng trong giáo dục Việt Nam năm 2020.
RFA edited
Nhiều nghiên cứu và đánh giá của một số chuyên gia nước ngoài về giáo dục Việt Nam tỏ ra ‘phiến diện’. Muốn đánh giá toàn diện một nền giáo dục tốt hay không, phải xem người dân được hưởng thụ nền giáo dục đó như thế nào và nếu giáo dục Việt Nam tốt và hàng đầu thế giới thì sao nhiều người Việt Nam lại gửi con ra nước ngoài học phổ thông.
Nhà nghiên cứu giáo dục PGS. TS. Mạc Văn Trang, nguyên chuyên viên cao cấp của Viện Khoa học Giáo dục, thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam, vào ngày 4/7/2023 từ Sài Gòn nêu quan điểm riêng với Đài Á Châu Tự Do như vừa nêu; nhân một bài báo mới đây trên tờ The Economist từ Anh quốc đặt vấn đề cho rằng mặc dù thu nhập quốc dân (GDP) bình quân đầu người của Việt Nam hiện chỉ ở mức 3.760 USD, thấp hơn so với các nước láng giềng ở Đông Nam Á như Malaysia và Thái Lan, trẻ em Việt Nam “được học tại một trong những hệ thống giáo dục tốt nhất thế giới.”
Bài báo có tựa đề “Tại sao các trường học của Việt Nam tốt đến như vậy?” (*) của tác giả, PGS. TS. Abhijeet Singh, nhà kinh tế học phát triển thuộc trường Kinh tế Stockholm, Thụy Điển, đăng hôm 29/6/2023 trên The Economist, chuyên mục châu Á, dẫn số liệu từ Ngân hàng Thế giới, cho rằng xét về tổng điểm học tập, sinh viên Việt Nam không chỉ ‘vượt trội’ so với các bạn ở Malaysia và Thái Lan mà còn ‘vượt trội’ so với sinh viên Anh và Canada, những quốc gia giàu hơn gấp sáu lần.
Vẫn tác giả bài báo, Abhijeet Singh cho rằng hơn nữa, ở Việt Nam, điểm số của học sinh ‘không phản ánh quy mô’ của ‘bất bình đẳng’ giới và vùng miền, một vấn đề rất phổ biến ở các quốc gia khác, và về đại lược thì mô hình giáo dục ‘thành công’ của Việt Nam nhờ ba nhân tố là có giáo viên giỏi, tài trợ cho hệ thống trường học, và sự quan tâm giáo dục nói chung.
UserPostedImage
 Ảnh minh họa: Sinh viên dự lễ tốt nghiệp đại học Văn Miếu, Hà Nội hôm 18/11/2014. AFP


‘Động lực hay áp lực lên học sinh từ cha mẹ, gia đình?’
Hôm 04/7/2023, từ Sài Gòn, PGS. TS. Mạc Văn Trang, nguyên chuyên viên cao cấp của Viện Khoa học Giáo dục, thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam, đưa ra bình luận của ông với RFA Tiếng Việt về các nhận định, đánh giá được đưa ra trong bài báo của tác giả Abhijeet Singh, mà vốn được công bố từ cuối tháng trước, nhưng được hàng loạt báo chính thống của nhà nước Việt Nam đồng loạt đưa tin rầm rộ vào nhiều ngày liền trong thượng tuần tháng Bảy này.
“Nhận xét thứ nhất của tôi là chỉ số IQ của học sinh Việt Nam cũng vào loại khá so sánh với thế giới.
Cái này Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã tiến hành trắc nghiệm và khẳng định cách đây vài chục năm. Nay tôi không nhớ chính xác, nhưng chỉ số IQ của học sinh Việt Nam vào loại khá.
Thứ nhì, người Việt rất coi trọng sự học và thúc ép con em phải học tốt. Không chỉ người Việt ở trong nước mà hầu hết cộng đồng người Việt nhập cư vào các nước thì trẻ em Việt Nam đều có kết quả học tập ở top đầu.
Ở Đức đã có nghiên cứu và đánh giá học sinh gốc Việt có kết quả học tốt nhất so với các nhóm nhập cư khác. Thậm chí ở một số địa phương các em còn học tốt hơn học sinh gốc Đức bản địa.
Và họ đã rút ra kết luận cha mẹ các học sinh quản lý việc học, thúc ép học sinh phải học tốt đó là động lực để các em cố gắng có kết quả học tập hơn các bạn khác.”
‘Học sinh Việt Nam dành thời gian cho học, học thêm quá nhiều’
Còn nhìn vào giáo dục của Việt Nam ở trong nước, PGS. TS. Mạc Văn Trang, nhà giáo dục học và chuyên gia tâm lý học giáo dục, nói tiếp với Đài Á Châu Tự Do:
“Còn ở trong nước, điều thứ ba tôi muốn nói là việc cha mẹ học sinh thúc ép con mình học tập có thành tích cao càng ráo riết hơn.
Không chỉ học theo chính khóa mà còn học thêm rất nhiều.
Nếu so sánh thời gian học tập và vui chơi giải trí của học sinh Việt Nam với học sinh các nước sẽ thấy học sinh Việt Nam dành cho thời gian học quá nhiều.”
Về việc đánh giá của quốc tế về giáo dục Việt Nam nói chung và kết quả học tập của học sinh Việt Nam nói riêng, ông Mạc Văn Trang nhận xét:
“Theo tôi, việc đánh giá quốc tế về kết quả học tập họ chủ yếu dựa trên một số đo đạc về kiến thức cơ bản trong chương trình về khoa học tự nhiên.
Cái này học sinh Việt Nam rất thuộc, rất khá. Thí dụ đánh giá theo chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA), thì học sinh Việt Nam rất khá.
Đi thi Olympics toán, lý, hóa, sinh v.v…, học sinh Việt Nam đều được chọn từ các trường chuyên, được các thầy giỏi luyện và có quyết tâm rất cao nên kết quả cũng khá.
Thế nhưng theo tôi nếu đánh giá toàn diện một nền giáo dục tốt hay không thì phải xem người dân được hưởng thụ nền giáo dục đó như thế nào.
Ở Việt Nam trẻ em đi học quá tốn kém và vất vả, bố mẹ đầu tư cho con học chiếm phần lớn ngân sách gia đình tầng lớp bình dân.
Ngoài ra, đánh giá về sự phát triển toàn diện của trẻ em cần chú ý nhất là về phát triển nhân cách.”
UserPostedImage
 Một lớp học tại Việt Nam


‘Nếu đứng hàng đầu thế giới, sao phải gửi con em ra nước ngoài học từ sớm?’
Riêng về giáo dục bậc cao, sau phổ thông ở Việt Nam, ông Mạc Văng Trang nhân dịp này đặt ra một vài câu hỏi để các giới quan tâm tới giáo dục Việt Nam, và nghiên cứu, đánh giá, xếp hạng giáo dục ở trong và ngoài nước thử tham khảo và tìm câu trả lời:
“Còn về giáo dục đại học Việt Nam, xin hỏi có mấy Trường được xếp vào những tốt trên thế giới; văn bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ của Việt Nam có được các nước công nhận không?
Rồi Việt Nam có bao nhiêu bằng phát minh sáng chế trong một năm so với các nước?
Các trường đại học Việt Nam có những nghiên cứu gì đóng góp cho tiến bộ nhân loại?”
Và để khép lại ý kiến vừa có thể được coi là nhận xét, gợi ý, vừa là bình luận về thông tin và đánh giá với bài báo trên The Economist của Anh bởi tác giả Abhijeet Singh, nhà kinh tế học phát triển thuộc trường Kinh tế Stockholm, Thụy Điển mới đăng hôm 29/6 mà nay được báo chí chính thống Việt Nam trích nội dung và đăng tải rầm rộ trong tuần đầu tháng Bảy, PGS. TS. Mạc Văn Trang nêu tiếp quan điểm của mình:
“Nếu giáo dục Việt Nam tốt và hàng đầu thế giới thì xin hỏi sao nhiều người Việt Nam lại gửi con ra nước ngoài học từ phổ thông với biết bao tốn kém và rủi ro?
Tóm lại, theo tôi những nghiên cứu và đánh giá của một số chuyên gia nước ngoài về giáo dục Việt Nam chỉ nhìn phiến diện ở lĩnh vực kiến thức phổ thông mà cũng chủ yếu ở lĩnh vực khoa học tự nhiên mà thôi,” nhà nghiên cứu chuyên về giáo dục từ Sài Gòn nêu nhận định riêng với Đài Á Châu Tự Do hôm 04/7 từ Sài Gòn.

Theo RFA
_________________
Tham khảo
(*) https://www.economist.co...vietnams-schools-so-good
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.064 giây.