logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 06/07/2023 lúc 11:03:43(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Tập Cận Bình mới lên tiếng kêu gọi thanh niên hãy rời các thành phố đi làm việc ở miền quê để giúp nông thôn “sống lại.”



Tập Cận Bình đang đứng trước những ngõ cụt. Dân số giảm nhưng giới trẻ không muốn lập gia đình. Người đã kết hôn không muốn sanh đẻ. Vì họ lo kiếm việc khó khăn, tương lai bất định.

Đài Á Châu Tự Do mới kể chuyện coi mấy đoạn phim ngắn được truyền trên Twitter ở Trung Quốc rất nhiều lần, tả cảnh một tài xế xe tải phải nộp tiền mãi lộ, giống như trả tiền “toll” ở Mỹ.

Trên “video clip,” chiếc xe bị chặn lại trên xa lộ từ Đường San (Tangshan) đi Mã Lan Trang (Malanzhuang) tỉnh Hà Bắc (Hebei). Một ông già cầm điện thoại ra hiệu phải đưa tiền mới được đi qua. “Cái gì vậy? Bao nhiêu? Một nguyên?” Một bà già đưa cái điện thoại cầm tay lên, trên máy có hình một dấu hiệu QR. Bác tài hỏi: “Trả tiền qua mạng WeChat, phải không?” QR là những dấu hiệu hình vuông trên các máy vi tính hoặc điện thoại, vẽ nhằng nhịt trong đó mỗi cái một khác, có thể dùng để trả tiền trên mạng, như dùng “PayPal” ở Mỹ hoặc “WeChat” ở bên Trung Quốc.

Lái xe thêm một quãng đường nữa, bác tài lại gặp một bà lão mặc cái áo rộng thùng thình màu đỏ. “Cái chi vậy? Trả tiền hả?” Bà cụ gật đầu. “Bao nhiêu? Năm nguyên?”

Cứ như thế, thêm hai lần ông tài xế gặp hai bà lão vẫy chào bằng điện thoại cầm tay; một bà đòi 10 nguyên, một bà đòi 5 nguyên.

Năm 2020, trước ngày kỷ niệm 100 năm thành lập đảng, Cộng sản Trung Quốc tuyên bố đã xóa bỏ hết nạn nghèo đói. Nhưng bản tin Tân Hoa Xã công nhận trong hai chục năm qua tỷ lệ người già ở thôn quê tự tử đã tăng gấp năm lần.

Trên đài ti vi của tỉnh Giang Tô (Jiangsu), một nhà bình luận cho biết hiện tượng các “trạm thu tiền” xuất hiện gần đây ở các tỉnh nằm ở giữa và phía Tây Trung Quốc, là nơi dân nghèo hơn cả. “Một nông dân kiếm được 107 đồng nguyên một tháng (Hiện hơn 7 đồng nguyên đổi một đô la Mỹ) trong khi một quan chức về hưu lãnh mỗi tháng hàng chục ngàn, nằm trong bệnh viện tốn hàng triệu đồng nguyên.

Giới trẻ cũng không khá gì hơn người già. Ngày 16 tháng 5, Sở Thống Kê Quốc gia ở Bắc Kinh cho biết trong lớp tuổi từ 16 đến 24, tỷ lệ thất nghiệp là 19.6 phần trăm trong tháng Ba, qua tháng Tư đã tăng lên 20.4%. Tỷ số đó sẽ còn tăng nữa; trong năm nay sẽ có thêm 11.58 triệu sinh viên tốt nghiệp đi kiếm việc làm. Trong lớp tuổi từ 25 đến 59, tỷ lệ thất nghiệp chỉ có 4.2%.

Các công ty mạng tin học (internet) lớn như Alibaba, Tencent và Baidu thường tuyển mộ nhiều người nhất, và trả lương cao nhất. Trong ba tháng đầu năm nay, số nhân viên mới mướn đã giảm bớt 9% so với thời gian trong cơn bệnh dịch Covid-19. Các công ty địa ốc đang lâm cảnh trì trệ đã cắt giảm bớt số người làm việc, từ 30% đến 50%, có nơi cắt tới 70% nhân sự, theo báo The New York Times.

Theo Sở Thống Kê, thị trường nhân lực đã sút giảm nhanh trong những năm qua. Từ 2019 đến 2022 số người làm việc giảm 40 triệu, một phần vì bệnh dịch, nhưng nguyên nhân chính là kinh tế chậm hồi phục vì nhu cầu tiêu thụ không tăng. Ở Mỹ, sau khi bệnh dịch đi qua nhiều người đã đem tiền tiết kiệm được đi mua sắm; nhu cầu tiêu thụ lên cao giúp kinh tế hoạt động trở lại như cũ. Ở Trung Quốc thì người ta vẫn lo xa, không muốn xài hết tiền đành dụm! Vì vậy, kinh tế hồi phục chậm gây nên cảnh sinh viên ra trường khó kiếm việc.

Vương Minh Nguyên (Wang Mingyuan), một kinh tế gia ở Bắc Kinh mới phổ biến một bài nghiên cứu được nhiều người chuyển, tiên đoán tình trạng này sẽ kéo dài, trong năm năm nữa sẽ có 50 triệu người trong lớp tuổi từ 16 đến 40 mất việc, cũng theo The New York Times. Tâm trạng bi quan khiến nhiều người Trung Hoa trẻ tuổi đã đi ra nước ngoài. Theo Cơ quan Tị nạn Liên Hiệp Quốc cuối năm 2022 đã có 116,000 người Trung Hoa xin tị nạn, cao gấp 10 lần so với thập niên trước.

Trên mạng xã hội người ta truyền tụng một từ mới, “Tuổi 35 bạc bẽo!” Họ than rằng “Tuổi 35 đã già quá khó kiếm việc làm, còn tuổi 60 vẫn trẻ quá không được nghỉ!” Các công ty Trung Quốc không muốn tuyển nhân viên trên 35 tuổi. Nhiều thông báo tuyển người nói rõ trên 35 tuổi đừng nạp đơn. Ngay cả khi tuyển công chức mới chính phủ Trung Quốc cũng đặt giới hạn phải dưới 35 tuổi! Sinh viên mới ra trường trẻ hơn, có những kiến thức cập nhật hơn, chưa lập gia đình nên sẵn sàng làm thêm giờ, và chấp nhận lương bổng thấp.

Trên các mạng xã hội đã truyền đi một bài so sánh số phận của những người trong lớp tuổi 35 bạc bẽo với nhân vật Khổng Ất Kỷ trong một truyện ngắn của Lỗ Tấn, đăng trên báo Tân Thanh Niên năm 1919. Khổng Ất Kỷ là một nho sinh lỡ vận, không đậu bằng cấp cao để được làm quan mà cũng không chịu đi làm việc tay chân. Lúc nào cũng mặc áo dài cũ rách để giữ nền nếp, mở miệng ra là dẫn những câu trong Tứ Thư, Ngũ Kinh, không ai hiểu nổi, Khổng Ất Kỷ có lúc đi ăn cắp, bị đánh què cẳng.

Bài bình luận so sánh các sinh viên thất nghiệp “không thể bước xuống khỏi cái bậc thang xã hội mình đã ngoi lên được, như Khổng Ất Kỷ không thể cởi bỏ cái áo dài.” Có người hỏi, “Thay vì bắt Khổng Ất Kỷ cởi bỏ cái áo dài, tại sao không bảo ông Hoàng đế cởi cái áo mới của ông ta đi!” Câu này chạm tới Hoàng đế Tập Cận Bình nên cả bài bình luận bị kiểm duyệt xóa ngay!

Tập Cận Bình mới lên tiếng kêu gọi thanh niên hãy rời các thành phố đi làm việc ở miền quê để giúp nông thôn “sống lại.” Nhà nước cho phổ biến video quay cảnh các sinh viên về làm việc trên cánh đồng, vui vẻ hát, cười. Tỉnh Quảng Đông đã đưa ra kế hoạch từ nay đến năm 2025 sẽ gửi 300,000 thanh niên về nông thôn. Những ý kiến này nhắc dân Trung Hoa nhớ lại khẩu hiệu “hạ phóng” thời Mao Trạch Đông, khi người Trung Hoa chưa biết kinh tế thị trường là cái gì. Bây giờ, không biết đảng Cộng sản có ép buộc được người dân như xưa được không! Nhưng nếu không kiếm được việc làm ở thành phố, nhiều thanh niên cũng tự mình tìm về làng cũ.

Báo The New York Times kể chuyện một người họ Lương 38 tuổi, thất nghiệp từ 3 năm nay, phải bỏ thành phố Quảng Châu về làng ở vì không thể trả tiền thuê nhà, mỗi tháng khoảng $100 đô la. Anh ta không thể lấy vợ, cũng như ba người anh em họ cùng tuổi. Anh nói, chỉ những người có việc làm chắc chắn như công chức, giáo viên, mới tính chuyện lập gia đình.

Tìm việc khó khăn là một nguyên nhân khiến nhiều người Trung Hoa không lập gia đình; cản trở cho kế hoạch của nhà nước muốn bảo vệ dân số cho không đi xuống. Năm ngoái, số thống kê cho thấy chỉ có 12 triệu trẻ ra đời trong lục địa; số sinh giảm liên tiếp trong bốn năm. Trung Cộng đã xóa bỏ lệnh cấm sinh 2 con, cho phép các cặp vợ chồng được tự do sanh đến 3 con; nhưng số trẻ sơ sinh không tăng. Trong khi đó, người già trên 60 tuổi đang chiếm một phần năm dân số và sẽ dần dần tăng thêm.

Năm ngoái, giáo sư kinh tế Nhiệm Dịch Bình (Ren Zeping, 任泽平), Đại học Tinh Hoa viết trên trang mạng cá nhân Weibo (Vi Bác), đề nghị chính phủ khuyến khích sanh đẻ bằng cách trợ cấp tiền cho các đám cưới và các bà mẹ sanh con. Ông yêu cầu Ngân Hàng Trung Ương ở Bắc Kinh mỗi năm in thêm 3 ngàn tỷ đồng nguyên, khoảng $314 tỷ mỹ kim, dùng trong kế hoạch này. Theo ông, trong mười năm nữa sẽ có thêm 50 triệu trẻ sơ sinh ra đời! Lời kêu gọi của ông được đưa lên mạng WeChat gây nên những cuộc bàn cãi sôi nổi, đầu năm 2022 đã bị kiểm duyệt bỏ.

Tập Cận Bình đang đứng trước những ngõ cụt. Dân số giảm nhưng giới trẻ không muốn lập gia đình. Người đã kết hôn không muốn sanh đẻ. Vì họ lo kiếm việc khó khăn, tương lai bất định. Việc làm khó kiếm vì kinh tế chưa hồi phục, dù bệnh dịch đã đi qua. Kinh tế trì trệ vì người dân chưa dám tiêu tiền. Giữ tiền đã dành dụm không xài trong mùa bệnh dịch vì ai cũng lo tương lai bất định. Những người già lo cho chính mình, tự động ra đường cái quan đặt những trạm thâu tiền mãi lộ; chẳng ai nghĩ rằng mình đang làm một việc phi pháp. Đến mấy ông tài xế xe tải chạy đường trường cũng chấp nhận nạp tiền, “trước cho xong việc, sau làm việc từ thiện!” Tất cả những người trên đều được khuyến khích “Học tập Tư tưởng Tập Cận Bình!”

Ngô Nhân Dụng (VOA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.055 giây.