logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 07/07/2023 lúc 11:05:50(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Cuộc chiến trên đất nước chúng ta chấm dứt đã gần nửa thế kỷ và được gọi bằng nhiều tên khác nhau. Bài nầy xin trở lại vấn đề gọi tên cuộc chiến để hiệu đính và bổ túc thêm bài trước cách đây khá lâu của cùng người viết.
 
1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ
 
Vào cuối thế chiến thứ hai (1939-1945) tại Á châu, quân đội Nhật đảo chánh lật đổ nhà cần quyền Pháp tại Đông Dương ngày 9-3-1945, tuyên bố trao trả độc lập cho ba nước Đông Dương. Học giả Trần Trọng Kim theo lời mời của vua Bảo Đại, thành lập chính phủ tại Huế ngày 17-4-1945. Khoảng ba tuần sau, Đức quốc xã đầu hàng đồng minh ngày 7-5-1945. Thế chiến thứ hai chấm dứt ở Âu châu. Thủ tướng Anh, tổng thống Hoa Kỳ và tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô họp tại thị trấn Potsdam, ngoại ô Berlin (thủ đô Đức) để quyết định về tương lai Âu châu.
                                                                                                                                                    
Tại đây, thủ tướng Anh, tổng thống Hoa Kỳ cùng quốc trưởng Trung Hoa Dân Quốc (không họp nhưng đồng ý qua truyền thanh) gởi cho Nhật tối hậu thư ngày 26-7-1945 (thường được gọi là tối hậu thư Potsdam), buộc Nhật phải đầu hàng đồng minh vô điều kiện, và giao việc giải giới quân đội Nhật ở Đông Dương cho quân đội Trung Hoa Dân Quốc ở bắc và cho quân đội Anh ở nam vĩ tuyến 16. (Vĩ tuyến nầy ngang thị trấn Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam.). Hơn nửa tháng sau, quân đội Nhật đầu hàng ngày 14-8-1945 và thế chiến thứ hai chấm dứt ở Á Châu.
 
Trong khi đó, tại Việt Nam, nhờ hợp tác với OSS (Office of Strategic Services), cơ quan tình báo Hoa Kỳ, Hồ Chí Minh sớm biết tìn nầy, liền dùng mặt trận Việt Minh nhanh tay cướp chính quyền vào gần cuối tháng 8-1945. [Việt Minh là tên gọi tắt của Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội do Hồ Học Lãm thành lập năm 1936 tại Nam Kinh, Trung Hoa. (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu nhân vật chí, Houston: Nxb. Văn Hóa, 1997, tr. 168.).  Hồ Chí Minh mạo nhận hội nầy và đổi thành Mặt trận Việt Nam Độc Lập Đồng Minh, ra mắt ngày 19-5-1941 tại Cao Bằng gồm các hội là Hội công nhân cứu quốc, Hội nông dân cứu quốc. Hội văn hóa cứu quốc. Lúc đó, rất ít người biết Hồ Chí Minh và Việt Minh là cộng sản.]
 
Bị áp lực, vua Bảo Đại thoái vị tại Huế ngày 30-8-1945. Ba ngày sau, Hồ Chí Minh trình diện chính phủ Việt Minh tại Hà Nội ngày 2-9-1945, chứng tỏ Việt Nam sẵn có chính phủ trước khi quân Trung Hoa và quân Anh đến. Trong buổi lễ nầy, Hồ Chí Minh thề quyết liệt chống Pháp nếu Pháp trở lại Việt Nam. Tuy nhiên, khi quân Pháp theo quân Anh đến Sài Gòn, tái chiếm Nam kỳ, tiến ra Trung kỳ, và Bắc kỳ, thì Hồ Chí Minh cùng đảng cộng sản Đông Dương và nhà cầm quyền Việt Minh không chống Pháp, mà thỏa hiệp với Pháp, ký với đai diện Pháp hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 tại Hà Nội, thừa nhận việc Pháp đem quân vào Việt Nam. Hồ Chí Minh còn qua tận Paris ký Tạm ước (Modus Vivendi) ngày 14-9-1946, thuận để người Pháp tái hoạt động trên toàn cõi Việt Nam.
 
Quân Pháp đến Hà Nội đông đảo và đe dọa nhà cầm quyền Việt Minh. Không lẽ bỏ trốn thì quá xấu hổ trước dân chúng, trung ương đảng cộng sản Đông Dương họp tại Vạn Phúc (Hà Đông) trong hai ngày 18 và 19-12-1946, quyết định tuyên chiến với Pháp, nhưng ngay lúc đó Hồ Chí Minh cùng cán bộ cộng sản bỏ trốn khỏi Hà Nội.
                                                                                                                                 
2.  CHẾ ĐỘ TỰ THỰC DÂN
 
Việt Minh thua chạy từ 1946 đến 1949. Vì chủ trương độc tôn quyền lực, tiêu diệt đối lập, Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Đông Dương đẩy những người yêu nước không cộng sản, những đảng phái chính trị theo chủ nghĩa dân tộc, tìm cách kết hợp chung quanh cựu hoàng Bảo Đại, chẳng đặng đừng liên kết với Pháp chống Việt Minh.
 
Dựa vào lực lượng nầy, cựu hoàng Bảo Đại vận động thành lập chính thể Quốc Gia Việt Nam không cộng sản, ra mắt tại Sài Gòn vào tháng 6-1949. Lúc đó, trên đất nước Việt Nam, có hai chính phủ là Quốc Gia Việt Nam ở các thị trấn và vùng đồng bằng ven đô thị, còn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở vùng rừng núi và đồng sâu.
 
Một sự kiện thuận lợi cho Hồ Chí Minh và mặt trận Việt Minh là tại Trung Hoa, đảng cộng sản thành công và thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa) ngày 1-10-1949 do Mao Trạch Đông làm chủ tịch và Châu Ân Lai làm thủ tướng.
 
Vào đầu năm 1950, Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt bắc, bí mật đi cầu viện CHND Trung Hoa. Lúc đó Mao Trạch Đông và Châu Ân Lai công du Liên Xô để cảm ơn Liên Xô giúp đỡ trong nội chiến quốc-cộng ở Trung Hoa. Lưu Thiếu Kỳ xử lý công việc nhà nước CHND Trung Hoa. Hồ Chí Minh phải làm kiểm điểm trước Lưu Thiếu Kỳ. (Trần Đĩnh, Đèn Cù, California, Người Việt Books, 2000, tr. 161). Lưu Thiếu Kỳ gởi La Quý Ba qua làm cố vấn cho Hồ Chí Minh. Về sau, có tài liệu tiết lộ rằng Lưu Thiếu Kỳ dặn La Quý Ba hãy giúp đỡ tối đa cho nhu cầu của Việt Minh, rồi CHND Trung Hoa sẽ đòi lại sau. (Qiang Zhai, China & the Vietnam Wars 1950-1975, The University of New Carolina Press, 2000. tr. 19).
 
Sau Bắc Kinh, nhờ sự thu xếp của các lãnh tụ CHND Trung Hoa, Hồ Chí Minh đi tiếp qua Moscow cầu viện Liên Xô. Khi gặp Hồ Chí Minh, lãnh tụ Liên Xô là Joseph Stalin ra lệnh Hồ Chi Minh đổi tên đảng cộng sản Đông Dương thành đảng Lao Động Viêt Nam. Vì vậy, từ năm 1951, đảng cộng sản Đông Dương đổi thành đảng Lao Động Việt Nam. (Nguyễn Văn Trấn, Viết cho Mẹ và Quốc hội, California, Nxb. Văn Nghệ, 1995, tt. 149-150.)
 
Nhờ sự giúp đỡ lớn lao về mọi mặt của CHND Trung Hoa và Liên Xô, Việt Minh thành công năm 1954. Hiệp định Genève ngày 20-7-1954 chia Việt Nam thành hai miền ở vĩ tuyến 17. Miền bắc là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Miền nam là Quốc Gia Việt Nam.
 
Tại Bắc Việt Nam, Hồ Chí Minh và đảng Lao Động thi hành chính sách kinh tế chi huy, tổ chức cải cách ruộng đất long trời lở đất, tiêu diệt giới địa chủ, đưa cán bộ cộng sản làm chủ nông thôn, thực hiện cải tạo công thương nghiệp ở thành phố, đàn áp văn hóa (nổi tiếng nhứt là vụ Nhân văn Giai phẩm), thi hành chính sách văn hóa giáo dục phục vụ chế độ, tập trung toàn bộ quyền lực và tài sản Bắc Việt Nam vào tay đảng Lao Động. Cách cai trị nầy làm cho nhà nước cộng sản giàu mạnh, nhưng dân chúng nghèo khó, ngày nay gọi là “autocolonization” (tạm dịch “tự thực dân” hoặc “thực dân nội địa”), nghĩa là nhà cầm quyền do người trong nước lập nên, độc tài, độc đoán, bóc lột dân chúng không khác gì chế độ thực dân ngoại lai.
 
3.  VÌ CỘNG SẢN, HOA KỲ ĐƯA QUÂN VÀO NAM VIỆT NAM
 
Sau hiệp định Genève (20-7-2954), tại Nam Việt Nam, Hoa Kỳ (Mỹ) thay Pháp trực tiếp viện trợ cho Quốc Gia Việt Nam. Lúc đầu, Hoa Kỳ chỉ gởi những phái bộ cố vấn dân sự sang Nam Việt Nam. Năm sau (1955), Quốc Gia Việt Nam đổi thành Việt Nam Cộng Hòa, theo tổng thống chế, tự do dân chủ tuy có phần hạn chế vì bị cộng sản quấy phá. Nam Việt Nam chủ trương nền kinh tế thị trường tự do. Nhờ thế, Nam Việt Nam nhanh chóng phục hồi và phát triển.
 
Sự viện trợ của người Hoa Kỳ giúp Nam Việt Nam chẳng những làm cho Bắc Việt Nam lo ngại mà còn làm cho cả CHND Trung Hoa cũng không yên tâm. Lúc đó CHND Trung Hoa bị vây quanh ba mặt: 1) Bắc và tây bắc là Liên Xô, nước cộng sản bất đồng với CHND Trung Hoa. 2)  Tây và tây nam là dãy Hy Mã Lạp Sơn cao ngất ngưỡng, khó vượt qua. 3)  Đông là Thái Bình Dương với hàng rào các đồng minh của Hoa Kỳ là Nam Triều Tiên (Nam Hàn), Nhật Bản, Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). Hoa Kỳ còn đưa hạm đội vào eo biển Đài Loan.
 
Chỉ còn hướng nam của CHND Trung Hoa là Bắc Việt Nam. Nếu Hoa Kỳ phong tỏa Bắc Việt Nam, thì Hoa Kỳ sẽ chận đứng luôn con đường xuống Đông Nam Á của CHND Trung Hoa. Vì vậy CHND Trung Hoa giúp Bắc Việt Nam chống Hoa Kỳ, nói là vì “tình đồng chí anh em”, nhưng thật ra còn để bảo vệ mặt nam của chính CHND Trung Hoa.
 
Trước khi hiệp định Genève được ký kết ngày 20-7-1954, Châu Ân Lai, thủ tướng CHND Trung Hoa, mời Hồ Chí Minh đến thị trấn Liễu Châu (Liuzhou), tỉnh Quảng Tây  (Kwangsi) (Trung Hoa), họp từ 3 đến 5-7-1954. Tại đây, Châu Ân Lai thông báo cho Hồ Chí Minh biết là các cường quốc tham dự hội nghị Genève theo mô thức Triều Tiên, đưa ra giải pháp chia hai Việt Nam ở vĩ tuyến 17, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở phía bắc, Quốc Gia Việt Nam ở phía nam. Châu Ân Lai khuyên Hồ Chí Minh rằng trước khi tập kết ra bắc, Việt Minh nên cài người, chôn giấu võ khí ở lại Nam Việt Nam, trường kỳ mai phục, chuẩn bị lực lượng để tấn công Nam Việt Nam. (Tiền Giang, Chu Ân Lai dữ Nhật Nội Ngõa hội nghị, Bắc Kinh, Trung Cộng đảng sử xuất bản xã, Dương Danh Dy dịch: Vai trò của Chu Ân Lai tại Genève năm 1954, ch. 27. Nguồn: “Hội nghị Liễu Châu then chốt”. diendan@diendan.org. Trích 1-2-2009.) 
 
Sau hội nghị Liễu Châu, về lại mật khu ở Bắc Việt, Hồ Chí Minh lên án Hoa Kỳ ngày 15-7-1954 (trước hiệp định Genève), một cách mạnh mẽ như sau: “Mỹ chẳng những là kẻ thù của nhân dân thế giới mà Mỹ đang biến thành kẻ thù trực tiếp của nhân dân Việt Nam, Lào. Mũi nhọn của ta cũng như mũi nhọn của nhân dân thế giới đều chĩa vào Mỹ…” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, 1953-1955, Hà Nội: Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2000, tr. 313.)   Nhớ lại năm 1945, OSS của Mỹ đã giúp huấn luyện quân đội của Hồ Chí Minh. Nay Mỹ chưa đến Việt Nam mà Hồ Chí Minh vội vàng đả kích Mỹ, phải chăng chính là do lệnh của Châu Ân Lai tại hội nghị Liễu Châu?  
 
Sau khi Việt Nam bị chia hai, vừa để khích động người Việt, vốn có tinh thần chống ngoại xâm, vừa để xin Liên Xô, CHND Trung Hoa và các nước cộng sản viện trợ để tấn công Nam Việt Nam, ngoài lý do “giải phóng miền Nam”, cộng sản đưa thêm chiêu bài “chống Mỹ cứu nước”, mà cho đến lúc đó Mỹ chỉ viện trợ giúp Nam Việt Nam, chưa đem quân vào Nam Việt Nam. Hoa Kỳ bắt đầu đưa bộ binh qua giúp Nam Việt Nam năm 1965 khi chiến sự càng ngày càng leo thang. Vậy phải nói là vì được CHND Trung Hoa và Liên Xô hậu thuẫn, Bắc Việt Nam tấn công Nam Việt Nam, nên quân đội Hoa Kỳ (Mỹ) mới có mặt để giúp Nam Việt Nam.
 
Như thế, các tên gọi cuộc chiến vừa qua là “giải phóng dân tộc”, “giải phóng miền Nam”, hoặc “chống Mỹ cứu nước” do cộng sản đưa ra, hoàn toàn không đúng với thực tế đã diễn ra trong cả hai cuộc chiến từ 1946 đến 1975.
 
4.  HIỆP ĐỊNH GENÈVE KHÔNG QUY ĐỊNH TỔNG TUYỂN CỬ
 
Để tạo lý do tấn công Nam Việt Nam, từ giữa năm 1955 nhà cầm quyền Bắc Việt Nam nhiều lần đề nghị chính phủ Nam Việt Nam mở cuộc tổng tuyển cử để thống nhứt đất nước, mà Bắc Việt Nam cho rằng đã được quy định trong hiệp định Genève ngày 20-7-1954. Thật ra hiệp định nầy tên “khai sinh” là “Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam”, có tính cách thuần tuý quân sự, không có điều khoản nào quy định việc tổng tuyển cử để thống nhứt Việt  Nam.
 


Giải pháp về một cuộc tổng tuyển cử để thống nhứt Việt Nam được đề nghị tại điều 7 của bản “Tuyên bố cuối cùng của hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương” ngày 21-7-1954, tức một ngày sau khi hiệp định Genève được ký kết. Bản tuyên bố (declaration) không phải là hiệp định, mà chỉ là lời kêu gọi của các nước tham dự hội nghị Genève về các vấn đề liên quan đến các quốc gia ký kết hiệp định Genève.
 
Bản tuyên bố gồm 13 điều, trong đó điều 7 kêu gọi hai miền Nam và Bắc Việt Nam tổ chức tổng tuyển cử để thống nhứt đất nước ngày 20-7-1956. Vì chỉ là bản tuyên bố, nên phái đoàn các nước không ký vào bản tuyên bố ngày 21-7-1954. Phái đoàn Quốc Gia Việt Nam không ký vào hiệp định Genève, và không tham dự cuộc họp bàn về bản “Tuyên bố cuối cùng…”
 
Bản tuyên bố vốn chỉ là lời kêu gọi, không có chữ ký của đại biểu các phái đoàn, không có tính pháp lý để cưỡng hành, nghĩa là không bắt buộc các nước được kêu gọi phải thi hành. Vì vậy chính phủ Quốc Gia Việt Nam, rồi chính phủ Việt Nam Cộng Hòa không chấp nhận đề nghị của Bắc Việt Nam về chuyện tổng tuyển cử ghi trong bản tuyên bố là chuyện chẳng có gì sai trái với nguyên bản hiệp định Genève ngày 20-7-1954.
 
Bắc Việt Nam dựa vào một bản tuyên bố mà chính Bắc Việt Nam không ký, để áp đặt Nam Việt Nam phải thi hành. Khi Nam Việt Nam không thi hành thì Bắc Việt Nam lại cho rằng Nam Việt Nam không tôn trọng hiệp định Genève, và dựa vào lý do đó để tấn công Nam Việt Nam. Trong hoàn cảnh nầy, Nam Việt Nam ở thế tự vệ, bắt buộc phải chống đỡ, chứ Nam Việt Nam không khiêu khích, không khai chiến chống Bắc Việt Nam.
 
Có người lý luận rằng chữ “xâm lăng” dùng để chỉ nước nầy xâm chiếm nước khác, trong khi người Việt đánh nhau với người Việt, trên đất nước Việt, thì làm sao gọi là xâm lăng?  Xin chú ý rằng tuy cùng là người Việt, cùng một đất nước Việt do tổ tiên để lại, nhưng một hội nghị quốc tế đã phân xử bằng hiệp định Genève ngày 20-7-1954, chia hai Việt Nam ở vĩ tuyến 17, và ai ở đâu thì ở yên đó. Đại diện nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt Nam) đã ký vào hiệp định, tức chính thức thừa nhận quyết định phân xử nầy. Thế mà Bắc Việt Nam dùng du kích quấy phá, rồi đảng Lao Động họp đại hội, quyết định đưa quân tấn công Nam Việt Nam.  
 
Xin nhấn mạnh đảng Lao Động chỉ là đảng chính trị của một nhóm người, không phải là quốc hội, hay quốc dân đại hội của Bắc Việt Nam. Tại sao đảng Lao Động có quyền quyết định việc Bắc Việt Nam tuyên chiến với Nam Việt Nam?  Hơn nữa lý do được đưa ra lại không đúng sự thật quy định trong chính hiệp định Genève. Như thế, nếu không gọi Bắc Việt Nam xâm lăng Nam Việt Nam, thì chỉ còn cách gọi là “ăn cướp”, một thứ “vừa ăn cướp vừa la làng”, mà Đông Kinh Nghĩa Thục đã mô tả là “Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.”
 
5.  KHÔNG PHẢI LÀ CHIẾN TRANH Ý THỨC HỆ
 
Bên cạnh các cách gọi tên cuộc chiến trên đây, lại có người cho rằng Hồ Chí Minh du nhập chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam, gây ra chiến tranh ý thức hệ giữa chủ nghĩa cộng sản với chủ nghĩa dân tộc. Đúng là Hồ Chí Minh gia nhập đảng cộng sản Pháp vào cuối năm 1920, được Đệ tam quốc tế cộng sản đào tạo tại Liên Xô năm 1923, rổi gởi qua Trung Hoa hoạt động gián điệp năm 1924, cung cấp tin tức cho Đệ tam quốc tế cộng sản.
 
Đệ tam quốc tế cộng sản chủ trương sẵn sàng yểm trợ các quốc gia bị các nước thực dân đô hộ, nổi lên đánh đưổi xâm lăng, giành độc lập, rồi gia nhập vào Đệ tam quốc tế cộng sản do Liên Xô lãnh đạo. Như thế, Đệ tam quốc tế cộng sản chẳng qua chỉ là công cụ phục vụ chủ trương đế quốc của Liên Xô qua hệ thống đảng cộng sản mà thôi.
 
Đảng Lao Động từ đảng cộng sản Đông Dương cải danh năm 1951, hoàn toàn khác biệt với các đảng phái dân tộc như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt Quốc Dân Đảng... Sự tranh chấp ý thức hệ giữa đảng Lao Động với các đảng phái chính trị dân tộc, không phải là chiến tranh ý thức hệ giữa Bắc Việt Nam và Nam Việt Nam.
 
Hơn nữa, hiệp định Genève ngày 20-7-1954 gồm 6 chương 47 điều, không có điều khoản nào quy định việc tổng tuyển cử để thống nhứt đất nước. Trong hiệp định nầy, từ điều 34 đến điều 46 chương VI quy định việc thành lập và hoạt động của một “Ủy ban quốc tế phụ trách giám sát và kiểm soát sự áp dụng hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam”, thường được gọi là “Ủy hội quốc tế kiểm soát đình chiến”. Nếu một bên vi phạm hiệp định Genève thì bên kia khiếu nại với ủy ban nầy, để ủy ban tìm biện pháp giải quyết một cách hòa bình. Bắc Việt Nam tố cáo Nam Việt Nam vi phạm hiệp định Genève, thì tại sao Bắc Việt Nam không khiếu nại trước Ủy hội quốc tế kiểm soát đình chiến, mà tự ý động binh tấn công Nam Việt Nam? 
 
Xin nhắc lại ở đây, theo kế hoạch Liễu Châu, Bắc Việt Nam cài người ở lại Nam Việt Nam, chuẩn bị sẵn sàng và khởi động du kích chiến ngay từ 1954, và Bắc Việt Nam công khai quyết định tấn công Nam Việt Nam bằng võ lực tại đại hội đảng Lao Động năm 1960. Như thế rõ ràng Bắc Việt Nam đã vi phạm hiệp định Genève ngay cả khi mới ký, rồi vu cáo Nam Việt Nam vi phạm để dùng làm lý cớ tấn công Nam Việt Nam. Vậy chiến tranh 1954-1975 là chiến tranh xâm lăng có dự mưu từ trước tại hội nghị Liễu Châu, không phải là “chiến tranh ý thức hệ”.
 
6.  CŨNG CHẲNG PHẢI LÀ NỘI CHIẾN
 
Một số tác giả khác còn cho rằng đây là cuộc nội chiến bắc-nam giống như Trịnh Nguyễn phân tranh vào thế kỷ 17. Tuy nhiên, trong cả hai cuộc chiến từ 1946 đến 1975, cả Bắc Việt Nam lẫn Nam Việt Nam đều có người nước ngoài tham chiến, nên không thể gọi là nội chiến.
 
Trong chiến tranh 1946-1954, CHND Trung Hoa viện trợ cho cộng sản Việt Nam từ 1950. Thông qua con đường Trung Hoa, Liên Xô viện trợ cho Việt Minh cũng từ 1950. Về phía Quốc Gia Việt Nam có sự hợp tác của quân đội Liên Hiệp Pháp. Trong chiến tranh 1954-1975, Liên Xô gởi 3,000 người đến Bắc Việt Nam năm 1965, đa số là chuyên viên không quân, kỹ thuật phòng không và hỏa tiễn, lo việc lắp ráp các bệ đặt hỏa tiễn đất đối không, huấn luyện phi công Bắc Việt Nam lái các loại chiến đấu cơ MIG-21 và SU; và Liên Xô còn gởi nhiều chuyên gia về hải quân và các binh chủng khác. (http//www.russiatoday.ru/ news/news/2019,” USSR “secret Vietnam soldiers speak out”, 16-2-2008. Xem thêm bản tin đài RFA 29-2-2008 và BBC Vietnamese 19-11-2008.) 
 
Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đưa 320,000 quân qua bảo vệ Bắc Việt Nam, để đảng Lao Động kéo hết quân Bắc Việt Nam xuống tấn công Nam Việt Nam. Dưới đây là hai tài liệu về việc 320,000 quân CHND Trung Hoa qua trấn đóng và bảo vệ các tỉnh Bắc Việt Nam.


Nguồn ảnh: The Blade, Toledo, Ohio: Thứ Ba 16-5-1989.
(Trích lại từ DCVOnline.net, ngày 13-8-2012.) 
 
Vị trí đóng quân của quân đội CHND Trung Hoa ở Bắc Việt Nam
PLA=People Liberation Army=Nhân dân giải phóng quân
(Nguồn: Xiaobing Li, A History of the Modern Chinese Army,
The University Press of Kentucky, 2007, tr. 2.
 
Vì Bắc Việt Nam được Liên Xô và CHND Trung Hoa hỗ trợ. Nam Việt Nam không thể một mình chống lại Bắc Việt Nam và khối cộng sản quốc tế, nên đành phải nhờ sự giúp đỡ của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đưa quân qua Nam Việt Nam năm 1965 và kêu gọi thêm một số quốc gia đồng minh giúp Nam Việt Nam như Thái Lan, Cộng Hòa Triều Tiên, Úc Đại Lợi, Philippines.
 
Như thế, ở cả hai phía đều có quân đội nước ngoài tham chiến, càng không thể gọi đây là cuộc nội chiến. Về phía Hoa Kỳ, vì Hoa Kỳ gởi quân tham chiến ở Việt Nam, nên người Hoa Kỳ thường gọi cuộc chiến 1954-1975 là “chiến tranh Việt Nam”. Cách gọi nầy chỉ thích hợp với người Hoa Kỳ trong lịch sử Hoa Kỳ, nhưng không thích hợp với người Việt Nam về cách gọi tên cuộc chiến trên đất nước Việt Nam.
 
7.  CHIẾN TRANH UỶ NHIỆM
 
Gần đây có dư luận gọi tên cuộc chiến 1954-1975 là chiến tranh uỷ nhiệm giữa hai thế lực cộng sản quốc tế và tư bản quốc tế trong chiến tranh lạnh toàn cầu, thông qua hai miền Bắc Việt Nam và Nam Việt Nam. Nói rõ hơn, ý kiến nầy cho rằng hai miền Bắc Việt Nam và Nam Việt Nam đánh nhau là do hai khối cộng sản quốc tế và tư bản quốc tế uỷ nhiệm.
 
Thực tế cho thấy rằng chiến tranh 1954-1975 xảy ra là do tham vọng thống trị và bành trướng của cộng sản Bắc Việt Nam. Vì tham vọng nầy, khi CHND Trung Hoa tuyên bố một cách sai trái ngày 4-9-1958 rằng Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh hải CHND Trung Hoa, thì thủ tướng Bắc Việt Nam là Phạm Văn Đồng ký công hàm ngày 14-9-1958 công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của CHND Trung Hoa, vừa để trả ơn CHND Trung Hoa viện trợ từ 1950 đến 1954, vừa để xin CHND Trung Hoa tiếp tục viện trợ nhằm tấn công Nam Việt Nam. Sau khi nhượng đảo, nhượng biển và được CHND Trung Hoa bảo kê, đảng Lao Động họp đại hội 3 tại Hà Nôi từ 5-9 đến 10-9-1960, đưa ra hai mục tiêu là “xây dựng Bắc Việt Nam tiến lên xã hội chủ nghĩa và giải phóng miền Nam bằng võ lực”, tức động binh tấn công Nam Việt Nam.
 
Có hai điểm đáng chú ý: 1) Thứ nhứt, Hồ Chí Minh qua Liên Xô cầu viện năm 1950. Stalin ủy nhiệm cho Mao Trạch Đông phụ trách viện trợ cho đảng cộng sản Đông Dương. (Trương Quảng Hoa, “Quốc sách trọng đại Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam chống Pháp”, đăng trong Hồi ký những người trong cuộc, ghi chép thực về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp, một nhóm tác giả, Nxb. Lịch sử đảng cộng sản Trung Quốc, 2002, Trần Hữu Nghĩa, Dương Danh Dy dịch, đăng lại trong tạp chí Truyền Thông số 32-33, Montreal, 2003, tr. 45.)   2) Thứ hai, trong cuộc chiến 1954-1975, Lê Duẩn tuyên bố rằng Bắc Việt Nam đánh Mỹ là “ta đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc”. (Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày, hồi ký chính trị của một người không làm chính trị, Nxb. Văn Nghệ, California, 1997, tr. 422.) 
 
Có thể vì hai điều nầy mà có người nghĩ rằng Liên Xô và CHND Trung Hoa ủy nhiệm cho Bắc Việt Nam tấn công Nam Việt Nam. Đặc biệt cộng sản Việt Nam luôn giấu giếm các hiệp ước ký kết với các nước cộng sản khác, nên rất khó biết có hay không có việc cộng sản quốc tế ủy nhiệm cho Bắc Việt Nam, và cũng khó biết cộng sản quốc tế ủy nhiệm những gì?  Ủy nhiệm như thế nào”?  Nhữrng điều nầy chỉ có những đảng viên cao cấp đảng cộng sản Việt Nam, và gia đình họ có thể biết mà thôi.
 
Trong khi đó, Nam Việt Nam bị Bắc Việt Nam tấn công, nên Nam Việt Nam ở thế tự vệ, không lẽ ngồi chờ chết, nên phải chống trả ngoại xâm, chiến đấu để sống còn.
 
Do tất cả các lẽ trên, cuộc chiến ở Việt Nam từ 1954 đến 1975, nếu có ủy nhiệm thì đó là Liên Xô, CHND Trung Hoa ủy nhiệm cho Bắc Việt Nam trong hệ thống cộng sản quốc tế, còn Nam Việt Nam hoàn toàn không có chuyện ủy nhiệm từ bất cứ nước nào.
 
KẾT LUẬN
 
Tóm lại, chiến tranh vừa qua xảy ra trên đất nước chúng ta đã được gọi bằng nhiều tên khác nhau, với những ý nghĩa khác nhau. Cuộc chiến diễn ra liên tục từ 1946 đến 1975, trải qua hai giai đoạn từ 1946 đến 1954 và từ 1954 đến 1975, tổng cộng là 30 năm.
 
Ở Âu Châu, khi vua Edward III nước Anh đòi kiêm luôn vua nước Pháp thì xảy ra chiến tranh giữa hai nước, khi đánh khi nghỉ, không liên tục từ 1337 đến 1453 và được sử sách gọi là “Chiến tranh trăm năm” (Hundred Years' War). Vào đầu thế kỷ 17, cũng tại Âu Châu xảy ra chiến tranh giữa nhiều nước khác nhau vì nhiều lý do khác nhau, từ 1618 đến 1648, được mệnh danh là “Chiến tranh ba mươi năm” (Thirty Years' War). Các tài liệu sử học Âu châu đã dùng yếu tố thời gian để gọi những cuộc chiến phức tạp từ nhiều phía khác nhau.
 
Riêng hai cuộc chiến vừa qua trên đất nước chúng ta, dù đứng trên tư thế nào, hay lập trường chính trị nào, không ai có thể phủ nhận rằng yếu tố thời gian là mẫu số chung của cả các phía trong cuộc chiến. Dùng mẫu số chung để gọi tên cuộc chiến trên đất nước chúng ta, vừa đơn giản, vừa bao quát, vừa vô tư, không định kiến, vừa thích hợp với các bên tham chiến, mà không ai có thể cho rằng danh xưng nầy được một phía lâm chiến dùng để tuyên truyền chủ nghĩa, đả kích đối phương, hay để biện minh cho hành động của bất cứ bên nào, phía nào.
 
Vì vậy, bài nầy xin khép lại ở đây với đề nghị danh xưng cuộc chiến vừa qua trên đất nước thân yêu của chúng ta là CHIẾN TRANH BA MƯƠI NĂM, theo đúng thời gian từ 1946 đến 1975.
 
Toronto, tháng 5-2023
Trần Gia Phụng
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.292 giây.