logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 19/07/2023 lúc 11:23:12(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Buổi sáng bến xe Tây Ninh đông đúc và ồn ào. Tiếng rao hàng của đám bán hàng rong vang lên inh ỏi, từ bán bánh mì, bán nước trà đá, nước ngọt bỏ bao, đến bọn người bán sách báo dạo, cứ gặp ai cũng chìa hàng đến trước mặt, giọng mời gọi, “mua đi anh, mua dùm em ổ bánh mì, giòn, nóng, thơm ngon hết chỗ chê, uống trà đá đi anh, hai trăm một bao rẻ lắm, anh mua dùm em cuốn sách này đọc chơi, chuyện vụ án đọc say mê rung rợn, vợ ngoại tình âm mưu giết chồng…”
Tôi phải vất vả lắm mới chen chân bước lên xe được. Lần đầu tiên đi Tây Ninh, mà chỗ đến là một nơi xa lạ, khu kinh tế mới Dương Minh Châu. Theo lời dặn của anh Giang, “mày đi đến bến xe Tây Ninh, xong chuyển sang xe đi Dương Minh Châu thì tới nhà tao”. Tôi nghĩ chắc đoạn đường cũng khá dài, nhưng tôi đã trải qua những ngày tháng lao tù đầy mệt mỏi, bây giờ mới trở về, có nhọc nhằn hơn chút cũng chẳng sao. Sự thật thì tôi chẳng ở được thành phố nên mới tìm đến vùng heo hút này. Anh Giang là điểm tựa cuối cùng, duy nhất, để tôi tìm đến, nương nhờ. Anh viết thư xuống cho tôi: “Nếu mày không sống được dưới đó, thì lên đây với tao, dù gì cũng có cơm ăn”. Tôi đến đây vì không còn con đường nào khác.
Cuối cùng rồi xe cũng lăn bánh. Tôi nhìn mông ra đường, sư vật chung quanh quay tròn bên ngoài. Người lơ leo lên phía sau chất hàng xong nhảy xuống nói to: “Tây Ninh, Tây Ninh, ai đi lên xe mau.” Người tài xế rồ ga nhiều lần rồi bóp còi tin tin. Như vậy chứ cũng mười phút sau xe mới bắt đầu chạy. Dân bán hàng rong thấy xe nhích bánh liền nhảy xuống, tôi mới thấy khoẻ ra một chút. Đám đông bu theo xe như một đàn ruồi, mệt thiệt. Gió mát buổi sáng phả vào tôi một cách nhẹ nhàng, êm dịu. Chỉ có tôi, mình tôi thôi là không mang theo hành lý gì cả, kể cả một cái xách tay cũng không có. Đi tù về rồi đi vùng kinh tế mới làm gì có hành trang. Trong lúc đa số hành khách là dân buôn chuyến. Họ chở đủ thứ đồ, hàng hóa đã chất đầy trên mui xe mà còn mang theo nhiều bao hàng nặng trĩu chất từng đống dưới sàn xe. Hình ảnh này còn quá mới đối với tôi, tôi dửng dưng như một du khách nhàn hạ. Nhắm mắt lại và ngủ thiếp đi. Sang xe hai lần, cuối cùng tôi cũng đến được nơi muốn đến, nhà anh Giang, lô A, xã Tân Thạnh, huyện Dương Minh Châu.
Đây là một khu kinh tế mới nghèo nàn quá mức, nhà cửa nằm theo từng lô, nhà nào cũng xiêu vẹo, rách nát. Tôi biết đã đổi đời. Đổi đời thật rồi sao? Mình bị đi ở tù mới được thả về, mà còn mộng tưởng những chuyện hảo huyền. Điều trước mắt tôi tôi phải ở đây, phải khai báo tạm trú với công an khu vực, hàng tuần phải ra công an xã trình diện, kê khai công ăn việc làm trong một tuần qua, đó là quản chế tại địa phương. Chưa được quyền công dân thì có muốn làm người dân loại hai cũng không được, hiểu chưa? Tôi tự nhủ lòng như vậy.
Anh Giang đón tiếp thằng em bằng một bữa nhậu rượu đế ra trò. Anh cũng đi tù nhưng về trước tôi mấy năm. Anh lên lập nghiệp ở đây cùng gia đình hay gia đình anh bị đẩy lên đây cũng đúng. Anh xin làm công nhân trong một hãng gỗ quốc doanh, thứ bảy, chủ nhật chui vô rẫy cuốc đất tỉa đậu. Anh còn làm thêm nấm rơm để đem ra Tây Ninh bán. Khu vườn phía sau nhà, anh đánh những vồng như vồng khoai lang, cho men nấm và lấy rơm ủ lên. Anh làm đã quen nên cũng kiếm được một ít thu nhập cho gia đình.
Tôi không biết tôi nhìn tôi ra sao, chứ lần đầu tiên gặp lại anh Giang sau bảy năm tù tội, tôi thấy anh già đi quá đổi. Râu tóc mọc tua tủa, mới ba mươi lăm, đúng là ba mươi lăm, mà anh như một người năm mươi. Còn tôi thế nào? Tôi không có gương để soi hết thân hình mình, chỉ nhìn gương mặt mình qua những vũng nước mưa, tôi không biết có phải mình hay không? Ba mươi hai tuổi tuổi, chắc có lẽ tôi còn tệ hơn anh Giang nhiều. Bữa nhậu bằng rượu đế nếp và nấm rơm xào chút ít thịt. Anh Giang mời thêm tay phó công an xã đặc trách về hình sự và tù cải tạo. Tay này nguyên là lính sư đoàn 18 bộ binh, nay đổi đời, lên kinh tế mới làm công an, nó nể anh Giang là sĩ quan chế độ cũ, nên nó cũng nể tôi, tôi nghĩ thế, dù gì trước đây, tôi cũng đáng mặt “ông thầy” của nó lắm chứ!
Tôi đã qua một ngày, rồi hai ngày, rồi một tuần. Chuyện gì rồi cũng qua đi và cũng quen. Anh Giang chỉ đi làm rẫy với tôi có hai ngày nghỉ, còn thì tôi đi một mình. Ở một nơi hoang vu không có bóng người, nhìn quanh quất không có ai, chỉ còn lại tiếng chim kêu trên cành lá, ánh nắng chiếu lung linh. Tôi cuốc đất, tôi tỉa đậu, tôi đốt nhánh cây khô, đủ mọi chuyện, suốt một tuần, đến tuần thứ hai thì tôi gặp Hạt. Ngày thứ hai đầu tuần đối với tôi cũng như mọi ngày, bởi vì tôi làm việc có ngày nào nghỉ đâu. Hôm nay tôi vừa đánh rãnh vừa gieo hạt đậu xanh. Đậu xanh gieo khoảng hai tháng thì có thể thu hoạch được. Anh Giang đã hứa: “Thu hoạch xong, tao sẽ mua cho mày chiếc xe đạp để may làm chưn mà đi làm.” Tôi mừng húm. Trời đất! Xã hội đã đưa tôi đến chỗ tận cùng. Tôi nhớ ngày trước cách đây hơn bảy năm, tôi đã có chiếc xe Honda hai bánh rồi, mà sao bây giờ một chiếc xe đạp cũ, với tôi cũng là một niềm mơ ước lớn lao. Làm việc xong khoảng hai tiếng đồng hồ, tôi thấy mệt, nên ngừng tay uống nước và nghỉ ngơi chút đỉnh. Bỗng nghe có tiếng lào xào ở phía rẫy bên kia, tôi nghĩ chắc là có người đang làm rẫy như tôi, nên tôi mon men qua xem thử ra sao.
Người đàn bà bận cái quần đen bạc màu, khoác chiếc áo bộ đội cũ rộng thùng thình, đầu đội cái nón lá rách te tua, chiếc khăn rằn quấn ngang đầu che sụp xuống bên má, chắc là để tránh nắng. Người đàn bà dùng tay trái gieo đậu, còn tay kia khuất trong cánh tay áo, cái rổ đựng hạt giống kẹp bên khuỷu tay phải. Người đàn bà chăm chú làm việc. Khi nghe tiếng bước chân của tôi đến gần mới quay lại. Nhìn thấy tôi, người đàn bà hỏi một câu thật vui như quen biết đã lâu ngày:
- Anh Thạc cũng đi làm rẫy đó hả?
Tôi ngạc nhiên thật sự:
- Sao chị biết tôi, hay vậy?
Người đàn bà nói mà không nhìn tôi:
- Anh nghĩ vùng kinh tế mới này đông người lắm sao, chỉ bằng cái nắm tay, ai đến đây buổi sáng, buổi chiều cả ấp đều hay. Mà anh mới đi cải tạo về hả?
Tôi lại ngạc nhiên thêm một lần nữa. Như để giải thích cho tôi, chị nói luôn:
- Nơi đây là đất dành cho mấy ông đi cải tạo về thôi, anh Giang, anh Thời, anh Lương, anh Quý, ai về có gia đình ở đây cũng lên đây. Thôi kệ, cố sống theo thời.
Người đàn bà vãi hết rổ đậu xanh giống xong liền dừng lại nghỉ. Chị giở chiếc nón ra khỏi đầu bắng tay trái, rồi giở luôn chiếc khăn, tôi mới nhìn thấy rõ khuôn mặt chị. Một khuôn mặt rạng rỡ, xuân sắc, dù sự lam lũ có phá đi một ít trẻ trung, nhưng tất cả, nhìn chung, là một khuôn mặt đẹp, khuôn mặt tròn, bầu bỉnh, đôi mắt to đen với mái tóc thật dày. Cái áo lao động bộ đội tay dài, bây giờ được chị cởi ra. Lại một thân hình đẹp nữa. Chiếc áo bên trong có màu hoa cà bó sát thân hình lồ lộ đường nét thon thả. Nhưng ơ kìa. Một cánh tay chị bị cụt, chị giấu vào trong tay áo dài. Chị bình thản nói:
- Tôi tên Hạt, ở cách nhà anh Giang hai lô, cũng gần thôi.
Tôi vui mừng, muốn tìm hiểu chị thêm, tôi hỏi:
- Chị đi kinh tế mới ở đây lâu chưa?
Chị lắc đầu:
- Quê tôi ở đây mà, tôi đâu có đi kinh tế mới. Ngày chưa giải phóng tôi là du kích huyện, đến khi giải phóng xong tôi về ở luôn đây. Tôi bị pháo binh ngụy bắn đứt một cánh tay như anh thấy đây này, không chết là may.
Chị Hạt ăn nói rất tự nhiên, mới gặp chị mà chị coi tôi như người quen thân lắm. Chị kể về một đoạn đời đã qua của chị, một đoạn đời như một bi kịch có đầy đủ hỉ, nộ, ái, ố, lạc, dục. Hạt đã từng làm giao liên, rồi làm du kích, rồi yêu một anh đại đội trưởng Giải phóng miền Nam tên Nhã. Yêu thương nhau ở trong rừng, một tháng đôi, ba lần dừng quân, người đàn ông tìm đến chị, họ quấn quít nhau trong những tàng cây rậm của rừng già, họ trở về người nguyên thủy, không ai nhìn họ trần truồng. Thân hình hai người cuồn cuộn lửa, tuổi trẻ đầy ham muốn và đam mê, không ai nhìn thấy trước mặt là gì, tương lai là gì. Gặp nhau sau vài câu hỏi thăm là nháy mắt nhau vào rừng. Rừng rậm, bất cứ chỗ nào cũng là giường, lá cây là nệm. Người con trai ào tới, đội bàn tay run rẩy tìm chị. Hình như họ không chịu đựng được, như hai con thú đói, lao vào nhau, vò xé, nghiền nát, quần áo cởi vội vã vứt tứ tung. Sức mạnh của chàng trai và cô gái vừa trên hai mươi tuổi ào ào như một giòng thác.
Nhưng rồi tai họa đã đến một năm sau đó. Sau khi sinh đứa con gái được bốn tháng, Hạt trở lại chiến trường. Đó là vào khoảng năm bảy ba. Trong một chiến dịch hành quân của quân đội cộng hòa, một mảnh pháo đã xớt ngọt cô du kích huyện một cánh tay. Và từ ngày ở nhà thương ra, ôm cánh tay phải còn đầy bông băng, Hạt không tìm được bóng dáng của Nhã nữa, anh ở đâu, còn sống hay đã chết?
Năm bảy lăm, chị Hạt ra quân, vì chỉ còn một cánh tay nên chẳng còn ai dùng chị nữa. Đến lúc này chị mới thấy côi cút, “mình bị bỏ rơi thật sự rồi”. Chị bế đứa con gái trở về quê cũ, chị làm cái nhà trên nền đất mới sống với con, làm rẫy nuôi con trong âm thầm. Dù chị đã đi gõ mọi cánh cửa của chính quyền nhưng không có ai đoái hoài đến chị, để giúp chị có thể lãnh được tiền thương tật. Những người chiến thắng đã quay mặt lại với chị, chị cũng chẳng cần, nhưng dù vậy, trong lòng chị vẫn mang một nỗi hận thù vô tận, chị vẫn thường chữi đổng: “Tổ cha cái đồ vô ơn, khi nào tao làm giao liên, làm du kích, dẫn đường cho tụi bay tránh địch, để khỏi phải bị ăn pháo, bị phục kích chết đường chết chợ, tụi bay một điều biết ơn, hai điều biết ơn. Bây giờ thằng nào cũng ngon, cũng làm quan chức, yên thân ấm cật, đâu còn nhớ đến cái con cụt tay này, một cánh tay tau mất, cho ai, vì ai?”
Tôi ngồi nghe chị Hạt kể về cuộc đời mình và nỗi bất hạnh. Thì ra, sau cuộc chiến tranh ai cũng là nạn nhân của kẻ chiến thắng, tôi nghĩ, đối với đồng chí của họ, họ còn đối xử như vậy, huống hồ gì với tụi tôi, là thành phần chống đối, là kẻ thù…
Buổi chiều tôi cùng chị Hạt ra về lúc trời xâm xẩm tối. Chị vác cuốc đi lầm lủi như một sự chịu đựng cùng nỗi cô đơn vô tận. Tôi không muốn lên tiếng, im lặng và tôn trọng niềm riêng của chị Hạt. Đến gần ngã ba rẽ vào nhà, chị quay lại nói:
- Nhà tôi đây, khi nào rảnh, anh Thạc ghé qua chơi nghe.
Tôi gật đầu:
- Tôi sẽ đến thăm chị.
Ngôi nhà của chị Hạt là căn nhà tranh thấp, cách nhà của anh Giang hai lô đất. Đất vùng kinh tế mới rộng nên mỗi gia đình được chia một lô, làm nhà phía trước và có thêm chút vườn sau trồng hoa màu. Những năm tháng này, dân kinh tế mới bắt đầu bỏ đất để về lại thành phố, nên nhiều nhà bị bỏ hoang. “Kinh tế mới, kinh tế mới!” Sự tàn khốc của chế độ với chiêu bài là dãn dân thành phố và tạo công ăn việc làm cho dân chúng, mà thật sự, đây là một đày ải dân đến tận cùng. Người thành phố với hai bàn tay trắng lên đây cùng những vật dụng nông nghiệp thô sơ làm sao mà cày sâu cuốc bẩm cho được. Sau ba tháng được phát lương thực, còn lại sau đó là đói, nhất là những gia đình không có đàn ông, con trai. Họ được sự hứa hẹn ngon ngọt của công an phường, quận, “các chị cứ yên trí đi, các chị lên vùng kinh tế mới một thời gian ngắn thì chồng các chị sẽ được tha về, chính phủ sẽ khoan hồng cho đoàn tụ”. Nhưng rồi người vợ đã ký đơn ra đi, mang theo những đứa con thơ nheo nhóc, lâu lắm chỉ năm, sáu tháng sau là hết lương thực. Công việc rẫy bái không quen, không trồng được cây trái gì, trước mắt là cái đói đe dọa, các con cần miếng ăn, nên các chị một số bí quá đành phải ra “đứng đường”.
Chiều tối đến, các chị ra đứng đường để kiếm khách, đó là những tài xế, những lơ xe be đi chở gỗ trong rừng, hay những tay công an, chủ tịch ưa của lạ. Kinh tế mới đã đưa đẩy biết bao những người đàn bà bước vào đường tội lỗi. Cuối cùng rồi không ai chịu đựng được nỗi, đành dắt díu nhau về Sài Gòn, lại phải sống ở lề đường, gầm cầu, làm gái, ăn xin, móc bọc hay ăn cắp, ăn trộm, khá hơn chút là buôn bán lặt vặt. Tôi bước vào nhà chị Hạt buổi tối vừa nhá nhem. Anh chị Giang đi Tây Ninh bán nấm rơm nên nhà vắng hoe, buồn buồn, một mình tôi qua thăm nhà chị Hạt. Thật ra tôi cũng thích nghe giọng nói của người đàn bà miền Nam, nhẹ nhàng, bộc trực này. Căn nhà vắng trông vắng tanh. Ngọn đèn dầu hỏa làm hiu hắt thêm căn nhà trống trải và lạnh. Hình như chẳng có gì ngoài cái bàn gỗ tạp, mấy cái ghế con vuông, một bức phên che, phía trong là cái giường tre dùng làm giường ngủ cho hai mẹ con. Đứa con gái chị khoảng mười tuổi đang ngồi học bài. Thấy tôi vào, con bé đứng dậy, lễ phép thưa:
- Thưa chú.
Tôi nói với con bé vài câu thăm hỏi, thì nghe tiếng người đàn bà từ dưới bếp vọng lên:
- Anh Thạc đó hả? cơm nước chưa mà đi chơi sớm vậy?
Tôi đáp:
- Về thấy nhà vắng quá, anh chị Giang đi Tây Ninh, tôi ăn qua quit mấy hột rồi ghé thăm chị đây.
Tôi bước xuống nhà bếp, chị Hạt đang dùng một chân tì trên bàn để giữ bó rau và tay kia cầm dao xắt, công việc trông thật khó nhọc. Tôi vội lại giằng lấy con dao và nói với chị Hạt:
- Để tôi làm cho, thấy chị làm khó khăn quá.
Chị Hạt đưa con dao cho tôi:
- Anh mới thấy khó vậy chứ tôi làm quen rồi, không dùng được tay thì phải dùng chân, một mình tôi rồi cái gì cũng xong.
Tôi xắt rau xong đem đi rửa. Tôi không hiểu chị luộc rau hay nấu canh, nếu nấu canh thì chẳng có một tí thịt nào, mà làm gì có thịt lúc này, khi toàn dân đều đói rã. Chị lấy đũa khuấy đều, bỏ nhúm muối và chút bọt ngọt. Chị nói:
- Nấu chút canh cho có nước dễ nuốt cơm.
Mồ hôi, mồ kê của chị Hạt đổ ra trên trán, những dòng mồ hôi chảy xuống má, xuống mắt, xuống mũi. Trời ở đây nóng dễ sợ, buổi tối mà không có một chút gió, đàn ông con trai ai cũng cởi trần. Chị Hạt nói với đứa con gái:
- Mầm ơi, chuẩn bị ăn cơm nghe con.
Con bé nói vọng xuống:
- Để con học bài chút đã, con chưa đói, mẹ đi tắm đi.
Chị Hạt mắng yêu con:
- Không biết học hành được chữ nào không mà mày chẳng giúp được gì cho tao cả, đi làm về mệt thấy bà mà còn chui vào bếp.
Chị Hạt quay sang nói với tôi:
- Anh Thạc lên trên ngồi chơi, tôi đi tắm chút, trời nóng quá.
Rồi chị cầm cái khăn rằn và bộ đồ đi ra vườn. Nhà ở khu kinh tế mới không có phòng tắm riêng, giếng nước được đào ngoài vườn, sâu cũng mấy chục thước, thường phải đặt ròng rọc và tay quay để quay nước lên, công việc khá vất vả với người đàn bà cụt tay. Không biết vì sự tò mò hay sự ham muốn của một người đàn ông ba mươi hai tuổi chưa vợ như tôi. Ngày trước khi đi tù, tôi còn trẻ quá, mới hai mươi lăm. Đi lính, ra trường, ở một đơn vị bộ binh, tôi không có thì giờ để yêu thương ai. Mỗi lần đi hành quân về thì chỉ đến mấy động “chị em ta”, cũng có vài cô gái thích tôi nhưng tôi thì không. “Ăn bánh trả tiền” cho xong. Trai thời chiến, tình cảm rắc rối thêm mệt. Tôi cũng đam mê, cũng ham muốn hùng hục như con bò mộng, nhưng qua rồi thôi. Đi hành quân, dẫn lính băng đồng lội suối, tôi cũng quên dần nhưng đòi hỏi của một người con trai có thân thể cường tráng, cho đến ngày tôi đi tù.
Trong tù, những ngày tháng đầu tôi cũng rạo rực, đòi hỏi lắm, nhưng dần dần với sự dinh dưỡng quá kém, ăn toàn bo bo, mì lác, nên sinh lực của tôi càng ngày càng kiệt quệ. Sự thiếu thốn đày đọa, tôi chỉ muốn tìm lấy cái ăn. Bây giờ trở về, sau bảy năm, tôi chưa đụng đến da thịt của một người đàn bà nào. “Đi tắm”. Giọng nói của chị Hạt ráo hoảnh mà tôi nóng bừng cảm giác. Căn nhà vắng, tiêu điều. Tôi như không thấy đứa bé ở nhà trước. Tôi muốn xem thử người đàn bà cụt tay xoay xở thế nào để làm những công việc thường nhật như tắm rửa, giặt giũ, nấu ăn, mặc quần mặc áo, vệ sinh... Với tôi, lúc nào cũng thấy chị Hạt như đang gặp khó khăn. Buồng tắm được che mỏng manh mấy tấm phên ghép lại cao không quá lưng. Ai đứng đó tắm thì đàng xa sẽ nhìn rỏ thân thể phía trên. Tôi ngồi trong nhà tự nhiên nghe tiếng xối nước, mặt tôi nóng bừng, nổi ham muốn thức dậy trong tôi, thúc bách. Con Mầm ngồi như không để ý đến tôi, nó im lặng học bài, không đọc to, không biết nó đang học bài hay đang suy nghĩ gì. Tôi thấy nóng nực, bứt rứt, tôi bước ra vườn. Tôi nhìn ra giếng nước, nơi có tiếng nước xối. Trong màn đêm mờ mờ, bóng của chị Hạt chập chờn lộ lên một phần thân hình. Mái tóc chị Hạt bới lên cao cho khỏi bị ướt nước, đôi bầu vú căng tròn, mơ hồ, lung linh. Tôi chập choạng trong một cử chỉ không tự chủ. Đêm vắng quá. Hình như ngoài tiếng xối nước không còn tiếng động nào, tôi mịt mù trí tưởng. Sự thèm khát đàn bà ứ đọng từ hơn bảy năm chạy rần rật trong người tôi. Người tôi cứng đờ như khúc gỗ, tôi không còn là tôi nữa, tôi không tự chủ được nữa. Tôi đi ra chỗ chị Hạt đang tắm. Nghe tiếng bước chân lạo xạo, chị Hạt ngưng xối nước, hỏi vọng ra:
- Ai đó? Con Mầm đó hả?
Tôi nói nhỏ, trong hơi thở dồn dập:
- Không, tôi đây, Thạc đây.
Chị Hạt ngạc nhiên, có vẻ hoảng hốt:
- Anh Thạc ra làm gì, tôi đang tắm, vô đi.
Tôi nói cuống quít:
- Tôi ra giúp chị múc nước.
Chị trả lời giọng gấp gáp:
- Không cần đâu, vào nhà đi.
Tôi không vào nhà theo lời chị. Lúc này tôi không thể làm gì hơn là liều lĩnh. Tôi đã liều lĩnh bao nhiêu lần trước địch quân khi xung phong tiến chiếm mục tiêu, khi cái chết đến trước mắt mà tôi không sợ, huống hồ gì bây giờ, sự thèm muốn đàn bà đã bảy, tám năm làm tôi không kèm chế nổi. Tôi nhanh chân bước vào ngay chỗ chị Hạt đứng. Trong bóng tôi nhập nhoạng, một thân hình đàn bà trần truồng trước mặt, tôi ôm choàng lấy chị, hôn mặt chị. Chị Hạt đẩy tôi ra, nhưng tôi đã mất trí, hai tay tôi tham lam sờ soạn trên thân thể chị, môi áp sát môi chị. Một thân hình đẫm nước mát lạnh trong vòng tay tôi, một thân hình chắc khoẻ của người đàn bà một con. Tôi hôn chị cuồng dại. Mới đầu chị Hạt có chống cự nhưng sau đó thì thân hình chị cũng nhão ra. Chị ôm lấy tôi và bắt đầu hôn lại tôi. Ôi, nụ hôn trong bóng đêm dày đặc sao mà đam mê vũ bão như vậy. Nụ hôn bằng tất cả sức bật của tuổi thanh xuân, ghì siết, hung bạo. Hai thân thể quấn quít nhau, không ai nói với nhau một lời. Thân thể cuồn cuộn rừng rực lửa, chúng tôi cùng đứng mà ân ái. Chị Hạt dựa vào tấm phên của buồng tắm, một chân gát lên vại nước. Tôi vội vã cởi bỏ quần áo cùng lúc với tiếng la thất thanh của chị Hạt. Hai chúng tôi như hai con trăn quấn chặt, sâu hút, ghì siết. Đến khi tôi cũng la lên với những cảm giác tuyệt vời thì chị Hạt đã cuốn riết vào tôi, mắt lờ đờ, một tay chị thọc sau lưng tôi, khiến tôi chợt nhớ ra là chị Hạt đã mất một tay.
Như vậy là tôi được người đàn bà, dù chị Hạt lớn hơn tôi năm tuổi, nhưng không hề gì. Nhiều khi tôi không định nghĩa được đó là sự yêu thương hay sự ham muốn nhất thời. Thật tình tôi cũng không phân biệt nổi, sự thật là tôi thấy thương chị Hạt trong cuộc sống côi cút của mình trong căn nhà vắng lặng đó, sự đi ra, đi vào không động tỉnh.
Trong suốt thời gian ở kinh tế mới, tôi chỉ có niềm vui là rượu và chị Hạt. Buổi sáng vô rẫy, buổi tối về khề khà với anh Giang mấy ly rượu đế, ăn uống xong, trong cơn chếnh choáng, anh Giang vào mùng ngủ với vợ, còn tôi mò qua nhà chị Hạt. Tôi mở cửa tự nhiên như nhà của tôi. Có lúc Hạt đã ngủ, có lúc còn thức đợi tôi. Những lúc như vậy Hạt thường chỉ hỏi có một câu ”Thạc đó hả?”, rồi thôi. Tôi có lúc thèm muốn thì nhào vào, ôm hôn, kích thích Hạt, cho đến khi hai người không chịu đựng nổi nữa thì nằm đè lên nhau ân ái. Có lúc mệt mỏi tôi nằm xuống ngủ ngay. Hạt thường xoa lưng tôi, một tay gải lưng, một tay kia ấn nhẹ nhẹ vào tôi như đấm bóp. Tôi ngủ nhẹ nhàng cùng Hạt bên cạnh. Có lúc tôi hỏi Hạt:
- Em cần gì ở anh?
Hạt đáp:
- Em không cần gì hết, chỉ có anh bên cạnh là đủ.
Thật ra tôi không có gì để giúp Hạt được, chỉ những chuyện vặt vãnh mà với một tay Hạt làm khó khăn, như chẻ củi, xắt rau, xắt thịt, kéo nước… thế thôi. Tôi vẫn ở nhà anh Giang, khi nào cần tôi mới qua nhà Hạt, không ràng buộc gì.
Một năm sau, tôi trở về Sàigon. Hôm trước khi đi, một đêm tối, tôi qua nhà Hạt ngủ lại để giã từ. Tôi nói:
- Anh không thể sống ở đây, chôn vùi cuộc sống ở đây.
Giọng Hạt buồn buồn:
- Em biết, em đâu có giữ anh, em chỉ buồn cho em thôi.
Tôi biết Hạt cũng nhận ra điều đó từ lâu. Ý định trở về Sàigon luôn ám ảnh tôi và bây giờ tôi mới thực hiện. Tôi nói tiếp:
- Anh sẽ không quên em.
Tiếng Hạt:
- Em cũng vậy.
Đêm đó, tôi và Hạt không ngủ. Có lúc tôi không không muốn dưt bỏ, nhưng rồi lại muốn dưt bỏ. Sự dứt bỏ có phải lý do là Hạt lớn hơn tôi, hay Hạt bị cụt mất một tay. Tôi không hiểu hay không dám hiểu. Nhưng cuối cùng thì tôi cũng bỏ đi, cũng về Sài Gòn. Nhớ thì cũng có nhớ, thương thì cũng có thương, nhưng về Sàigon với bao nhiêu bon chen để kiếm sống, tôi không còn tâm trí đâu mà suy nghĩ, cho đến ngày tôi gặp Nhạn, vợ tôi bây giờ, là tôi đã quên hẳn Hạt.
Ngày tôi đi Mỹ, tôi cũng không trở lại kinh tế mới Dương Minh Châu thăm Hạt được. Nghe nói bây giờ Hạt khổ và già đi nhiều lắm. Tôi định Tết này sẽ gởi ít tiền về cho Hạt và Mầm. Nhưng dù gì, tôi cũng quá vô rình với Hạt.
Anh xin lỗi em.


Trần Yên Hòa
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.181 giây.