logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 19/07/2023 lúc 11:28:02(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tôi quen biết Loan thật tình cờ, người đời thường gọi là “duyên”, với tôi, là một định mệnh từ muôn kiếp trước, đã gắn liền hai cuộc đời chúng tôi thành hai chị em, thương yêu và gần gũi, giúp đỡ, an ủi nhau còn hơn chị em ruột thịt.
Một ngày, đang chèo chiếc thuyền ba lá, giũa biển đời mênh mông, tôi nghe văng vẳng từ chốn sâu thẳm nào đó trong ngõ ngách trái tim, tiếng kêu cứu rất yếu ớt của một đứa con gái “Cứu tôi với! Có ai không? Cứu tôi với!” Tôi đã giang tay ra và kéo con bé lên chiếc thuyền của mình. Chiếc thuyền trôi giữa đại dương mênh mông trong cơn bão táp. Tôi không biết có cứu được chính mình không nhưng vẫn giang tay ra, dù sao tôi cũng đang ở trên thuyền cơ mà!
Đó là, vào một ngày đẹp trời cuối thập niên 80 khi chương trình “Định Cư Mỹ, Diện Con Lai - Amerasian Homecoming Act” đang phát triển mạnh. Cuộc sống gia đình tôi vẫn còn rất bấp bênh chưa có dấu hiệu gì là ổn định. Vợ chồng tôi mới dời về thành phố này, chân ướt chân ráo, cả hai chúng tôi cũng vừa bắt tay vào công việc mới. Tôi có hai đứa con còn rất nhỏ, gia đình chồng tôi lại vừa mới được đoàn tụ từ Việt Nam qua, đầy một nhà, nào là cha chồng và mấy đứa em chồng chẳng ưa gì tôi, có đứa đã có gia đình, thêm bà chị chồng rất khó làm vừa lòng. Người Việt mới qua hình như quan niệm rằng, chúng tôi ở bên Mỹ sung sướng đầy đủ, nên phải có bổn phận lo lắng cưu mang họ. Tôi cũng thông cảm, họ đã sống vất vả khổ cực bên Việt Nam, cho nên nghĩ rằng qua Mỹ như là được lên Thiên Đàng, chẳng cần làm gì cũng có cơm no áo ấm. Trở lại chuyện gia đình tôi, nội việc đi chợ lo nấu ăn cho cả nhà cũng đã vất vả lắm, lớp nào con cái, lớp nào phải lo công chuyện trong sở cho êm đẹp. Tôi bị kẻ địch vây tứ phía, không cách nào thoát khỏi. Có lúc, tôi quá mệt mỏi muốn buông xuôi, để mặc sóng đời nhận chìm xuống đáy đại dương, nhưng như có bàn tay nhiệm màu nào đó nâng tôi lên, nên tôi đã cố ngoi lên và tiếp tục phấn đấu.
Một hôm đi chợ vừa đến cửa, thấy có đứa con gái khoảng 16, 17 tuổi đứng nấp sau cái cột khóc thút thít. Linh tính đánh thức tâm trí tôi, chắc là có gì bất thường đây? Trên má nó vẫn còn dấu mấy ngón tay đỏ hỏn, thì ra, nó bị ai đó tát cho một cái khá nặng. Tôi đến bên nó xoa đầu và dỗ dành:
– Nín đi em, nín đi, đừng khóc, hãy nói cho chị nghe chuyện gì mà em khóc?
Con bé chỉ lắc đầu không nói tiếng nào. Một lúc sau, có bà sồn sồn đi ra, nắm tay con bé kéo đi và định giơ tay tát cho nó một cái. Tôi giơ tay cản bà ta lại:
– Bà không có quyền đánh nó.
– Tôi là dì của nó, không có quyền dậy dỗ nó sao?
– Bà có quyền dậy dỗ, nhưng không có quyền đánh nó.
Tôi đẩy con bé lại gần bà ta và hăm dọa:
– Bà có giỏi cứ đánh nó đi tôi sẽ gọi cảnh sát xem họ có bỏ tù bà không nào? Có bao nhiêu người làm chứng ở đây nhá.
Lúc này một đám đông tò mò đã vây quanh chúng tôi, nhiều người xầm xì không biết chuyện gì. Họ cũng chỉ đoán mò thôi, nhưng nghe tôi nói vậy, đều đồng lòng ủng hộ. Bà sồn sồn nói một câu đanh đá:
– Đồ thứ con lai mất dạy, mày hãy cuốn gói cút khỏi nhà tao.
Tôi không lưỡng lự gì cả, giang tay ra và kéo nó lên thuyền, chiếc thuyền có chòng chành một chút nhưng rồi lấy lại được thăng bằng. Tôi nói với nó:
– Không cần phải lấy gì cả, hãy theo chị về nhà, quần áo chị nhiều lắm vất đi không hết, đừng lo.
Tôi dẫn nó lên xe, quên cả đi chợ, rồi gọi cho chồng tôi, tả hoàn cảnh con bé và xin anh cho nó về ở nhà mình, anh đồng ý ngay. Chồng tôi vốn là người nóng tính, nhưng rất trọng tình nghĩa, bao dung và cởi mở, thương yêu bạn bè như anh em ruột, nhậu say xả láng, giống như những hiệp sỹ thời cổ đại, trong các truyện kiếm hiệp của Kim Dung, thấy chuyện bất bình phải ra tay. Anh ấy là người con hiếu thảo và thương yêu anh chị em hết mình. Với anh, gia đình và bạn bè là trên hết. Không biết anh ấy có tính cả tôi trong cái chữ “Gia Đình” ấy không nhỉ? Tôi vẫn thường thắc mắc như vậy. Tôi thương yêu và kính trọng anh, nhưng đôi khi cũng bị dồn vào chân tường, vì tính tình nóng nảy và trượng nghĩa bạn bè, anh em của anh.
Tối hôm đó, trong bữa ăn, tôi giới thiệu cho cả nhà một thành viên mới trong gia đình, bé Loan là em tôi. Ông già chồng có vẻ không vừa ý, nhưng chẳng nói ra. Mấy đứa em chồng thì xầm xì, bà chị chồng nói thẳng:
– Nhà đông người thế này, còn chỗ đâu mà ngủ.
Tôi nói:
– Con bé sẽ ngủ trong phòng tôi, chỉ cần cho nó một tấm nệm thôi.
Tôi biết rồi đây sẽ phải hy sinh rất nhiều đời sống riêng tư vợ chồng, nhưng biết làm sao bây giờ. Tôi đã giang tay ra kéo nó lên thuyền, bây giờ tôi và nó đã cùng trên một chiếc thuyền như người Mỹ thường nói “We are in the same boat!” sống chết có nhau.
Một hôm nó tâm sự với tôi về cuộc đời vất vưởng của nó làm tôi mất ngủ hết mấy ngày. Sau ngày 30 tháng tư, mẹ nó luôn bị công an kiếm chuyện hạch hỏi về quá khứ đứa con lai. Còn nó luôn bị đám con nít trong xóm chế giễu, đánh đập nên hai mẹ con đã bỏ xóm nghèo lên thành phố. Bắt chước mấy người vô gia cư, đến một chân cầu, căng tấm nhựa ny lông làm lều, trải chiếu xuống đất làm nơi ngủ. Ban ngày kéo chiếc tủ nhỏ đựng vài bao thuốc lá để bán thuốc lá lẻ sống qua ngày. Hai mẹ con sống vất vưởng, bữa đói bữa no. Một đêm nọ, nằm thao thức mãi không ngủ được, vì bụng đói đánh lô tô hoài, nó chui ra khỏi lều, ngồi bên chân cầu nhìn ra bờ sông. Một lúc sau, thấy có người đến ngồi bên cạnh, đó là chị bán bánh mì, ngủ cách đó vài lều. Chị ấy lớn hơn nó vài tuổi, chỉ có một mình, nhưng có chiếc xe đạp, chị đi khắp hang cùng ngõ hẻm rao bán bánh. Ngồi một lúc, hai đứa âm thầm nhìn mông lung ra bờ sông, chẳng nói một câu, chỉ nghe tiếng lục ục trong bụng của nó. Chị ấy giục nó về ngủ mai còn phải đi kiếm ăn nữa chứ. Trở về lều, mẹ nó vẫn nằm đấy lên tiếng:
– Con đói phải không? Lại đây mẹ xoa bụng, ôm con ngủ cho đỡ đói.
Có ai đó quăng cái gì vào trong lều và nói:
– Hôm nay còn ế một ổ, cho đấy!
Tiếng chân xa dần mất hút trong màn đêm. Mẹ lồm cồm ngồi dậy sờ soạng, đó là một ổ bánh mì. Trong bóng đêm lờ mờ, Mẹ xoa nhẹ ổ bánh cho sạch đất cát rồi đưa cho bé biểu: “Con ăn đi”. Nó còn bé lắm, chẳng biết hiếu thảo là gì, nhưng bản năng cho biết mẹ nó cũng đói lắm, nên bẻ làm đôi chiếc bánh đưa cho mẹ nó một nửa. Đó là miếng bánh mì ngon nhất trong cuộc đời nó, ăn hết mẩu bánh cuối cùng nhưng vẫn còn thấy thèm thuồng! Dù sau này đi du lịch khắp thế giới, ăn bao nhiêu chiếc bánh, cũng không có cảm giác ngon lành như vậy. Trong đêm thâu im lìm, nó thấy vài giọt nước rơi trên tay mình. Nó biết mẹ đang khóc, hình ảnh nó tự vẽ trong đầu về mẹ mình, ngồi khóc âm thầm trong đêm tối. Có cái gì nghèn nghẹn trong cổ. Nó chỉ là một đứa bé ngây thơ nhưng hình ảnh đó vẫn mãi mãi còn trong tim óc nó, không phôi phai theo năm tháng. Từ đó, hằng đêm nó vẫn cầu xin cho chị ấy bán ế, để còn một ổ bánh mì cho nó. Đôi khi lời cầu nguyện đã được đáp ứng, thỉnh thoảng chị ấy lại cho nó một ổ bánh mì. Có ai trong các bạn, một lúc nào đó, ngồi một mình trong không gian yên lặng, nhắm mắt lại và tự hỏi: “Hình ảnh nào nhớ nhất về mẹ mình?” Tôi đã có câu trả lời, nhưng chẳng nói ra đâu! Bé Loan cũng vậy, hình ảnh mẹ ngồi lặng lẽ rơi nước mắt, nhai bánh mì, trong đêm tối. Hai mẹ con không nói một câu, chỉ nghe tiếng nhai lép nhép trong miệng. Không biết bà đang nghĩ gì trong đầu? Về đứa con gái bé nhỏ, ốm yếu thiếu ăn? Về hoàn cảnh bơ vơ của hai mẹ con? Về người cha con bé không biết lưu lạc nơi phương trời nào?
Một hôm dì nó đến kiếm hai mẹ con, rủ rỉ với mẹ:
– Bây giờ con lai được đi Mỹ dễ lắm. Chỉ cần có chút tiền để lo giấy tờ với công an thôi.
Dì sẵn sàng lo cho nó, nhưng phải nhận dì là mẹ. Dì sẽ cho mẹ vài chỉ vàng để sinh sống, còn nó sẽ được đi Mỹ với gia đình dì. Mẹ khuyên nó nên nhận lời, qua đó sống sung sướng và có cơ hội tìm lại cha. Lúc chưa đi, dì săn sóc chiều chuộng lắm, bắt gọi bằng mẹ cho quen miệng, để khi Mỹ phỏng vấn không bị nghi ngờ. Một điều mẹ, hai điều mẹ ngọt sớt thân tình lắm. Qua đến Mỹ bà ấy trở mặt, sợ người quen dị nghị nên bắt phải gọi bằng dì như xưa. Bà ấy không muốn cưu mang nó, nên tối ngày đánh đập chửi mắng như con đầy tớ trong nhà. Đáng lẽ ra, bà ấy phải là người mang ơn nó, bây giờ nói ngược lại, nhờ bà ấy mà nó mới được đi Mỹ! Tôi bất nhẫn nói với nó hãy đi tố cáo bà ấy đã làm giấy tờ giả để Mỹ. Người ta sẽ đuổi bà ấy về Việt Nam cho bõ ghét. Nó nhất định không nghe, vì tội nghiệp mấy đứa em con bà dì, chúng nó chẳng tội tình gì mà mang họa vào thân. Bản tính bé Loan lương thiện và luôn ôm sự thiệt thòi vào mình.
Một hôm đi làm về, không thấy bé Loan đâu, tôi hỏi cả nhà nhưng không ai trả lời. Cuối cùng cha chồng tôi nói, đã đuổi nó đi rồi. Tôi muốn điên lên được, bèn gọi cho chồng tôi nói thẳng: “Ba đã đuổi bé Loan đi rồi, anh hãy đi đón nó về, còn không, em sẽ đi theo nó đó!”
Chồng tôi hỏi:
– Biết nó đâu mà đón.
Tôi trả lời:
– Anh cứ về nhà đi, em dẫn anh đi.
Tôi biết nó có quen với chị chủ tiệm cà phê bên cạnh chợ, con người ấy rất lẳng lơ, đôi khi còn đưa mắt với chồng tôi. Tôi có tật ghiền cà phê, nếu không kiếm được Starbucks, cũng kiếm cà phê Việt Nam uống. Đã mấy lần dẫn nó vào mua cà phê ở tiệm đó, chị chủ quán luôn dụ dỗ nó đi làm hầu bàn cho tiệm chị, vì thấy mặt mày nó xinh đẹp, sẽ câu được nhiều khách. Làm ở đó trước sau gì cũng theo đám côn đồ đầu đường xó chợ sống vất vưởng mà thôi.
Chúng tôi đi đón bé Loan về nhà, đúng như lời tôi tiên đoán. Không biết chồng tôi nói gì với ba anh ấy, từ đó về sau, ông cụ không còn kiếm chuyện với bé Loan nữa. Có lần nó thủ thỉ với tôi muốn qua Cali, sống với mấy đứa bạn, quen bên trại, cũng gốc con lai như nó. Tôi bảo:
– Mấy đứa con lai không tin được đâu, ở đây với chị, học lấy một nghề đàng hoàng để tự nuôi thân, rồi chị sẽ mai mối một đứa đàng hoàng, có công ăn việc làm. Mấy người bên chồng chị trước sau gì họ cũng tự lập và rời khỏi căn nhà này, em khỏi phải lo.
Bé Loan nghe lời tôi, từ đó không bao giờ nhắc chuyện ra đi nữa. Tôi bắt đầu dạy nó cách ăn nói lễ phép lịch sự của một người con gái trong gia đình lễ giáo, bắt nó bỏ hẳn những tiếng lóng của lối sống đường phố bên Việt Nam. Nó thông minh và dễ dạy, biết nghe lời, thương yêu và kính trọng vợ chồng tôi. Nó cũng đã lớn rồi nên tôi quyết định xin cho nó học Anh văn trong một nhà thờ Tin Lành. Lớp học đó đa số là người Mễ cho nên nó bắt buộc phải dùng Anh ngữ để giao thiệp. Khi trình độ anh văn của nó đã khá, tôi nhờ cô bạn giám đốc một trường thẩm mỹ dẫn giắt học nghề hớt tóc. Sau khi ra trường, tôi dẫn bé Loan đi xin việc trong một tiệm hớt tóc rất nổi tiếng. Con bé sợ lắm, cứ than “Em không làm được đâu chị ơi.” Tôi phải khuyến khích nó:
– Cứ làm đi rồi sẽ quen thôi, khách Mỹ dễ dãi lắm, chẳng khen chê gì đâu.
Bây giờ bé Loan là một stylist giỏi nhất và đông khách nhất trong tiệm. Nhiều lần nó ngỏ ý muốn phụ giúp với tôi trong vấn đề tài chánh cho gia đình. Tôi gạt ngang và nói, nếu nó coi tôi như chị thì cố để dành tiền gởi về cho mẹ, rồi mai sau sẽ tìm cách bảo lãnh mẹ qua đây. Mẹ của nó cũng là mẹ của tôi. Tôi mang tiếng có mẹ, nhưng vẫn sống le loi cô đơn từ thời thơ dại. Từ đó con bé luôn bỏ tiền “tip” vào một chương mục riêng để giúp đỡ người bán bánh mì năm xưa và những trại trẻ em mồ côi, khuyết tật bên Việt Nam. Nó cũng rất ngoan đạo, luôn đi nhà thờ vào ngày Chúa Nhật để cầu nguyện cho những người bất hạnh. Đó là tâm nguyện suốt đời của nó.
Ngày giỗ mẹ của chồng tôi, anh ấy dẫn về một người bạn trẻ, giới thiệu với mọi người là bạn cùng sở. Anh ta là chuyên viên kỹ thuật của bộ phận sản xuất điện tử trong hãng. Mục đích của chồng tôi nhắm vào mấy cô em gái xinh đẹp của anh cho người bạn mình. Từ đó anh chàng trẻ, chuyên viên kỹ thuật thường lui tới nhà tôi, ăn nhậu với chồng tôi thường xuyên hơn. Có nhiều dịp chuyện trò với mấy cô em chồng. Đúng là hiệp sỹ múa kiếm giữa rừng hoa!
Rồi cũng đến một ngày, anh bạn trẻ thủ thỉ với chồng tôi, xin cưới bé Loan làm vợ. Chồng tôi chưng hửng nhưng cũng gật đầu phán một câu xanh rờn:
– Đứa nào cũng được, chúng nó đều là em tao. May cho mày đấy, bé Loan hiền nhất nhà, mấy con kia đều là sư tử Hà Đông cả thảy.
Thỉnh thoảng người bạn trẻ, đến nhà chơi và xin phép vợ chồng tôi dẫn bé Loan đi shopping, giữa những cái lườm nguýt chê bai, ghen tỵ của đám con gái em chồng. Tôi cho đi, nhưng dặn phải về nhà trước 9 giờ tối. Tôi dặn con bé: “Phải giữ mình cẩn thận, đừng quá thân thiết kẻo bạn trai và gia đình họ khi dể, em là con lai, người ta đã có thành kiến, nếu không tự trọng họ sẽ đánh giá rẻ bản thân em”.
Cuối cùng vợ chồng tôi đứng làm chủ hôn, gả bé Loan cho anh bạn trẻ. Ngày cưới, bên nhà gái chỉ có gia đình tôi, tôi cũng được cô dâu chú rể dâng trà như song thân phụ mẫu. Nhìn hạnh phúc của bé Loan tôi không cầm được nước mắt, như hạnh phúc của chính mình. Trên sân khấu hai bên họ hàng của cô dâu chú rể chúc tụng nhau, bé Loan cám ơn vợ chồng tôi, đã cưu mang dạy dỗ bé từ lúc mới chập chững bước vào đời. Một cuộc đời đầy chông gai. Tôi và bé Loan đã nương tựa nhau trên con thuyền bé nhỏ mong manh, vượt qua được biển đời mênh mông đầy bão tố. Đôi khi gặp những lúc khó khăn, tôi nhìn khuôn mặt ngây thơ trong trắng của em nên có thêm động lực để phấn đấu. Bởi vì tôi luôn nhắc nhở bản thân, tôi đã giang tay ra kéo em lên chiếc thuyền mong manh của mình, cho nên bằng giá nào cũng phải đưa chiếc thuyền đến bến bình yên. Đó là trách nhiệm của một vị thuyền trưởng có lương tâm phải không các bạn.
Tôi đã làm được điều đó và cảm thấy rất hãnh diện và hạnh phúc vô cùng.

Tháng 6, 2023
Minh Đạo Nguyễn Thạch Hãn
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.100 giây.