logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 25/07/2023 lúc 06:53:02(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết


Theo bảng xếp hạng của Chỉ số Hộ chiếu Henley (Henley Passport Index) hiện nay, Việt Nam đứng ở vị trí 83 trên tổng số 199 nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, và đứng thứ 8 trong số 11 quốc gia ở Đông Nam Á.

So với bảng xếp hạng của Chỉ số Hộ chiếu Henley năm 2022 thì thứ hạng của Việt Nam tăng lên 9 bậc (83 so với 92), tuy nhiên, số các quốc gia mà công dân Việt Nam có thể đến và không cần phải xin visa (thị thực) vẫn giữ nguyên ở con số 55.

Singapore là quốc gia có hộ chiếu quyền lực nhất không chỉ ở Đông Nam Á mà cả thế giới. Công dân đảo quốc này có thể đi tới 192 quốc gia mà không cần phải xin visa.

Trong khu vực Đông Nam Á, Chỉ số Hộ chiếu Henley xếp hạng Campuchia đồng hạng với Việt Nam. Các quốc gia xếp trên là Malaysia (số 11 trên thế giới, công dân đi được 180 quốc gia khác), Brunei (20, 166), Timor-Leste (57, 94), Thái Lan (65, 79), Indonesia (70, 73), và Philippines (75, 66).

Hai quốc gia xếp cuối là Lào, xếp thứ 88 và Myanmar, xếp thứ 90. Công dân hai quốc gia này có thể đi lần lượt là 47 và 50 quốc gia mà không cần xin visa.

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, người từng đi nhiều nơi trên thế giới, cho biết ông gặp nhiều khó khăn khi đi công tác hoặc du lịch ở nước ngoài. Ông nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 25/7:

“Bản thân tôi đi rất nhiều nước thì chỉ có đi các nước Đông Nam Á thì không phải xin visa thôi còn đi Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ … đều phải xin visa và khi đi xin như vậy thì năm ăn năm thua, không biết người ta có duyệt cho mình không, không biết người ta có có nghi kỵ gì mình hay không. Mình là một công dân của quốc gia cộng sản do đó gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề đi lại trên thế giới.”

Một doanh nhân ở Hà Nội, người muốn ẩn danh vì lý do an ninh, cho RFA biết “đã từng xin visa vào các nước như Mỹ, Trung Quốc, Tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất, Maldives và không gặp khó khăn gì vì uỷ quyền cho đại lý du lịch xin cấp thị thực.” Người này muốn đi du lịch các nước ở châu Âu nhưng thủ tục cấp visa sang các nước này họ yêu cầu một số điều kiện mà người này chưa đáp ứng được.

Nhà văn Võ Thị Hảo, người cũng từng đi nhiều nơi trên thế giới, gặp rất nhiều trở ngại trong việc xin thị thực nước ngoài khi còn mang hộ chiếu Việt Nam. Kể từ năm 2015, bà có hộ chiếu của Đức nên mọi việc trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. Bà chia sẻ với RFA:

“Hộ chiếu Việt Nam thì đương nhiên là nó là một trời một vực so với hộ chiếu của khối EU trong việc đi tới các nước trong việc người ta làm những thủ tục. Với hộ chiếu của Việt Nam chỉ đi được khoảng năm mươi mấy nước mà đó là những nước bình thường ít ai muốn đi đến trừ phi họ phải có công việc hoặc mối quan hệ với người thân.

Còn nếu mà đi sang những nước những nước phát triển những nước văn minh thì hộ chiếu Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn khi làm thủ tục visa và làm thủ tục nhập cảnh bởi vì người ta nghĩ rằng công dân của Việt Nam hay là cái chất lượng thể chế, tầm mức thể chế của Việt Nam sẽ tạo ra những công dân ít đáng tin cậy hơn so với công dân của những nước văn minh của những nước mà cái hộ chiếu của họ được xếp hạng quyền lực, đặc biệt là loại quyền lực nhất thế giới.”

Ngày 20/7, báo Người Lao Động Online có bài viết “Bộ Ngoại giao báo tin vui về hộ chiếu Việt Nam” với nội dung rằng hộ chiếu Việt Nam đã tăng 6 hạng lên thứ 92/199 trong Chỉ số Hộ chiếu Henley, và công dân Việt Nam có thể đến 55 quốc gia mà không cần xin thị thực.

Tuy nhiên, trong số 55 nước miễn visa cho công dân Việt Nam đã bao gồm 10 quốc gia của khối ASEAN. Đa phần các nước còn lại đều là các nước nhỏ, nghèo, xa xôi, ít ai muốn đến.

Bình luận về việc này, nhà văn Võ Thị Hảo nói:

“Hộ chiếu Việt Nam hiện nay dù có tăng lên độ 6 hạng chẳng hạn thì cũng toàn là những nước mà nó không có sự hấp dẫn cũng như là không có sự hấp dẫn về chất lượng sống, mức sống, nhân quyền hoặc tự do hoặc là nó không hấp dẫn về việc là sự an toàn, hầu hết là những nước rủi ro, ít sự văn minh ở đó.”

Bà cho rằng Việt Nam cần phải hành động để cải thiện tình hình:

“Tôi nghĩ rằng Chính phủ Việt Nam cũng như người Việt Nam cần phải cố gắng rất nhiều để mình có thể được xếp hạng vào thứ hạng mà những người ở thế giới văn minh này họ thừa nhận.”

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc thì cho rằng thứ hạng của một quốc gia trong bảng xếp hạng về quyền lực hộ chiếu có liên quan đến chính sách visa của quốc gia đó. Ông nói về chính sách visa của Việt Nam:

“Tôi quan niệm là không quan trọng cách xếp hạng hộ chiếu vì cách xếp hạng này nó tùy thuộc vào thể chế chính trị của mỗi quốc gia. Đối với các quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản thì vấn đề sống còn của các quốc gia này là an ninh quốc gia chống lại các thế lực thù địch, không tạo điều kiện cho những người mà họ thường nói không khuyến khích vào vì không có ý thức xây dựng đất nước.

Chính sách visa của Việt Nam là an toàn về mặt an ninh cho Việt Nam là trên hết. Người ta chưa nghĩ đến việc phải tạo thuận lợi cho công dân Việt Nam dễ dàng đi ra các nước trên thế giới đi du lịch đi làm ăn đi thăm hỏi gia đình ở nước ngoài.”

Hiện nay, Việt Nam mới miễn visa cho công dân của 25 nước. Ông giải thích về hệ quả của chính sách visa của Việt Nam lên thứ tự của Việt Nam trên bảng xếp hạng quyền lực hộ chiếu.

“Chuyện visa phải có qua có lại mà Việt Nam chỉ muốn qua mà không thích có lại, tức là hạn chế đối với các nước có quan hệ ngoại giao. Chính vì quan điểm của Việt Nam như vậy nên xếp hạng hộ chiếu của Việt Nam còn thấp hơn Timor Leste- một quốc gia rất nghèo ở Đông Nam Á.

Việt Nam phải tạo mọi điều kiện cho các quốc gia trên thế giới xin visa hoặc miễn visa vào Việt Nam thì họ mới miễn lại cho Việt Nam chứ không thể nào một chiều.”

Trên trang Facebook cá nhân, nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp viết rằng việc xin visa cực kỳ mất thời gian, tốn kém, phiền phức, đôi khi còn thấy “nhục” nữa. Ông cũng cho rằng các quốc gia áp dụng nguyên tắc “có đi có lại” và việc nhiều quốc gia không miễn visa cho công dân Việt Nam là điều dễ hiểu.

Theo ông, Việt Nam cần đàm phán để tăng số quốc gia miễn visa cho công dân Việt Nam bên cạnh việc xây dựng chính sách cởi mở hơn trong việc miễn visa cho công dân các nước, không vì phí visa và lợi ích cục bộ của một số bộ ngành mà kìm hãm sự phát triển của cả ngành du lịch và nền kinh tế cả nước cũng như sự đi lại của công dân Việt Nam ra nước ngoài.

Theo nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, chính sách visa đi kèm theo việc bảo hộ công dân. Ông so sánh việc bảo hộ công dân của Việt Nam và thế giới:

“Chúng ta thấy rằng công dân của các nước châu Âu của nước Mỹ nếu có vấn đề gì ở nước sở tại, phạm pháp hay mất giấy tờ thì họ bảo hộ công dân rất lẹ, họ làm mọi cách để cứu công dân dù công dân của công dân đó có phạm tội ở nước sở tại ngoài lãnh thổ của họ.

Bảo hộ công dân Việt Nam cũng có nhưng rất chậm, không tương xứng. Bảo hộ công dân chúng ta có thể thấy rất rõ trong các chuyến bay giải cứu.”

Bên cạnh rào cản từ các quốc gia khác, nhiều công dân Việt Nam cũng gặp khó khăn khi muốn đi ra nước ngoài từ chính nhà cầm quyền trong nước. Hàng trăm công dân, trong đó có rất nhiều người hoạt động xã hội và chính trị, bị cấm xuất cảnh bởi Bộ Công an. Nhiều người trong số họ chỉ được biết việc mình không được đi ra nước ngoài sau khi đã mua vé và làm thủ tục xuất cảnh. Trong những trường hợp như vậy, không một ai trong số họ được bồi thường vé máy bay hay các chi phí khác.

Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.062 giây.