logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 07/08/2023 lúc 11:29:00(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Mặt trời đang ngập ngừng lặn sau lũy tre xa. Ánh nắng vàng còn xót lại vương vãi trên cánh đồng đã đổi thành màu da cam rồi màu tím nhạt. Dăm ba chị nông dân đương gánh lúa về, đòn gánh nặng trĩu nhún nhẩy trên vai. Họ trao nhau vài câu chuyện ngắn, đứt quãng, xen lẫn tiếng chuông chùa thong thả ngân từng tiếng một vang vào không trung. Vài con chim lạc lõng vội vàng bay về tổ.
Tôi và Thi vừa đi xem lễ hội cúng vía Thần hoàng ở đình làng bên. Dân làng tề tựu nơi đây để cầu xin cho được mưa thuận gió hòa và nhà nhà được yên vui.
Chúng tôi mải vui xem hội nên tới quá xế chiều mới nhớ trở về nhà. Cùng rảo bước bên nhau trên đồng ruộng, chúng tôi lần theo những con đường chỉ lớn vừa đủ cho hai người đi song song. Có những chỗ đường bị thu hẹp lại, tôi để Thi đi trước, tôi bước theo sau. Bóng dáng Thi lúc nào cũng thoăn thoắt lẫn trong tiếng cười đùa. Tuy Thi lớn lên ở đồng quê, nhưng sau thời gian sống nơi thành thị nàng đã thay đổi nhiều. Nhưng thật ra, gia đình Thi thuộc vào loại có ngôi thứ và khá giả trong làng nên bản chất nàng cũng đã không giống những cô thôn nữ mộc mạc cùng lứa tuổi. Mặt nàng trắng hồng với đôi mắt thông minh, đôi môi lúc nào cũng mọng đỏ tự nhiên, đầy sức sống. Mái tóc dài ngang quá vai được kẹp bằng chiếc bím bạc phía sau. Mỗi khi nàng chạy, mớ tóc óng ả ấy lại phất sang bên này hay sang bên kia bờ vai. Tuy Thi cũng mặc áo nâu quần đen thôn dã, nhưng trong cái đơn giản ấy nàng vẫn mang bóng dáng của một cô học trò trên tỉnh về quê thăm nhà.
Tôi và Thi vẫn còn đi trong cánh đồng luá. Lác đác đó đây những thửa ruộng vừa mới gặt xong còn trơ cuống rạ. Điểm trắng, vài con cò lò dò trong đầm nước xa xa. Vài ba người đàn bà vội vã gánh hàng về sau phiên chợ, nói chuyện xôn xao rồi chẳng mấy chốc họ đã mất dạng. Một người đàn ông gò lưng đạp lạch cạch trên chiếc xe đạp cũ. Âm thanh của chiếc “xích” thiếu dầu ken két vang xa nhưng cũng nhỏ dần rồi tắt hẳn sau lũy tre làng. Buổi chiều ở cánh đồng quê sao sớm trở nên vắng lặng thế. Những tiếng ễnh ương hay ếch nhái đã bắt đầu vang lên rải rác đó đây.
Tôi và Thi đã lần ra được tới đường lớn. Đôi khi Thi chạy lên phía trước mặt tôi, vừa đi dật lùi vừa nói luyên thuyên về hội lễ Thần hoàng. Nàng chê ông Tiên chỉ sao béo thế, ông Lý trưởng lại gầy gò, lụng thụng trong chiếc áo the thâm. Thi khen đoàn tế lễ ăn mặc thật đẹp. Những cô gái làng xinh tươi trong ban tế lễ thướt tha trong những bộ đồng phục quần áo tứ thân sặc sỡ với chiếc nón quai thao rộng vành cùng giải yếm màu cánh sen và được điểm tô thêm với chiếc bao lưng màu nõn chuối. Các cô uyển chuyển theo mỗi bước chân đi, tiến lên lùi xuống nhịp nhàng theo tiếng hô dõng dạc của ông chủ tế. Tôi mỉm cười hỏi Thi có thích ăn mặc như thế khi ra Hà Nội không. Thi nhìn tôi ngúng nguẩy rồi ôm mặt phá lên cười. Tiếng cười cuả nàng nghe vui và ròn rã làm sao!
Khi chúng tôi tới gần cổng làng thì trời cũng đã bắt đầu nhá nhem tối. Có nhà đã lên đèn, ngọn đèn “dầu lạc” le lói, ánh sáng hắt qua cửa sổ nhấp nháy cùng vài ngôi sao mới mọc đang lấp lánh trên cao.
Giờ này, cây đa đầu làng trông có vẻ ma quái, hoang vu và im lìm. Khi đi tới chỗ có ngôi miếu thờ với những ông bình vôi trắng toát, Thi chùn chân đi chậm lại và đi sát vào tôi như nàng đang sợ những bóng ma vô hình nào đó đang lẩn quất quanh đây. Bàn tay tôi vô tình chạm phải thân thể nàng, trong hoàn cảnh này, chỉ một giây ngắn ngủi ấy cũng đủ làm tôi thấy bối rối và rung động.
Qua ngôi miếu, chúng tôi nay lại vui bước trên con đường làng lát gạch. Bỗng đâu có tiếng gọi mời vào nhà chơi của anh chị Dân, anh chị họ của tôi. Tôi và Thi nhìn nhau như hỏi ý rồi chúng tôi cùng ghé vào thăm.
Sau khi an tọa trên hai chiếc ghế gỗ thấp lè tè cao chừng hai hay ba tấc, chúng tôi được anh chị mời uống “nước vối” đậm đến đắng cả mồm. Nhân mâm cơm vừa được bưng ra, anh chị mời cùng dùng cơm, nhưng chúng tôi từ chối nại cớ vừa ăn cỗ ở đình làng bên.
Trăng đã vừa lên. Ánh sáng trăng dịu tỏa khắp sân.
Chi Dân, có lẽ muốn tiết kiêm tí dầu nên vợ chồng con cái kéo ra ngồi ăn ở giữa sân. Mâm cơm được đặt trên chiếc chiếu cũ đã rách một vài nơi. Sáu miệng ăn đang quây quần bên chiếc mâm gỗ đã tróc sơn.
Trên mâm có đĩa rau muống luộc, một đĩa vừng rang, môt bát tương và thêm một đĩa tôm riu rang mặn. Đây là hình ảnh của bữa cơm thanh đạm tiêu biểu của một gia đình nông dân không khá giả. Đối với dân quê nghèo ở đây, thỉnh thoảng họ mới được ăn tôm cá do chính tay họ đánh dậm hay câu được chứ ít khi họ chịu bỏ tiền ra mua những món ăn được coi là xa xỉ này. Họa chăng, trong những ngày giỗ tết, họ mới chịu làm thêm con gà hay con vịt nhà nuôi, hay nhiều lắm thêm được miếng thit lợn mua từ trên chợ huyện đem về.
Bữa cơm chiều của nhà nông là thời gian họp mặt gia đình. Mọi người đông đủ sau một ngày vất vả với công việc. Cơm nước xong, ai vào việc nấy. Mận, tên cô gái lớn đem bát đũa ra ao rửa. Thi cũng theo ra nói chuyện. Hai người cùng trang lứa với nhau. Anh chi Dân ngồi uống nước trên chiếc chiếu trong hàng hiên tiếp chuyện tôi. Sau thêm tuần nước vối, chị Dân lại tất tả vừa nói chuyện vừa thu xếp hàng hoá cho phiên chợ ngày mai. Anh Dân hỏi thăm tôi dăm ba câu về bố mẹ tôi rồi xoay sang hỏi chuyện học hành của tôi trên Hà Nội. Anh Dân cũng chỉ học qua loa ở bậc sơ học trường làng. Anh lấy vợ sớm và nay đã có được bốn mụn con. Mận là đứa con gái đầu lòng, rất đảm đang, lo toan việc nhà lại còn giúp mẹ trong việc buôn bán nữa. Đứa trai bé nhất vừa đầy năm tuổi.
Bỗng chị Dân hỏi tôi:
– Thế bao giờ cô chú trở lại trường?
Tự nhiên tôi thấy tai tôi nóng lên vì nghe thấy chị dùng hai chữ "cô chú" ám chỉ tôi và Thi. Tôi thấy hơi ngường ngượng nhưng thấy chị không có ý đùa nghịch nên tôi ấp úng trả lời:
– Chúng em còn ít ngày nữa ạ! Chữ "chúng em" tôi dùng một cách ngập ngừng.
Lúc này Thi và Mận đã trở lại sân. Thi ngồi thụp xuống thềm nhà vừa nói chuyện với Mận vừa phụ chị Dân xếp lại vài món hàng còn bừa bộn vào bồ. Bọn trẻ con ồn ào vì chúng vừa nhập bọn với đám trẻ con hàng xóm mới chạy sang chơi.
Tôi thấy ngồi đã lâu nên xin phép anh chị ra về. Thi cũng đứng dậy theo.
Ra đến cổng tôi còn nghe thấy văng vẳng tiếng chị Dân nói với chồng đằng sau lưng:
– Hai đứa trông cũng xinh đôi đấy chứ nhỉ!
Không nghe thấy anh Dân đáp lại mà chỉ nghe thấy Mận cằn nhằn:
– Bu này, cứ hay nói chuyện người ta!
Tôi và Thi đều nghe thấy. Tôi tự nhiên thấy vui. Thi vẫn lầm lũi đi bên tôi như không nghe thấy gì. Tôi liếc sang nàng xem phản ứng ra sao. Tôi biết con gái họ kín đáo và giữ ý lắm, Thi đâu có thể lộ vẻ hân hoan như tôi được. Tôi mỉm cười một mình.
Từ trong sân nhà của anh chị Dân vang ra xa tận ngoài ngõ tiếng mấy đứa trẻ con chơi “dung dăng, dung dẻ” Tiếng Mận hét to ngăn thằng em út không được chạy nhanh kẻo ngã.
Trên đường về nhà, tôi cùng Thi đi sánh bước bên nhau im lặng. Ánh trăng vằng vặc giải trên đường. Bóng hàng tre theo gió xoa nhẹ mặt ao nằm sát bên bờ đường. Và bóng tôi và Thi cũng như đương quyện lại với nhau trong sóng nước lăn tăn. Tôi cúi xuống nhặt hòn sỏi ném xuống ao làm mặt nước loang ra những khoanh tròn và làm hai chiếc bóng của chúng tôi lung linh, uốn éo như múa. Thi nhìn bâng quơ hai chiếc bóng rồi cúi đầu không nói. Cái bản tính hồn nhiên của nàng như đã bị chị Hằng đem đi đâu mất mà chỉ còn để lại một cô Thi mơ mộng ở tuổi mười lăm, mười sáu. Hay nàng đang suy nghĩ về lời nói của chị Dân lúc nẫy. Tôi hay nghĩ “vơ vào” như thế. Những con đom đóm lập loè trên những khóm bụi bên bờ ao. Trên đỉnh cây cau, mặt trăng đang lơ lửng treo trên ấy.
Ánh sáng trăng, dù ở thành thị hay thôn quê, nó luôn luôn đem đến cho mọi người sự lắng đọng, êm đềm, thiết tha trong tâm hồn. Sự êm đềm ấy cứ lan trải mãi ra đến vô cùng để người ta dễ mở lòng đón nhận sự yêu thương. Dưới ánh trăng, cảnh vật thường luôn trở nên huyền ảo. Ngoài cái lung linh huyền ảo ấy của cảnh vật, người thưởng ngoạn trăng còn tưởng như có thể nghe thấy được những âm thanh từ đâu vẳng lại, có thể là tiếng lá vàng rơi sào sạc trên ngõ vắng vào mùa thu; hay tiếng sáo diều văng vẳng tự không trung, những câu hò tiếng hát của những cô thôn nữ gánh nước giếng đình làng xen lẫn những tiếng cười đùa của đám trẻ vui trăng vào mùa hè; hay tiếng đàn ai vang lại từ chiếc thuyền nan đủng đỉnh nhẹ bơi trên dòng sông uốn khúc,

Nàng trăng nằm ngủ trên cây,
Vô tình hé vạt áo mây ngang mình.
Giàn hoa gió động rung rinh,
Nghe ai gẩy khúc Nam Bình ngẩn ngơ.
(Trần Trung Phương)

hòa cùng tiếng chuông chuà điểm từng tiếng ngân buồn:

Trăng ngà tắm dưới cầu ao,
Hạt trai đánh vãi vương vào lá sen.
Đồng xa có cánh diều lên,
Chùa đâu vẳng tiếng chuông rền thu không.
(Trần Trung Phương)

Trăng luôn là nguồn thi hứng của bao nhà thơ từ cổ chí kim. Bên cạnh thi sĩ, những nhà văn cũng đã từng tốn biết bao giấy mực thêu dệt nên bao chuyện tình diễm lệ trong trăng. Trăng là thế đấy.
Tôi và Thi vẫn lặng lẽ đi bên nhau trên con đường làng lát gạch. Chị Hằng thỉnh thoảng bị che khuất bởi tàn cây, hay đám mây mỏng. Mùi dìu dịu của hoa bưởi trong vườn nhà ai thoang thoảng bay ra. Vài ánh đèn leo lắt mờ nhạt nhấp nháy qua lớp phên nứa trong những căn nhà tranh lụp xụp nằm khuất sau lũy tre thưa bên đường.
Nhìn ánh sáng trăng vằng vặc, tôi chợt nghĩ tới bài thơ “Phong Kiều Dạ Bạc” của Trương Kế thời nhà Đường bên Tầu. Để phá vỡ bầu không khí quá yên tịnh này, vừa đi tôi vừa muốn kể cho Thi nghe về giai thoại đã gần như trở thành huyền thoại của bài thơ ấy.
Tôi hỏi Thi:
– Em có bao giờ nghe thấy tên thị trấn Tô Châu bên Tầu không?
– Thưa anh, có phải Tô Châu là thị trấn nổi tiếng về những cô gái đẹp, về dệt tơ lụa và về câu truyện tình sử Phạm Lãi–Tây Thi phải không anh?
– Đúng rồi! Sao em biết?
– Chị Uyên em kể cho em nghe câu chuyện này sau khi chị ấy đọc xong cuốn truyện “Cô Tô Đài” Chị cứ thương cho đôi trai tài gái sắc ấy mãi nên em nhớ.
Tôi gật đầu:
– Tô Châu có nhiều điều anh có thể kể cho em nghe lắm. Nhưng bây giờ anh tạm kể em nghe một câu chuyện về một bài thơ nổi tiếng thời nhà Đường bên Tầu mang tên “Phong Kiều Dạ Bạc” nhé.
Thi nhìn tôi với cặp mắt biết ơn.
Tôi đọc bài thơ cho Thi nghe dù biết nàng khó có thể hấp thụ được những gì tôi sắp sửa kể và giảng giải. Âu cũng chỉ vì tôi muốn phá đi sự im lặng đã khá lâu.

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên,
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự,
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
(Trương Kế)

Dich:

Trăng tà, tiếng quạ kêu sương,
Lửa chài, cây bến, sầu vương giấc hồ.
Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San.
(Tản Đà)

Giai thoại kể rằng: Thành Tô Châu có núi Cô Tô nên còn được gọi là Cô Tô thành. Trương Kế, tác giả bài thơ, khi đi thi hỏng về ghé qua bến Phong Kiều, nửa đêm tỉnh giấc làm bài thơ này. Nhưng làm mới chỉ được có hai câu đầu, Trương Kế không thể làm nổi hai câu kế tiếp nữa nên cứ trằn trọc mãi không sao ngủ được. Cũng buổi đêm trăng hôm đó, bên ngoài thành Cô Tô, sư cụ chùa Hàn San cũng cảm hứng trăng thanh mà ngâm rằng:

Sơ tam, sơ tứ nguyệt mông lung,
Bán tự ngân câu, bán tự cung.

(Mồng ba, mồng bốn trăng mờ,
Nửa dường móc bạc, nửa như cung trời.)
(Trần Trọng San dịch)

Ta cũng nên biết chùa Hàn San được lập từ đời nhà Đường, vào thế kỷ thứ bẩy, lấy tên chùa này bằng tên của vị sư lập chùa. Chùa bị phá huỷ nhiều lần bởi chiến tranh, sau cùng vào đời nhà Thanh cho xây dựng lại và đúc chuông theo đúng kiểu mẫu nguyên thuỷ. Ngày nay, ai đến thăm chùa này cũng muốn đánh chuông để cầu phước.
Sư cụ làm được hai câu thơ ấy rồi hết ý không sao làm được thêm hai câu kế tiếp. Sư cụ cũng trằn trọc mãi không sao ngủ được. Chú tiểu hầu bên thấy sư cụ cứ trằn trọc mãi nên hỏi cớ sự. Sư cụ nói rõ nỗi khổ tâm của mình cho chú tiểu nghe. Chú tiểu xin phép sư cụ cho làm tiếp hai câu sau để hoàn tất bài thơ:

Nhất phiến ngọc hồ phân lưỡng đoạn,
Bán trầm thủy đế, bán phù không.
(Một bình ngọc trắng chia hai,
Nửa chìm đáy nước, nửa cài từng không.)
(Trần Trọng San dịch)

Sư cụ khen hay và sai chú tiểu lên chánh điện đánh chuông tạ Phật. Thành Cô Tô đêm đó nghe tiếng chuông từ Hàn San tự ngân xa. Trương Kế nằm trong thuyền nghe được tiếng chuông lúc ấy, kết thúc được bài thơ của mình: Cô Tô thành ngoại Hàn San tự, Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
Giai thoại bài thơ là như vậy.
Tôi cũng nói cho Thi biết là nhiều người từng am hiểu về văn chương Trung Quốc đã tự đặt câu hỏi là chữ “Ô đề” dùng trong bài thơ này, tức là tiếng quạ kêu hay đó là tên của một điạ danh ở thành Tô Châu khi đó, vì nửa đêm thì không thể có tiếng quạ kêu. Lại thêm nữa, chữ “nguyệt lạc” là lúc trăng đã gần lặn tức lúc trời đã gần về sáng, sao trong thơ lại là “dạ bán” tức nửa đêm?
Tôi cũng cho Thi biết thêm là hình ảnh con quạ đen lại là nguồn thi hứng cho nhiều thi nhân Trung quốc, ngay cả trong bài “Ô Dạ Đề” của Lý Bạch cũng thế, mở đầu bài thơ ấy bằng hai câu:

Hoàng vân thành biên ô dục thê,
Quy phi “á á” chỉ thượng đề…

Dịch:

Mây vàng tiếng quạ bên thành,
Nó bay tìm ngủ trên cành nó kêu...
(Tản Đà dịch)

Thi hỏi tôi:
– Anh thích bài thơ này lắm hả?
– Ừ, đôi khi, trong sự cuống cuồng, giẫy giụa của cuộc sống đa đoan, nhân loại cần những bài thơ như thế này. Chính vì thế mà bài thơ “Phong Kiều Dạ Bạc” đã sống suốt 13 thế kỷ nay trong lòng mọi người và anh tin rằng nó sẽ còn sống mãi mãi. Một bài thơ bất tử.
Thi chỉ mỉm cười không nói.
Tôi đi bên Thi mà thấy lòng mình rộn rã quá. Tôi muốn đi và đi mãi. Nhưng rồi cuối cùng chúng tôi cũng phải chia tay. Đứng trước cổng nhà nàng, Thi như bịn rịn ngập ngừng chào tôi.
Tôi sẽ hỏi:
– Vài hôm nữa em có đi chơi hội đền Và với anh không?
Thi như chợt tươi hẳn lên:
– Anh đi hả? Cho em đi với nhé!
Dưới ánh sáng trăng, tôi thấy khuôn mặt Thi thật rạng rỡ. Đôi mắt nàng đã sáng lại càng sáng hơn. Nước da nàng đã trắng lại càng trắng hơn lên.
Trong cái tĩnh mịch của đêm trăng, xúc động, tôi định nắm lấy tay Thi thì nàng đã quay gót, đẩy cổng vào nhà. Tôi đứng lại như còn tiếc nuối một điều gì. Tôi lững thững đi tiếp một quãng ngắn rồi rẽ vào ngõ nhà tôi. Bâng khuâng, trong lòng có chút gì vui man mác, nhè nhẹ như ánh trăng thanh.
Trăng đã lên cao.


Nguyễn Giụ Hùng
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.170 giây.