logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 07/08/2023 lúc 11:32:47(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Từng thùng cây thông con được đưa từ chiếc xe tải vừa sửa xong xuống đất. 37 người làm trong "Hợp Tác Xã Sửa Chữa Ô Tô 19/8 " Đà Lạt, đang đi công tác ở gần thác Prenn: Bửu Sơn Tự, là một ngôi chùa nhỏ của vài chú tiểu và một nhà sư tu được vài năm nay. Chùa có ngọn đồi không cao lắm, còn đất trống nên nhường cho Hợp Tác Xã để trồng cây. Cuối tuần này các công nhân đến "công tác".
Những "công nhân" từ trước đến giờ chỉ biết làm bạn với bút vở hoặc những sĩ quan của QLVNCH mới đi "học tập cải tạo" về, ngày xưa chỉ huy đàn em nhiều vô số, điều binh khiển tướng, bây giờ đành nuốt nghẹn cho qua ngày tháng, cùng "hợp tác" vào xưởng sửa chữa này với các nghề nghiệp: thợ máy, thợ hàn, thợ sơn, thợ điện… Có được vài ba nữ nhi làm thư ký, thủ quỹ.
Đây là công ty kết hợp 3 ông chủ Ga ra có tiếng ở Đà Lạt: Ga ra Ba Đời, Ga ra Trung Tính và Ga ra Hiệp Thành. (Ga ra Trung Tính của chú Nguyễn Trung Tính và Hiệp Thành của bác Nguyễn Hữu Định ở gần trường Việt Anh, ga ra Ba Đời của chú Nguyễn văn Đời ở gần cây xăng Kim Cúc, trên đường đi về Sài Gòn).
Đợt I trồng cây hôm nay thì cả xưởng phải đi. Sau đó, mỗi 2, 3 tuần thì một toán gồm các nam nhi thay phiên nhau xuống để trồng tiếp .[Cũng như thanh niên thanh nữ đều phải đi lao động ở các phường xã, trồng cây trên nhiều đồi ở Lâm Đồng, trong đợt "Vì lợi ích 10 năm trồng cây và 100 năm trồng người” của Đảng và nhà nước].
Hôm đó Chủ Nhật, trời đầy sương mù, mùa nhập học, những người thợ lẳng lặng làm công việc của mình. Người nam đào đào cuốc cuốc, người nữ đem những em bé thông bỏ vào lỗ, lắp đất lại. Có anh chàng nghệ sĩ hát nghêu ngao, phá vỡ bầu không khí yên lặng buồn chán. Mỗi người suy nghĩ về những ngày xưa yên ả trong tổ ấm với cha mẹ anh chị em, người thì đang lo âu không biết người thân của mình đang lênh đênh trên biển, hay đã nằm trong bụng cá, hoặc đã may mắn đến một trại tỵ nạn nào đó.
Bỗng "Trên dốc đá… Tôi tình cờ quen nàng"… [1]
Lời ca thật cao vút nào vừa cất lên.
– Ôi! Anh Long, lãng mạn dữ ta! (Anh ấy là cựu Trung Úy Biệt Động Quân, rất dễ thương, và đàn hát rất hay.)
– Tôi nói giùm anh bạn thân của tôi đây nè! Anh ấy đang cuốc bên cạnh chị đó!
Tôi nhìn sang bên trái, và thấy anh ấy cũng đang nhìn mình. Ngày ấy mình bao nhiêu tuổi, tưởng rằng con tim đã chai đá sau những người xưa, nhưng sao giờ đây vẫn rộn ràng. Anh làm thủ kho kiêm thợ điện của HTX, tôi là thủ quỹ. Anh vừa đi cải tạo về; anh và tôi vào HTX vì đều "lỡ thời", không có nghề ngỗng vì lý lịch dày quá!
Bỗng dưng, thấy tóc mình lõa xõa bay tứ tung, tôi không biết phải làm sao, dây cột tóc tuột mất rồi, hai tay thì đầy cả bùn đất. Hôm ấy không nhớ đem bao tay theo, mà tìm nước để rửa thì không thấy đâu, chắc phải lên chùa mới có. Anh vừa trông thấy vẻ khó chịu của tôi liền bước đến bên cạnh khi tôi hỏi anh có thể cột lại tóc giùm được không?
Cảm giác lạ lẫm khi tay anh chạm vào gáy. Học Đại học 4 năm từ vài năm trước, có vài người đã "đi qua đời tôi", nhưng chỉ đi dạo "Chủ nhật uyên ương hẹn hò đây đó", chưa có ai cột tóc cho tôi. Sau này anh bảo: “Chưa bao giờ thấy tóc mịn như tơ vậy cả”.
Sau buổi trồng cây hôm ấy, rồi nhiều tháng qua, đi về cùng đường, lúc đầu thì đôi khi vô tình thấy anh đi trước, hoặc tôi đi trước, thế là chờ nhau để đi sánh đôi. Rồi sau này buổi sáng anh chờ tôi xuống hết con dốc, ngang qua nhà anh thì anh mới ra để đi cùng. Buổi chiều về, đi ngang khu nhà của anh, lúc xưa còn thưa thớt nhà, phải đi ngang một khu rừng nhỏ, có con suối bé tí, có vài mỏm đá, anh lựa phiến đá nào không trơn, bước lên, tôi chỉ việc bước theo anh. Có lúc quay đầu lại, anh hỏi:
– Tại sao đi theo vậy, lỡ không đúng phiến đá nhẵn thì sao?
Tôi định trả lời: “Thì té xuống thôi ạ”, nhưng thôi.
Có lần tiệc Tất Niên của tiệm sửa xe, mọi người đều chĩa mũi dùi vào anh và tôi, nhiều bạn trong tổ Máy nhao nhao:
– Thủ kho mà o thủ quỹ nè!
– Nào thủ kho ơi, nâng ly xem nào!
Quân tại Tương giang đầu / Thiếp tại Tương giang vĩ / Tương tư bất tương kiến / Đồng ẩm Tương giang thủy [2].
Nhà tôi cách nhà anh vài rặng thông, đầu dốc, cuối dốc, ở con đường đi vào Dinh 3 của vua Bảo Đại. Và rồi, anh lại hỏi:
– Tại sao tên chị không giống ai vậy chị? Tôi thường nghe nào là Ngọc Lan, Bạch Lan, Thanh Lan, Hoàng Lan… Tên chị ngộ ghê ta!
Tôi bèn kể rằng:
– Có một gia đình sống ở một nông trại gần thác Cam Ly Đà Lạt. Họ sinh được một gái, một trai. Khi cậu con trai được vài tháng tuổi thì người cha phải đi xa trong nhiều năm. Bảy năm sau, ông trở về, và sau đó một đứa con gái nữa lại ra đời.
Bảy năm gặp lại nhau, như Chức Nữ và Chàng Ngưu Lang ở cầu Ô Thước, trên Thiên Đình… Họ bèn thơ mộng đặt tên cho con gái là Nữ Lan. (Đáng lẽ có chữ g, nhưng giống khoai lang quá). Ôi cái tên kỳ cục, phải không ạ?
Có một hôm, tôi vào kho để xin xuất giấy in hồ sơ giấy tờ cho văn phòng. Sau khi giao hàng và đưa sổ cho tôi ký, anh còn đưa tôi một phiếu xuất kho khác, và dặn về nhà rồi hãy đọc. Thật là một tài liệu hiếm quý và không giống bất kỳ tờ phiếu xuất kho nào: Xuất Kho: Người nhận: Hàng xuất: Một lời nói gói trong một trái tim! (Màu hồng nữa chứ! Ôi!) Tôi nhớ lời cô em gái anh kể, ngày xưa có rất nhiều nàng theo anh, nhưng anh rất khó tính, và ít nói về chuyện này, còn bao nhiêu chuyện khác thì rất uyên bác (và anh cũng không cần phải tặng tôi tập thơ "Ta Chờ em Từ Ba Mươi Năm" của thi sĩ Vũ Hoàng Chương như người tài xế tàu bay đã tặng tôi).
Và rồi, tôi vẫn đi theo anh… cho đến một ngày anh đến xin phép Ba Me tôi để đưa tôi về gặp Bố Mẹ anh. Ôi, người Bắc! Tôi đã không dám về nhà của một anh sinh viên người Huế vì Me tôi bảo: "Tránh người Huế và người Bắc nghe con, mặc dù gia đình mình là người miền sông Hương".
Tránh trời không khỏi nắng!
Nhiều tháng qua. Và hôm đám cưới, tất cả những xe của HTX vừa mới được sửa xong, cả 3 người giám đốc và các chủ xe đều rất hân hoan cho nhà trai sử dụng bao nhiêu là xe, khoảng 12 chiếc lớn nhỏ làm nguyên một phái đoàn đến rước dâu đi nhà thờ làm lễ. Xe hoa "thời bao cấp" là chiếc xe van chở cả bên họ nhà trai đến. Thật là đặc biệt! Hoa làm bó hoa cho cô dâu và gắn chung quanh xe là marguerites (cúc trắng có nhụy hoa vàng rất to) là loại hoa tôi rất thích, nhưng lúc đó ở chợ Đà Lạt không thấy bán, nên anh và 2 người trong tổ Sơn đến hái trộm ở vườn Bích Câu!
Những năm tháng cơ cực. Phải rời bỏ Đà Lạt đề về Sài Gòn. Anh đi làm ghe với bạn, để có thể đem cả gia đình đi, vì vốn liếng cả bên nội ngoại đều dồn hết cho chuyến đi của anh lớn và hai em trai tôi, sợ phải đi "nghĩa vụ", nhưng tôi không chịu đi vì Nội Ngoại các cháu đều không thể, như năm 75 tôi đã không đi với anh tài xế tàu bay qua đảo Guam.
Rồi mùa hè, mùa mưa, nhiều mùa qua đi. Nhớ lúc còn trong chăn ấm nệm êm với Ba Me và anh chị em, nhớ lúc còn nghịch phá với bạn bè Trung học, Đại học, cư xá của các sơ, đã trôi qua mất rồi. Bạn bè từ tiểu học, rồi những cái "đuôi". Bây giờ họ ở đâu, có khốn đốn cơ cực như mọi người ở Đất Mẹ không?
Thời nhà nước "mở cửa", anh vốn rất thích chụp hình nên đã rủ bạn mở tiệm chụp và rửa hình. Anh rất say mê với công việc, dù rất nhiêu khê, đối đầu với thuế vụ, cạnh tranh. Luôn luôn "Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi", nên nhiều hôm ở lại trên tiệm đến sáng mới về, vì máy rửa hình hư, và anh vốn là handyman, học hỏi rất nhiều nên có thể sửa được nhiều máy móc cũng như bao nhiêu việc khác. Mấy mẹ con tôi rất hãnh diện về điều này nên cố sửa để kịp rửa hình gấp cho khách (hình thẻ, hình đám cưới đám tang... nhất là hình để trên bàn thờ người mới ra đi. Anh kể là có khi gia đình không có hình nào của người thân cả, nên phải nghĩ ra cách lấy đuôi nhang chống mi mắt của họ lên để chụp hình, sau làm photoshop để xóa đuôi nhang.
Tôi cũng may mắn làm phiên dịch cho một công ty của Pháp, rồi làm ở Hội Nghiên Cứu Dịch Thuật, dịch đuổi cho Hội nghị, (dịch sau người diễn giả 3, 4 giây...). Điều ngại nhất là dịch cho "cán bộ ta", dùng toàn từ vựng của "ngoài ấy"! Ngày qua được xứ Tự Do, trễ nhiều, đa số bạn bè người thân đã ra đi, người may mắn hoặc kém may mắn như người anh kế rất yêu quý của tôi đã đến được nơi chuyển tiếp vài tháng rồi đã ra đi sau một tai nạn đau lòng. Đáng lý ra hôm sau cả ba anh em đều được định cư ở nước Anh, người anh mà tất cả các chị em chúng tôi cũng như gia đình và đại gia đình đều thương quý vì anh rất hiền.
Tôi bị bịnh migraine nên mấy năm sau, bố các cháu chỉ làm tài xế đưa đón tôi đi làm ba, bốn việc trong tuần. Dạy chính ở trường, dạy thêm tiếng Pháp ngoài giờ ở Trung tâm Văn Hóa Pháp cho con của các chuyên gia từ Pháp qua đây công tác, nếu cho chúng học trường Quốc tế nơi tôi dạy thì chi phí rất cao, nên ba mẹ chúng chỉ cho học ngoài giờ hoặc thứ bảy; con cháu người Việt lưu vong được may mắn có bao nhiêu vị thiện nguyện giúp để duy trì Tiếng Nước Tôi ở các chùa và nhà thờ, nhưng con họ phải đến trường tư học thêm.
Cuối tuần tôi làm cho tiệm bán áo quần, và buổi tối dịch “on line” cho một văn phòng ở Austin, Texas, đôi khi đi dịch trực tiếp cho hội họp. "Tranh thủ tối đa" để cày. Các con bảo Bố quá cực lúc ở quê nhà rồi, đi học cải tạo đến còn da bọc xương, bịnh hoạn, rồi làm ở Hợp Tác Xã sửa xe cũng cực, đến khi cai quản tiệm hình lại cũng chẳng thư thả bao nhiêu, nên bây giờ Bố chỉ làm Uber cho mẹ thôi Bố ạ. Giờ rảnh anh sửa đủ thứ trong nhà, nào xây căn bếp ngoài sân để hàng xóm "nghe ghiền" mùi mắm ruốc, sửa xe. Anh lột bỏ thảm trong các phòng để lót gỗ. Rồi lại thêm một nghề mới mà anh cũng tỏ ra thích thú: nghiên cứu YouTube về gia chánh, thế là mấy mẹ con tôi tha hồ được thưởng thức tài nghệ của "cordon-bleu" (chef cook), anh rất khéo và để ý, nên những món anh nấu rất tuyệt, cũng như nhà có sẵn máy may nên anh cũng tự mày mò sửa áo quần cho gia đình, bạn bè, áo quần cho cháu nội ngoại, rồi cắt tóc "dạo" không công cho bạn, vì trước đó anh có học nghề này, định mở tiệm, nhưng các con không muốn. Anh thật đúng là "Bảy nghề".
Khi vui vui kể về những cái đuôi của "nàng", nào là bạn cùng lớp ngồi phía sau lưng để vẽ nó rồi mượn tập ép thư, nào là người ở cư xá nam nhờ chim xanh ở cùng phòng với họ và học cùng lớp với nàng, nào là tài xế tàu bay, hoặc là một món nợ band-aid, hoặc Sơn Tinh Thủy Tinh (bạn ở cư xá chọc vậy thôi, chứ nó đâu có thể là Mỵ Nương ha), anh đã bảo kệ họ, bởi vì bây giờ họ xa rồi, có anh thôi, và anh cũng chẳng cần biết. Anh luôn tự tin, và anh hơn nhiều người. Thật vậy.
Nhưng "Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen" [3] hay sao cơ chứ hở Trời!
Gia đình tôi không có ai là Má Hồng cả, mà tại sao? Niềm hạnh phúc bình dị ấy không kéo dài được bao lâu, cho dù cũng chưa trọn vẹn vì hai con trai lớn của chúng tôi du học bên Úc cũng chưa được qua đây, giấy tờ bảo lãnh còn đang kéo dài.
Có lẽ ông Trời ganh. Anh bị bịnh. Anh chưa làm được nhiều điều: anh rất yêu trẻ con, và anh còn mong chờ cháu ngoại, và thêm cháu nội, vì chỉ mới có con của con trai thứ. Anh ước mơ khi các con đã thành thân, có người chăm sóc thay bố mẹ, anh sẽ lái xe chở gia đình các con đi nhiều tiểu bang bằng xe van, đụng đâu nghỉ đó như nhiều bạn anh đã thực hiện được, một giấc mơ quá tầm thường, quá đơn giản.
Nên anh xung phong để bác sĩ thử một loại thuốc mới. Anh không muốn đầu hàng, anh yêu con cháu quá.
Anh chưa làm gì được hết, cho dù anh có kéo dài được thêm ngày tháng. Anh chịu thua rồi!
Nào là chị Nấm, chị Bắp, Nhi, Việt, và cu Nam, em Mai… Bây giờ có cu Việt rồi đó ông, vài năm trước, ông đã đặt tên cho cu Nam, để nhớ Đất Mẹ). Ông ơi, ông thích cháu đầy nhà mà, ngày xưa ông chở bà đi làm, đến ngã tư thấy xe honda bên cạnh có em bé là ông thích lắm, họ cứ tưởng là ông chẳng có "trự" nào, ai ngờ về nhà, một lũ 4 "trự"!
Rồi Bố còn chưa về lại Việt Nam lần nào, Quê Hương, Đất Mẹ, Sài Gòn, bao nhiêu đắng cay, Nha Trang hiền hòa, mẹ hay kể bao kỷ niệm thời thơ ấu đi nghỉ hè với Ba Me anh chị em. Và Đà Lạt, ngôi trường của mình, có tháp cao, hiện diện trên hầu hết tất cả những bưu ảnh về xứ Ngàn Thông.
Con đường tình ta đi. Con đường của mình, từ nhà mẹ xuống nhà Bố, đi làm… Có còn lại chăng dư âm thôi / Anh ơi, anh ơi! Sao đắng cay…[4]
Mẹ có về một lần cùng với bà Ngoại các cháu,…những con đường…muôn vàn cảnh cũ...khắp nơi... Đau xót quá!
Bố ơi, Dù mai đây… Ai đưa em đi đến cuối cuộc đời… Ngày xưa mẹ hay hát. Bố thì không thích những bài hát ủy mị, nhưng bây giờ mới thấm, thấy không Bố ơi... Xin đổi là: Rồi mai đây… Ai đưa em... [5] Hở Bố ơi?


tháinữlan
______________________
[1] Linh Hồn Tượng Đá – Mai Bích Dung.

[2] Trường Tương Tư – Lương Ý Nương.

[3] Truyện Kiều.

[4] Tình Lỡ – Thanh Bình.

[5] Niệm khúc Cuối – Ngô Thụy Miên.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.106 giây.