logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 16/08/2023 lúc 10:02:55(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,254

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Mấy hôm nay có những cơn mưa kèm theo gió mạnh buổi chiều kéo dài đến khuya, báo hiệu sắp hết mùa Hè. Tôi lại nhớ tuổi trẻ của mình những năm đầu “lập nghiệp” vào mùa tựu trường.

Ngôi trường mới

Chuyến xe đò từ Sài Gòn chở tôi ra đến bến xe Nha Trang lúc 6 giờ chiều. Thời gian đi mất gần mười tiếng đồng hồ trên đoạn đường dài 450km. Hành trang của tôi chỉ vỏn vẹn chiếc va-li nhỏ và túi bỏ giấy tờ, quan trọng là quyết định phân công về Phú Khánh của Trường Đại Học Sư Phạm Sài Gòn. (Trước 75 Nha Trang và Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa, sau nhập chung với tỉnh Phú Yên đổi tên thành Phú Khánh, bây giờ dùng lại tên cũ Khánh Hòa.)
Đêm đầu tiên tôi ở lại nhà dì Lệ, bác sỹ bịnh viện Yersin Nha Trang, bạn mẹ tôi thời trung học Đồng Khánh-Huế. Vợ chồng dì có một con trai nhỏ, suốt ngày hát véo von “Mùa Đông áo đỏ, mùa Hạ áo xanh, cây bàng ngoài vườn thì chim đến vây quanh...” Ít ra tôi còn nghe được những câu hát dễ thương thay vì “đêm qua em mơ gặp bác Hồ.” Sáng sớm hôm sau tôi tạm biệt gia đình dì Lệ, đến Ty Giáo Dục Phú Khánh trình diện. Ông Trưởng Ty giữ tờ quyết định của trường ĐHSP-SG và ký tên đóng dấu một tờ “quyết định bổ nhiệm” khác giao cho tôi. Cầm tờ QĐBN, đọc kỹ những chi tiết và tên trường, Trung Học Phổ Thông Cấp 3 (Trung Hoc Đệ Nhị Cấp) Trần Bình Trọng-Cam Ranh. Tôi hỏi ông Trưởng Ty đường đến trường rồi chào và đi ngay.
Đón chiếc Daihatsu ngoài quốc lộ 1 chạy ngược về phía Nam, tôi dặn bác tài xế đến trường Trần Bình Trọng ở Bãi Giếng-Cam Ranh thì nhắc giùm. Bác tài hỏi:
– Cô mới tới đây lần đầu hả? Cô dzô đó dạy hay học?
– Dạ, dạy học.
Không lâu lắm, xe ngừng lại bên lề quốc lộ. Bác tài chỉ lên tấm bảng lớn ghi tên trường Trần Bình Trọng màu xanh dương, gắn trên hai cái trụ bê tông giống một cái cổng rộng không có cánh cửa.
– Trường này đó, cô giáo dzô đi.
Tôi cám ơn bác tài và xuống xe.
Đó là một ngày vào Thu, mang tâm trạng gần giống cậu bé trong tập truyện ngắn “Quê Mẹ” của nhà văn Thanh Tịnh, tôi rảo bước vào sân trường trên lối đi đầy cát trắng. Chỉ có mây bàng bạc trên cao và cát lún mềm dưới chân, không có lá rụng đầy trên đường, cũng không có mẹ dắt tay đi học, một mình tôi nơi đây, xa lạ, đối diện với cuộc sống hoàn toàn mới. Khoảng sân rộng mênh mông lưa thưa vài gốc liễu già. Chung quanh toàn là cát mịn, không có lấy một bụi cỏ. Phía trong xa, học sinh đang tập thể dục. Dừng lại vài giây, tôi hít sâu tiến qua hàng rào “vận động viên”, thẳng đến dãy phòng ngang chính giữa, nhìn lướt qua những bảng tên treo trên cửa lớn tìm “Phòng Hiệu Trưởng”.
Thầy Cẩn, Hiệu Trưởng, tiếp tôi thân thiện. Sau khi đọc qua tờ quyết định bổ nhiệm, không hỏi gì thêm, thầy vô đề ngay:
– Cô T. tính dạy ở trường lâu dài không?
Hơi bất ngờ, tôi ngớ người ra thầm nghĩ không dạy ở đây chứ đi đâu, không lẽ chê huyện nghèo rồi trở về bám thành phố?
– Dạ, ý của thầy tôi chưa hiểu. – Tôi hỏi lại vì muốn biết rõ lý do.
Thầy cười:
– Vì đây là xã Bãi Giếng nên nước chỉ dùng nước giếng, điện thì không có. Trước cô T. có mấy cô ở Sài Gòn ra, chịu cực không nổi nên bỏ về. Tôi muốn biết cô có thật ở lại dạy học hay không để còn tính.
Tôi chưa biết mùi vị cực đến thế nào mà các cô không chịu nổi phải nghỉ ngang, làm người mới như tôi bị nghi ngờ. Tuy nhiên, giọng miền Nam thân thiện và cách nói chuyện của thầy Hiệu Trưởng đáng tin cậy nên tôi hứa sẽ chịu trách nhiệm việc dạy học, nếu muốn về nhà cũng báo trước chứ không tự ý bỏ việc. Thầy Hiệu Trưởng cười hiền hòa tỏ vẻ thông cảm, nhưng có thật tin tưởng tôi không thì chưa biết.
Sau giờ thể dục, tất cả thầy trò vào lớp, trả lại một màu trắng xóa trên bãi sân dưới bầu trời hanh nắng. Thầy Hiệu Trưởng dạy môn Vật Lý, hôm nay không có giờ nên đưa tôi đi một vòng quanh trường, giới thiệu từng phòng. Nói là vòng quanh chứ ngôi trường chỉ có hai dãy nhà trệt đơn sơ xây hình chữ L ngược. Dãy giữa gồm nhà ở của giáo viên (lưu xá dành cho giáo viên xa nhà), phòng để dụng cụ dạy học, thư viện, phòng Hiệu Trưởng, phòng họp. Góc xa là nhà ăn tập thể nằm khiêm tốn dưới bóng mấy cây đu đủ, kề bên cái giếng nước. Dãy ngang gồm những phòng học liền nhau, không nhiều phòng lắm nên giờ học chia ra hai buổi sáng, chiều. Ngoài sân trước có xây một tấm bảng lớn bằng xi-măng láng sơn màu xanh lá cây, dùng để ghi thông báo và tin tức. Bên cạnh là gốc mít to, có cái kẻng đồng treo trên một cành cây để đánh báo hiệu giờ học, giờ chơi.
Chỉ vậy thôi! Tôi bâng khuâng tự hỏi, đây là ngôi trường mới của mình?

Nhà trọ

Rời trường, thầy Hiệu Trưởng dẫn tôi băng qua đường đến nhà của phụ huynh một em học sinh lớp 10, là nhà tôi sẽ ở trọ trong thời gian dạy nơi đây. Căn nhà đối diện hơi xéo với cổng trường, tuy rất gần nhưng khoảng cách chiều ngang xa lộ không có đèn giao thông rất nguy hiểm cho người đi bộ. Vậy mà về sau, quãng đường thênh thang đầy rủi ro đó đã in không biết bao nhiêu dấu chân tôi qua lại.
Nhờ thầy Hiệu Trưởng đã xin phép chủ nhà trước nên tôi sớm có được một chỗ ở trong căn nhà rộng rãi thoáng mát. Tôi ngó qua một vòng, ngoài phòng khách và hai phòng ngủ bên trong, phía sau là nhà bếp. Chung quanh có trồng mấy bụi mía, chuồng nuôi heo, gà, một cái giếng cạn, nước cao gần đến miệng giếng, có thể vói tay xuống múc nước. Nhưng một nơi rất quan trọng là nhà vệ sinh lại không thấy đâu, hỏi ra mới biết muốn đi tắm thì phải đợi trời tối, ra giếng! Tóm lại nhà trọ của cô giáo mới không điện, không nước máy, chỉ có phòng tắm lộ thiên, còn nhà vệ sinh công cộng thì sơ sài khá xa nơi ở. Hơi hoang mang, chút nản chí nhen nhúm trong lòng, tôi đã hiểu lý do mấy cô giáo trước đây, chưa dạy học ngày nào đã chuồn mất tiêu! Nhưng tôi thuộc tuýp người thích ứng nhanh kiểu “nhập gia tùy tục”; quan trọng nhất là có thể tự nuôi bản thân, không ăn bám mẹ sau bao năm đèn sách nên tôi mạnh dạn chấp nhận sự thật này.
Hai bác chủ nhà thương tôi như con, quý trọng nghề giáo nên cuộc sống của tôi khá vui vẻ và đỡ nhớ nhà. Hai bác có rẫy mía, rẫy bắp, rẫy khoai mì trồng xen theo từng mùa. Đến mùa thu hoạch, bác trai đánh xe bò chở về chất đầy kho để dành cho gia đình dùng sau phần lớn nông sản đã bán. Hai bác thường để dành cho tôi khi chén cơm bắp, lúc chén khoai ngào đường, hoặc vài khúc mía. Những thức ăn "nhà quê" bình thường đó đối với tôi đúng là món cao lương mỹ vị trong thời gian khó khăn, ngày hai buổi chỉ biết cơm độn bo-bo với gạo xỉn màu.
Cứ thế, ngày ngày tôi đi bộ đến trường, dạy học, ăn cơm tập thể, tối cuối tuần tụ họp ở nhà bạn đàn hát, không phàn nàn gì, cũng không gửi thư về nhà than thở, vậy nên năm học trôi qua rất nhanh. Không biết do tôi suy nghĩ lạc quan hay “rất ngầu” như lời bạn bè khi nghe kể chuyện “bụi đời” của tôi?
Năm sau, hai bác ưu ái cho tôi độc quyền ở một căn nhà khác bên hông trường, là căn nhà thờ ba gian, có rẫy khoai mì bao quanh. Qua khỏi rẫy khoai là một hàng rào gỗ thấp, ranh giới với trường. Căn nhà này bác trai hoặc con trai thỉnh thoảng vào chăm sóc rẫy khoai, quét dọn, và nghỉ ngơi trên chiếc võng treo giữa nhà. Tôi có một không gian riêng tư, có bàn làm việc kê bên cửa sổ nhìn ra mảnh vườn cát trắng trồng xương rồng và hoa sứ. Trước nhà có giàn hoa giấy đỏ thơ mộng và cái giếng nước trong veo. Ở nơi nắng hanh hao đầy gió, có được một mảnh vườn với vài bông hoa như vậy, với tôi cũng đủ là niềm hạnh phúc.
Cũng vì hạnh phúc nhỏ nhoi đó mà tôi đã bao lần suýt trễ giờ vào lớp.
Ông Bùn, gác-dan kiêm đánh kẻng báo hiệu. Đặc biệt giờ vào lớp đánh hai hồi, sau hồi kẻng thứ hai mà chưa có mặt trong lớp xem như trễ giờ. Đôi khi kẻng vang lên lần đầu tôi mới sực nhớ có giờ dạy, vội lật đật thay y phục, rồi tay ôm sách, tay túm hai vạt áo dài, tôi chạy băng qua rẫy khoai mì, leo rào vô trường. Dù lối nhỏ phải đi ngang qua nhà vệ sinh, tôi cũng đành nhắm mắt đưa chân. Những lần như vậy, ông Bùn tốt bụng thấy tôi từ đằng xa là ông chưa bắt đầu hồi hai, đợi tôi đến trước cửa lớp ông mới đánh kẻng. Ông Bùn chính là ông Bụt!

Phụ Tá Giáo Viên Hướng Dẫn

Là chức vụ đầu tiên thầy Hiệu Trưởng giao cho tôi ngoài công việc dạy chuyên môn. Thầy giới thiệu trong một buổi họp giáo viên, “Cô T. từ hôm nay là phụ tá Giáo Viên Hướng Dẫn lớp 10D1 giúp cô Danh, có việc gì cần cô Danh hướng dẫn thêm cho cô T.” Chị Danh dạy môn Vạn Vật, người Nha Trang, giọng nói nhỏ nhẹ. Chị nhờ tôi hướng dẫn báo chí, văn nghệ cho lớp, những việc khác do chị lo. Thứ sáu mỗi tuần, sau giờ họp lớp là chị đón xe về nhà, sáng thứ hai trở lại trường. Tôi thì có được hai ngày cuối tuần rảnh rỗi, nên xem ra cô phụ tá thường bận rộn với đám học trò nhiều hơn. Học trò thay nhau mời cô đến nhà chơi hoặc đi vô vườn ổi, mãng cầu, xoài, v.v... Đôi khi phụ huynh mời tôi dùng cơm cùng gia đình, hỏi han chuyện học hành con em. Cứ vậy, mỗi tuần tôi đều có “báo cáo công tác” trong buổi họp giáo viên với thầy Hiệu Trưởng. Công việc này thật sự không quá khó, trái lại còn đem lại lợi ích về mặt tinh thần và thể chất cho tôi. Thì đúng như vậy, mỗi dịp nghỉ Hè hoặc Tết về nhà, mẹ tôi hay nói tôi dạy học nơi khỉ ho cò gáy mà thấy mập ra. Còn khi hết phép trở lại trường, học trò nhìn tôi thương cảm, “Sao cô ốm dzậy cô?” “Ừ, tại thời tiết Sài Gòn nóng quá!” Tôi trả lời cho xong chứ Bãi Giếng nắng nóng đâu thua kém.

Giáo Viên Hướng Dẫn

Niên khóa sau, cũng trong buổi họp đầu năm, thầy Hiệu Trưởng quyết định, “Cô T. năm nay làm giáo viên hướng dẫn lớp 12A” trước sự ngạc nhiên của toàn thể giáo viên. Tôi biết sự tin tưởng của Thầy Hiệu Trưởng dành cho mình hơi thiên vị. Nhưng không sao, năm thứ nhì dạy học tôi đã có thêm nhiều kinh nghiệm nên tôi đã không làm thầy thất vọng, cũng đã xóa đi suy nghĩ “non tay nghề” của bậc đàn anh.

***

Những kỷ niệm sâu đậm nơi đây là cuộc sống bình thường không tính toán so đo và những con người giản dị chân thật. Một nơi chỉ thấy bầu trời và cát trắng, ban ngày cát nóng rát chân, ban đêm cát sáng thay đèn. Một nơi cửa nhà không cần khóa, sân nhà không cần rào, cách nhau bởi bụi mía, hàng bắp. Nơi mà đi đâu đâu cũng thấy giếng nước trong vắt, như tuổi trẻ tươi đẹp của thầy trò chúng tôi.


Hồ Thị Kim Trâm
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.111 giây.