logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 26/08/2023 lúc 11:06:51(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,254

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Năm cuối của tiểu học, tôi mang về nhà mỗi tháng một bảng danh dự. Có lúc màu vàng, có lúc màu xanh. Thường là hạng nhì, đôi khi hạng ba của lớp Năm B, trường Nữ Tiểu Học Quảng Ngãi. Tôi hằng mơ, sẽ có lần lên hạng nhất. Cô giáo của tôi, cô Du, là người Huế. Trong con mắt của tôi và rất nhiều học trò lớp Năm B, cô Du là cô giáo đẹp nhất thế giới. Cô hay mặc áo lụa tơ tằm màu hồng, màu vàng. Cô đi guốc đa – kao, gót nhọn. Mỗi khi đi sau cô, đám học trò hay giành nhau bước cho trúng những lỗ tròn nhỏ trên đường đi, do gót nhọn của guốc để lại. Cô có răng khểnh, cô cười thật dễ thương. Cô hay cười, lúc nào cũng tươi vui. Tôi mơ làm cô giáo. Đúng hơn, mơ làm cô Du. Quỳnh Lâm, bạn thân của tôi, nhận nhiều bảng danh dự. Nhưng không nhiều bằng tôi. Cô Du thương cả lớp. Nhưng đặc biệt thương Quỳnh Lâm và tôi nhiều hơn một tí.
Kết thúc niên khóa 1970 – 1971, xong tiểu học, tôi được phần thưởng ưu hạng. Trong lễ phát thưởng luôn có chương trình văn nghệ. Cô Du tập học trò múa bài Hè Về của nhạc sĩ Hùng Lân. Tôi vẫn còn văng vẳng bên tai, Đàn nhịp nhàng, hát vang vang, nhạc hòa thơ đón hè sang..., với những “vũ công” mặc áo đầm xòe màu hồng do cô Du vẽ kiểu. Cô Du tập cho ban hợp ca của lớp bài Nhạc Tuổi Xanh của nhạc sĩ Phạm Duy: Đời còn tươi như hoa mới nở sớm mai, sáng ngời. Đời còn thắm như mây non bay ven trời... Quỳnh Lâm và tôi bước lên trước hai bước, cầm tay nhau hát: Đường đi ánh sáng tương lai mong chờ… Vì đời mình còn được sống biết bao nhiêu ngày xanh...
Cô Du chọn hai đứa chúng tôi hát đoạn này, không phải vì hai đứa hát hay. Mà có lẽ vì cô Du thương chúng tôi, nên xếp đặt như vậy. Đường ta ta cứ đi, đời ta bao nỗi vui. Lòng ta chan chứa tình bạn bè. Ngày mai xong ước mơ, nhiều khi trong gió thu, nhìn nhau ta nhớ nhung ngày thơ... Mấy chục năm qua, tôi chưa xong những ước mơ. Nhưng Quỳnh Lâm và tôi may mắn, còn gặp lại nhau, chúng tôi ôn chuyện xưa. Không biết bây giờ cô Du ở đâu. Nhớ đến cô, lòng tôi đầy những thương mến, ngọt ngào.
Thiệt ra, tôi đã mon men tìm đến ánh đèn sân khấu lúc mới vào tiểu học. Hồi đó, vườn trước của nhà, Ba tôi ngăn một đoạn, làm hàng rào cao, đóng mấy chuồng nuôi gà Mỹ kiểng. Thỉnh thoảng, tôi và em tôi, Ngọc Hiền, rủ mấy đứa bạn hàng xóm, con Ba bên tiệm tạp hóa Mỹ Đông An, con Nguyệt tiệm vải Phạm Ngọc Anh, vô chuồng gà làm văn nghệ. Chúng tôi dùng kim băng, găm bốn góc của hai cái khăn tắm trên vai làm áo dài. Chúng tôi trình diễn hoạt cảnh có người con gái buông tóc thề. Rồi yểu điệu vuốt mái tóc thề... bum bê cụt ngủn. Nhưng những vũ khúc nghê thường đó không kéo dài được lâu, vì đám khán giả gà cứ ngủ gà, ngủ gục. Các vũ công đâm chán, giải tán gánh múa, chuyển qua chơi tố lon, u mọi hấp dẫn hơn nhiều.
Lên Nữ Trung Học, tôi lơ là múa hát, mặc dầu tôi biết rất nhiều nhạc. Nhạc tình đã làm trái tim tôi rung động rất sớm. Vừa rời tiểu học, tôi đã lặng người khi nghe... Kiếp nào có yêu nhau, thì xin tìm đến mai sau... Còn tóc bum bê, còn mặc áo đầm, tôi đã thổn thức với... Tóc dài tà áo vờn bay...
Hồi lớp chín bốn, Kim Trâm hát... Ừ thôi em về, chiều mưa giông tới... Tôi thuộc lòng bài hát dễ thương đó và biết bao nhiêu bài hát dễ thương khác. Nhưng tôi chưa bao giờ hát trong lớp. Thầy T. đến cạnh bàn tôi:
– Ngọc Thúy hát bài chi hè?
– ...
– Hát bài Thúy Đã Đi Rồi cũng được.
Tôi cúi gầm mặt. Không trả lời. Tôi muốn thầy phải nhận thấy, tôi từ chối sự quan tâm đặc biệt thầy dành cho tôi. Bao năm trôi qua, bây giờ nghĩ lại, tôi cầu mong thầy T. không để ý đến ánh mắt tối sầm của tôi dành cho thầy. Tôi, chứ không phải thầy, mới thật dễ ghét.
Năm 1975, trong tranh tối tranh sáng của cuộc đổi đời, tôi buộc phải gia nhập “đội múa nhân dân”. Đã là học sinh lớp chín, tôi thuộc hàng già nhất trong đám. Tôi chẳng vui sướng gì khi mặc đầm, đội mũ thủy thủ, múa may lằng nhằng với mấy đứa con nít khác. Nhưng tính lại, đóng góp văn nghệ như vậy vẫn thoải mái hơn là dang nắng ngoài đường, tham gia những chuyện vớ vẩn khác.
Sau đó, tôi vô Sài Gòn. Mỗi mùa hè, tôi về thăm Ba Mạ ở Quảng Ngãi. Ban ngày phụ Mạ bán hàng ở tiệm cơm. Buổi tối, thỉnh thoảng tôi xin Mạ cho ngủ lại nhà Minh Kha ở ngã tư chợ Quảng Ngãi. Hai đứa chong đèn chép cho nhau những bản nhạc đã bí mật tìm ra đâu đó. Rồi chụm đầu khe khẽ hát với nhau: Over and over I kiss you again. Over and over I whisper your name. Chúng tôi trao đổi những bài hát “dân dã” học trong trường Sư Phạm. For I’m going to Louisana… Play polly wolly doodle all the day. Hoặc bài Red River Valley
From this valley they say you are going, we will miss your bright eyes and sweet smile...
Tôi vào lớp 11, trường Marie Curie, vẫn học giỏi như xưa. Cùng với một số học sinh khác, chúng tôi tham gia múa lụa, tay quơ quơ phất phất giải lụa. Dù nghe bản nhạc cả trăm lần để tập múa, bây giờ tôi chỉ nhớ lõm bõm vài chữ: Hà Tây, cửa ngõ thủ đô...
Đến kỳ nghỉ hè, phải sinh hoạt hè ở phường khóm địa phương. Tôi được chọn làm chị nông dân trong màn múa, ta cuốc cho nhanh, cho đều, anh công nhân cầm búa, chị nông dân cầm liềm... Lúc đó, tôi chơi thân với Lan Hương, ở cùng hẻm 533 Nguyễn Huỳnh Đức, cách nhà tôi mấy căn. Lan Hương hơi thấp và mập hơn tôi một chút. Chị của Lan Hương ghẹo, hai đứa tôi đi chung giống số 10. Tôi là số 1, còn Lan Hương là chữ O tròn vo. Đáng lẽ tôi cao hơn, phải làm công nhân. Nhưng anh “đạo diễn” khuyên, tôi nên thủ vai làm ruộng, vì tôi mặc áo bà ba lụa vàng (mượn của chị tôi) thấy xinh hơn. Lan Hương dễ dãi, đồng ý làm công nhân, mặc cái quần yếm màu xanh, rộng thùng thình, coi tức cười quá trời. Lan Hương hát hay và tự đệm đàn tây ban cầm. Lan Hương sáng tác bài Chào Mừng Thầy Cô. Lan Hương qua nhà tôi chơi và tập cho tôi hát:
...
Chào mừng thầy cô trong niên học mới
Ta nghe niềm vui như tiếng sóng lao xao
Này trường này lớp yêu xin chào bằng nụ cười với tất cả yêu thương
...
Tình bạn bè thắm tươi, tình thầy trò ngát hương.
Ôi đời đẹp ngời với tất cả yêu thương.

Thấy Lan Hương vừa đàn, vừa hát, tôi mê quá. Nghe Như Loan, cô bạn cùng lớp, giới thiệu, tôi đạp xe lên nhà bạn, ở đường Cách Mạng Tháng Tám (Lê Văn Duyệt cũ), hai đứa học chung “ghi-ta mô-đéc”. Xong một tháng, tôi chỉ biết tưng tửng mỗi bài Phôi Pha. Bất kể sáng, trưa, chiều, tối, nếu ôm đàn thì tôi chỉ biết... Ôm lòng đêm, nhìn vầng trăng mới về... Chỉ cần nhớ ba hợp âm: Am, C và G7. Hình như ông sư phụ đó cũng không biết nhiều hơn. Tôi rút lui. Thời gian sau, chị Thanh Tâm quen thầy Bùi Thế Dũng. Thầy Dũng đồng ý dạy nhạc guitar cổ điển cho ba chị em. Tôi giấu tiệt thầy Dũng về khoá học chơi đàn đệm cấp tốc của tôi. Chị Cẩm Thành được người yêu gởi gắm đi học đàn ở nhạc sĩ Dương Thiệu Tước.
Vào Đại Học Sư Phạm, sinh viên khoa ngoại ngữ chúng tôi rất “ta đây”, vì được phép hát công khai nhiều ca khúc tiếng Anh. Tôi cặp kè với Thanh Nga, ê a những love songs: Imagine you and me, I do, no matter how the world would be..., hoặc and they called it puppy love..., hoặc You are the answer to my lonely pray, you are an angel from above... Thanh Nga dễ chịu, không chê tôi hát dở. Vẫn chỉ dẫn cho tôi hát, khi Thanh Nga tìm được bài mới.
Anh Nam, trưởng ban văn nghệ lớp Anh 1B chúng tôi, là giọng ca chính cho ca đoàn, hình như ở nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế. Anh Nam hát rất hay, giọng truyền cảm, mặc dầu “nhan sắc” của anh Nam có tính chất “khủng bố”. Anh Nam chọn Thanh Nga, Dung và tôi để hát Dân Ca Ba Miền, đóng góp vào đêm văn nghệ khoa ngoại ngữ. Thanh Nga và Dung nói giọng bắc, hát có vẻ chuyên nghiệp lắm. Dung hay nhái giọng ca sĩ Thái Thanh. Tôi băn khoăn với anh Nam, sợ bị ăn cà chua. Anh Nam trấn an:
– Ngọc Thúy yên tâm, anh Nam sẽ dạy cho Thúy hát đúng. Dễ ẹc hà.
Dung hát bài miền bắc, mặc áo tứ thân, đội khăn mỏ quạ. Thanh Nga một hai xí bài miền trung, chiều chiều dắt Mạ, tà là đèo qua đèo, tà là đèo qua đèo, chim kêu, chim kêu tình như bên nớ... Thanh Nga nói, chỉ thích mặc áo dài khăn đóng, mà đã có sẵn một bộ tuyệt đẹp rồi. Tôi đành phải nhận vai miền nam, mặc áo dài đơn giản, khoác cái khăn thôi. Tôi nhủ thầm, tại hai con nhỏ kia là ca sĩ thứ thiệt, nên ưu tiên hơn. Anh Nam an ủi tôi:
– Đúng ra, Ngọc Thúy gái Huế, làm miền trung. Nhưng làm con gái nam nhí nhảnh, cũng dễ thương lắm.
Vậy là tôi xiêu lòng. Ngoài những giờ tập chung ba đứa, anh Nam phải “bồi dưỡng nghiệp vụ” cho tôi... Người dưng khác họ, chẳng nọ thời kia, nay dìa thì mơi ở... lòng thương nhớ thương.
Tôi thấy mình to gan thiệt, nhưng phóng lao thì phải theo lao, chứ đâu có rút lui được nữa. Đêm đó, trường có mời ca sĩ Thanh Lan đến giúp vui. Tôi đâu thưởng thức gì được. Cứ dợt đi, dợt lại cho đến lúc lên... đoạn đầu đài. Những năm đó, Việt Nam theo CNXH, tức là “cả nước xếp hàng” mua thực phẩm. Bởi vậy, cà chua không có ăn cho đủ sinh tố, thừa đâu mà ném vào ca sĩ dỏm. Hên cho tôi, thiên thời, địa lợi!
Sau đó, tôi không còn đèo bòng sân khấu, nhưng vẫn tụm năm, tụm ba hát nhạc Anh, nhạc Pháp. Tôi theo Tuyết Nhung, cô bạn thời Marie Curie, học tiếng Pháp, (“ông” thầy là anh chàng Phú, nghe đâu dân trường tây thiệt), để bắt chước hát Tous les garçons et les filles, hoặc Main dans la main. Nếu ông Tây, bà Mỹ nghe tôi hát, sẽ nghĩ, tiếng Việt sao cũng hơi hơi giống tiếng Pháp, tiếng Anh.
Sang năm thứ ba ở Đại Học Sư Phạm, anh Vượng cho phát hành một tập nhạc tiếng Anh bỏ túi, gồm những bản nhạc cho nhi đồng. One, two, three, four, five. Once I caught a fish alive… Tập nhạc dễ thương. Những bài hát cũng dễ thương. Nhờ vậy, tôi có thêm vốn liếng để hát, khi đi kèm trẻ tại gia. Tôi thích, nhưng nhát và hà tiện lời khen, không dám nói “nhà xuất bản” dễ thương.
Anh Vượng thành lập một ban hợp ca hay-hát-không-cần-hát-hay, rủ tôi gia nhập. Tôi có hơi ngại một tí tẹo, nhưng không có ý định từ chối. Anh Vượng đã tự tay kẻ cho tôi mấy tập chép nhạc. Bức tranh cây đàn bỏ quên anh làm tặng tôi, đang chễm chệ trong phòng khách ở nhà. Không sao, ca sĩ hát dở người ta chê… ông bầu. Tôi nhớ, tôi đứng gần chị Khiêm, tay đàn dương cầm của nhà thờ Lăng Cha Cả, cất giọng... Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, chọn những bông hoa và những nụ cười... Khán thính giả là lớp Anh 3B. Bạn bè trong lớp thương tôi và đã quen với giọng ca “dỏm” của tôi rồi.
Chúng tôi đi thực tập ở hợp tác xã Tân Thắng, Hóc Môn. Là sinh viên năm thứ ba, chúng tôi chưa được lên lớp dạy, mà chỉ phụ làm “công tác chủ nhiệm”. Tôi và vài sinh viên khác phụ trách lớp 11B. Lớp có màn hoạt cảnh Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn, lời Việt theo nhạc điệu của bài Jingle Bells. Con bé Giang lớp trưởng tường thuật với tôi:
– Cô ơi, thầy Hải trưởng ban văn nghệ nói là biết cô. Hồi xưa phải cô ở ngoài trung xa tít mù không?
– Đúng rồi. Nhưng cô không nhớ có quen biết ai là thầy Hải.
– Không sao đâu cô. Mai mốt em chỉ thầy cho cô. Khi lớp mình trình diễn, cô lên ca chung với tụi em. Hổng chừng thầy Hải cho tụi em thêm điểm. Cô ca nha cô, nha cô.
– Màn trình diễn của học trò. Cô giáo đâu có tham gia được. Tôi ngần ngại.
– Cô không cần ca, cô chỉ lên sân khấu đứng với tụi em là được. Giang và mấy đứa học trò khác nhao nhao.
– Thôi, không được đâu. Tôi dứt khoát.
– Vậy thì mai tụi em dẫn cô lại giới thiệu với thầy Hải. Cô nói với thầy Hải, là cô tập cho bọn em múa bài này. Giang vẫn chưa chịu bỏ cuộc.
– Lại gặp thầy Hải thì được. – Tôi cũng tò mò muốn biết thầy Hải là ai. – Nhưng cô đâu có tập bài này cho tụi em đâu!
– Cô cứ gặp thầy, rồi cô nói sao cho hay thì thôi.
Trời đất, biết nói gì đây. Đến khi đám học trò kéo tôi đến gặp thầy Hải, tôi mới nhận ra người hơi quen quen ở Quảng Ngãi. Anh Hải học cỡ lớp chị tôi. Nhắc lui, nhắc tới, tôi nhớ mang máng, chắc cũng có thấy anh một vài lần. Tôi chẳng biết làm sao để quảng cáo màn vũ của lớp 11B với anh Hải. Tôi cũng hơi tệ. Gặp đồng hương nơi xứ người mà chẳng tỏ vẻ tay bắt, mặt mừng gì cả. Không biết hồi đó anh Hải có vì người quen, mà cho thêm màn vũ của lớp 11B thêm vài điểm chăng.
Theo đề nghị của anh Kiệt trưởng lớp, các thầy cô giáo tập sự cũng phải góp vui trong đêm văn nghệ trường. Tôi lại gan tới trời, cùng với Dung, hát bài Sing Your Way Home tặng học trò. Sing your way home at the close of the day/Sing your way home drive the shadow away/ Smile every smile wherever you go...
Chị bạn cùng lớp Sư Phạm bắt chồng chị phải chụp cho tôi mấy tấm hình. Ca sĩ lên sân khấu, chị không bàn bạc ca hay, ca dở. Mà chị cứ khen lấy khen để, rằng Ngọc Thúy xinh quá, chụp hình chắc ăn ảnh lắm. Mấy đứa học trò, thích cô giáo tập sự, nên cũng khen hay tá lả âm binh. Cô giáo thích chí cười híp cả mắt.
Tôi vẫn lén thầy Bùi Thế Dũng học thêm đàn đệm. Thanh Nga chỉ cho tôi đệm bài Tình Xa, đến đoạn... Ôi, tiếng buồn rơi đều, nhìn lại mình đời đã xanh rêu..., rải đều nốt như kỹ thuật trémolo. Bây giờ tôi không còn đàn cho mình hát nữa. Lẩm nhẩm mấy câu: Đôi khi ta lắng nghe ta, nghe sóng âm u, dội vào đời buốt giá, hồn ta gió cát phù du bay về..., tôi buồn rũ cả người, chẳng vì duyên cớ gì cả.
Tuyết Nhung ngưỡng mộ tôi lắm. Tuyết Nhung có rất nhiều bạn, hay họp mặt hát hò. Tôi mới học được bài Em Còn Nhớ Mùa Xuân của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên qua anh Trung, bồ chị Cẩm Thành. Tôi dợt ráo riết… Em nhé khi nào chợt nhớ mùa xuân. Nhớ lá thư xanh và chuyện tình hồng… Tuyết Nhung làm sinh nhật rình rang, kéo tôi đi trình làng. Sau đó, tôi nổi như... bèo trong đám bạn của Tuyết Nhung. Tuyết Nhung còn phóng đại, thêu dệt nhiều “huyền thoại” về tôi, làm bạn bè Tuyết Nhung cứ tưởng tôi là… danh cầm của thế kỷ. Giáng sinh năm 1981, Tuyết Nhung một hai kéo tôi đi chơi Lái Thiêu với lớp Tuyết Nhung bên Cao Đẳng Sư Phạm. Tuyết Nhung lăng – xê tôi kỹ quá. Bởi vậy, các thầy giáo của Tuyết Nhung yêu cầu tôi hát. Tôi ôm đàn hát... Xin cho một người vừa nằm xuống thấy bóng thiên đường cuối trời thênh thang... Hát xong, tôi cũng giật cả mình. Đi du ngoạn, có chơi rượt bắt dưới những hàng cây, có chèo xuồng trong lạch, có kể chuyện vui, vui thật vui, mà tôi lại đi hát một bản nhạc lạc điệu. Vậy mà, ai cũng tán thưởng, lại yêu cầu hát thêm. Thôi, tra tấn người khác như vậy là đủ rồi. Chuyến đi chơi thật vui, tôi quen thêm nhiều người, rất lý thú, đặc biệt. Chưa kịp kết chặt tình thân, một tháng sau tôi rời Việt Nam. Thư từ cho tôi, Tuyết Nhung vẫn nhắc hoài kỷ niệm Lái Thiêu và những lời thăm hỏi thắm thiết của các thầy và bạn Tuyết Nhung.
Sang Đức, tôi tưởng như mình sẽ chẳng mấy khi có dịp nghe và hát tiếng Việt. Vậy mà, tính ra tôi được nghe rất nhiều và được hát bất cứ bản nhạc nào mình thích.
Trường Đức ngữ GFBA e.V. tổ chức một đêm văn nghệ ở tòa thị sảnh, để giới thiệu cho người dân thành phố Heilbronn sự có mặt của nhóm người Việt Nam. Vì số “nghệ sĩ” ít ỏi, đếm vừa đủ mấy ngón tay, các “minh tinh” phải xuất hiện ở nhiều màn khác nhau. Vừa đọc xong diễn văn khai mạc Đêm Văn Nghệ Việt Nam, tôi tất tả quay vào hậu trường để chuẩn bị trình diễn vũ khúc Dân Ca Ba Miền. Là đạo diễn, tôi bí mật chọn cho mình những vai... đào thương. Miền Bắc với bốn cô trong áo dài tứ thân. Miền Trung với bốn cô trong áo dài vàng và khăn đóng. Chị Thanh Tâm, chị Cẩm Thành thủ hai vai. Miền Nam trong nhạc phẩm Lý Ngựa Ô, hai cô, hai cậu. Đáng lẽ tôi làm cô gái miền trung, mặc áo dài khăn đóng xinh xắn. Nhưng trong hoạt cảnh Ly Rượu Mừng, tôi đã “giành” vai cô dâu, mặc áo dài khăn đóng, ôm hoa cưới, đẹp quá trời rồi, cho nên tôi chọn làm cô gái nam. Minh Châu và Thái một cặp, tôi và Tuấn một cặp. Tới đoạn, Là đưa ý a đưa nàng, anh đưa nàng về dinh, Thái cầm dù cụng đầu Minh Châu rất tự nhiên. Tuấn cứ lọng cọng. Tôi phải sửa hoài. Tuấn than thở:
– Bác Thúy “đì” tớ hoài. Lúc nãy tập Ly Rượu Mừng, bác la tớ um sùm. Tớ quýnh quáng, không biết làm sao.
– Xời ơi, làm chú rể khoẻ ru, có khó gì đâu. Minh Châu chen vào.
– Đúng đó Châu, bác Tuấn chỉ đi có mấy bước theo hai câu: Rượu hân hoan mừng đôi uyên ương, xây tổ ấm trên cành yêu thương, Thúy nhắc hoài mà bác Tuấn chẳng nhớ. Tôi tiếp lời.
– Khổ lắm! Mấy bác không biết đó chứ. Tớ đi hơi nhanh chút xíu, là bác Thúy nhéo sứt cả da. Cô dâu gì mà dữ như cọp. Tuấn phân bua
– Giỡn hoài. Cọp nào mà dữ bằng bác Thúy. Mày không thích thì làm công nhân đi. …người công nhân ấm no, thoát ly đời gian lao nghèo khó..., tao làm chú rể cho. Thái đề nghị.
– Làm gì cũng bị bác Thúy giũa te tua cả, làm chú rể có lý hơn. Tuấn cười tủm tỉm.
Lúc tập dợt, Tuấn cứ làm sai hoài, vậy mà hôm trình diễn lại nhuyễn nhừ. Khi xem hình văn nghệ, cả lớp cứ chọc chú rể Tuấn hoài. Tuấn tỉnh bơ:
– Mấy bác cứ chọc Tuấn ngố đi, miễn Tuấn ngố có tấm hình cụng đầu bác Thúy là được.
Sau đêm văn nghệ, trường chúng tôi nổi như cồn. Các hội đoàn người Đức mời chúng tôi đi lưu diễn màn múa đũa Vần Thơ Sầu Rụng. Cóc cóc, cóc cóc, chúng tôi quay đều hai đôi đũa trên hai tay… Nghiêng nghiêng mái tóc hương nồng, Thời gian lặng rót một dòng buồn tênh, Một dòng buồn tênh… Khán giả người Đức tròn mắt thán phục. Đài phát thanh của tỉnh đến phỏng vấn. Hên cho tôi, người ta chỉ hỏi vài ba câu đơn giản, nên tôi không đến nỗi cà lăm, cà cặp. Sau đó, người ta yêu cầu hát một bản nhạc giáng sinh. Anh Công đề nghị hát Đêm đông lạnh lẽo chúa sinh ra đời... Anh Công một bè, tôi một bè, vẫn đầy đủ... Người hỡi, hãy kíp bước tới, đến xem, đây hang Bê Lem...
Khi Bê, con trai tôi, bắt đầu học nói, tôi dạy con hát nhiều bài hát nhi đồng. Hai mẹ con hát với nhau: Hai chú gà con, Một đàn vịt, Hai con thằn lằn, Con chuồn chuồn, Con chim non... Bê thuộc cả bài Việt Nam Việt Nam dài thật dài. Bê đã trình diễn nhạc phẩm Em Bé Quê thật xuất sắc và được giải nhất trong Tết Trung Thu do sinh viên Việt Nam ở Frankfurt tổ chức.
Có vài năm, tôi chẳng “rớ” tới một bài tình ca theo “trình độ” của tôi. Tôi bận chạy theo thị hiếu của Bê. Tôi tập lắng nghe Backstreet Boys, N-SYNC. Tôi tìm đâu đó một mẫu số tạm thời của hai thế hệ qua Celine Dion, Mariah Carey, Atomic Kitten... Dần dà, Bê tách sang con đường khác. Bê đi thư viện mượn cho tôi dĩa CD của Bryan Adams, Bon Jovi. Bê kể, trong ti vi có chương trình nhạc André Rieu. Tôi không còn khái niệm gì về những bài hát trong dĩa CD Bê lựa cho Bê. Bê vẫn vui lòng thâu nhạc Việt, nếu tôi yêu cầu. Tự trong sâu thẳm của lòng mình, tôi mong có ngày Bê sẽ nghe được tình ca Việt Nam.
Tôi theo lớp Jazz Dance, học các điệu trích đoạn trong vở nhạc kịch Grease. Tôi nghĩ, về sẽ truyền nghề cho đứa cháu nhỏ. Tôi định đi mua dĩa CD, về nhà ôn kỹ những bước đã học trước khi truyền nghề cho đệ tử. Mùa xuân đến, tôi bận quan sát các loại hoa xuân tôi ươm trồng. Hôm qua uất kim hương vừa nảy chồi. Hôm nay thủy tiên vừa có thêm lá... Tôi bỏ lớp Jazz Dance. Tôi không có thì giờ ra phố tìm mua dĩa nhạc. May, tôi chưa hứa hẹn rùm beng với cháu. Chứ không, lại mang tiếng, mười voi không được bát nước xáo.
Một lần tôi đang ủi áo quần, thời gian đó, chồng tôi mới tặng cho tôi dĩa The Phantom of the Opera. Đầu óc tôi cứ lởn vởn bài All I Ask of You. Vừa chăm chỉ miết bàn ủi trên áo, tôi cất giọng... Say, you’ll share with me one love, one lifetime, say the word... Từ trong phòng, Bê phóng như bay ra, mặt hốt hoảng:
– Mẹ, Mẹ có bị sao không Mẹ? Mẹ có bị phỏng không?
Tôi ngơ ngác nửa giây, rồi chợt hiểu:
– Không, Mẹ cám ơn Bê cưng. Mẹ chỉ hát thôi.
– Con mừng quá, con tưởng Mẹ bị đau.
Tôi buông bàn ủi xuống, ôm con, lòng thương yêu vô hạn. Bê nghĩ đến mẹ như vậy, mẹ vui sướng vô cùng. Nếu mẹ là một danh ca, mà con của mẹ hờ hững với mẹ, thì làm sao mẹ có được niềm hạnh phúc này.
Có lần Bê hỏi:
– Mẹ ơi, Mẹ có bao giờ ước mơ là Mẹ thành ca sĩ không?
Tôi đã có lúc to gan, nhưng chỉ dám mơ làm nhạc sĩ.
– Không, chưa bao giờ mẹ ước là ca sĩ. Nếu mẹ mà có giấc mơ này, mẹ con mình chết đói nhăn răng rồi.
Chồng tôi góp lời:
– Làm sao chết đói được. Ăn cà chua với trứng thúi mệt nghỉ.
Năm nọ, người bạn cho tôi xem cuốn băng Thúy Nga nhạc thính phòng với sáng tác của các nhạc sĩ Tuấn Khanh, Vũ Thành An và Từ Công Phụng. Trước đó, lần đầu tiên nghe Từ Công Phụng hát Mãi Mãi Bên Em trong thính phòng ở Frankfurt, tôi đã mê mẩn: Nếu có điều gì vĩnh cửu được thì em ơi đó là tình yêu chúng ta. Nét bút nghệ sĩ của Từ Công Phụng trong tập nhạc và dĩa hát đã làm tôi xôn xao mấy bữa. Bài hát lãng mạn quá, tôi cứ đọc đi đọc lại hoài, trái tim muốn mềm nhũn... Tình dạt dào như dòng suối vây quanh, dù mai đây hương mùa cũ phôi phai, Anh vẫn mãi yêu Em như những ngày trẻ dại...
Bạn thấy tôi thích cuộn băng quá, tặng cho tôi luôn. Về đến nhà Ba Mạ, tôi trình chiếu liền. Nghe bao nhiêu cũng không đủ. Buổi trưa, khi nhiều người còn ngơi, bù lại đêm trước chuyện vãn đến sáng, tôi ra vườn sau của Ba. Vừa tỉa những cánh hoa cúc đã tàn, tôi kể lể... Lời nào yêu hết trái tim buồn... dù một khoảnh khắc sớm phai tàn và lệ em rớt trên môi nhạt...Vừa cắt những chiếc lá úa, tôi ngậm ngùi... Lá vẫn rơi trên thềm vắng, từng thu qua từng thu qua võ vàng... Ngồi đong đưa xích đu, tôi mơ màng... Chừng như không gian đang sưởi ấm những giọt tình nồng... Tôi ngắm trời xanh, mây trắng, ngắm hoa, ngắm lá. Lòng nhẹ nhàng, êm đềm quá, hạnh phúc quanh đây, chan hòa.
Khi tôi vô nhà, Trọng hỏi:
– Nãy giờ chị Thúy đi đâu vậy? Có cuộn băng Từ Công Phụng thâu live, thích coi không?
– Hấp dẫn, hấp dẫn, coi liền. Tôi reo lên.
– Để rủ cả nhà coi luôn cho vui. Cốm, con lên kêu mấy dì, mấy cô xuống coi nhạc.
Trên màn ảnh hiện lên hình cây cảnh thấy quen quen, người thâu phim không phải chuyên nghiệp nên hình ảnh chập choạng. Có hình trái tim, ủa, sao giống hình Cốm vẽ trên cửa sổ vậy nè. Hình chạy đến giàn bầu và su su của ông Ngoại. Rồi xích đu màu trắng xuất hiện. Và tôi, chính tôi đang ngồi xích đu, miệng nhóp nhép. Lồng vào phim là lời hát... Ơn em thơ dại từ trời, theo ta xuống biển vớt đời ta trôi... Cả nhà cười bò lăn. Trời đất ơi, tôi đầu nghiêng qua trái, rồi nghiêng qua phải, rồi ngước lên, rồi cúi xuống. Rồi co chân lên, ngồi kiểu nước lụt, ôm gối, miệng vẫn cứ lảm nhảm. Rùng rợn quá, khiếp đảm thần kinh hệ. Nếu biết quay phim, tôi đã điêu nặng điệu rồi. Ủa, nói chuyện chi huề vốn. Phim diễu mới được chuộng, chớ ai thèm coi phim kinh dị. Tôi cười gập cả người lại. Khi ca sĩ hát đến câu: Ơn em hồn sớm ngậm ngùi, kiếp sau xin giữ lại đời cho nhau... thì vai chính trong phim đang đưa tay che miệng ngáp một cái... rõ dài. Ui chao ơi, một đoạn phim ngàn năm trước không có, ngàn năm sau không thấy.
Vừa tưới cây, tôi nhún nhảy theo bài El Choclo một cách thoải mái, dù biết chậu thủy trúc, cây thiên tuế, chậu lan hồ điệp đang trố mắt nhìn. Có dạo, trời mờ mờ sáng, tôi để ca sĩ ru suốt mấy tiếng đồng hồ... Kỷ niệm nào như muốn khóc, ... thôi đừng tìm nhau nữa mà chi, đường về ngày mai sỏi đá... Có lẽ vì vậy mà cây khế bonsai đau khổ theo, trở thành trong héo ngoài khô. Uổng công tôi cắp ca, cắp củm, khệ nệ khuân từ Việt Nam qua.
Tự bao giờ, nghe nhạc và hát đã trở thành một sinh hoạt quan trọng trong đời sống hằng ngày của tôi. Đôi khi ở nhà một mình, tôi tự cho phép điều chỉnh âm thanh như mình thích. Nghe nhạc vui, hoặc nhạc ngoại quốc tôi có tật mở nhạc thật to. Có lần, tôi đi bác sĩ để khám tai. Tôi lo, tật nghe nhạc to có thể là hiện tượng của bịnh lãng tai. Ông bác sĩ cân, đo, đong, đếm, xong, tuyên bố: khả năng thẩm âm của tôi rất tốt. Tôi cũng để ý rằng, nếu những điều tôi muốn nghe, thì ai có nói nhỏ bao nhiêu tôi vẫn “lãnh hội” được.
Tưởng đã bỏ giấc mộng ánh đèn sân khấu. Dè đâu, năm nọ, các anh chị ban tổ chức văn nghệ tỉnh nhà München bỗng nhiên nóng bầu nhiệt huyết yêu nước, muốn đưa màn hoạt cảnh Hội Nghị Diên Hồng vào chương trình. Mấy chục màn ca vũ nhạc kịch của chương trình đều được tập dượt hàng tuần, miệt mài năm, sáu tháng. Còn hơn một tháng trước trình diễn, làm sao mà nhào nặn hoạt cảnh đây. “Bà bầu” đã lo tìm nhạc bản, nhờ ban nhạc chơi nhạc nền. Y trang đã có. Đến phần diễn viên, anh chị nhìn tới nhìn lui, thấy mấy người bạn đồng niên thật thích hợp với các vai bô lão. Tức là lên sân khấu chẳng cần hóa trang, mà giống y chang... bô lão. Vậy là vợ chồng tôi cũng được hai vai. Chị đạo diễn biết tỏng là các bô lão đã có phần lụm khụm, nên chị không dám bày vẽ nhiều màn, nhiều cảnh. Vài động tác căn bản cho thích hợp với quan hệ vua dân thuở xưa. Lòng dân Lạc Hồng nhìn non nước yêu quê hương/ Giống anh hùng nâng cao chí lớn...
Diễn chỉ mấy phút mà các bô lão xem ra rất căng thẳng. Dầu vậy, ai nấy rất phấn chấn, nên khi hô “Quyết chiến! Quyến chiến!” rất hùng hồn. Thỉnh thoảng có “bô lão nghệ sĩ” quên bài, hát rớt giọng. Bà bầu lên ruột vì sợ bể dĩa. Vậy mà, lúc diễn ngọt xớt. Hoạt cảnh xuất hiện đúng thời điểm những vấn đề biển Đông đang nóng bỏng. Khán giả tán thưởng màn hoạt cảnh, vỗ tay rào rào.
Em tôi đã có lần nhận xét, thật may mắn, tôi hát dở mà học giỏi. Nếu ngược lại, chắc đời tôi sẽ là một chuỗi những trắc trở, tai họa nhỏ nối dài tai họa lớn.
Tôi biết, vì tật mê nhạc của tôi, vì giọng hát nửa vời của tôi, bao nhiêu người quanh tôi đã phải chịu đựng nhiều. Nhưng tôi ước mong luôn đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho những khán, thính giả bất đắc dĩ, bằng trọn con tim đầy ắp yêu thương của tôi. Tôi mong mọi người thân trong đại gia đình, trong tiểu gia đình và bạn bè sẽ tiếp tục vui lòng hiện diện trong đại hí viện hạnh phúc của đời tôi, để tôi được ngâm nga khúc hoan ca, mãi hoài.

Hoàng Quân
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.193 giây.