logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 26/08/2023 lúc 11:26:38(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,254

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Buổi sáng ấy, ngủ dậy, còn lơ mơ, tôi nghe văng vẳng tiếng điện thoại reo, tôi chạy lẹ chân xuống nhấc ống nghe, đầu dây bên kia có tiếng thỏ thẻ nhẹ nhẹ:
« Thưa cô, em không biết đây có phải nhà cô, cô An, không ? Lâu quá không có tin… cô và gia đình vẫn bằng an?... »
Không kịp trả lời, thì tiếng nói im tôi gõ gõ, đường dây trục trặc hay bị cắt. Tôi ấn lui tìm số người vừa kêu, nhưng rất lờ mờ nhìn không rõ, ống nghe rè rè, không có tiếng nói nữa, tôi đoán, có lẽ là một em học trò ngày xưa, ở xa, gọi điện thoại viễn liên, đường dây ngày mưa bão tơi bời, không bén nhạy, làm chúng tôi lạc nhau.
Tự nhiên, rửa mặt xong, ngồi ăn sáng, tôi bồi hồi không biết em nào vừa gọi, rồi suy nghĩ vẩn vơ, tôi lại quay về gợi nhớ trường, lớp, học trò xưa của tôi, đó là thời gian đầu đời từ lúc tuổi còn thanh xuân. Thời gian trôi đi mau thật mau đến không ngờ, đã hơn một nửa thế kỷ, mà lạ thiệt, học trò chưa quên thầy, thầy cũng không thể nào quên được trò, thậm chí tới nhớ cả họ của các em, như Lê Văn Tốt, Vương Văn Cho, Cao Đại Hoàng Tiên, Khưu Bình, Hoàng Văn Đỗ…
May mắn lúc ra khỏi Việt Nam tôi mang theo được một số hình ảnh chụp chung ở các lớp học, lâu lâu lại mang ra ngắm nghía. Những chục năm còn chạy theo cơm áo gạo tiền thì bỏ quên đâu đó. Nay nghỉ hưu, có rộng rãi thời giờ, lấy lại những tấm ảnh kỷ niệm xa xưa ra ngắm nghía và hồi tưởng.
Khi tôi đến, ngày đó, lần đầu tôi đến nhận trường nhận lớp, các em vây quanh chào đón cô thật vui thật cảm động. Cũng có lẽ vì lâu ngày, lớp trống, thời khóa biểu lộn xộn, vì các thầy thay nhau đi thụ huấn 9 tuần quân sự, nay, cô có về, chắc ăn hơn. Tôi thay anh hiệu trưởng cũ, tổ chức lại cho có trật tự và với thời khóa biểu linh động hơn. Riêng lớp tôi làm chủ nhiệm, tôi xếp đặt lại sổ sách, sổ điểm, sổ gọi tên và làm bản đồ lớp theo trật tự nhỏ ngồi bàn trước, lớn ngồi phía sau, ở quê có nhiều em rất cao lớn mà nhỏ tuổi, có em nhỏ tuổi mà muốn cao vượt cả thầy cô. Đa phần các em học trò ở quê được đi học là sung sướng hạnh phúc, khá nhiều em phải giúp gia đình làm ruộng rẫy kiếm ăn, chúng tôi đã có lần có ý muốn mở lớp bổ túc cho các em bận làm ăn suốt ngày vào buổi tối, nhưng ông hội trưởng hội phụ huynh biểu là không nên vì vấn đề an ninh. Phần lớn các em đều chăm học, tuy có lúc hiểu chậm nhưng đều siêng năng, ngoan và thiệt thà.
Trường chúng tôi, thuộc Nhơn Trạch, quận lỵ của tỉnh Biên Hòa, nói vậy mà đường vòng vèo xa Biên Hòa và gần Saïgon hơn. Các em tôi ảnh hưởng đô thị, lanh lợi và đa phần con nhà khá giả. Một số đến phân nửa cư ngụ phía bên kia quận cũng gọn gàng tươm tất. Ông trưởng ty cảnh sát và ông chủ tịch hội phụ huynh luôn nhắc chừng chúng tôi phải để ý thái độ và ngôn ngữ của các em vùng xa sau quận, nhưng thấy cũng không có gì bất cập hay quá đáng. Nói chung, ở hai bên, địa thế, ảnh hưởng có tí chút khác nhau vì hoàn cảnh xô bồ của chiến tranh rình rập, nhưng học trò chúng tôi ở vùng quê mà không quê, có đứa cũng hóm hỉnh và ý tứ lắm.
Ai như một anh bạn đồng khoa của tôi, về quê ở Tuy Hòa dậy học, ổng có lần khoe tôi một tấm hình thầy trò ổng, thầy thì gầy nhom, tóc tai xơ xác, học trò thì có em đi đất nữa trời ạ. Tôi xem và cười mím chi, thì ổng phát cho một câu: « Cô giáo như cô thế này thì tệ quá! » Hồi tôi mới ra nghề, tuổi ngoài đôi mươi, non dạ suy nghĩ, bộc trực, thiệt đúng là tôi tệ. Tệ hơn nữa là khi anh hiệu trưởng cũ về Nhơn Trạch thăm trường, anh bất ngờ nói: « Tôi sắp xong 9 tuần thụ huấn quân sự rồi, nay mai tôi sẽ về đây. » Tôi đâu kém cạnh, cười và nói: « Anh nên đi chọn một nhiệm sở khác đi, nơi này, tôi đã có sự vụ lệnh bổ nhiệm hiệu trưởng rồi, vả lại mỗi thứ bẩy tôi đều về Saïgon theo học lớp quản trị học đường trong thời chiến. Anh yên tâm về đơn vị đi ! » Tôi là rất hung hăng.
Dù hung hăng vậy thôi, mặt khác tôi yêu quý trường lớp và học trò tôi lắm. Khi một ông sỹ quan Mãng Xà Vương (Thái Lan) đến tán tỉnh, tôi liền tán tỉnh lại ông đi lấy gạch cát và đá tổ ong ở Biên Hòa hay đâu đó làm giùm chúng tôi mấy cái hầm tránh đạn pháo kích bất tử cho học trò, bọc quanh trường, rất chu đáo. Xong hầm hố, ổng đề nghị làm thêm đường đi cho tốt, trời mưa, thầy trò không bị bùn đất dính lem nhem áo quần. Chừng đó thì tôi phải lễ phép từ chối và xin mời ông lên gặp ông quận và ông phó vì ở vòng ngoài nhà trường, không phải là phần đất của chúng tôi. Việc đó tự nhiên thôi, thầy nào chẳng yêu quý trò. Không yêu quý sao dậy dỗ nổi.
Quay về nội dung, tôi yêu cầu các em bầu một trưởng lớp có uy tín để trò đó có trách nhiệm giữ sổ điểm, nhất là sổ điểm danh, sổ điểm danh rất ư là quan trọng vì trưởng lớp ở trong vùng xôi đậu. Các em tự bầu mãi cũng không xong, cuối cùng thì chúng tôi quyền chỉ định. Tôi quan sát, tôi dòm mãi, sau tôi quyết định chọn em Nguyễn Văn Bảnh, sinh quán tại địa phương. Tôi không gặp sự eo sèo nào vì trò Bảnh xứng đáng lắm, Bảnh nó bảnh thật, về vóc dáng, cao to khỏe, về đạo đức, luôn tốt tánh an toàn và sẵn sàng giúp các bạn, Bảnh học giỏi, áo quần tươm tất, luôn đi một cái xe Honda 90 sạch chùi láng, vô trường, chạy xe chậm và kín đáo không làm ồn. Em còn rất chu đáo và nghiêm chỉnh khi điều khiển các bạn liên lớp mỗi buổi chào cờ.
Khi nào cũng vậy, đúng 8 giờ sáng thứ hai, Bảnh đứng nghiêm bên cột cờ chờ các bạn vô hàng ngũ, khi đã hết ồn ào, xong chỉnh sửa, Bảnh hô to « Nghiêm » và hơi ngửng mặt lên cao, nhìn lá cờ vàng ba sọc đỏ, tươi màu, phất phới trên kia, rồi quốc ca tiếp theo.
Mọi sự cứ suôn sẻ như thế sau một tam cá nguyệt trôi đi. Bỗng một hôm, sau giờ chơi, Bảnh vô văn phòng, vòng tay lặng lẽ nói:
« Thưa cô, em xin từ chức trưởng lớp và luôn trưởng tràng… »
Tôi hỏi tại sao.
« Em thấy em làm không nổi. »
« Tại sao không nổi, cô thấy em làm rất tốt, nếu có gì khúc mắc cho cô hay. »
« Thưa không. »
« Có gì phiền em, mà em làm không nổi? »
Tôi không vặn vẹo trước vẻ chất phác như đếm của một học sinh ngoan, gương mẫu. Sau lớp chiều, tôi gọi một nữ sinh lại hỏi cho ra lẽ. Ban đầu Hoa nói Hoa cũng không biết tại sao Bảnh thôi việc. Tôi nghi ngờ, hỏi Hoa cho thiệt rõ gia cảnh Bảnh có phần nào liên hệ với phía sau quận, nơi Việt Cộng hay đi đi về về không. Tới đó thì Hoa phải nghiêm nghị thú thiệt: « Không, cô. Gia đình ảnh không liên hệ chi với bên đó, anh đó có hai người anh đi Thủ Đức… Ảnh từ chối chỉ là tại ảnh tự ái và mắc cỡ. »
« Mắc cở? »
Hoa cười rồi kể rõ:
« Anh Bảnh mắc cỡ vì mỗi lần thượng cờ, ảnh hô nghiêm, xong ảnh hất cái mặt ảnh lên cao, là ở dưới mấy đứa rắn mắt nó cười hích hích, làm ảnh đỏ mặt, ảnh quê quê. »
« Có vậy thôi ư, thôi được, cô đồng ý cho Bảnh nghỉ hô chào cờ, nhưng Bảnh phải kiếm cho cô một trò thay thế, tư cách, đạo đức và lý lịch y như Bảnh. »
Bảnh đồng ý và giới thiệu Hoàng Văn Thọ điều khiển chào cờ, Thọ rút kinh nghiệm Bảnh, nhẹ nhàng và thận trọng hơn lúc điều khiển chào cờ, lá cờ tươi sáng vẫn phất phới tung bay dưới nền trời xanh lơ.
Và tình thân giữa cô trò tôi vẫn ngày thêm thấm đậm vui vẻ.
Tôi thương quý các em, một chút xót xa nữa, vì các em lớn lên giữa chiến tranh, một cuộc chiến điêu linh, và các em ở ngay vùng chiến địa, trường trung tiểu học, tọa lạc ngay bên cạnh quận. Hướng về phía Saïgon là xã Phú Thạnh, có một con đường duy nhứt đi qua yếu khu kho đạn, qua cổng yếu khu là chùa Pháp Hoa, kéo dài tới xã Đại Phước, với chợ Đại Phước khá đông vui, nối dài nữa là đi tới phà Cát Lái, tất cả vùng quận về bến phà tới Saïgon tương đối khá an ninh, có quận, có yếu khu, có quân đội Đại Hàn, Thái Lan canh gác, yểm trợ cả nơi vòng đai bìa rừng cao su. Nhưng đối diện bên kia quận, đường về xóm Hố, Hố Bò, Phú Hội, Phước Thiền là vùng bất an, là điểm nhắm từ chiến khu D.
Trái với bên kia, chỉ là dân buôn bán và đi làm thợ, phía bên này lại là khu trồng tỉa tươi tốt hoa mầu và chăn nuôi gia súc. Từ khu bất an, có khá nhiều các em học sinh đến trường học quận. Từ đó, nên phần lớn, mỗi đứa có một cái xe Honda phóng vù vù, vui sướng, ngây thơ, có lúc quên cả hiểm nguy rình rập và bất chợt. Tuy là vùng hiểm nguy nhưng bên Phú Hội xóm Hố lại trù phú, hoa mầu, cây trái, xanh tươi và cảnh tươi mát thiên nhiên đãi ngộ lạ lùng, những vườn cây ăn trái sum suê, thoáng mát và thơm ngát mùi nọc tiêu, mùi bưởi, mùi hoa cam chạy dài thoang thoảng bay theo gió.
Vì đất trù phú, dân cư sinh sống trồng tỉa, nên Việt Cộng hay về tuyên truyền và thu thuế, VC cũng đắp mô, phục kích cản đường ra lộ, lối ra Tiểu Tòng Lâm và Đại Tòng Lâm. Quân đội đồng minh phối hợp với địa phương quân và lính nhẩy dù bên ta luôn luôn hành quân càn quét, song, VC vẫn lẻn về bám trụ và tuyên truyền, cả chiêu mộ và dọa dẫm.
Đoạn từ Phước Thiền tới bên hông quận, khu nhà mồ là khúc nguy hiểm, ngặt nghèo. Nhất là đoạn đường ngắn từ nhà mồ đến xóm Hố. Gọi là nhà mồ, nhưng khi xưa người Pháp cho kiến trúc nguy nga đồ sộ kiểu Âu Châu, khá cao và kiên cố, nhà lồng đẹp và uy nghi. Ở ngay điểm quẹo của khúc quanh đi xuống từ nhà mồ, từ cái điểm quẹo thơ mộng đó, thì xe dân sự hay xe quân sự, xe bốn bánh, xe hai bánh, hay cả xe lôi Lambretta đều phải giảm tốc độ để theo đường vòng xuống thấp từ từ và ở chỗ đó, tài xế và xe là điểm ngắm và bia bắn của tụi VC mò về ẩn nấp trong rừng cam rậm rạp. Đường ngắn, đạn xẹt, nhanh, không một cái lá rơi đến giữa đỉnh đầu ruồi, lại một người oan mạng. Tội nghiệp những người lính địa phương quân và cảnh sát quận luôn thiệt thân ở đó.
Sát lối xuống thoai thoải râm mát và sang trọng của xóm Hố là một nhà thờ uy nghi với tượng đức mẹ Maria dang tay cứu rỗi muôn đời, cạnh đó, có một trường tiểu học khang trang hằng ngày vẫn ê a tiếng trẻ con đọc vần. Sau nhà thờ và trường tiểu học, trái cây như mít, ổi, sầu riêng Long Thành và xoài cát chín vàng rực rỡ. Mùa hè, đi dạo nơi đây, cây lá rì rào, ve sầu ru hát ve ve, lối đi êm nhẹ, có nắng vàng Trịnh Công Sơn lạc lối đu đưa, kỳ lạ và rất lạ kỳ, thiên đàng êm ái, thanh bình yên ắng là đây.
Rồi chiến tranh đổ máu, lửa cháy cũng là đây. Cả hai rình rập và tấn công nhau bất chấp lúc nào. Tên VC núp trên cao vừa bắn sẻ một người, chết, lăn bộp xuống đất nhẹ nhàng như chiếc lá rụng, hắn tụt xuống, còn lẹ hơn cái xác chết vừa rơi, nhẹ lủi vô vườn cây, thì có trời mà tìm ra hắn. Hắn là ai, hắn là mặt trận, hắn là du kích nằm vùng, hắn có thể là một người bản địa, mai lại ra tỉa tiêu, tưới chuối.
Ôi tội nghiệp cho người lính Việt Nam Cộng Hòa, với bộ sắc phục trên mình, họ là những cái bia bắn không bao giờ sai hẹn! Cuộc chiến này chui lủi, hèn hạ và bất công. Một cuộc chiến uất nghẹn ngàn năm, không thể nào nguôi ngoai nổi. Nó còn đó, dấu ấn còn đó, âm ỉ âm u y như tiếng ve sầu rền rỉ thiên thu!
Dù bao gian nan vây bủa, ờ thì chúng tôi vẫn tiếp tục con đường đi, trò vẫn đến trường thầy vẫn đến lớp. Rồi cũng có tin vui giữa mùa loạn lạc. Đó là có một cái đám cưới của học trò được dự trù. Ở nhà quê, con gái con trai lấy chồng lấy vợ sớm, lớp 4A có một em nữ sinh tên Bích, ở trên Phú Hội, báo tin em sắp lập gia đình, có ý mời một số đông bạn cùng lớp. Đúng lẽ ra khi một em học sinh đã lập gia đình thì không được phép học tiếp. Nhưng phụ huynh em Bích lại đến trường năn nỉ cho em được tiếp tục đi học lại sau đó.
Tôi cả nể, mang việc ra hội ý toàn ban giáo sư, họ rộng lượng đồng ý, viện lẽ ở quê có người ham học là quý, mắc gì từ chối. Vậy là cả lớp, gần như cả trường được mời dự tiệc. Có lẽ nhà đám cưới, hai bên giàu có, khá giả. Giữa vùng chiến địa, trận chiến giằng co, ngày như ngủ, đêm như thức, vậy mà có một đám cưới, khiến ai ai cũng vui vui lây. Đám cưới của người mà vui như đám cưới của mình. Cái tin đám cưới từ trường lan ra, ríu rít như một cánh hoa mắc cỡ tim tím rung rinh theo gió nở ra bên chiến hào. Ngày đám cưới, Bích dự trù là một tuần lễ trước tết, nhằm ngày tiễn ông bà táo mùa xuân năm 1973. Hơi khít khao nhưng sau đó là kỳ nghỉ cuối năm cho học trò. Gia đình đám cưới vui mừng báo là đã xem ngày tốt đón khách và đưa dâu về ngoài Long Thành.
Mấy trò gái lớp lớn rủ nhau đi Saïgon sắm tết, luôn thể sắm bộ dạng áo quần nhiều màu đẹp đi đám cưới, đi đưa dâu. Bàn bạc nói cười nhiều, hớn hở, có lúc bàn tán đám cưới mà ồn ào, đám cưới hay đám giặc?
Ba hôm trước ngày khởi hành lên Phú Hội, trò Bảnh đã êm đềm và trịnh trọng đề nghị đến đón và chở cô đi ăn cưới, xong, chở cô về luôn thể, vì tiện đường, xe tốt và êm. Thêm nữa, em biết nhiều lối tắt, ngang dọc, đi rất lẹ, về rất mau. Tôi nói cám ơn, tôi cũng có xe Honda dame 50, « Để cô chạy dợt xe, đua xe với với mấy em nữ sinh cho vui, chẳng mấy khi! » « Thôi cô, để em đưa cô đi và đưa cô về, đường xa, xấu, nhiều đoạn vắng, nhiều khúc quanh gấp, mặt đường quê, đầy đá cục, đá dăm… Cứ để em đưa cô đi và về cho an toàn. »
Cô giáo cảm động và đồng ý với em học trò ân cần tử tế!
Sáng chúa nhật y hẹn, cô trò áo quần chỉnh tề, ung dung lên đường. Xe chạy bon bon, có nhiều em vù vù qua mặt chúng tôi, và chúng tôi cũng qua mặt nhiều em khác, đứa nào cũng diện đồ chiến, ôm theo quà mừng cột ruban bay phất phới, chào gọi nhau ơi ới. Con đường đất đỏ viền cỏ xanh non, hoa dại viền mép đường thoang thoảng mùa xuân chúm chím vờn gió se se lạnh. Đi qua quận, gần tới Phú Hội, cách chừng ba cây số, cái xe cáu cạnh của trò Bảnh cán nhằm cục đá dăm, ho khan, khạc khạc, Bảnh cẩn thận thắng xe, dắt vô lề đường. May nơi đó có cái quán gió, lợp lá gồi, bán nước mía lau. Xe em chắc nghẹt xăng, cô vô quán uống nước, em coi sửa, chút xíu, mình đi tiếp tục. Nói xong, Bảnh từ từ mở đồ nghề, gõ gõ đập đập, lau lau, chùi chùi mấy con ốc rồi vặn lại, rồi đạp máy, nhưng xe không nổ. Bảnh lại tháo mấy con ốc ra, lại cạo cạo, sửa sửa, gõ, đập, lại thử đạp máy, xe vẫn không nổ. Dọc đường cùng đi, có 3, 4 tốp bạn đồng hành ngừng lại, ân cần hỏi thăm.
« Bộ xe anh Bảnh kiếm chuyện hả? »
« Ngộ không? Xe anh Bảnh tốt lắm mà, nay cũng nằm vạ hả? Thôi để tụi này chở cô đi cho. Ba, bốn lần các bạn ngừng, an ủi và đề nghị chở cô đi cho kịp giờ. Nhưng Bảnh phản đối, nói xe sắp chạy lại được rồi, chỉ ngộp xăng chút xíu. Bảnh thế nào cũng đưa cô tới được mà. »
Để cho trò Bảnh đỡ lúng túng, sốt ruột, cô giáo bèn ghé vô quán nước nói chuyện vu vơ với bà chủ, để qua thời giờ, hỏi thăm bà và được biết bà ở Bắc kỳ, vô đây từ thời người Pháp mộ phu vô Chơn Thành, Hớn Quảng, Thủ Dầu Một để làm đồn điền cao su. Rồi chồng bà mất, bà trôi giạt về đây mua đất, mở rộng trại, đào hào, đào rạch, be bờ mương thả cá, nuôi tôm… Cuộc sống của bà an bình và êm ả quá, cô giáo nghe và xem cá bơi thong dong mà quên cả sốt ruột chờ Bảnh sửa xe.
Một lúc lâu sau, có lẽ tụi xe Honda đi ăn cưới của đám bạn đã qua mặt hết rồi, không còn nghe tiếng gọi nhau ơi ới ngoài lộ nữa. Cô giáo ra kêu Bảnh vô nghỉ tay uống nước mía lau và ăn bánh ú, có cả bánh dầy nhận đậu mà bà lão chủ quán nói theo tiếng Bắc gọi là bánh lư!
« Em xin lỗi, em đã làm lỡ việc của cô, em cũng có lỗi với chị Hoa nhiều lắm… »
Bảnh đang lí nhí, lúng túng nói và nói… thì, ầm ầm oàng oàng… mấy tiếng nổ long trời từ đâu vọng lại làm rung chuyển cả một rừng cây, cát bụi tung mù mịt, đá từ đâu văng tới rào rào, bà lão chủ quán kéo vội cô giáo nằm sấp xuống gần phản gỗ dầy, cùng lúc bà xô Bảnh vào khuất sau một bờ tường.
Cô giáo sợ thất đảm hồn vía lên mây, « Chuyện gì vậy hả bác? » « Ồ, chắc mấy ông Việt Cộng về khủng bố đâu đây, coi chừng là họ đánh đám cưới là… chết hết… trời ơi là trời. »
Bà quen sợ mà bà còn thất đảm, cô trò tôi thì chết lặng người. Bảnh ngồi im, mặt xám đen, trông thất thần như tượng gỗ. Cô giáo thì sợ như trời vừa sập, cô cắn môi mạnh cho có cảm giác đau, cô nghĩ là cô đang ở trong một giấc mơ hãi hùng và mong là giấc mơ đó sẽ tan đi nếu cô còn thức giấc!
Ngoài đường lộ, có năm xe nhà binh từ quận chạy vùn vụt lên xóm Hố. Rồi ba xe cứu thương từ yếu khu đi theo bén gót, thêm một đoàn xe từ chi khu y tế phóng theo.
« Nhưng mà… họ đã chết cả rồi, họ chết rồi… » Bảnh lẩm bẩm, đưa tay lau mắt.
« Em, em có nghe ngóng được tin gì trước đây không? »
« Không, thưa cô, em làm sao biết tin gì, nếu mà em biết, em đã ngăn cản các bạn đừng đi.»
Cô giáo vẫn choáng váng.
« Tại sao tụi nó chết lẹ vậy, chết thật lạ lùng. Cái thứ đồ Việt Cộng ác ôn! Em, thì thiệt là em không muốn cô tới chỗ nguy hiểm, bị cô còn trường lớp và nhứt là còn em bé Mai đợi cô ở nhà!»


Hè 2023
Chúc Thanh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.177 giây.