logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 29/08/2023 lúc 10:23:50(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tên hắn là Mai Anh Tuấn.
Tôi để ý đến hắn, không phải vì cái tên với cái họ “lạ”, họ Mai. Cũng chẳng phải vì hắn là công tử con nhà giàu. Nghe nói ba hắn đi qua Mỹ từ ngày chạy loạn 30/4, nên cuộc sống mấy mẹ con rất ung dung khá giả. Mới học lớp 6 thôi, mà hắn đi học mặc quần tây áo sơ mi “đóng thùng” chỉnh tề, mang giày xăng-đan, tay còn đeo chiếc đồng hồ nữa cơ.
Tôi thích đôi mắt hiền của hắn, nhìn chúng tôi chơi đùa, khi bị cả lớp tránh xa, vì cái tội... “con nhà giàu”. Giờ ra chơi, thời buổi khó khăn, chúng tôi chỉ được củ khoai lang khoai mì, sang lắm là miếng xôi, cái bánh cam, còn hắn thì gặm bánh mì thịt, nên thường bị đứng bơ vơ ở một góc sân trường.
Tôi thích nhìn mái tóc của hắn, màu hạt dẻ, mềm mại, khi hắn hất cái đầu thì làn tóc bồng bềnh, vài cọng xoã trên trán, nhìn cũng…hay hay, và chẳng hiểu sao, tôi cũng thích nhìn cánh tay đeo đồng hồ của hắn, khi hắn đưa lên xem giờ, có vẻ rất điệu nghệ, dù hắn chỉ là thằng nhóc tì mười hai tuổi, cũng đã làm cho con nhóc tì là tôi để ý (dù là nhìn lén!). Nhưng với bản tính trẻ con, tôi mê chơi với lũ bạn, không thèm dòm ngó hay bận tâm nhiều đến thằng bạn thuộc “giai cấp” khác. Thậm chí, còn có rất nhiều lần, bực bội chuyện học hành, hoặc cãi lộn với bạn bè, tôi nổi sùng, “giận cá chém thớt”, đi ngang qua chỗ hắn với cái liếc mắt nhọn hơn dao găm, phớt lờ ánh mắt tội nghiệp của hắn đang nhìn theo dáng đi rất ư là ... hùng hổ của tôi.
Gia đình tôi có hai căn nhà, một kế bên Chùa Vĩnh Quang, một gần Nhà Thờ Đức Tin, nên tôi là cư dân của hai xóm này. Thuở bé, hễ mùa Vu Lan là tôi theo mấy đứa trong xóm chạy qua Chùa chầu chực thức ăn nhà Chùa phát thí cho… cô hồn các đảng. Lớn lên, tôi có thói quen dừng lại trước cửa Chùa, ngắm vườn Chùa nhỏ xinh với cây Ngọc Lan toả mùi thơm ngát. Hôm đó, tôi vừa có dịp đi ngang Chùa, thì có bóng người bước ra:
– Chào bạn, nhớ tôi không? Mai Anh Tuấn nè…
Nghe cái tên là tôi nhận ra cả người, và cả một thời “khi xưa ta bé”, nên hơi ngại ngùng:
– Bao nhiêu năm rồi nhỉ? Sau năm học đó, bạn đi đâu?
– Nhà mình dọn qua Xóm Thuốc.
– Vậy sao hôm nay có mặt ở đây, bộ bên Xóm Thuốc không có Chùa sao?
– Có chớ! Nhưng tại hồi còn sống, mẹ của mình hay đi Chùa này.
Đôi mắt hắn, vẫn đượm buồn như năm xưa, giờ còn buồn hơn, khi kể về nỗi đau mất mẹ bất ngờ vì tai nạn, trong khi hắn đang đi chơi ngoài Vũng Tàu nên không kịp nhìn mặt mẹ lúc hấp hối.
Cây Ngọc Lan trong vườn Chùa rụng rơi mấy nhánh hoa, đậu trên vai hắn. Trên chiếc áo trắng của hắn còn gắn một bông hồng trắng mà tôi chợt nhìn ra. Cơn gió nhẹ thoáng qua, hắn lại hất mái tóc mềm mại như thuở nào, và tôi cũng kịp nhìn trên tay hắn có đeo chiếc đồng hồ. Mọi thứ thực, hư, hiện tại, quá khứ xuất hiện đan xen nhau, trong vườn Chùa rộn ràng kẻ qua người lại, nồng nàn mùi khói nhang, hoà với tiếng mõ tụng kinh từ chánh điện vang xa, và đôi mắt hắn u hoài, tiếc thương, xa xăm…là hình ảnh tôi mang theo về tận nhà, vào trong giấc ngủ mộng mị.
Và tôi biết, tôi chưa bao giờ ghét hắn. Giờ lại càng thấy gần gũi mến thương hơn, không phải vì hắn còn “hất mái tóc màu nâu bồng bềnh”, hay “tay đeo đồng hồ ấn tượng”, mà vì hắn cũng đang giống như tôi, mồ côi mẹ!

VẪN LÀ NHỮNG CÂU HỎI

Đang bữa cơm chiều, cả xóm bỗng chộn rộn lên vì tiếng khóc của bé Na, tôi cũng nhanh chân chạy qua xem, thấy ba nó là anh Tuấn thất thần, ngơ ngác đưa cho mọi người đọc lá thư của chị Hương, vợ anh, để lại, nói lời xin lỗi gia đình để được xuất gia đi tu, mà không nói tu ở đâu, chùa nào.
Chị Hương còn rất trẻ, trước đây không phải là “thiện nam tín nữ” xóm Chùa, vì chỉ có những ông già bà cả mới thăm viếng Chùa thường xuyên. Bỗng một năm trở lại đây, chị siêng năng đi Chùa, không những Chùa trong xóm mà cả các Chùa nơi khác. Chồng chị đi làm, chị ở nhà nội trợ nuôi con Na mới hơn 3 tuổi, nhưng nhờ hai bên nội ngoại gần bên nên chị cứ gửi con rồi đi Chùa, lúc đầu còn thỉnh thoảng, về sau thì đi miệt mài, có khi chiều tối đạp xe về nhà còn mặc nguyên bộ đồ lam màu xám. Dẫu vậy, việc chị đột ngột bỏ nhà đi tu, để lại con Na bé xíu vẫn làm cho bà con ngạc nhiên, bàn ra tán vào dữ dội.
Vài tháng sau, một cô trong xóm đi thăm người quen bên Hóc Môn, tình cờ nhìn thấy chị Hương, giờ đã cạo đầu, là một sư cô, đi chợ với một sư cô khác. Hai sư cô vui vẻ, thân thiết, nói chuyện cười đùa rất ý hợp tâm đầu. Chị hàng xóm liền bám theo đến ngôi Chùa hai sư cô (thật không hổ danh “tình làng nghĩa xóm” quan tâm để ý lẫn nhau), rồi về xóm báo cho gia đình chị Hương (từ nay xin gọi là sư cô Hương). Cả nhà sư cô gồm chồng con, ba má, và mấy chị em liền kéo đến Chùa đó, bé Na gặp mẹ là nhào tới ôm, khóc lóc đòi mẹ, rồi mỗi người một câu, sư cô Hương đành trở về nhà. Nhưng chỉ được vài tuần, sư cô lại bỏ đi, lần này lá thư nói rất rõ, sẽ đi thật xa, đừng ai tìm kiếm để sư được trọn tâm nguyện.
Dĩ nhiên, bé Na vẫn khóc, anh Tuấn vẫn rầu rĩ âm thầm chăm sóc con thơ, nhưng gia đình chẳng còn muốn tìm kiếm, dù có đôi lần, người ta vẫn bắt gặp sư cô Hương ở đâu đó, vẫn đi với sư cô lần trước, khi thì đi chợ, khi thì đi tụng niệm, hay đi Chùa nào đó, an nhiên thoải mái như là chẳng vướng bận gì.
Thỉnh thoảng mấy bà mấy cô trong xóm cũng tụm năm tụm ba nhỏ to với nhau, nghi ngờ chuyện đi tu của sư cô Hương, bởi lần nào cũng y chang như lần nào, hễ có ai dòm thấy sư cô Hương thì bên cạnh vẫn là sư cô kia, như hình với bóng, dính nhau như sam, rạng rỡ hạnh phúc phơi phới . Thực hư thế nào, nguyên nhân xuống tóc tìm về cửa Phật của sư cô Hương, chỉ có trời có Phật (và chính sư cô) mới biết, hơi đâu ngồi bàn tán tào lao. Riêng tôi, hình ảnh anh Tuấn cõng bé Na ra đầu ngõ mua cho nó gói khoai mì trộn dừa với muối đậu, rồi hai bố con dắt tay nhau đi dạo loanh quanh trong xóm những buổi chiều luôn làm tôi xót xa .
Thời gian trôi qua vùn vụt, cách đây mấy năm, tôi theo cô bạn Phật tử đến Chùa Trúc Lâm dự lễ Vu Lan kết hợp với chuyện… thưởng thức mấy món chay khoái khẩu, và cũng để diện kiến Thầy Thích Pháp Hoà, vị giảng pháp nổi tiếng với cộng đồng Người Việt khắp nơi mà tôi là “hàng xóm Edmonton” nhưng lại mới biết.
Trong lúc xuống bếp xem các sư cô làm thức ăn, tôi bất ngờ nhận ra sư cô Hương. Hỏi ra mới biết có nhóm sư cô cùng Phật tử từ Việt Nam qua Mỹ và Canada viếng các Chùa. Tôi mừng rỡ đến chào người hàng xóm cũ, nhưng Sư cô xua tay, nói không quen biết, chắc tôi lộn người. Tôi bèn kéo sư cô ra một góc riêng, chậm rãi nói rõ nhà tôi có ai, nhà sư cô có ai, tôi chơi với em gái sư cô tên gì, lúc đó sư cô mới hết đường chối cãi, mới chịu nhìn tôi, vội vã hỏi thăm vài câu xã giao. Rồi sau đó Chùa quá bận rộn, chúng tôi không nói được gì thêm.
Ngày hôm sau tôi quay lại Chùa tìm thì chú tiểu cho biết, sư cô bị cảm không thể tiếp khách. Thực lòng, tôi chỉ muốn gặp lại sư cô để hỏi han về xóm cũ, về gia đình sư cô, về bé Na giờ đây chắc cũng đã là thiếu nữ trưởng thành, chứ không hề có ý gì khác. Ngoài ra, tôi còn có ý chúc mừng, ngơi khen sư cô đã kiên trì với đường tu suốt ngần ấy năm, nhưng không hiểu sao sư cô lại trốn tránh, không muốn gặp tôi? Chả lẽ vì cái quá khứ đã có chồng con, hay vì một lý do nào khác nữa?
Còn cái câu hỏi từ thuở xưa cả xóm thắc mắc (chứ không riêng gì tôi), tại sao sư cô không chờ bé Na lớn hơn một chút rồi hãy xuất gia, mà lại bỏ nó bơ vơ khi nó còn quá bé bỏng ngây thơ?
Liệu sư cô có thấy tịnh tâm trong tiếng kinh kệ chuông mõ hàng ngày khi mà còn văng vẳng tiếng khóc của con thơ nhớ hơi mẹ, thì đã từ lâu không có câu trả lời, và bây giờ cũng chẳng còn quan trọng.

Kim Loan

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.055 giây.