logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 01/09/2023 lúc 01:21:40(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Từ lâu, người dân Hoa Kỳ đã lo lắng di dân nhập cư vào Hoa Kỳ sẽ cướp đi công ăn việc làm của họ. Năm 1891, Henry Cabot Lodge, TNS ủng hộ các luật di trú nghiêm ngặt hơn, đã mô tả công nhân ngoại quốc là “nguồn cung cấp lao động giá rẻ” đang “liên tục làm giảm thu nhập của người lao động” ở Hoa Kỳ.
 
Emma Lazarus, cùng thời với Lodge, lại có quan điểm khác. Lấy cảm hứng từ Tượng Nữ Thần Tự Do, bà đã viết bài thơ “The New Colossus” năm 1883. Để rồi những vầng thơ của bà “Give me your tired, your poor / Your huddled masses yearning to breathe free” (xin được tạm dịch: “Để lại cho ta những khốn nghèo, mệt lả/ Những kẻ lạc loài, khát hơi thở tự do”) đã được đặt tại chân tượng.
 
Cho đến nay, căng thẳng giữa Lodge và Lazarus – giữa tư lợi kinh tế và lý tưởng nhân đạo – vẫn còn tồn tại trong các cuộc tranh luận về di dân và nhập cư của Hoa Kỳ. Thực tế, cả hai quan điểm đều có chung một cơ sở thiếu sót. Một dự án nghiên cứu đang phát triển cho thấy rằng di dân không phải là những kẻ giành giật việc làm, người nhập cư cũng không cần Hoa Kỳ phải ‘ban ơn mưa móc.’ Thay vào đó, đa số người nhập cư là những người tạo ra công ăn việc làm cho người khác.
 
Nếu có một số lượng việc làm nhất định trong một khu vực, rồi di dân nhập cư và kéo nhau đến đó sinh sống, thì có vẻ như cảm giác về việc họ sẽ chiếm lấy công việc người bản xứ là đúng. Thật vậy, với Lodge thì điểm này “quá rõ ràng, không cần bàn cãi.” Nhưng ông và những người có chung quan điểm này mắc phải hai sai lầm. Đầu tiên, những người nhập cư không chỉ bổ sung vào nguồn cung cấp lao động; họ cũng làm tăng thêm nhu cầu lao động. Khi người nhập cư tham gia vào nền kinh tế địa phương, họ cũng sẽ làm tăng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ – chẳng hạn như nhu cầu về nhà ở, thực phẩm và phương tiện đi lại – từ đó làm tăng nhu cầu về nguồn lao động ở địa phương. Điều này giúp giải thích một trong những phát hiện nghiên cứu nổi tiếng nhất về kinh tế học lao động: Nghiên cứu của David Card về The Mariel boatlift from Cuba to Miami (Cuộc di cư hàng loạt từ Cuba tới Miami). Từ tháng 5 đến tháng 9 năm 1980, khoảng 125,000 người Cuba đã đến Miami. Một nửa trong số họ định cư ở đó, tăng 7% lực lượng lao động địa phương. Tuy nhiên, Card không nhận thấy tác động tiêu cực nào đối với tiền lương hoặc mức độ việc làm ở Miami.
 
Sai lầm thứ hai của trường phái Lodge là chỉ coi người nhập cư là người làm công hoặc có khả năng làm công. Tư tưởng này loại bỏ hẳn một trong những cách quan trọng nhất mà người nhập cư tham gia vào nền kinh tế: họ có thể trở thành chủ lao động. Người nhập cư tạo ra các công ty mới, và những công ty này tạo ra công ăn việc làm mới. Trên thực tế, người nhập cư có khả năng bắt đầu công việc kinh doanh mới cao hơn so với người bản xứ. Một nghiên cứu gần đây đã phân tích quốc gia xuất xứ của các nhà sáng lập từ tất cả các công ty, cơ sở được thành lập tại Hoa Kỳ từ năm 2005 đến năm 2010. Kết quả cho thấy người nhập cư có khả năng bắt đầu công việc kinh doanh mới cao hơn 80% so với người bản xứ. Đây hầu hết là các mô hình kinh doanh nhỏ với chỉ vài nhân viên, bao gồm nhà hàng, tiệm sửa xe, thẩm mỹ viện, cửa hàng bán lẻ… Nhưng nhìn chung, đa số nhà sáng lập doanh nghiệp mới đều là người nhập cư, ở mọi cấp độ quy mô việc làm, từ các cửa hàng chỉ vỏn vẹn vài nhân viên cho đến các công ty sở hữu hàng trăm, hàng ngàn hoặc thậm chí là hàng chục ngàn lao động. (Có thể kể đến như Google, eBay, Yahoo và Tesla, hoặc Dow, DuPont, Merck và Pfizer – tất cả đều có nhà sáng lập hoặc đồng sáng lập là người nhập cư). Khi tổng kết tất cả và nhìn lại, kết quả thật ấn tượng: những di dân nhập cư vào Hoa Kỳ đã gầy dựng nên rất nhiều công ty thành công; họ đã tạo ra việc làm nhiều hơn là lấp đầy nó. Hơn nữa, các công ty do người nhập cư thành lập trả lương ngang ngửa hoặc cao hơn so với các công ty khác.
 


Điều này không phụ thuộc vào nguồn gốc của người nhập cư đến từ đâu. Dân nhập cư vào Hoa Kỳ bắt đầu kinh doanh với tỷ lệ và quy mô tương tự nhau, bất kể họ có sinh ra ở các nước OECD hay không (chủ yếu ở châu Âu và có thu nhập bình quân đầu người cao hơn 3.5 lần so với mức trung bình của thế giới).
 
Vẫn có những lo ngại về sự khác biệt giữa các khu vực. Ở một số nơi, các doanh nghiệp của dân nhập cư có thể tạo việc làm, và thậm chí có tác động tích cực lâu dài đến nền kinh tế quốc gia. Trong khi đó, ở một số nơi khác, người nhập cư có thể cạnh tranh việc làm với người bản xứ. Để phân tích khả năng này, chúng ta có thể quay lại thí dụ Mariel-boatlift. Theo các học giả kinh tế, cuộc di cư đã cung cấp một “thí nghiệm tự nhiên.” Thị trường lao động địa phương Miami đã trải qua một cú sốc bất ngờ; còn các thành phố khác thì không. Điều này xảy ra bởi Fidel Castro tuyên bố với người dân Cuba rằng nếu họ muốn rời đi, họ có thể khởi hành từ cảng Mariel, và ông sẽ không cấm cản. Di dân kéo đến Miami chứ không đến các thành phố khác của Hoa Kỳ là bởi vì Miami là điểm đến dễ dàng, và cũng đã có sẵn một số đồng hương Cuba ở đó. Và rồi cuộc di cư này trở thành sự kiện có thời gian ngẫu nhiên mà các học giả kinh tế thường thích nghiên cứu.
 
Hai dự án độc lập gần đây đã phân tích tác động kinh tế của Thời Đại Di Cư Hàng Loạt (Age of Mass Migration, diễn ra trong khoảng 1850 đến 1914). Với cuộc di cư từ Mariel, những người nhập cư trong thời kỳ này thường đến Miami theo từng đợt rời rạc, chủ yếu là do các sự kiện kinh tế hoặc chính trị ở quê hương của họ thúc đẩy. Họ có khuynh hướng định cư ở những nơi mà đồng hương của họ đã đến trước, và ở những vùng mà họ có thể đến bằng tàu hỏa, vốn đang mở rộng về phía Tây. Khi xem xét tác động cục bộ của những làn sóng nhập cư khu vực này ở các thành phố và quận trên khắp Hoa Kỳ, nghiên cứu nhận thấy rằng những khu vực từng trải qua làn sóng người nhập cư thường có nhiều thành tựu kinh tế tốt hơn. Trong những năm ngay sau làn sóng nhập cư, các khu vực này đã tăng số lượng việc làm, ngay cả đối với những người lao động bản xứ. Về lâu dài, những nơi có mức độ nhập cư cao hơn thường ít nghèo đói hơn, ít thất nghiệp hơn và mức thu nhập bình quân đầu người cũng cao hơn.
 
Ở cấp quốc gia, vấn đề kinh tế và nhập cư có liên quan nhưng rộng hơn. Ngày nay, Hoa Kỳ đang phải đối mặt với những thách thức kinh tế đáng kể. Tăng trưởng năng suất đã chững lại. Nợ công đang ở mức cao báo động. Xã hội chúng ta đang có dân số già và nhiều người về hưu; số lượng người đóng thuế ngày càng ít hơn, và số người phụ thuộc vào an sinh xã hội và Medicare ngày càng nhiều hơn. Người nhập cư có thể là một giải pháp chính cho những vấn đề này. Họ có thể góp phần mở rộng lực lượng lao động, thúc đẩy tiến bộ công nghệ và thúc đẩy tăng trưởng chung.
 
Lưỡng đảng Hoa Kỳ đều nói rằng họ muốn tạo việc làm và hỗ trợ cho người lao động. Để có thể nhìn thấy rõ tiềm năng của người nhập cư, cần phải có sự thay đổi cơ bản trong quan điểm. Những người cấp tiến thường kể những câu chuyện rất cụ thể về thị trường việc làm, với lập luận rằng những người nhập cư sẽ gánh vác những công việc mà dân bản xứ không muốn làm. Nhưng lập luận chính xác hơn là với người nhập cư, sẽ có nhiều việc làm được tạo ra hơn. Bởi vì rất nhiều người trong số họ sẽ thành lập công ty, tạo ra nhiều cơ hội hơn cho tất cả mọi người.
 
Cũng không mấy khó hiểu tại sao dân nhập cư lại dám ‘lăng xả’ kinh doanh từ con số không. Bởi vì khi quyết định di cư, họ đã chấp nhận rủi ro. Đó là vượt qua đại dương hoặc sa mạc, hoặc đi bộ băng qua Darién Gap. Họ chấp nhận rủi ro để đến với một cuộc sống mới. Nên không có gì ngạc nhiên khi họ lao vào kinh doanh để kiếm sống khi đã đến được vùng đất mới.
 
Như vậy, sau một hành trình đầy gian nan vất vả, thứ mà di dân nhập cư mang đến cho nền kinh tế Hoa Kỳ là năng lượng chứ không phải sự mệt mỏi. Vậy thì, vầng thơ của Lazarus có lẽ nên sửa lại thành: “Give us those who seek a better life. They will return the favor.” (xin tạm dịch là: “Ở lại với chúng ta những người khát khao cuộc sống tốt đẹp mới. Họ sẽ để lại lại những đền đáp tốt đẹp.”)
 
Nguyên Hòa phỏng dịch.
Bài gốc “What Emma Lazarus Got Wrong About Immigration” của Benjamin F. Jones, được đăng trên trang TheAtlantic.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.057 giây.