logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 20/09/2023 lúc 10:30:17(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Sau khi nâng cấp ngoại giao lên “Đối tác chiến lược toàn diện” với Mỹ trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Joe Biden (10-11/09/2023), thế đứng chính trị của Việt Nam với nước láng giềng Trung Quốc đã tự tin hơn. Mặc dù Việt-Mỹ không có thỏa hiệp “liên minh quân sự”, nhưng những cam kết trong “chiến lược toàn diện”, bao gồm an ninh, quốc phòng và thịnh vượng chung, sẽ giúp Việt Nam “bớt lạnh chân” hơn trong giao tiếp với Trung Quốc.
Sự có mặt Quân sự của Mỹ ở khu vực Á Châu-Thái Bình Dương sẽ được tăng cường và thường xuyên, sau chuyến công du của Tổng thống Biden. Hơn nữa, Mỹ cũng là quốc gia thuộc Thái Bình Dương nên các hoạt động về an ninh hàng hải và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ luôn luôn được đặt lên hàng đầu của các Chính quyền Hoa Kỳ, dù đảng Cộng hòa hay Dân chủ cầm quyền.
Trong Tuyên bố chung tại Hà Nội ngày 10/9 (2023), hai nước đồng ý: “Hai Nhà Lãnh đạo hoan nghênh việc tăng cường hợp tác nhằm thúc đẩy thương mại quốc phòng, công nghiệp quốc phòng, phù hợp điều kiện mỗi bên, thông qua các cơ chế hợp tác được hai bên thống nhất. Hoa Kỳ cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực tự cường về quốc phòng, phù hợp với nhu cầu của Việt Nam và các cơ chế đã thiết lập.”
Tuy nhiên, chưa có tin Việt Nam sẽ được Mỹ giúp “canh tân nền quốc phòng” ra sao, nhưng Theo GlobalData: “Chi phí mua lại quốc phòng của Việt Nam dự kiến sẽ tăng theo cấp số nhân và dự báo đạt độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR/ Compound annual growth rate) ở mức kỷ lục 8,5% giai đoạn 2023-2027, đạt 8,5 tỷ đôla vào năm 2027.”
“Việc VN mua vũ khí Mỹ 'mang tính chất phòng thủ'. Yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông và sức mạnh ngày càng tăng của các lực lượng vũ trang Trung Quốc đã thúc đẩy chính phủ Việt Nam tăng cường khả năng quân sự của mình.” GobalData nhận định.
Về tiền đồng, chi tiêu quốc phòng của Việt Nam ghi nhận tốc độ CAGR là 5,9% trong giai đoạn 2018-22, ở mức 138,5 nghìn tỷ đồng vào năm 2022, Trong khi giai đoạn 2023-27, dự báo tốc độ CAGR tăng mạnh 11,3%, trị giá 228.2 nghìn tỷ đồng vào năm 2027.
Akash Pratim Debbarma, Chuyên gia phân tích hàng không và quốc phòng tại GlobalData, nhận xét rằng dù nền kinh tế Việt Nam đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 nhưng đã thể hiện khả năng phục hồi đáng kể.
"Kế hoạch mua sắm Tàu ngầm hạng trung và tàu tuần tra là minh chứng cho cam kết của Việt Nam nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia và bảo vệ yêu sách lãnh thổ của mình trước bất kỳ hành động ngoại xâm lược nào, trong bối cảnh hiện nay, từ Trung Quốc", Asia Pacific Defence Reporter dẫn lời ông Akash Pratim Debbarma.
Việt Nam cũng đã nghĩ đến việc mua máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 (Su-57) của Nga. Ngân sách quốc phòng của Việt Nam đã gia tăng mỗi năm từ năm 2015, với đà tăng trưởng trung bình khoảng 7,2% mỗi năm, theo Defense News. Trong khi đó ngân sách quốc phòng của Trung Quốc tăng 292.billion dollars trong năm 2022, Nga tăng 86.4 tỷ Dollars và Mỹ 876.9 tỷ dollars.
Những nỗ lực của Việt Nam về an ninh và quốc phòng, sau chuyến thăm của Tổng thống Biden, không ngoài mục đích giúp Việt Nam “vững bụng” hơn trước đe dọa của Trung Quốc ở Biển Đông. Mỹ cũng đã nhìn thấy đe dọa của Bắc Kinh nên từ năm 2008, Tổng thống Barack Obama đã chuyển trục “ưu tiên quốc phòng của Mỹ” từ Châu Âu và Trung Đông về Á Châu-Thái Bình Dương. Sau đó, trục quốc phòng mới được thiết lập gồm Mỹ, Nhật, Úc Đại Lợi và Ấn Độ. Quan hệ quốc phòng giữa Mỹ và khối 10 nước ASEAN cũng chặt chẽ hơn.
Hạm đội 7 của Hoa Kỳ cũng vẫn tiếp tục tuần tra từ Biển Đông sang eo biển Nhật-Nam Hàn và Đài Loan càng giúp các nước trong khu vực an tâm hơn khi phải đối đầu với Trung Quốc.

KINH TẾ - THƯƠNG MẠI - ĐẦU TƯ

Trong lĩnh vực Kinh tế, Thương mại và Đầu tư, Tuyên bó chung Biden-Trọng viết: “Hai Nhà Lãnh đạo tái khẳng định hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư và tăng trưởng kinh tế bao trùm dựa trên đổi mới sáng tạo đóng vai trò nền tảng cốt lõi và động lực quan trọng của quan hệ song phương. Hai bên nhất trí tạo điều kiện thuận lợi và mở cửa thị trường hơn nữa cho hàng hóa, dịch vụ của mỗi nước, hỗ trợ chính sách thương mại, kinh tế và các biện pháp theo quy định để đạt được mục tiêu trên; cùng nhau giải quyết các vấn đề như rào cản tiếp cận thị trường thông qua Hiệp định Khung về Thương mại và Đầu tư. Hoa Kỳ hoan nghênh những bước tiến trong quá trình cải cách kinh tế dựa trên thị trường có ý nghĩa quan trọng của Việt Nam, đồng thời khẳng định sự nhiệt tình và cam kết đối với quá trình phối hợp rộng rãi, mạnh mẽ, mang tính xây dựng và trên tinh thần ủng hộ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và tiến tới công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam theo luật Hoa Kỳ.”
Luật lệ Mỹ không cho phép cạnh tranh bất hợp pháp, tôn trọng thương mại công bằng và đầu tư minh bạch. Cho đến nay, dù thương mại Mỹ-Việt gia tăng mỗi năm nhưng Mỹ vẫn chưa thừa nhận Việt Nam có nền “kinh tế thị trường” theo đúng luật pháp Quốc tế và Luật Hoa Kỳ. Do đó, Tuyên bố chung viết: “Ngày 8 tháng 9 năm 2023, Hoa Kỳ đã nhận được yêu cầu chính thức của Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường. Hoa Kỳ sẽ khẩn trương xem xét yêu cầu này của Việt Nam theo luật định. Hoa Kỳ đánh giá cao những nỗ lực không ngừng của Việt Nam trong việc tiếp tục hiện đại hóa và tăng cường hơn nữa tính minh bạch của khuôn khổ điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá của Việt Nam, thúc đẩy ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng.”

CÔNG NGHỆ HÓA

Nhằm cụ thể hóa những cam kết trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, ngày 18/09/2023 tại San Francisco, đã diễn ra “Diễn đàn kinh doanh Việt Nam-Hoa Kỳ hợp tác trong lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo" do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam phối hợp cùng Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco và Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN tổ chức.
Lên tiếng tại Diễn đàn này, theo thông tin từ phía Việt Nam, ông Chính: “Mong muốn các doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam, giúp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, nhất là trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để cùng nhau chiến thắng, cùng có lợi, trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ". (báo điện tử Chính phủ, 19-09-2023)

Thủ tướng Việt Nam cũng “Hoan nghênh sự quan tâm của các doanh nghiệp đối với thị trường Việt Nam; cho rằng với quan điểm "sức mạnh bắt nguồn từ người dân, doanh nghiệp", doanh nghiệp hai nước có hành động thiết thực, cụ thể hóa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước; mang lại lợi ích cho quốc gia và nhân dân mỗi nước; phù hợp với tình hình phát triển của hai đất nước, xu thế của thời đại và nguyện vọng chính đáng của nhân dân hai nước và phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp hai nước.”
Cuối cùng ông Chính “Đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ hiện thực hóa sự ủng hộ của Hoa Kỳ về một Việt Nam "mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng". Trong đó, các doanh nghiệp cần tập trung vào các lĩnh vực thương mại, dịch vụ; khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, đặc biệt là công nghệ số và chuyển đổi năng lượng, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ.”
Đáp lại lời ông Chính, các Doanh nghiệp Mỹ cho rằng: “Việc Việt Nam, Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, trong đó Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Joe Biden thống nhất đưa công nghệ, đổi mới sáng tạo và đầu tư thực sự trở thành trụ cột mới trong quan hệ hai nước, là bước ngoặt mạnh mẽ và tích cực để doanh nghiệp hai nước hợp tác đầu tư.”

ÔNG CHÍNH RAO HÀNG

Trước đó, nhằm làm an tâm Doanh nghiệp Mỹ, ông Phạm Minh Chính đã “rao hàng” khoe về sự ổn định chính trị và chính sách quốc phòng, ngoại giao được gọi là “độc lập” của Việt Nam trước áp lực của Trung Quốc. Ông nói: “Việt Nam đang xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xuyên suốt quá trình đó, lấy con người là trung tâm, là mục tiêu, là chủ thể, động lực và nguồn lực của sự phát triển; không hy sinh công bằng, an sinh xã hội, môi trường lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần.”
Tuy nhiên, thế nào là “dân chủ xã hội chủ nghĩa”? Nền “dân chủ” mà ông Chính khoe không phải là một nền dân chủ chân chính theo đúng nghĩa “dân làm chủ” và “được hưởng đầy đủ các quyền tự do” như Hiến pháp 2013 quy định. Ngược lại người dân Việt Nam không có quyền tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do lập hội và tự do biểu tình. Tất cả báo chí và truyền thông đều của đảng và nhà nước làm chủ. Hơn nữa Việt Nam cũng không có đảng chính trị thứ hai để cạnh tranh với quyền cai trị độc tôn và độc tài của đảng CSVN. Việt Nam cũng không có Tòa án Hiến pháp để người dân kiện đảng ra tòa vì đã tự cho mình quyền “lãnh đạo Nhà nước và xã hội” không do dân bầu.

NGOẠI GIAO-QUỐC PHÒNG

Cũng trong diễn văn tại San Francisco, ông Phạm Minh Chính còn khoe: “Cùng với đó, Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; chính sách quốc phòng 4 không "không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế".

NHỮNG CON SỐ

Cũng sau hội nghị Biden-Trọng ở Hà Nội, cơ quan Thông tấn xã chính thức của Việt Nam (TTXVN, Thông tấn xã Việt Nam) đã phổ biến thành qủa sau gần 30 năm hai nước bình thường hóa thương mại. TTXVN viết: “Hoa Kỳ nhiều năm liên tục là đối tác thương mại quan trọng và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với tỷ trọng chiếm gần 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đi toàn thế giới.
Năm 2022, Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên đưa kim ngạch song phương Việt Nam- Hoa Kỳ đạt mức 124 tỷ USD và là thị trường đầu tiên vượt ngưỡng 100 tỷ USD. Con số này đã tăng khoảng 3,5 lần cách đây 10 năm - thời điểm hai nước thiết lập quan hệ Đối tác Toàn diện. Năm 2023, dù vẫn chịu tác động do khó khăn chung của kinh tế thế giới, nhưng nhiều dự báo có thể khẳng định hai nước vẫn có thể vượt mốc 100 tỷ USD về kim ngạch thương mại.”
Về viễn ảnh hợp tác, TTXVN cho biết: “Đặc biệt, chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam của Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Joe Biden được kỳ vọng hướng tới nâng tầm quan hệ hai nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế-thương mại-đầu tư...”
TTXVN liệt kê: “Từ thời điểm năm 1994 khi Hoa Kỳ chính thức gỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam, một trang mới về hợp tác kinh tế, thương mại trong tổng thể quan hệ song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã được bắt đầu.
Hiện tại, Hoa Kỳ là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, là thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam vượt mốc 100 tỷ USD và Việt Nam xuất siêu lớn. Đáng lưu ý, kim ngạch xuất khẩu hai chiều Việt Nam-Hoa Kỳ đã tăng hơn 140 lần, từ 451 triệu USD năm 1995 lên hơn 130 tỷ vào năm 2022.”
Trong khi đó, năm 2022: “ Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 7 của Hoa Kỳ; trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng 25,2%, chiếm xấp xỉ 3,9% tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ.
Tính đến hết tháng 8 năm 2023, kim ngạch thương mại với Hoa Kỳ đạt gần 62,3 tỷ USD, giảm gần 18% do khó khăn chung của kinh tế thế giới, nhưng vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Ở chiều ngược lại, năm 2022 nhập khẩu từ Hoa Kỳ tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2021. Thặng dư thương mại của Việt Nam-Hoa Kỳ đạt hơn 116 tỷ USD và xếp thứ 3 trong số các nước có thặng dư thương mại lớn nhất với Hoa Kỳ (sau Trung Quốc với 382,9 tỷ USD và Mexico với 130,6 tỷ USD).
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Hoa Kỳ có tốc độ tăng tích cực gồm máy và thiết bị điện tử, thu âm, thu hình; giày dép; sản phẩm da, túi, ví, ô dù; nhựa và sản phẩm nhựa; đồ chơi, game và dụng cụ thể thao. Cùng đó, các mặt hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ có tốc độ tăng trưởng mạnh là máy bay, thiết bị, phụ tùng; hóa chất; 176,8%); nhựa và sản phẩm nhựa.”
Như vậy, thế đứng chính trị của Việt Nam ở Đông Nam Á đã được củng cố cả về Quốc phòng và Kinh tế sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Joe Biden. Ngược lại Hoa Kỳ cũng đã tái khẳng định vai trò lãnh đạo của mình với các nước Đồng minh ở Á Châu và Thái Bình Dương trong cam kết giữa hai nước.


9/023
Phạm Trần
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.123 giây.