logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 22/09/2023 lúc 09:26:56(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Năm 963 khi vua Ngô Xương Văn (tự là Nam tấn Vương) bị sát hại, Việt Nam rơi vào cảnh hỗn loạn dưới trướng thập nhị sứ quân. Đúng 1,000 năm sau, năm 1963 một nhà Ngô nữa bị sát hại và cảnh thập nhị sứ quân lại tái diễn.

Cơn lốc chính trị, quân sự, xã hội tại Miền Nam sau ngày đảo chính TT Ngô Đình Diệm đã tàn phá Miền Nam đến mức nào thì nhiều độc giả (cao niên) còn nhớ. Tình trạng rối ren ở Sàigòn đã ảnh hưởng sâu xa tới tình hình quân sự. Bộ Quốc Phòng Mỹ nhận xét rằng: “người đồng minh mà ta đã chọn để đẩy mạnh sự cam kết của Hoa kỳ tại Đông Nam Á giờ đây đang ở trong tình trạng gần như tan rã.”
 
Sau khi Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát ở Dallas, Phó Tổng thống Lyndon B. Johnson lên kế vị. Trước đó ông đã từng cố vấn cho TT Kennedy rằng “Nếu chúng ta buông xuôi tại vùng Đông Nam Á thì phải rút tuyến quốc phòng của Hoa Kỳ về tận San Francisco.

Bây giờ trong cương vị tổng thống, ông tuyên bố không lưỡng lự: “Tôi sẽ không để mất Việt Nam, tôi sẽ không là người Tổng thống đầu tiên để cho Đông Nam Á sụp đổ giống như Trung Quốc đã sụp đổ.” ((I am not going to lose Viet Nam, I am not going to be the first President who saw Southeast Asia go the way China went).

Ngày 31/7/1964 thì có thử thách lớn gọi là biến cố “Vịnh Bắc Việt - khu trục hạm Mỹ là Maddox rồi chiến hạm Turner Joy bị ba chiếc tầu phóng ngư lôi của Bắc Việt nhắm vào (dù rằng việc phóng ngư lôi lần thứ hai thì còn là một vấn đề tranh cãi).

Tuy nhiên, vừa nhận được báo cáo là tầu Mỹ bị tấn công hai lần trong ba ngày, Tổng thống Johnson liền phản ứng mạnh. Kế hoạch trả đũa ‘ăn miếng trả miếng’ gọi là “Pierce Arrow” (Mũi tên Xuyên) được bắt đầu từ 1 giờ trưa ngày 4/8/1964. Các phi vụ từ hai hàng không mẫu hạm Ticonderoga và Constellation oanh tạc các căn cứ tầu tuần duyên của Bắc Việt tại Hòn Gai, Lộc Chao, Phúc Lợi, Quảng khê và kho nhiên liệu ở Vinh.

Hành động của TT Johnson được Quốc Hội ủng hộ tối đa với “Nghị Quyết Vịnh Bắc Việt” (Tonkin Gulf Resolution) ngày 5/8/1964. Toàn thể Hạ Viện bỏ phiếu thuận, số phiếu tại Thượng viện là 88/2 thuận:

“Thượng Viện và Hạ Viện của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ quy tụ tại Quốc  
 hội cùng nhau biểu quyết rằng:

“Quốc hội chấp thuận và ủng hộ sự quyết tâm của Tổng thống, với tư cách Tổng Tư Lệnh, áp dùng mọi biện pháp cần thiết để đẩy lui mọi cuộc tấn công bằng vũ khí chống những lực lượng của Hoa kỳ và để phòng ngừa sự gây hấn tiếp diễn…”
 
Đây là một bước ngoặt lịch sử (xem Khi Đồng Minh Nhảy Vào, Chương 23).

Cả Trung Quốc lẫn Liên Xô đều không có phản ứng gì về vụ oanh tạc lẫn nghị quyết của Quốc Hội. Những cuộc oanh tạc tiếp theo.

Đưa máy bay vào để oanh tạc thì tất phải củng cố phi trường.

Khi đồng minh nhảy vào
 
Ngày 8/3/1965, TT Johnson cho 3,500 lính TQLC đổ bộ vào Đà Nẵng, mục đích chỉ là để giữ an ninh cho phi trường này. Nhưng tới mùa Thu thì Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara đã thuyết phục ông phải mang đại quân vào để ngăn chận ngay vì “Trung Quốc đang trở thành một quyền lực lớn mạnh đe dọa vai trò quan trọng và sự hữu hiệu của Hoa Kỳ. Và xa hơn nhưng quan trọng hơn, đó là Trung Quốc đang sắp xếp, tổ chức để tất cả Á Châu chống lại chúng ta.”

Rồi McNamara đề nghị phải có một chiến lược bốn mặt trận để bao vây. Chúng tôi gọi đây là “chiến lược bốn lá chắn”:

“Nhận thức rằng Liên Xô đã “chận” Trung Quốc ở phía bắc và tây bắc (Realizing that the USSR “contains” China on the north and northwest) cho nên ta chỉ còn lại ba mặt trận trong một cố gắng lâu dài để ngăn chận TQ.”
Nhận xét về hàng rào ở phía bắc như vậy là đúng, vì: tuy quan hệ TQ và Liên Xô là rất gần gũi, nhưng sự xung đột ở một biên giới dài 4,380 cây số thì như cục than hồng, nó có thể bùng cháy bất cứ lúc nào. Mà thật vậy, chỉ bốn năm sau đã có xung đột lớn ở một hòn đảo trên con sông Ussuri (9/1965): xuýt nữa TQ bị Liên Xô tấn công nguyên tử nếu không có TT Richard Nixon và Cố Vấn Henry Kissinger can thiệp (xem Khi Đồng Minh Nhảy Vào, Chương 24).

Ba mặt trận còn lại là:

Ở phía đông: Nhật Bản và Nam Hàn. Khu vực này thì Mỹ đã có những căn cứ quân sự vững chắc.

Ở phía tây là Ấn Độ (và Pakistan).

Ấn Độ là một nước đi tiên phong của phong trào “trung lập” – lánh xa cả Hoa Kỳ cả Liên Xô - nhưng lịch sử đã chỉ ra rằng ngoại giao trung lập là không bền vững.

Trong bối cảnh lánh xa Hoa Kỳ, tình nghĩa giữa hai lãnh đạo Jawaharlan Nerhu và Mao Trạch Đông rất thắm thiết. Nhưng ngày 20/10/1962 Trung Quốc bất chợt tấn công Ấn Độ. Lý do của trận chiến lại cũng chính là vì tranh chấp lãnh thổ ở biên giới Ấn - Trung dọc theo dẫy núi Himalaya dài tới 3,225 cây số. Thủ tướng Nerhu phải vội vàng chạy đến với TT John F. Kennedy và được ông can thiệp để chận TQ.

Ngày 20/11/1962 Trung Quốc đơn phương tuyên bố ngưng chiến. Ấn Độ liền xích lại gần với Mỹ. Mỹ yên tâm về là chắn ở Ấn Độ Dương.

Và như vậy thì chỉ cần tập trung vào mặt trận ở phía nam – đó là Việt Nam.

Trên căn bản ấy, bản ghi nhớ thật dài đề ngày 3/11/1965 của Bộ trưởng McNamara trình TT Johnson rất thuyết phục, cho nên ông đã nghe theo. Quân đội Mỹ ở Miền Nam Việt Nam đang từ mức trung bình 1961-1964 là 23,300 đã tăng vọt lên 385,300 năm 1966, rồi tới đỉnh là 536,100 năm 1967.
Khi đồng minh tháo chạy
Trong thời gian 1965 – 1970: nói chung thì Miền Nam Việt Nam xem ra vẫn tiếp tục là “tiền đồn” để canh gác Thế Giới Tự Do, ngăn chận Trung Cộng (Mỹ gọi là Containment of Red China) khỏi tràn xuống Biển Đông.

Tới năm 1971 thì Mỹ đảo ngược về chính sách. TT Nixon đã thay đổi lập trường: biến đổi Trung Quốc từ thù thành bạn. Khi TQ không còn là thù địch đe dọa Mỹ nữa thì hết cần bao vậy, hết cần lá chắn. Trong nhận thức ấy, Miền Nam Việt Nam cũng hết còn là “tiền đồn của Thế giới Tự Do.”
Mở cửa Bắc Kinh thì tất phải đóng cửa Sài Gòn: Mỹ rút quân khỏi Miền Nam. Tuy rút quân, TT Nixon vẫn muốn yểm trợ VNCH qua chương trình “Việt Nam Hóa” và tiếp tục viện trợ để tự bảo vệ. Nhưng CV Kissinger thì lại quyết tâm bỏ rơi VNCH qua nhiều thủ đoạn – một vấn đề lịch sử chúng tôi sẽ bàn rộng trong một diễn đàn khác.
Sau khi bỏ rơi Miền Nam thì Mỹ cũng ngoảnh mặt đi khỏi Biển Đông, để lại một lỗ hổng. Có lỗ hổng thi TQ sẵn sàng lấp đầy lỗ hổng. Chấm dứt bao vây thì TQ bung ra. Từ khi nối lại bang giao với Mỹ, TQ đã nhờ vào tiền bạc, kỹ thuật và thị trường Mỹ để phát triển, tiến tới mức có thể vươn tầm tên lửa xuyên đại dương.

Ngày nay thì TQ ‘đã’ trở thành một quyền lực lớn mạnh đe dọa vai trò quan trọng và sự hữu hiệu của Hoa Kỳ. Và ‘đã” sắp xếp, tổ chức để nhiều quốc gia Á Châu chống lại Mỹ - chứ không phải là ‘đang’ như ông McNamara nhận xét trên đây.
 


Mỹ tái khởi động chiến lược bao vây TQ

Trước thách thức ấy, Mỹ gấp rút ‘xoay truc’ rồi tái khởi động chiến lược bao vây TQ. Nếu ta không biết đến câu chuyện ‘bốn lá chắn’ để nối kết Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương như đề cập trên đây thì khó có thể nhận thức ra được rằng, theo một góc độ, khuôn khổ này cũng chính là chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Tự Do Và Rộng mở” (Free and Open Indo-Pacific) được TT Donald Trump chính thức hóa vào cuối năm 2017. Nó cũng đặt nặng sự nối kết giữa hai đại dương.

Ngay năm sau, để yểm trợ cho chiến lược này, ông đổi “Tư Lệnh Mỹ Thái Bình Dương” (Pacific Command - PACOM) thành “Tư Lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương” (Indo-Pacific Cammand hay INDOPACOM).

Về mặt ‘quyền lợi an ninh và quốc phòng’ thì tổng thống Mỹ nào cũng phải đặt lên ưu tiên hàng đầu. Cho nên dù đối địch không đội trời chung với nhau trên chính trường thì cũng vẫn phải hành động cùng nhau trên chiến trường.

Vì vậy ta không lạ gì khi thấy người kế vỵ TT Trump là TT Joe Biden đã tiếp tục chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Tự Do Và Rộng mở” dưới cái nhãn hiệu mới là “Chiến Lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Của Hoa Kỳ” (Indo-Pacific Strategy of the United States) vào mùa Thu năm 2022 (bao gồm Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, Nam Hàn, và một số quốc gia trong đó có Việt Nam).

Trong chiến lược này thì đối với Hoa Kỳ, Việt Nam lại trở về chỗ đứng là “địa điểm chiến lược quan trọng nhất ở Đông Nam Á” như Mỹ đã xác định khi  hồng quân của Mao Trạch Đông tiến vào Bắc Kinh mùa Thu năm 1949.

Cho nên lãnh đạo Mỹ lần lượt viếng thăm Việt Nam, bắt đầu từ TT Bill Clinton (11/2000). Bây giờ đến lượt TT Joe Biden.
 
TT Biden thăm Việt Nam

Thật là dễ hiểu khi thấy ông Biden đã bất chợt bỏ qua cuộc họp thượng đỉnh ASEAN ở Indonesia để đi họp G-20 ở Ấn Độ, rồi Việt Nam. Tờ Washington Post ngày 4/9/2023 bình luận: “Đó là một quyết định lạnh lùng và có tính toán, nhằm … củng cố các đồng minh và từng đối tác riêng rẽ như Nhật Bản, Nam Hàn, Philippines và bây giờ là Việt Nam.”

Cho nên TT Biden hứng khởi trước một bước đi mới của Việt Nam là nâng cấp bang giao giữa hai nước lên ‘đối tác chiến lược toàn diện.’ Tuy nhiên, hành động này không có nghĩa là VN sẽ trở thành một “đồng minh” của Mỹ.
Và chưa chắc Mỹ đã muốn như vậy.
Trong bối cảnh hiện nay và trong một tương lai trông thấy, sẽ không có chuyện ‘đồng minh nhảy vào’ theo nghĩa hẹp là sự có mặt quân sự của Mỹ tại VN.
Trong thực tế thì VN cũng chưa có đồng minh nào.

Đối với Mỹ, cũng theo Washington Post, chuyến viếng thăm VN của ông Biden liên hệ tới “chiến lược để tạo ra một mạng lưới chung quanh TQ – một chuỗi địa lý được xâu chuỗi cẩn thận, gồm các quốc gia đều coi Bắc Kinh là mối đe dọa chung.”

Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau khi tới Hà Nội, TT Biden đã tuyên bố ngược lại: “Tôi không muốn kiềm chế Trung Quốc” (I don’t want to contain China), “Tôi chỉ muốn đảm bảo rằng chúng tôi có mối quan hệ đang phát triển và bình đẳng với Trung Quốc – mọi người đều biết nó là gì.”

Nói vậy mà không phải vậy. Nói đến “mọi người” thì phải kể cả chính ông Biden.

Hơn ai hết, ông Biden biết rõ ‘nó là gì,’ và cũng đã nói thẳng ra rằng mối quan hệ đang phát triển’ giữa Mỹ và TQ là một quan hệ căng thẳng đang leo thang rất nhanh: “Hãy đừng nhầm lẫn: như chúng tôi đã nói rõ vào tuần trước,” TT Biden phát biểu ngày 8/2/2023 tại Hạ Viện Quốc Hội Mỹ sau khi cho bắn nổ quả khinh khí cầu ngoài khơi bờ biển phía đông Hoa Kỳ, “nếu Trung Quốc đe dọa chủ quyền của chúng tôi, chúng tôi sẽ hành động để bảo vệ đất nước của mình. Và chúng tôi đã làm như vậy,” (Make no mistake: as we made clear last week, if China threatens our sovereignty, we will act to protect our country).
 
Tờ Wall Street Journal (9/10/2023) nói tới mục tiêu của ông Biden ở Việt Nam là “tìm kiếm một quan hệ Mỹ - Việt mạnh hơn nhằm chống lại Trung Quốc (Biden Seeks Stronger Vietnam Ties in Bid to Counter China).

Việc này có nghĩa là Mỹ muốn củng cố cái lá chắn ở phía nam, sau khi đã đi thêm một bước để củng cố lá chắn ở phía đông qua cuộc họp thân mật mới đây ở Camp Davis với lãnh đạo của Nhật Bản và Nam Hàn. Mỹ cũng đã củng cố lá chắn ở phía tây là Ấn Độ qua tổ chức Bộ tứ Quad (Ấn, Úc, Nhật và Mỹ), và trải thảm đỏ đón Thủ tướng Narendra Modi mới đây.

Lại nữa, tại Việt Nam, ông Biden cũng dùng cụm từ “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự Do Và Rộng mở” khi nói với các phóng viên sau cuộc gặp ở Hà Nội (theo Reuters ngày 9/10/2023).

Khung cảnh ‘tái khởi động chiến lược bốn lá chắn’ giúp ta hiểu rõ hơn về hầu hết những hành động ngoại giao, quân sự của Mỹ tại hai đại dương này trong những năm vừa qua – từ QUAD, tới AUKUS, tới các thỏa thuận về quân sự giữa Mỹ - Ấn, Mỹ-Nhật, Mỹ-Hàn, Mỹ-Úc, tới những cuộc tập trận liên tục giữa Mỹ và những nước này, và hoàn tất chiến lược ‘xoay trục’ – đưa 60% lực lượng hải quân về Thái Bình Dương.
  
 ***


‘Tuyên Bố Chung’ về chuyến viếng thăm của TT Biden đề cập tới những gì Hoa Kỳ có thể yểm trợ Việt Nam: từ kinh tế, đầu tư, thương mại, khoa học, kỹ thuật, năng lượng, y tế, môi trường đến giải quyết các vấn đề còn lại của chiến tranh.


Sau cùng thì mới nói tới hai vấn đề quan trọng đối với Mỹ: nhân quyền và an ninh khu vực.


Về hơp tác để ‘ĐÔN ĐỐC VÀ BẢO VỆ NHÂN QUYỀN.’ Tuyên Bố Chung khẳng định: “Các nhà lãnh đạo khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người phù hợp với hiến pháp của mỗi nước và các nghĩa vụ quốc tế. Cả hai nước cam kết tiếp tục hỗ trợ cho việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền…”


Về ‘PHỐI HỢP VỀ CÁC VẤN ĐỀ KHU VỰC VÀ TOÀN CẦU’: “Các Nhà lãnh đạo nhấn mạnh sự ủng hộ kiên định của họ đối với việc giải quyết hòa bình các tranh chấp theo luật pháp quốc tế, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, cũng như tự do hàng hải, hàng không và thương mại hợp pháp không bị cản trở ở Biển Đông, tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phù hợp với luật biển quốc tế được phản ảnh trong Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển …”


Đây là vấn đề quan trọng nhất đối với quyền lợi của cả hai nước. Và nó cũng nằm trong khuôn khổ chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương.


Về phía Mỹ, lợi ích kinh tế từ VN là không quan trọng, cho dù VN có thể thay TQ phần nào về chuỗi cung ứng, và Hàng Không VN đặt mua 5o máy bay trong số 737 Max jets của Boeing trị giá $7.8 tỷ.

Lợi ích chính đối với Mỹ là chiến lược: nguyên cái Vịnh Cam Ranh và hải cảng Đà Nẵng thì cũng đã đủ để Mỹ ve vuốt VN.

Tóm lại, việc Mỹ vào hay ra khỏi Việt Nam thì tất cả cũng chỉ là trên căn bản quyền lợi: “chẳng có bạn bè vĩnh viễn và cũng chẳng có kẻ thù vĩnh viễn mà chỉ có quyền lợi vĩnh viễn” như Lord Palmerston, Thủ tướng nước Anh đã từng nhấn mạnh.

Nếu Việt Nam đáp ứng quyền lợi của Mỹ thì Mỹ sẽ đứng sát cạnh, nếu không thì Mỹ sẽ lánh xa để tập trung vào các quốc gia hải đảo như Nhật Bản, Nam Hàn và Phi Luật Tân.

Chắc chắn rằng, trước khi đi bước nữa VN còn chờ đợi xem Mỹ sẽ có những hành động thực tế nào để giúp Việt Nam về kinh tế, và nhất là đễ yểm trợ trong bối cảnh TQ công bố ‘bản đồ mới’ và đang xây một đường bay trên Đảo Tri Tôn ngay sát cạnh Đà Nẵng – nơi Mỹ đổ bộ năm 1965.


Về phía Mỹ thì cũng sẽ chờ xem VN có thực sự thi hành những cam kết như trong Tuyên Bố Chung. Thí dụ như về chính trị: liệu VN có những bước tiến về nhân quyền theo cam kết. Về ngoại giao, và đây là quan trọng nhất đối với Mỹ, liệu VN có những hành động thực tế nào có lợi cho Mỹ, thí dụ như để cho những siêu hàng không mẫu hạm (tầu sân bay) ra vào thường xuyên ở Cam Ranh, Đà nẵng, không phải chỉ để thăm viếng mà còn để mua lương thực, thực phẩm, tiếp liệu, sửa chữa, và… phòng hờ, nhất là trong bối cảnh căng thẳng ở Đông Á.


Có câu “hành động nói to hơn lời nói” (actions speak louder than words). Ta hãy chờ xem.

Nguyễn Tiến Hưng
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.189 giây.