logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 22/09/2023 lúc 09:29:35(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Những năm trên dưới hai mươi, tôi xem văn chương là một thứ đạo, những cuốn sách, những thi phẩm không khác kinh thánh, các nhà văn, nhà thơ ngang bằng các giáo chủ. Tôi mê văn chương, tôn sùng những người tạo ra nó.
 
Bước vào tuổi trung niên, say mê vẫn còn, nhưng bình tĩnh hơn, chừng mực hơn.
Cho đến khi phần lớn đời mình gắn liền với sách vở như nghiệp dĩ, văn chương, ban đầu tôi viết vì nhu cầu nội tâm, muốn tỏ lộ những buồn vui đau đớn hài mãn… qua chữ nghĩa, trước tiên cho mình, thứ đến cho người, với mong muốn xẻ chia.
 
Thế rồi tháng năm qua đi, tuổi đời chồng chất, cái viết vì nhu cầu nội tâm đã cạn, cũng có nghĩa cái viết dần trở thành nghề, viết vì thói quen, viết vì phải viết.
 
Cho đến hôm nay bệnh tật, già, viết để chống trầm cảm và chống bệnh mất trí nhớ, viết để qua ngày đoạn tháng, chờ lên đường. Không còn đam mê, không còn ham muốn bất cứ điều gì, từ tiếng tăm đến nhu cầu thân xác. Nói cách khác, mọi chuyện đều nguội lạnh.
 
Thời trẻ, như hầu hết những bạn cùng trang lứa, nghĩ văn chương phải cao siêu, phải mang vác những sứ mệnh to lớn, phải góp phần cải tạo xã hội, phải hướng thiện tâm hồn, phải thanh tẩy mọi vẩn đục do vật chất và ham muốn thấp hèn quyến rũ… Hàng trăm thứ “phải” khiến bọn trẻ chúng tôi tự huyễn hoặc khi tìm đến văn chương, dù thực thà thú nhận, những tiểu luận, biên khảo, truyện ngắn, truyện dài có chủ đề nặng ký thường khô khan, thiếu hấp lực làm chúng tôi ngán ngẩm, phải “gồng mình” nuốt trôi những trang chữ, để ra điều ta đây thuộc thành phần… có học (!!!). Tuy nhiên cũng công tâm, trong giới hạn nào đó, những cuốn sách trên phần nào định hướng nhân cách bọn trẻ chúng tôi. Đến khi tuổi đời mỗi ngày một cao, thê nhi, áo cơm cùng hàng trăm hàng nghìn lo toan đã dần dà nhận chìm mọi chuyện có tính xa lìa cuộc sống đời thường như những cuốn sách, những tiểu luận, biên khảo vào lãng quên.
 
Cá nhân tôi đã hệ lụy với chữ nghĩa gần trọn một đời, tôi dần nhận ra cái còn đọng lại bền vững trong tâm hồn, trí óc tôi là những tư tưởng, những nhận xét quí báu thường không đến từ các tiểu luận, biên khảo, truyện ngắn, truyện dài luận đề nặng ký mà là những trang văn nhẹ nhàng, trong sáng, giản dị, ngoài các cuốn sách nhảm nhí do những tác giả thiếu kiến thức, thiếu tài năng sản sinh, chúng ta sẽ tìm bắt gặp không ít điều sâu sắc giữa những con chữ tưởng chừng nhẹ ký kia.
 


Từ trải nghiệm này tôi loại bỏ dần cách viết “làm dáng thông tuệ”, kiểu cố tìm những từ thật kêu, thật cao xa. Ngược lại, tôi vận dụng tối đa ngôn ngữ bình thường mà bất cứ người đọc nào, từ thất phu ít học đến giới trí thức thông kim bát cổ đều dễ dàng tiếp cận.
 
Có nghĩa dù đề cập bất cứ vấn đề gì, tôi luôn cảnh giác, tránh dùng những từ đao to búa lớn mang tính “học thuật”, cho nên thể loại tôi thường dùng là tạp ghi, tùy bút, truyện ngắn, truyện dài.
 
Xưa nay đề tài muôn thuở không bao giờ cạn và nhàm chán là tình yêu và tình dục, dù đã trọng tuổi, tình yêu, nhất là tình dục, không còn là trọng tâm trong sinh hoạt hàng ngày của tôi, thỉnh thoảng nếu có nghĩ đến cũng chỉ như những kỷ niệm của một thời, lòng không xao động. Khổ nỗi, khi viết vẫn muốn có nhiều người đọc, mà muốn được thế thì phải viết làm sao cho hấp dẫn, cuốn hút. Đó là lý do tôi luôn viết chuyện tình ái, và dù không có nhu cầu tôi vẫn cố nhét chuyện sex thật nhiều vào truyện, bởi tôi biết nhờ vậy sẽ có hấp lực cuốn hút người đọc.
 
Văn xuôi đã thế, còn thơ thì sao?
Qua nhiều thi sĩ, tôi biết không khác.
 
Cũng giống mọi nhà văn, khi còn trẻ chưa có gia đình, còn yêu đương lãng mạn, thơ của họ ở thời điểm này là tiếng lòng phái xuất từ trái tim bồi hồi những nhịp đập đắm say. Dần dà theo tháng năm trở thành nghề, họ làm thơ không phải vì rung động. Để có cảm hứng, họ phải du mình vào những tình huống như thực, tạo ra những cuộc tình ảo, để nhờ đó hầu có chất liệu xây dựng thành phẩm. Cho nên chúng ta đừng ngạc nhiên nếu bắt gặp đâu đó những bài thơ sướt mướt, đắm say, thề non hẹn biển của những thi sĩ đã ở vào lứa tuổi lục, thất thập. Lòng họ đã lạnh, trái tim đã cằn, nam lẫn nữ đã trở thành ông bà nội ngoại, con cháu, nhà cửa, xe pháo, cơm áo đã đè nặng trên vai, thơ như lối thoát, như cái phao giúp họ không chết chìm trong biển đời sóng to gió lớn.
 
Tôi có nhiều con cháu, mỗi đứa một đam mê, có đứa thích hội họa, có đứa mê văn chương, có đứa muốn trở thành kỹ sư vi tính, có đứa đang theo học quản trị kinh doanh, có đứa dành dụm tiền mở thẩm mỹ viện… Tùy sở thích, mỗi đứa chọn mỗi nghề. Trong phạm vi hẹp đã thế, nhìn rộng ra cuộc đời, càng sinh động, đa dạng, đa sắc, với hàng trăm nghành nghề. Nói cách khác, không có nghành nghề nào cao quí hơn nghành nghề nào. Anh thợ làm ống nước hay sửa xe quan trọng không kém vị học giả hay nhà văn.
 
Tóm lại văn chương không còn là cái gì ghê gớm, không còn là thánh kinh, và người làm văn chương cũng không phải là giáo chủ.
 
Khánh Trường
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.038 giây.