logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 24/09/2023 lúc 08:10:51(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,254

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Người đàn bà tóc búi cao, cổ thon dài tuy trang điểm nhẹ vẫn để lộ nét đẹp mặn mà một thời son trẻ. Sau vài cử chỉ khách sáo ban đầu, tôi dần nhận ra ánh mắt và nụ cười quen thuộc dù đã bốn mươi năm. Thời gian lướt nhanh thoáng chợt, đã bốn mươi năm, làm sao không thay đổi mặt người! Tôi cũng lúng túng, cố xóa đi khoảng không gian ngượng ngập ban đầu:
    – Yên khỏe không? Chỉ tới một mình?
    Câu hỏi chợt thành vô duyên, tan biến thật nhanh trong những chiếc bàn ghế trống của nhà hàng vào buổi lửng chiều. Trước mặt tôi là Thanh Yên, Nguyễn Thanh Yên, cô học trò cũ "liều mạng" của bốn mươi năm ngày nào. Bây giờ đã là một người đàn bà từng trải, có chút kiêu kỳ "đẹp lão" ở tuổi sáu mươi. Hai bàn tay đan chặt nhau trên mặt bàn, Yên vẫn yên lặng nhìn tôi trong ánh mắt thoáng mừng, thoáng tủi. Chúng tôi đã nói chuyện với nhau rất nhiều qua điện thoại, nhưng đây là lần đầu tiên gặp lại trên đất khách quê người.
    – Thầy vẫn vậy... chỉ có tóc là bạc đi nhiều... – Yên nói nhanh, nhìn xuống đôi bàn tay – Còn em đã thành bà lão, bốn chục năm rồi thầy!
    Giọng Yên thấp, nằng nặng. Tôi không muốn nói thêm câu gì, chỉ nhìn khuôn mặt của thời gian, của tôi của Yên. Chừng như chỉ cần một tiếng động, một câu nói vô tình sẽ làm vỡ tan mọi kiềm chế trong đôi mắt của người xưa.
    – Dạ, cô chú cần dùng gì?
    Tiếng người nhân viên phục vụ kéo tôi và Thanh Yên trở về với hiện tại.
    – Cho cô một cà phê sữa nóng, một sinh tố bơ, một dĩa gỏi cuốn và hai tô bún cá... À, cho cô xin thêm một tách sữa đặc!
    Cố dằn những xúc động tôi nhìn Yên mỉm cười, gật đầu cảm ơn. Chừng như tất cả vẫn vậy, vẫn cứ như hôm qua mà đã thấm mòn năm tháng. Đôi mắt người học trò cũ cũng giăng giăng lớp bụi đời. Tấm lòng người thầy cũ cũng tiêu hao bao hệ lụy. Ngôi trường xưa đã trôi xa theo ngôi trường đời nghiệt ngã. Trải qua hai cuộc hôn nhân, Thanh Yên đã tìm được bến đậu bình yên cho đời mình. Khóe mắt nụ cười thoáng vẻ bất cần cũng ánh lên nhiều niềm tin yêu, tự tại.   
    – Đêm hôm đó... chắc thầy oán hận em, oán hận gia đình em lắm, phải không thầy?
    Sau câu hỏi, mọi cố gắng của người học trò cũ không còn nữa. Tiếng khóc ấm ức, khuôn mặt cúi thấp như xé nát mọi xúc cảm, mọi ngõ ngách trong ký ức tôi. Tưởng đã lãng quên, đã chôn kín rồi một vết thương lành da khép mặt. Chợt đâu có tiếng người trong cuộc, khêu dậy ngọn đèn đêm của mịt mùng quá khứ. Nơi có kẻ bị ở lại và người buộc phải ra đi. Nơi mà người ở lại như bị phản bội, như bị lọc lừa niềm tin yêu một lần trao gởi. Cũng là lúc mà người ra đi như kẻ mất trí, đã không còn gì để sống với tháng năm đời người. Bi kịch của cuộc sống bao giờ cũng tàn nhẫn hơn sự tưởng tượng, hư cấu trong những cuốn tiểu thuyết vay mượn cảm xúc của người đọc. Người học trò cũ ngồi trước mặt tôi đã một lần chết. Để không ai trong chúng ta phải chết hai lần, nên phải chấp nhận, phải sống! Oán hận, nói không là dối nhưng nói có cũng đã vết da non mòn năm tháng. Tất cả đã theo người, đã một lần về với biển sâu dĩ vãng.
    Thời gian có ngừng đây bao giờ!
    Thương tiếc rồi sẽ làm buồn vu vơ!
    Nhiều lúc muốn quên để xóa mờ
    Nhưng mỗi lần nhìn đêm về tưởng nhớ
    Người đó ta đây, tình vẫn chia phôi
    Biết cuộc đời mình ra sao? (1)
 
***
 
Bến đò chợ Giữa nằm ở ngã ba sông, phía sau lưng chợ Rạch Sỏi. Một bên qua chợ Giữa, một bên xuôi về Kinh Cụt–An Hòa. Ba giờ ba mươi sáng, trời tối đen như mực, không thấy rõ mặt người. Bến sông vắng lặng chỉ có tiếng vo ve của đàn muỗi đói cố bám lấy tôi để sống. Ngồi im bất động, tôi để mặc đàn muỗi chích no rồi tự bay đi. Đã trễ hơn ba mươi phút theo lời hẹn, sẽ có người đón tôi đưa đến điểm xuống ghe. Ba mươi phút dài nhất trong đời và bao trùm bóng đêm. Ba mươi phút để bao nhiêu hình ảnh hiện về như những đoạn phim ngắn đứt quãng.  Câu chuyện của hơn một năm qua thị phi, tai tiếng và để cuối cùng tưởng chừng như mọi duyên nợ an bài. Yên là học trò lớp 12 đầu tiên của tôi tốt nghiệp, rời trường. Cô học trò trưởng ban văn nghệ, có khuôn mặt đẹp sáng và luôn ngồi bàn cuối lớp vì chiều cao. Con gái chủ trại cưa khá giả cưng chiều, nhưng Yên có tính tự lập không dựa vào gia đình. Ty bưu điện tỉnh mở khóa tuyển chọn nhân viên, Thanh Yên thi và đậu. Suốt trong thời gian theo học ở Rạch Giá, mỗi cuối tuần Thanh Yên đều vào trường thăm và nấu nướng để hai thầy trò ăn chung, chuyện trò. Vừa ăn món bún cá, Yên vừa kể tôi nghe về khóa học bưu điện và ước vọng tương lai. Món bún cá quen thuộc đến nỗi tôi phải lên tiếng: "Em không còn món nào khác hơn sao?" "Em muốn thầy tập ăn một món cho quen. Để mai mốt thầy chỉ ghiền món bún cá này thôi". Cô học trò của tôi trả lời kiểu "liều mạng". Gia đình tỏ thái độ không tán thành, cấm đoán và cả việc đưa tôi ra hội đồng nhà trường và ty giáo dục. Tôi biết tình cảm của Yên và nhiều lần trốn tránh, khuyên răn cô học trò lãng mạn và liều mạng này. Rằng đây chỉ là những ngộ nhận ban đầu của tình yêu. Cuộc đời còn dài và rộng, tôi chỉ là người thầy giáo tầm thường, một ngày Yên sẽ gặp người khác tài năng hơn, thích hợp hơn để yêu thương. Đây chỉ là những cảm xúc nổi sôi của tuổi mới lớn. Rồi tất cả sẽ qua đi, sẽ chỉ là những kỷ niệm đẹp của tuổi học trò, sẽ chỉ là hành trang cho hạnh phúc mai sau. Nhưng mọi cố gắng của tôi và cấm đoán của gia đình không lay chuyển được Yên. Cuối cùng mẹ Yên "đầu hàng" con gái. Gia đình sắp xếp cho Yên và tôi cùng một chuyến ra đi. Đây là khoảng thời gian, Rạch Giá và Rạch Sỏi là trung tâm của những cuộc vượt biên lậu hay bán chính thức. Chuyến đi của gia đình Yên và tôi là chuyến đi bán chính thức, có tổ chức và mua chuộc thỏa thuận với chính quyền địa phương. Chắc chắn và khá an toàn. Tôi chỉ cần đến điểm hẹn đúng ba giờ sáng, có người đón và đưa ra ghe nơi sẽ gặp Yên cùng gia đình. Chỉ đơn giản như vậy. Tôi tin tuyệt đối vào Yên (và ngay cả đến bây giờ, bốn mươi năm sau).


    Bốn giờ sáng, đã có những chuyến ghe hàng sớm từ các huyện chở hàng vào chợ Rạch Sỏi. Âm thanh cuộc sống một ngày mới đang bắt đầu. Không ai đến để đón, tôi linh cảm điều gì bất thường đã xảy ra. Không biết bây giờ Yên đang ở đâu? Cầu mong mọi chuyện bình yên, không ai bị bắt bớ. Tôi tự an ủi hay trấn an chính mình? Chần chừ nữa, là công an sẽ đi tuần tra chợ và sẽ dễ dàng nhận ra thầy giáo trường cấp 3 của huyện, làm gì nơi bến đò sớm tinh sương? Không hiểu sao niềm thất vọng, nỗi buồn chán đánh mất tất cả sự sợ hãi trong tôi. Có vài giây phút tôi muốn bị bắt, bị đưa về đồn công an, "để được xem con tạo xoay vần" tới cửa khổ đau nào? Nhưng chừng như chẳng ai thèm để ý đến tôi, đến kẻ đứng bơ vơ trước cuộc sống chung quanh. Nỗi buồn trĩu nặng như người vừa lỡ tay làm vỡ chiếc bình thủy tinh trong sáng của niềm tin yêu. Tôi quay về trường và nhớ lại nụ hôn tham lam, tiếc nuối lần cuối của Yên khi chia tay. Tôi chợt ứa nước mắt và thương nhớ mùi hương chanh loáng thoáng trong đêm vừa sắp cạn.
    Vài ngày sau tôi biết mình là người bị bỏ lại. Những buồn bã rồi cũng qua đi, tôi phải tiếp tục sống và cầu mong cho chuyến đi của gia đình Yên đến được bến bờ mong ước. Hơn tháng sau tôi được tin Yên cùng gia đình đã đến trại tị nạn Mã Lai bình yên. Và chung với tin vui này, câu chuyện của cô học trò Thanh Yên đã làm tôi xúc động, ngậm ngùi rơi nước mắt. Chuyện kể lại ngày hôm đó, khi ra đến tàu ở hòn Tre (còn gọi là hòn Rùa) biết chắc không có tôi, Yên đã nhảy xuống biển (để cố quay lại vào bờ?) Cũng may nhiều người trên tàu kịp cứu và nàng đã an lành đến bờ tự do. Giọt nước mắt nhớ thương hòa với niềm vui tôi trộn lẫn. Làm sao oán trách được đây, khi Yên đã trả lại tất cả những gì mình có. Thương yêu và cả tính mạng. Tình yêu của Yên để lại trái tim tôi những vị tha, độ lượng trong cuộc sống vốn biển hẹp tay người. Cô học trò cũ của tôi nay đã lớn đã trưởng thành và đã dạy lại cho tôi ý nghĩa của một tình yêu trong sáng, có thật. Để mãi đến hôm nay tôi vẫn chưa tìm được lý do để oán hận Yên và gia đình cô học trò nhỏ!
 
***
 
Tôi kể và nói tất cả những cảm xúc của mình đêm hôm đó, của bốn mươi năm về trước. Cúi mặt bùi ngùi, tôi để yên bàn tay mình trong tay Yên mềm ấm. Câu chuyện đời người dù có thương tâm bao nhiêu cũng đã là quá khứ. Chúng ta ngậm ngùi, tiếc thương quá khứ nhưng không ai, không ai có thể sống đời cho quá khứ bao giờ! Mỗi người mỗi số phận, mỗi cuộc đời đang có để sống và để vươn lên, đi tới. Hãy nâng niu kỷ niệm như những hành trang quý giá nhất cho hiện tại và ngày mai.
    – Em cảm ơn thầy cho em biết những điều này. Em luôn mãi...
    – Thầy... thầy hiểu. Em không cần phải nói gì thêm nữa. – Tôi vội ngắt lời Thanh Yên, để mọi cảm xúc của không gian lắng dịu hơn.
    – Bây giờ nói thiệt với em một bí mật nghen.
    – Bí mật gì, thầy nói em nghe đi.
    – Món bún cá ở đây ăn dở quá! Thua tô bún cá của em ngày xưa xa lắc xa lơ.
    Yên bật cười thật tươi. Nụ cười vẫn còn đó dù thời gian đã mang theo nhiều nếp khắc của số phận, của đời người. Tôi rút nhẹ tay ra và ra dấu cho Yên đã đến lúc phải ra về. Trời đã xế chiều và Yên phải lái xe cả 2 tiếng trở về nơi mình ở. Có đến có đi, có hợp có tan. Nhưng bây giờ đã khác, thầy trò chúng tôi không còn ly tan nữa mà có nơi chốn phải quay về. Không còn những chia cắt xé lòng mà những yên bình để trở lại.
    – Mình đừng nói chia tay lần nữa nghen thầy. Em và thầy sẽ đi về cùng một lúc... Thầy phải hứa với em là không được quay lại chào tạm biệt. Thầy nhất định phải hứa nghen.   
    Thầy trò tôi không nói chia tay nhau. Tôi lặng lẽ đi về phía đậu xe và giữ lời hứa không quay nhìn lại. Nhưng khi vào trong xe, tôi đã nhìn thấy Yên vẫn còn đứng im nhìn theo về phía của tôi. Yên lần nữa lại gạt người thầy cũ. Người không nói chia tay nhưng đã đứng lại, nhốt cả không gian vào mắt. Tôi biết mình đang xúc động mạnh nhưng cũng không thể bước trở về dĩ vãng. Nếu không tất cả sẽ tệ hại, tất cả sẽ vỡ tan trong bao nông nổi tầm thường. Tôi cho xe ra khỏi bãi đậu, chạy nhanh ra lòng đường. Không dám nhìn lại, nhưng tôi biết phía sau Yên vẫn còn đứng bơ vơ nhìn chiếc xe của tôi biến mất vào lòng đời tất bật, biển dâu. Quá khứ và hiện tại đã giao hòa. Sẽ mãi không còn cuộc chia tay lần nữa của tôi, của Thanh Yên. Buổi chiều nhè nhẹ nghiêng như giọt nước mắt vô tình rơi mặn trên môi người thầy giáo cũ. Có tiếng ai hát vang vọng trong xa thẳm miền ký ức:
    Tình vui theo gió mây trôi
    Ý sầu mưa xuống đời
    Lệ rơi lấp mấy tuổi tôi
    Mấy tuổi xa người...  (2)
 
Nguyễn Vĩnh Long
_______________
(1) Xin Trả Lại Thời Gian – Thanh Sơn
(2) Tình Khúc Thứ Nhất – Vũ Thành An
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.115 giây.