logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 12/09/2013 lúc 06:08:38(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Mặc dù mùa thu chưa thật sự đến trên xứ Mỹ, trời còn nóng đầm đìa mồ hôi mấy bữa nay ở Quận Cam, một cố nhân đã ló dạng trở lại làm cho tôi cảm thấy bồn chồn, nôn nao, muốn quên đi một tình yêu cũ nhưng chưa được. Tôi không muốn gặp “nàng,” thấy “nàng,” hoặc dây dưa với “nàng” thêm một chút nào. Vậy mà cố nhân vẫn cứ đến, còn đưa tay khều nhẹ vào đúng chỗ yếu, khiến tôi bị nhột chịu không nổi phải cong mình, ưỡn ẹo như vừa bị người tình ấn nhẹ ngón tay vào xương sườn ngay dưới nách.
“Nàng” mà tôi muốn nói đây là trái banh hình bầu dục mà dân Mỹ quen gọi là “football.” Cuối tuần vừa qua là ngày đầu tiên của mùa football Hoa Kỳ. Từ hôm thứ Năm tuần trước đến thứ Hai tuần này, 32 đội NFL tỉ thí với nhau tưng bừng hoa lá trong 16 trận diễn ra trên khắp nước Mỹ. Mở bất kỳ trang thể thao nào trên các nhật báo Mỹ, độc giả không thể không thấy những bức hình lớn của các cầu thủ đội nón sắt chụp bắt nhau.
Tưởng gì, cái thứ ấy có cái gì đâu mà mê dữ vậy, thôi ra vườn tỉa cây giùm em, vợ tôi từng ra lệnh khi thấy ông chồng ngồi chầu chực trước màn ảnh truyền hình, tay cầm sẵn chai bia để xem đấu banh cho “đã” cuộc đời.
Lạ nhỉ, trông thì yếu ớt như thư sinh, vậy mà lại mê cái thứ thể thao thô bạo ấy, mấy anh bạn văn thường nói khi nghe tôi từ chối ngồi nán lại nghe họ tán dóc chuyện văn chương để về nhà xem football.
Ở xứ Hoa Kỳ này, nhiều quí ông, và một số quí bà, mê xem football không thể tả. Tôi cũng từng mê như vậy, cả ngày chỉ nói chuyện football. Đó là thời tôi còn ở Pittsburgh, nơi mà cả thành phố cũng chỉ có chuyện football để mà nói từ trước mùa thu qua đến giữa mùa đông. Ở thành phố ấy, football nhiễm vào máu, vào hơi thở, ngày nói chuyện Steelers, đêm nằm mơ thấy Terry Bradshaw, Franco Harris, Joe Greene, Lynn Swann, Jack Lambert. Đó là mấy cầu thủ nổi danh thời “tiền sử” của đội Pittsburgh Steelers cuối thập niên 1970. Từ đó đến nay đội này đã thắng thêm mấy Super Bowl, có các danh thủ mới mà “dân” ghiền football nào cũng biết.
Rời thành phố ở miền tây Pennsylvania cuối thập niên 1980, tôi mang theo “dòng máu football” trong huyết quản đến miền nam California, nơi tôi vẫn thường theo dõi để biết đội “nhà” Steelers đấu như thế nào mỗi năm. Sở dĩ thời trước tôi mê môn “túc cầu Mỹ” một phần vì sớm được làm quen với nó. Ngay khi rời trại tị nạn Indiantown Gap mùa hè năm 1975, tôi được gia đình bảo trợ dạy ném football, được khen chạy banh lèo lách giỏi, chụp banh rất “dính.” Rời gia đình này, tôi còn gia nhập một đội banh thiếu nhi và rồi cuối cùng phải bỏ ước mơ chơi football trong thời trung học vì thể xác quá ư là… Việt Nam, ốm yếu không húc nổi mấy anh Mỹ to xác.
Từ ngày tôi rời Pennsylvania, từng mùa banh đã trôi qua với các đội vô địch mới như New England, San Francisco, Tampa Bay, Green Bay, New York Giants, và mùa đấu mới vừa qua là Baltimore. Trong khi mấy bạn Mỹ năm xưa của tôi ở “quê” Pittsburgh vẫn mê đội nhà như thuở nào, mỗi năm họ lại hồi phục niềm tin như cả trăm triệu “tín đồ” khác cùng theo đạo thờ banh cà na để tìm vui trong mùa đấu mới, ở Nam California này, tôi cố gắng dần dần để “cai nghiện” football, nhất là trong mấy năm gần đây khi mà cuộc đời đang chuyển qua một hướng mới, thâm sâu hơn, đòi hỏi phải dứt bỏ nhiều thói quen, tập quán cũ. Football nằm trên danh sách những “thú vui” mà tôi cần xóa bớt cho nhẹ gánh hành trang lên đường xa thiên lý.
Tại sao cần lìa bỏ thứ hạnh phúc ấy?
Môn banh bầu dục này và cũng như hầu hết các môn thể thao khác mà tôi từng thích xem, đã ảnh hưởng đến tâm lý, khiến tôi vui buồn theo cuộc chơi thắng thua của nó. Tôi nghĩ tôi không là người duy nhất bị mất ngủ sau khi đội “của mình” bị thua một trận lớn, như Super Bowl chẳng hạn.
Phe ta thắng thì không nói làm chi, ra đường với mặt vênh vênh, đôi khi còn mặc áo, đội nón để khoe đội nhà. Còn thua thì đêm ngủ thấy tức tối, qua mấy ngày sau vẫn còn bực bội, thấy tiếc cho đội nhà vì lỡ chụp hụt trái banh ném vào end zone. Đó là không kể mỗi cuối tuần một “tín đồ” football phải dành nhiều giờ để “hành đạo,” bỏ hết việc nhà. Tôi còn có tật xấu là xem football thì phải “nốc” bia. Uống bốn, năm chai mỗi trận đấu là chuyện thường. Nếu đội thắng thì vui lắm, cười nói hả hê, đội thua thì mặt mày tiu nghĩu, gây buồn lây cho những người khác trong gia đình.
Thế nên môn thể thao quốc hồn quốc túy của người Mỹ đã bị tôi đưa lên danh sách những thói quen cần gạch xóa. Bỏ thuốc lá khá dễ dàng, vì tôi có buồng phổi rất yếu. Bỏ uống bia coi bộ khó hơn nhiều, phải chiến đấu mấy năm trời mới dứt bỏ được một khoái lạc được hấp thụ gần bốn thập niên trước. Riêng bỏ “cô nàng” football thì coi bộ khó mà dễ, dễ mà khó.
Dễ bỏ là vì ở Quận Cam này không có đội football chuyên nghiệp, nên tôi không dễ bị “dính” vào một tình nhân mới thay cho cô nàng Pittsburgh. Hơn một chục năm trước, đội Los Angeles Rams cuốn gói qua St. Louis, từ đó đến nay thành phố lớn hàng thứ nhì của nước Mỹ vẫn chưa được phép lập một đội mới. Mấy đội đại học ở đây, như USC, UCLA không quyến rũ nổi tôi vì trái tim tôi đã được giao cho Penn State, đội trường nhà nơi tôi đã tốt nghiệp.
Khó là vì bầu không khí lành lạnh của mùa thu vẫn luôn gợi nhớ những buồi chiều chơi banh dẵm nát lá thu trên sân cỏ với các bạn Mỹ mà tôi mới quen hồi mới bước chân đến tị nạn ở xứ lạ. Nhờ chụp bắt những cú ném banh thảy xa, nhờ lôi được mấy đứa ôm banh té nhào xuống đất, tôi được hòa nhập với đám nhóc tì khác chủng tộc mặc dù chỉ mới biết nói bập bẹ mấy câu tiếng Anh. Hai anh em tôi cũng thường ném bắt banh giữa những ngày mùa đông, trước khi xa dần với tuổi thơ, trở thành những con người với gánh lo âu nặng chĩu trên hai vai, mỗi người lê chân đi một hướng.
Mặc dù thời gian xem football giảm dần mỗi năm – hình như năm ngoái tôi chỉ xem có hai hoặc ba trận đấu, bỏ luôn trận Super Bowl – vậy mà mỗi lần mùa football trở về thì lòng tôi vẫn gợn lên một chút nỗi niềm luyến tiếc như chưa muốn dứt khoát lìa bỏ một môn giải trí từng một thời giúp tôi hòa đồng vào một xã hội mới, tạm quên quá khứ và hậu quả của một cuộc chiến với các đối thủ thật sự sát hại nhau bằng súng đạn.
Ngày nay Steelers không còn là đội “nhà” của tôi. Nếu có dịp xem đấu banh, tôi chọn cổ võ cho một đội yếu hoặc các cầu thủ phải chiến đấu trước sự khó khăn với những vết thương lòng chưa dứt. Chẳng hạn như tay ném banh xuất sắc Alex Smith từng phải giữ nụ cười thản nhiên khi đứng với các đồng đội mặc dù anh bị San Francisco cho thay thế ở vị trí quan trọng nhất vào giữa mùa đấu.
Có lẽ trong lịch sử NFL chưa bao giờ có sự hắt hủi nào bất ngờ đến như vậy. Hết mùa thì họ cho anh… muốn đi đâu thì đi. Bây giờ anh về Kansas City, một đội cũng bị đánh tả tơi sau mùa đấu vừa qua. Nay tôi mong chờ Alex Smith tạo thành thích ở đội mới cho anh có thể để xóa dần nỗi hận của tình đời bạc bẽo. Kinh nghiệm chìm đắm và vươn lên của vô số cầu thủ như vậy, trong môn football này cũng như trong các môn thể thao khác, thường giúp cho tôi tìm ra một bài học quí giá để áp dụng trước những trở ngại trong chính đời mình.
Phải chăng đó chỉ là một cái cớ để tôi tiếp tục xem football? Nhưng rồi nghĩ đến những cuộc vui đầu mùa, những phút trôi nổi, hò hét theo niềm vinh quang, lặng người theo nỗi thất vọng, những khoảnh khắc chán chường, dã dượi khi trò chơi tàn cuộc, rồi lặp lại y như vậy trong mùa đấu mới, tôi không còn thấy hứng thú như trước.
Nay mùa thu lại đến với “nàng” vẫn đẹp, được hồi sinh với nhan sắc căng phồng nhựa sống như các cô cheerleaders, được tăng cường sức mạnh như các cầu thủ cuồn cuộn bắp thịt đang quần thảo giữa thao trường, mà sao tôi không cảm thấy muốn mặn nồng với nàng như trước. Chắc tôi mắc bệnh lãnh cảm với đời sống chăng? Bạn có biết bác sĩ tâm thần nào giỏi thì hãy giới thiệu giùm.
Tác giả: Phúc Quỳnh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.078 giây.