logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 19/10/2023 lúc 09:40:14(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Phú Quốc, hình chụp năm 2020.


Khách chán Phú Quốc vì “đảo ngọc” đã mất vẻ đẹp tự nhiên, hạ tầng không theo kịp nhu cầu.

Nhiều người, nhiều giới đang thảo luận về chuyện Kiên Giang nói chung và Phú Quốc nói riêng cùng xin... “cứu” vì ba năm vừa qua lượng du khách đến với nơi được ví von “đảo ngọc” liên tục suy giảm.

Theo các viên chức hữu trách ở Kiên Giang, tỉ lệ du khách đến Phú Quốc chỉ còn từ 40% đến 50% so với trước. Đó là lý do khách sạn, nhà hàng đìu hiu và nhiều dịch vụ khác liên quan đến du lịch ế ẩm tới mức không thể không báo động, không xin... “cứu” (1).

Cứ như tường thuật của báo giới về buổi làm việc giữa lãnh đạo tỉnh Kiên Giang với doanh giới (các doanh nghiệp thành viên Hiệp Hội Đầu tư phát triển du lịch Phú Quốc, các hãng hàng không...) thì dường như Phú Quốc lâm nguy vì giá cước vận chuyển bằng máy bay, bằng tàu thủy đến “đảo ngọc” cao, thành ra nếu có “cơ chế” về giá cước vận chuyển và những giải pháp nhằm “kích cầu du lịch” thì tình hình sẽ khác. Tuy nhiên rất nhiều người, nhiều giới không đồng tình với cách đánh giá và giải pháp này.

Trên mạng xã hội, nhiều người bảo rằng, đến Phú Quốc làm gì khi ngoài giá cước vận chuyển, chi phí ăn, ở đều cao hơn những nơi khác, kể cả Thái Lan vài lần nhưng chất lượng các loại dịch vụ lại kém hơn vài lần, đã như thế thì cứu thế nào? Có người phân trần, giá đắt hơn từ 50% đến 300% là vì giới kinh doanh ở Phú Quốc phải chung chi cho đủ ngành, đủ cấp, đủ loại chi phí như thế thì giá không thể rẻ. Có người giải thích, trước, Phú Quốc hút khách vì giá rẻ, khi đã bán hết đất rồi thì không thể rẻ nữa (2)...

Tương tự, một số cơ quan truyền thông chính thức như tờ Tiền Phong, nhân chuyện Phú Quốc xin “cứu”, nêu thắc mắc về “sức hút của du lịch Việt Nam” (3). Khách chán Phú Quốc vì “đảo ngọc” đã mất vẻ đẹp tự nhiên, hạ tầng không theo kịp nhu cầu. Chẳng riêng Phú Quốc, nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng khác như Đà Lạt, Đà Nẵng cũng vắng khách. Tờ Tiền Phong dẫn ý kiến của một vài chuyên gia về du lịch cho rằng, du lịch Việt Nam thiếu sức hút vì thiếu nét riêng, vì “tư duy mùa gặt” (3),...

***

Đầu thập niên 2010, Phú Quốc nổi tiếng vì quyết định quy hoạch hòn đảo này thành “trung tâm du lịch sinh thái đảo, biển chất lượng cao của cả nước, khu vực và quốc tế; trung tâm giao lưu, thương mại, dịch vụ của vùng”. Đến giữa thập niên 2010, Phú Quốc nổi tiếng hơn vì chính quyền Việt Nam dự tính sẽ biến hòn đảo này thành... “đặc khu kinh tế”. Hệ thống chính trị, hệ thống công quyền rồi hệ thống truyền thông chính thức phối hợp bơm, thổi Phú Quốc thành... “đảo ngọc”, thành “thiên đường du lịch”.

Giá đất ở Phú Quốc vọt lên như pháo thăng thiên. Không chỉ doanh giới mà dân chúng ở nhiều nơi cũng gom góp tài sản để đầu tư vào Phú Quốc. Theo sau những lời có cánh là rừng bị phá, là các công trình xây dựng mọc lên như nấm, không theo bất kỳ “quy hoạch” nào. Hậu quả tất nhiên là mất rừng, mất đất (4), xây dựng trái phép tràn lan (5), dù ở giữa biển vẫn bị ngập. Năm 2019, sau trận lụt khiến thiên hạ sửng sốt, Bí thư Phú Quốc lúc đó phản đối tình trạng hỗn loạn ở Phú Quốc là do “thiếu tầm nhìn chiến lược”.

Hồi ấy, theo ông Bí thư Phú Quốc vừa đề cập thì việc xây dựng và phát triển hòn đảo này có “quy hoạch căn cơ, bài bản đã được nhiều chuyên gia, nhà khoa học phản biện đóng góp, các bộ, ngành chức năng góp ý kiến, thẩm định”, sau đó được lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo chính phủ phê duyệt để đến năm 2030 trở thành “một thành phố biển đảo, trung tâm du lịch và dịch vụ cao cấp, trung tâm khoa học công nghệ của quốc gia và khu vực Đông Nam Á” (6).

Giờ - 2023, Phú Quốc trở thành chỗ khó mà đếm xuể có bao nhiêu héc ta rừng bị phá, bao nhiêu héc ta đất bị chiếm dụng, sang nhượng chẳng cần theo quy định nào cả, bao nhiêu công trình xây dựng trái phép ngay bên cạnh các công thự của hệ thống công quyền, kể cả những biệt thự, cao ốc mà quy mô đầu tư tính bằng tỉ (7). Phú Quốc còn là nơi ngập lụt trở nên nguy hiểm đến mức cách nay ba tháng, sau một trận mưa lớn, quân đội phải điều động quân nhân tham gia cứu nạn (8), tỷ lệ phạm tội tăng vọt (9)...

Không phải tự nhiên mà những hậu quả liên quan đến quản trị đô thị ở Phú Quốc trở thành vấn đề mà tờ Nhân Dân xác định là “khắc phục hết sức khó khăn và phức tạp”, cũng không phải tự nhiên mà nhiều viên chức trong hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Phú Quốc bị xử lý kỷ luật và cách thức xử lý chẳng khác gì... phủi bụi (10)?.. Phú Quốc không phải là trường hợp cá biệt, có nơi nào tại Việt Nam mà những “quy hoạch” nhằm... “phát triển” không gây đại họa, kể cả Hà Nội?

Vì sao thủ đô ô nhiễm, kẹt xe, ngập lụt, sau những quy hoạch với “tầm nhìn” đến hết thập niên này và vài thập niên khác, cư dân thủ đô Cộng hòa XHCN Việt Nam lại mời bá tánh đến thăm... “Làng chài... Cipucha – Keangnam”, “Đầm... Tràng Tiền”, “Vịnh... Triều Khúc”, “Cảng nước sâu... Mỹ Đình” ở... “thành phố biển... Hà Nội”. Vì sao cứ “xây” lại trở thành phá, thậm chí hậu quả tàn phá trở thành nghiêm trọng đến mức không thể khắc phục? Có nên xây dựng CNXH theo hướng này không?

Trân Văn (VOA)
_______________
Chú thích

(1) https://vnexpress.net/ph...cuu-du-lich-4664873.html

(2) https://www.facebook.com...VZWkdyWXi2j7Dm7qBsX2hScl

(3) https://tienphong.vn/dao...am-o-dau-post1578648.tpo

(4) https://kinhtedothi.vn/p...t-triet-pha-lam-tac.html

(5) https://nhandan.vn/can-x...phu-quoc-post776371.html

(6) https://kiengiang.gov.vn...va-pha-vo-quy-hoach.html

(7) https://tuoitre.vn/biet-...ng-20230912081934927.htm

(8) https://nld.com.vn/thoi-...am-20221206212804011.htm

(9) https://nld.com.vn/thoi-...am-20221206212804011.htm

(10) https://www.sggp.org.vn/...phu-quoc-post703086.html
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.098 giây.