logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 19/10/2023 lúc 10:14:12(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,248

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vào các năm 1960-62 thế kỷ trước, tôi chỉ là một cậu nhóc học lớp đệ thất, đệ lục thì thật may mắn, tôi được ba mẹ cho đi hướng đạo, còn gọi là chơi xì-cút (scout). Phong trào hướng đạo có những hoạt động ngoài trời rất thú vị, gần gũi với thế giới tự nhiên, như hướng dẫn cho trẻ em tập quan sát thiên nhiên, đi thám du, học mưu sinh thoát hiểm – như trong tình huống lạc vào rừng sâu thì phải làm sao cho an toàn và sống sót… thật hợp với tính tò mò, thích khám phá ngoại cảnh của lứa tuổi thiếu niên. Với thiếu đoàn hướng đạo sinh, tôi được đi đây đi đó, xa hơn cái khu phố Tân Định tôi đã sống với ba mẹ từ hồi 3 tuổi. Ngoài những chủ nhật sinh hoạt (vắn tắt là đi họp) ở các công viên và sân chùa, thỉnh thoảng tôi còn được đi cắm trại, cả trại trong ngày lẫn trại ngủ lại đêm ở các vùng ngoại ô Sài Gòn, như Thủ Đức, Hóc Môn, Bà Điểm… Riêng Thủ Đức, vùng đất hiền hòa này đã sớm ghi khắc trong tâm hồn tôi nhiều kỷ niệm rất đáng nhớ.
Nhớ hồi 12 tuổi, có lần nhằm mùa nghỉ hè, tôi năn nỉ ba mẹ cho theo vợ chồng một người dì ruột là dì Thân lên Thủ Đức, ở cả tuần lễ nơi một nhà trọ trước cổng trường Bộ Binh Thủ Đức (thời ấy còn gọi là Liên trường Võ khoa Thủ Đức), nơi ông dượng theo học một khóa sĩ quan đồng hóa. Khi ấy, là thời đầu các năm 1960, khu nhà trọ này và cả thị trấn Thủ Đức nữa, còn ít dân, nhà cửa thưa thớt, chẳng có gì náo nhiệt, vui vẻ cả. Ngày ngày, từ sáng sớm ông dượng vô trường học đến tối mới về, bà dì lo đi chợ, nấu ăn và nghe tuồng cải lương trên ra-dô. Còn tôi, ngoài vài khi theo dì đi chợ, tôi chỉ nằm khoèo ở một cái ghế bố nhà binh xem mấy cuốn sách hình truyện cao-bồi Luky Luke đã mang theo. Tình cờ, phía sau khu nhà trọ có một cái trảng cát mà sau này tôi được biết đó phần rìa của đồi Tăng Nhơn Phú, nơi đặt bộ chỉ huy và doanh trại của trường Bộ Binh.
Cái trảng rộng lớn, thường xuyên vắng người qua lại, đầy nắng, gió, mấp mô các ụ cát mọc đầy cỏ hoang và bụi cây dại, họa hiếm mới có một cái cây cao cho bóng mát… đã giống một chân trời mới mẻ, đại khái như một khu rừng thẳm ẩn chứa nhiều bí ẩn thật thú vị, hấp dẫn đối với cậu nhóc Tarzan giả hiệu là tôi. Tôi tự thực hiện các cuộc thám du kiểu hướng đạo sinh, đi lang thang, quan sát cây cỏ, bụi bờ. Nói “nổ cho vui” là về mặt thực vật học, tôi đã tìm ra được vài loại mọc hoang, không hề thấy ở phố xá Sài Gòn, như: dây nhãn lồng, dây chùm bao, trái ngâu rừng, hột cò ke… Rồi “nổ” tiếp về mặt sinh vật học, là bỏ qua các loài cũng khá thú vị bởi có ‘ngoại hình’ màu sắc như chuồn chuồn kim, cào cào xanh, cắc kè bông, cánh cam… mà tôi đã từng thấy ở các công viên thành phố, tôi đã theo dõi, chứng kiến tận mắt một loài côn trùng tên là con cút lũi (hay cút đất, thường xuyên vùi mình dưới cát, đất), được mệnh danh là “quái vật cát”, bắt mồi như thế nào. Chiêu trò của cút lũi là đào trên mặt cát, đất những cái hố nhỏ hình cái phễu, để các loài côn trùng nhỏ khác như kiến, sâu, nhện rơi vào thì không thể bò lên được vì bị trượt cát. Khi ấy, từ đáy hố, ‘sát thủ’ cút đang lũi dưới cát ở đáy hố sẽ nhô lên kéo nạn nhân xuống ăn thịt!
Sau một tuần ở Thủ Đức, chỉ có chút chuyện là về nhà mẹ tôi đã trách, chất vấn là sao tôi đen thui! Tất nhiên tôi đâu có thành thật khai báo vụ dang nắng cả ngày ngoài trảng cát. Dù sao thì cậu nhóc 12 tuổi tôi cũng đã hoàn thành cuộc ra-đi-theo-tiếng-gọi-giang-hồ an lành do dì dượng Thân tạo cho cơ hội.
Cơ duyên hay ho với dì dượng Thân lại tái tục vào năm tôi vừa thi xong tú tài 1. Nguyên sau khóa sĩ quan đồng hóa ở trường BB Thủ Đức, được thăng từ thượng sĩ lên chuẩn úy, lần hồi dượng Thân đã tên tới chức thiếu tá ngành tiếp liệu ở Nha Trang. Lúc này ở Cam Ranh vẫn còn mấy cái bar Mỹ mà bà dì tôi làm chủ tới hai cái. Một buổi chiều, đang lúc tôi về Nha Trang chơi, ông dượng nói tôi có muốn đi chơi với ông không , đó là đi Cam Ranh (cách Nha Trang khoảng 35-40 km). Máu “giang hồ”, thích đi đến chỗ lạ khiến tôi tôi lập tức đồng ý và cũng không hề để ý, thắc mắc là dượng tôi không hiểu sao lại mang súng Colt kè kè bên hông. Trời ạ, vừa lên xe, ông dượng phóng như điên, may là đường quốc lộ khi ấy rất tốt và vào buổi chiều tối cũng vắng xe. Chiếc Jeep lùn, lao đi với tốc độ hơn 100 cây số thì bốn bánh xe như cất lên khỏi mặt đường. Té ra, ông thiếu tá mang súng, phóng xe cả trăm cây số/giờ là đi bắt ghen, bởi có đứa nào đó nói thấu tới tai ông rằng ở Cam Ranh, bà thiếu tá đang giao du rất khả nghi với một tay chủ bar…
Gần một tiếng đồng hồ điếng hồn xanh mặt, bám chặt đít ghế khi ngồi cạnh ông tài xế lầm lì phóng chiếc Jeep lùn như bay trên đường vắng, tôi nghĩ phen này chắc chết nát xương vì tai nạn giao thông và tự trách sao lại ham vui, đã chiều tối rồi còn bày đặt theo ông dượng đi Cam Ranh làm chi. Rốt cuộc, khi đến khu bar biếc ở Cam Ranh rồi tôi mới tin là mình còn sống. Dì tôi cũng không bị bắn bởi ông dượng dù đang đùng đùng ghen tuông nhưng khi vừa đến nơi, việc đầu tiên ông làm là tìm ngay tên cấp dưới, tà-lọt thân tín cũng mở bar ở đây và ông đã kịp nghe hắn nêu những nhận xét khách quan, đáng tin cậy về sự trong sáng của dì tôi.
Lớn khôn hơn, là hồi học lớp đệ tam trường Petrus Ký, nhà tôi đã dọn về ở ngay khu ngã năm Bình Hòa (xã Bình Hòa, quận Tân Bình, tỉnh Gia Định cũ, nay là quận Bình Thạnh, Tp HCM). Có thời gian cả năm trời, tôi phải đi học bằng xe đò Chợ Lớn-Thủ Đức, đoạn từ ngã năm Bình Hòa đến ngã sáu Cộng Hòa (cũ), còn gọi là ngã sáu Lý Thái Tổ (cũ).
Một buổi trưa nọ, cũng đi học về bằng xe đò, xe đã chạy đến trạm tôi phải xuống để về nhà là tại cái ngã năm Bình Hòa quen thuộc, nhưng bởi lơ đãng tôi lại không lên tiếng báo với anh lơ cho xuống. Xe chạy luôn về hướng Thủ Đức thì tôi lại phân vân. Giờ xin xuống xe thì đi bộ ngược lại quá xa, hay là mình đi luôn tới chợ Thủ Đức chơi, cũng bấy nhiêu tiền xe như đã trả rồi?
Tâm trạng tôi lúc này khá rối rắm, đa mang nhiều mối. Một là, lại “theo tiếng gọi của bốn phương”, đi luôn đến chợ Thủ Đức, dạo chơi gì đó thì ngặt cái là tôi đang đói bụng, mà trong túi tôi chẳng còn mấy đồng để mua gì đó ăn trưa ngoài đường. Hai là, thôi thì chịu đói khó quá, hãy nói anh lơ báo dừng xe để xuống, thì xách cặp đi bộ ngược lại cả 1-2 cây số dưới trời nắng với bụng đói quả là cực hình!
Chợt tôi nhớ đến một người quen ở gần chợ Thủ Đức, đó là anh Bình, đang theo đuổi bà chị họ và rất thích chuyện trò với tôi, chẳng qua là thằng em này học ban C như anh. Anh là sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến, bị thương, nằm trị ở quân y viện Cộng Hòa xong thì được cho về hậu cứ, làm thầy giáo kiêm hiệu trưởng trường tiểu học dành cho trẻ em của một khu gia binh của binh chủng đồ rằn này. Trong một lần dẫn chị em tôi đi ăn món nem ngon tuyệt vời ở một nhà hàng cạnh chợ Thủ Đức, anh Bình cho biết luôn chỗ anh dạy học chẳng đâu xa nữa vì khu gia binh ấy ở ngay con đường bên hông chợ, hướng về nhà ga Thủ Đức…
Vậy là tôi quyết định “giang hồ một chuyến” với điều kiện phải gặp được vị cứu tinh lúc này là anh Bình. Tôi xuống xe đò, xách cặp đi bộ vào con đường hướng về nhà ga Thủ Đức, trong bụng vái trời là anh Bình đang có mặt ở trường học kia. Cũng suôn sẻ cho tôi là, chỉ với một lần hỏi thăm chỗ trại gia binh TQLC, tôi đã gặp được anh Bình, anh đang nằm nghỉ trưa để chuẩn bị buổi dạy 1 giờ 30. Nghe sơ về tình hình thằng em xuất hiện đột ngột không hề hẹn trước như thế, anh Bình lập tức nhờ một anh hạ sĩ quan dạy thế, lấy honda chở tôi đi, đầu tiên là cho tôi ăn cơm cái đã. Kế đó, không thể là cái gì khác hơn một quán cà phê…
Có thể nói, phần rất lớn là nhờ hoạt động hướng đạo đã tập cho tôi tánh dạn dĩ, tháo vát trước các hoàn cảnh khác nhau, thời niên thiếu tôi đã khám phá Thủ Đức theo cách riêng rất thú vị của mình. Và tôi nào biết đó chính là máu “giang hồ vặt”, cảm hứng đi đây đi đó, kiểu “chí nam nhi tại bốn phương”, hồi đó đã bắt đầu tuôn chảy trong huyết quản của loại người mà mọi người hay gọi là “dân viết lách”, nghiệp dĩ tôi cưu mang từ tuổi thanh niên vào đời cho đến ngày nay…

Phạm Nga
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.058 giây.