logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 22/10/2023 lúc 11:58:44(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
“Đi về đâu hỡi em? Khi trong lòng không chút nắng…”
Lời bài hát đâu đó chợt văng vẳng bên tai khi cô bé Thủy rời khỏi nhà ra đi trong nước mắt giàn giụa. Thủy đi mà như chạy trốn tiếng chửi của người mẹ ghẻ vẫn còn gào lên sau lưng Thủy. Mười hai tuổi ra giữa bụi đời, trong tay không có lấy một đồng bạc. Thủy cứ đi lang thang. Tối đâu là nhà, ngủ bờ ngủ bụi, ai cho gì ăn nấy. Khi không có gì bỏ vào miệng thì tới thùng rác lượm xem người ta vứt đi những thứ gì còn sót lại, Thủy ăn để tồn tại. Rồi người ta thuê Thủy bán xì ke, Thủy làm để có tiền sinh sống. Rồi Thủy bị bắt vào police station. Cuộc sống tù đày chưa bao giờ là sướng. Môi trường phức tạp và nhiều rủi ro, cũng xảy ra đánh nhau trong tù. Thế rồi Thủy có bầu và làm mẹ ở tuổi 15. Sinh con trong tù. Con của Thủy được chính phủ Mỹ nhận nuôi. Mãn hạn, Thủy được tự do ra ngoài với cảnh sống của người vô gia cư. Rày đây mai đó. Chỗ ngủ là hiên nhà người ta hay cửa tiệm nào đó. Sáng dậy sớm phải cất dọn mùng mền vào một cái thùng carton hay cái vali cũ lượm ở đâu đó bên thùng rác. Rồi kéo đi cất chỗ nào kín đáo một chút để tối lại dọn ra kiếm chỗ ngã lưng. Làm gì để kiếm ăn trong cuộc sống đầu đường xó chợ của những cảnh đời cơ nhỡ? Thủy lại tiếp tục làm thuê là bán ma túy cho người ta, Thủy lại bị bắt vào tù, mỗi đợt vào từ vài ngày đến vài tháng không biết bao nhiêu lần như vậy. Cuộc sống cứ ra vào tù như thế.

***

Hôm Tết Nhâm Dần, theo chân một người đi cứu trợ những mảnh đời cơ nhỡ. Chúng tôi gặp chị Thủy, một người đàn bà mới ngoài 40 tuổi, khuôn mặt chai sạn nhàu nhĩ, đầy vẻ dạn dày mưa nắng. Trông chị già trước tuổi rất nhiều. Khi nhận được ánh mắt thiện chí và cử chỉ của người cùng nói Tiếng Việt với mình có lẽ lòng chị ấm lại. Nhóm cứu trợ hỏi han chuyện trò. Chị cũng bộc bạch tâm sự về câu chuyện của đời chị.
Chị qua Mỹ với cha năm 1984 khi chị mới 4 tuổi.
– Mẹ chị đâu?
– Không có mẹ.
Qua Mỹ một thời gian không lâu, cha chị có vợ kế. Kể từ đây cuộc sống không hề dễ chịu khi sống cùng mẹ ghẻ. Mẹ ghẻ ngày đêm ăn hiếp, mắng mỏ Thủy. Thủy đang tuổi ấu thơ tuổi ăn, tuổi học nhưng điều đó không đến với Thủy nữa. Thay vào đó là ngày ngày đối mặt với ánh nhìn như thù hằn của người mẹ ghẻ kèm đòn roi, mắng chửi. Ăn không đủ no nhưng công việc thì ngập đầu. Tất cả những công việc nặng nhọc trong nhà là dồn lên vai Thủy.
– Mỗi lần mẹ ghẻ mắng mỏ Thủy, hành hạ Thủy vậy ba không nói gì sao?
– Không, ba không nói gì.
Đó là điều buồn nhất của Thủy. Thủy đã mất tình cha thật sự rồi. Thủy tuyệt vọng và cô đơn lắm!
– Sao chị không báo cảnh sát?
– Mình còn nhỏ quá nên không biết!
Cuối cùng chịu không nổi cảnh đòn roi hiếp đáp của người mẹ ghẻ độc ác và người cha vô tâm. Thủy đã bỏ nhà ra đi vào năm 12 tuổi. Có lẽ đó là cách giải quyết mà Thủy đã chọn. Thủy chấp nhận ra đi không có đồng xu dính túi, cũng không có giấy tờ tùy thân với cuộc sống bấp bênh rày đây mai đó lang thang trên đường phố còn hơn là sống trong cảnh sống như ngục tù không có tình thân hay thậm chí là tình người. Cuộc sống bụi đời với không biết bao nhiêu lần chị vào tù ra khám. Người cha không hề tìm kiếm chị dù chỉ một lần.
Khi ở tuổi 40 chị đã sinh 10 đứa con: 8 trai, 2 gái. Đứa con đầu nay 24 tuổi đã có cuộc sống độc lập ở đâu đó. Còn các đứa con khác nhỏ hơn đang được chính phủ Mỹ nuôi. Hỏi về cha của những đứa bé.
– Người chồng đầu tiên ngoại tình nên chị buồn nên không chung sống với anh ta nữa. Còn sau đó lần lượt chị sống với thêm 3 người nữa. Đều là người Việt với nhau những mảnh đời cô đơn lạnh lẽo trong cuộc đời mưa gió ráp lại với nhau, sưởi ấm cho nhau dù trong giây lát hay một thời gian dài ngắn nào đó. Khi ở tuổi 40, chị đã qua 4 người chồng và có 10 đứa con.
– Xin phép chị đưa hình ảnh của chị lên, chị có muốn gặp lại cha mình không?
– Không!
– Chị có muốn cho các con của chị biết nơi ở của chị không?
– Không! Để các cháu yên, các cháu có cuộc đời riêng của mình hi vọng tốt hơn đời chị.
– Có lúc nào chị nghĩ với tương lai của mình không?
– Có chứ nhưng biết làm sao được?
– Chị có muốn kiếm cho mình một công việc và thuê căn phòng nhỏ để cuộc sống ổn định hơn!
– Có chứ nhưng không ai thuê cả.
– Chị học lớp mấy rồi?
– Học lớp 7.
– Có biết lái xe không?
– Không biết lái xe.
Hỏi chuyện chị và chị cứ trả lời một cách tự nhiên. Thân hình chị chao đảo, không chịu ngồi yên mà cứ nghiêng qua nghiêng lại chông chênh như chính cuộc đời chị vậy. Cử chỉ điệu bộ của chị cũng tự nhiên như cành cây ngọn cỏ lay lắt giữa muôn ngàn gió bão chưa từng được bàn tay người chăm chút uốn nắn.
Đang dở câu chuyện bỗng có một ông da trắng (cũng là dân vô gia cư với nhau) mặc bộ áo quần nhàu nhĩ tới xỉa xói vào mặt chị mấy câu bằng tiếng Anh:
– This is my blanket not yours. Why you say that I stole it from you. (Cái chăn của tao sao mày lại nói cái chăn của mày rồi bảo tao ăn cắp?)
Chị nói:
– This is mine because when I had the period so the blood stained is still on it. (Cái chăn của tao vì hôm nọ tao có tháng, vết máu còn dính ở đó.)
Thế mà người đàn ông Tây vẫn cãi lại và cúi xuống lấy cục gạch ném tới chị. Sợ quá! Thế là tụi này cùng chị bỏ chạy tới một quãng xa mà vẫn còn nghe văng vẳng tiếng chửi theo. Một lúc sau có một người đàn ông Việt nói giọng Nam như chị, anh bị cụt một cánh tay, đi tới nơi. Chị giới thiệu:
– Đây là ông xã mình. Chúng tôi quen nhau và sống với nhau 2 năm rồi.
Chị quay qua bảo anh:
– Thằng kia nó ăn cắp cái chăn của em mà nó cứ cãi là của nó. Anh tới đó lấy giùm em cái vali và cái xách về để dọn qua chỗ khác ngủ.
Đoạn anh tới chỗ lúc nãy kéo về chiếc vali đã cũ và một cái túi cho chị rồi anh vội vã đi. Chị bảo anh về chăm mẹ ảnh vì mẹ ảnh mới bị trượt chân té. Tôi hỏi:
– Anh có thương chị không?
– Có. Anh thương và lo lắng cho tôi. Khi kiếm được tiền anh dẫn tôi đi ăn và cho vài đồng tiêu.
– Có khi nào anh bảo chị sinh con cho anh không?
– Có! Anh có bảo sinh cho anh đứa con nhưng tôi chưa thể được.
– Chị có muốn có một công việc gì không? Chị làm được việc gì?
– Tôi có thể quét dọn nhà cửa và làm việc vặt trong nhà.
Nhóm cứu trợ biếu chị ít tiền. Ra về lòng tôi nặng trĩu một cảnh đời. Gương mặt chị, câu chuyện của chị cứ ám ảnh tôi chìm trong suy nghĩ miên man. Chị khổ bắt đầu từ đâu? Vì đâu mà nên nỗi?
Câu hỏi: Giá như không có mẹ ghẻ mà nếu có mẹ ghẻ thì đừng ác độc với con chồng như thế. Và giá như cha chị để mắt tới con gái hơn. Biết phân định phải trái, có trách nhiệm với con cho đến khi con trưởng thành có lẽ cuộc đời chị sẽ khác. Nguyên nhân để một con người sa ngã không có lối về như vậy nguyên nhân do đâu? có phải từ gia đình, từ sự thiếu trách nhiệm của người cha, tạo ra hình hài con mà không bảo bọc được con. Nếu không nuôi được con thì trả cho mẹ nó hay nội ngoại ở quê nhà chứ sao lại mang con qua Mỹ. Lạ nước lạ cái, rồi theo vợ bé mà bỏ con.
Những câu ca dao ngày xưa lại văng vẳng đâu đây, cào xé lòng tôi. Gió đưa bụi chuối sau hè, Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ… Con mất cha ăn cơm với cá, Con mất mẹ lót lá mà nằm… Bao giờ bánh đúc có xương, Mấy đời mẹ ghẻ mà thương con chồng…
Cảnh mẹ ghẻ con chồng từ xa xưa đã được dân gian đúc kết trong ca dao và lưu truyền trong các truyện xưa tích cũ mà bà nội tôi thường kể tôi nghe hồi nhỏ như Tấm Cám, Phạm Công Cúc Hoa… lại hiện về như mới, đau nhói trong tôi. Rồi truyện “Mẹ ghẻ con ghẻ” của Hồ Biểu Chánh viết tại Vĩnh Long tháng 10/1943. Và mới đây thôi, câu chuyện đau lòng về một cháu bé 8 tuổi bị nhân tình của bố đánh đến chết. Và còn biết bao câu chuyện đau lòng như thế mà chưa được đưa ra ánh sáng?

Hoàng Thị Bích Hà

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.089 giây.