logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 04/11/2023 lúc 05:25:36(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Giáo sư Tường Vũ phát biểu khai mạc hội thảo "Người Mỹ gốc Việt và Di sản chiến tranh" tại Đại học Oregon, Hoa Kỳ, vào ngày 27-28/10/2023.
Lần đầu tiên, một hội thảo quy mô lớn quy tụ nhiều người gốc Việt ở nhiều nơi, từ nhiều giới, thuộc nhiều thế hệ cùng bàn thảo về di sản của người Mỹ gốc Việt trong suốt chiều dài lịch sử, giữa bối cảnh thế hệ thứ nhất đang dần qua đi và thế hệ thứ hai đang xuất hiện trên các diễn đàn của nhiều lĩnh vực.
“Ý tưởng làm hội thảo trong hai ngày vừa qua là nhân dịp 50 năm sắp tới kỷ niệm kết thúc chiến tranh Việt Nam, tôi nghĩ đó là dịp thích hợp để cộng đồng chúng ta suy nghĩ thêm về quá khứ và tương lai, những gì chúng ta đã làm được và chưa làm được”, Giáo sư Vũ Tường, Trưởng Khoa Chính trị học, Đại học Oregon, chia sẻ với VOA về mục tiêu đầu tiên của cuộc hội thảo do ông và các cộng sự thuộc Trung tâm Nghiên cứu Việt – Mỹ của Đại học Oregon tổ chức, với sự hỗ trợ của Viện Hoà bình Hoa Kỳ, trong hai ngày 27-28/10 vừa qua.
Tham dự hội thảo có gần 90 người, bao gồm các học giả, giáo sư nghiên cứu về chính trị, lịch sử, các chính trị gia gốc Việt, các đại diện của nhiều tổ chức người Việt ở Mỹ, các nhà hoạt động gốc Việt, đại diện cộng đồng người Việt ở nhiều nơi...
Những vết hằn cuộc chiến
Trong phần đầu và xuyên suốt cuộc hội thảo, người ta có thể thấy rất rõ những vết hằn thương đau của cuộc chiến Việt Nam trong câu chuyện của các diễn giả. Rất nhiều trong số họ đã trải qua một tuổi thơ, một thời niên thiếu khó khăn và thiếu thốn cùng cực, bị phân biệt đối xử, bị tước đoạt của cải và quyền lợi, trong khi người thân của họ trong các trại cải tạo không biết ngày trở về như câu chuyện của cựu Dân biểu liên bang Cao Quang Ánh hay của cô Destiny Nguyễn, Chủ tịch tổ chức Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hoà. Những câu chuyện cá nhân hay cả gia đình vượt biển tìm tự do cũng đã được kể ra. Nhiều người, bao gồm cả diễn giả và cử toạ, đã rơi nước mắt…
“Từ lớp 9 sang trung học (tại Việt Nam), bạn phải thi chuyển cấp. Số điểm của tôi lúc đó đạt tiêu chuẩn được tuyển thẳng, không phải thi, vào trường chuyên nhưng tôi đã không được vào, mà phải học ở trường bình thường”, cô Destiny Nguyễn kể lại câu chuyện của mình.
UserPostedImage
Cô Destiny Nguyễn.
“Vào thời điểm đó, tôi không biết gì về lý lịch của mình cho tới khi tôi sang Mỹ. Tôi không biết cha tôi đã làm gì trong quá khứ, tới khi sang Mỹ, tôi thấy lá cờ Mỹ ở khắp nơi, ngay cả trong văn phòng bác sĩ. Rồi tôi tự hỏi ‘Lá cờ của mình là gì?’. Tôi trở về hỏi cha tôi, tôi nhớ lúc bé, cứ mỗi thứ Hai họ bắt chúng tôi phải chào cờ đỏ sao vàng và hát quốc ca, tôi đã hỏi và được cha trả lời rằng ‘Không, đó không phải là lá cờ của chúng ta’. Tất nhiên, ông có lá cờ vàng ba sọc đỏ trong nhà, và ông bắt đầu kể cho tôi về câu chuyện đằng sau lá cờ đó…”, cô Destiny xúc động nói.
Theo cô Destiny, những người tị nạn Việt Nam và con cháu của họ ở Hoa Kỳ mang bản sắc chính trị là những người tị nạn chính trị. Vì vậy, “hơn bất kỳ ai khác, chúng tôi hiểu sự nguy hiểm của chủ nghĩa cộng sản và giá trị của dân chủ, tự do và nhân quyền”.
"Khi tôi nhìn lại câu chuyện của mẹ tôi, tôi thấy ở bà có ba tính cách tương đồng với cộng đồng của chúng ta. Đó là tình yêu tự do, sự kiên trì và niềm hy vọng".
Cựu Dân biểu Cao Quang Ánh
Kể lại câu chuyện của người mẹ một tay gánh vác gia đình với 8 người con sau khi cha ông đi tù cải tạo, cựu Dân biểu Cao Quang Ánh nói hình ảnh của bà phản ánh một phần di sản của người Mỹ gốc Việt trong hành trình đi tìm tự do.
UserPostedImage
Cựu Dân biểu Cao Quang Ánh phát biểu tại hội thảo.
“Khi tôi nhìn lại câu chuyện của mẹ tôi, tôi thấy ở bà có ba tính cách tương đồng với cộng đồng của chúng ta”, cựu dân biểu của bang Louisiana nói tại hội thảo. Đó là tình yêu tự do, sự kiên trì và niềm hy vọng. Theo cựu Dân biểu Cao Quang Ánh, chính ba tính cách trên đã giúp cho cộng đồng người Việt ở Mỹ có được ngày hôm nay, với nhiều thành tựu, di sản và tương lai xán lạn của các thế hệ tiếp theo, mà theo ông là “không nên lo lắng” họ sẽ bị “hoà tan” vào xã hội Mỹ và đánh mất căn tính Việt Nam của mình.
Xung đột và khác biệt
Trong khi thế hệ người Việt đầu tiên đến Mỹ đối diện với rất nhiều khó khăn trong việc thích ứng với cuộc sống ở Mỹ, những rào cản về ngôn ngữ, xã hội và những tổn thương trong lòng, nhiều người trong số họ ít có hoặc không có điều kiện để chia sẻ với con cái về những di sản và lịch sử cuộc chiến mà họ là một phần trong đó. Một phần lý do khác là “liệu các con có thực sự muốn nghe hay không?” như câu hỏi mà bà Vuong Quyen, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành chức “Mạng lưới hỗ trợ trẻ em quốc tế” (ICAN) ở California, đặt ra cho chính thế hệ thứ hai có mặt tại hội thảo, những người nói rằng họ không biết hoặc biết rất ít về quá khứ của cha mẹ.
UserPostedImage
Các diễn giả trẻ của thế hệ thứ hai tại hội thảo "Người Mỹ gốc Việt và Di sản chiến tranh" ở Đại học Oregon, Hoa Kỳ, vào ngày 28/10/2023.
Sự khác biệt và xung đột còn xảy ra trong cái nhìn của thế hệ lớn tuổi và thế hệ trẻ sinh ra tại Mỹ về những vấn đề liên quan đến chính trị, dù là ở Mỹ hay tại Việt Nam.
“Chính chúng ta phải là sự thay đổi mà chúng ta muốn thấy trong xã hội”
Diễn giả Trịnh Hội
Một số diễn giả trẻ cho biết bức tranh về Việt Nam trong tuổi thơ họ đôi khi là một bức tranh đầy màu xám của chiến tranh mà họ không muốn nghe hay biết tới, có khi lại chỉ là những điều rất đơn giản như chia sẻ của Joseph Nguyễn, 25 tuổi, Giảng viên Khoa Người Mỹ gốc Á và người Mỹ gốc Việt học tại Đại học bang California, Fullerton.
“Khi bạn hỏi một người ở lứa tuổi của tôi rằng họ biết gì về cộng đồng người Việt, hầu hết sẽ nghĩ tới Paris by night, tới chương trình giải trí của Asia, về cửa hàng boba (trà sữa)… họ chẳng nghĩ gì đến chiến tranh Việt Nam”, Joseph nói và cho biết bản thân anh sinh trưởng ở vùng Little Saigon, nơi hầu hết cư dân là người Việt, nhưng anh cũng chẳng biết gì về Việt Nam khi bắt đầu công việc giảng dạy.
Joseph cho rằng sở dĩ thế hệ trẻ rơi vào tình trạng trên là vì không có một hệ thống giáo trình dạy cho họ trong trường học. Đó cũng chính là lý do anh, và một vài diễn giả khác, đang nỗ lực xây dựng một chương trình giảng dạy mẫu về Việt Nam để trở thành môn học về sắc tộc bắt buộc trong các trường trung học ở California.
Những khác biệt cũng được nhận thấy ngay trong cuộc hội thảo khi các diễn giả trình bày quan điểm về cộng sản Việt Nam.
UserPostedImage
Ông Trịnh Hội - diễn giả tại hội thảo.
Diễn giả Trịnh Hội, một nhà hoạt động xã hội từng là giám đốc của tổ chức VOICE, nơi giúp thúc đẩy xã hội dân sự Việt Nam, trình bày tại hội thảo những định nghĩa về “hoà giải” với quan điểm mà ông tham khảo từ nhiều người, trong đó có đại sứ Việt Nam tại Mỹ, ông Nguyễn Quốc Dũng, và đi đến kết luận riêng rằng “Chính chúng ta phải là sự thay đổi mà chúng ta muốn thấy trong xã hội”.
Mặc dù quan điểm của ông được một số người trẻ ủng hộ, cũng có quan điểm trái chiều cho rằng cộng sản không thể thay đổi và họ đã không hề thay đổi gì trong 48 năm qua.
“Đảng Cộng sản đã làm được gì trong suốt 48 năm qua? Không gì cả”, diễn giả Trần Trung Đạo, một nhà văn ở Boston, nói.
“Họ (chính quyền Cộng sản Việt Nam) mặc những chiếc áo khác nhau khi đi với những người khác nhau. Nhưng thực chất bên trong họ vẫn vậy. Chiếc áo không làm nên thầy tu”
Nhà văn Trần Trung Đạo
Theo ông, “nếu bạn nhìn thấy mọi người đi về Việt Nam dễ dàng hơn so với 20 năm trước, đó không phải là hoà giải. Chính quyền Cộng sản Việt Nam phải đi theo với thế giới, họ không thể cứ giữ nguyên những chính sách của 48 năm trước”.
UserPostedImage
Nhà văn Trần Trung Đạo.
Ông dẫn chứng một điều dễ nhận thấy là chính quyền Việt Nam trong suốt 48 năm qua vẫn không chịu sửa đổi Hiến pháp, mà một số nhà hoạt động lâu nay vẫn cho là có những điều vi hiến.
“Họ mặc những chiếc áo khác nhau khi đi với những người khác nhau. Nhưng thực chất bên trong họ vẫn vậy. Chiếc áo không làm nên thầy tu”, ông Trần Trung Đạo nói.
Theo ông, việc chính quyền Việt Nam mở cửa và hội nhập hơn với quốc tế chẳng qua là vì họ cần tiền, cần đầu tư và cần phải bảo đảm cho chính quyền vận hành. Ông nói một trong những nguyên nhân khiến cho chính quyền Cộng sản không chịu thay đổi là vì cộng đồng người Việt hải ngoại đã không tạo áp lực đủ để buộc họ phải thay đổi.
Hiểu để hoá giải xung đột
Mặc dù có những quan điểm khác biệt, nhưng hầu hết diễn giả và cử toạ tham dự hội thảo đều cho biết họ cảm thấy rất thú vị và biết ơn về những điều đã nghe, biết và học hỏi từ hội thảo.
Giáo sư Pierre Asselin của khoa Lịch sử Đại học San Diego nói với VOA rằng hội thảo là một kinh nghiệm “thú vị” đối với ông.
UserPostedImage
Giáo sư Pierre Asselin của khoa Lịch sử Đại học San Diago.
“Nó cho thấy thật nhiều những kinh nghiệm khác nhau của các thành viên cộng đồng người Việt. Nó cũng cho thấy rất nhiều quan điểm và chúng có ý nghĩa như thế nào đối với người Việt thuộc thế hệ lớn tuổi và trẻ tuổi”, GS. Asselin chia sẻ.
“Nó bổ sung cho tôi những điều mà tôi từng nghĩ là tôi đã biết về người Mỹ gốc Việt. Điều chính yếu mà tôi nhận thấy được là cộng đồng người Mỹ gốc Việt thật là đa dạng. Bây giờ thì tôi nghĩ là tôi phải rất cẩn thận khi nói về người Mỹ gốc Việt và căn tính của họ bởi vì họ có quá nhiều căn tính khác nhau. Và tôi nghĩ những xung đột giữa người già và người trẻ (gốc Việt) là vô cùng thú vị. Nhưng một điều mà tôi nhận được từ hội thảo là nó có liên quan đến các sinh viên gốc Việt của tôi. Bởi vì mỗi lần tôi giảng dạy môn học về Chiến tranh Việt Nam thì nhóm nhỏ sinh viên gốc Việt của tôi luôn khá lặng lẽ. Đó là lý do vì sao tôi muốn đến hội thảo này. Tôi muốn hiểu họ nghĩ gì, họ cảm nhận thế nào và có thể là lý do vì sao họ có mặt trong lớp học của tôi. Giờ thì tôi có được quá nhiều để mang trở về. Tôi mong chờ để có dịp thảo luận những điều tôi đã học được tại đây với các sinh viên của tôi nói chung và với các sinh viên gốc Việt của tôi nói riêng”, GS. Asselin nói thêm.
UserPostedImage
Các tác phẩm nghiên cứu về nền Cộng hoà tại Việt Nam do nhóm học giả người Việt thực hiện được giới thiệu tại hội thảo ở Đại học Oregon.
Vân Trần, một tham dự viên thuộc thế hệ thứ hai, nói với VOA rằng hội thảo phần nào đã giúp giải đáp những vấn đề không thể giải quyết của cô lâu nay về gốc gác người Việt của mình.
“Giống như một bức tranh trắng đen, mà trong đó nhiều phần đã bị mờ vì quá sáng hoặc quá tối, nó giúp điền vào những khoảng trống”, Vân Trần nói. “Được đến đây và nghe chia sẻ của mọi người cũng làm cho tôi xúc động vì nó phản ánh những trải nghiệm của bản thân tôi, đó là cuộc sống ở Mỹ có ý nghĩa như thế nào”.
Ông Từ Đức Tháo, Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam tại Oregon, nói với VOA rằng đây là lần đầu tiên ông tham dự một hội thảo quy mô như vậy trong tư cách là người đại diện cho cộng đồng địa phương.
UserPostedImage
Ông Từ Đức Tháo - Chủ tịch Cộng đồng người Việt ở Oregon.
“Nghe những người trẻ tuổi nói lên những hoài bão, nguyện vọng của chính họ và cội nguồn mà họ không quên, tôi rất lấy làm mừng vì họ không quên những khó khăn của cha mẹ trong quá khứ. Chẳng hạn, có bạn thì có cha phục vụ trong quân đội VNCH, từng trải qua những năm tháng rất khó khăn, khổ cực trong các trại cải tạo, một số bạn thì cùng với gia đình vượt biên sang Mỹ… các bạn đó đều nhớ cội nguồn của mình. Và từ những kinh nghiệm khó khăn, khổ cực của cha mẹ mà (họ) vươn lên để trở thành những giáo sư, luật sư, bác sĩ… phục vụ lại cho quê hương thứ hai của mình. Đó là một điểm son đáng ghi nhớ của cộng đồng chúng ta”, ông Từ Đức Tháo chia sẻ cảm xúc với VOA ngay sau hội thảo.
"Chúng tôi muốn có cả người già, người trẻ cùng với nhau suy nghĩ về những vấn đề tương lai. Những người trẻ quan tâm đến những vấn đề gì và họ có những khó khăn gì, và người già cũng vậy, để hiểu nhau hơn chứ không phải để xa cách nhau”
Giáo sư Vũ Tường
Ông cho biết việc gặp gỡ và lắng nghe những tiếng nói khác nhau của nhiều thế hệ tại hội thảo giúp ông học hỏi thêm nhiều điều chắc chắn sẽ rất hữu ích cho những người đang làm công việc phục vụ cộng đồng như ông.
Sau hội thảo, nhiều người đã trao đổi liên lạc với nhau, hứa hẹn hợp tác trong tương lai. GS. Vũ Tường, người chủ trì hội thảo, nói đây cũng chính là một trong những mục tiêu của hội thảo.
UserPostedImage
Đại học Oregon - nơi diễn ra hội thảo "Người Mỹ gốc Việt và Di sản Chiến tranh" vào ngày 27-28/10/2023.
“Tôi muốn tạo điều kiện cho những học giả của chúng tôi và những người hoạt động trong cộng đồng có dịp tiếp xúc, trao đổi để có thể hợp tác với nhau, thậm chí trong giới của họ với nhau, ví dụ như trong giới hoạt động với nhau nhưng có người hoạt động ở Boston, có người ở quận Cam, người ở San Jose… thì điều kiện chính trị địa phương của mỗi nơi mỗi khác. Ví dụ, những dân biểu ở Oregon chẳng hạn thì theo đảng Dân chủ, nhưng ở Nam California thì có những người theo đảng Cộng hoà, còn ở Massachusetts thì có khuynh hướng Cộng hoà trung dung (moderate), nghĩa là không quá Cộng hoà nhưng ở giữa Cộng hoà và Dân chủ…, thì tôi muốn họ có điều kiện gặp nhau để trao đổi với nhau”.
Giáo sư Vũ Tường cho biết ý tưởng thực hiện một hội thảo mang tính “cầu nối” này xuất phát từ tình trạng “phân hoá và đối đầu” trong cộng đồng người Việt ở Mỹ những năm gần đây, giữa những người ủng hộ và chống lại cựu Tổng thống Donald Trump, mà ông nói là một thực tế “rất đáng buồn”.
Ông nói thế hệ đầu của những người Mỹ gốc Việt thường có khuynh hướng theo đảng Cộng hoà, bảo thủ, trong khi nhiều người thuộc thế hệ trẻ lại có khuynh hướng nghiêng về Dân chủ.
“Thành ra, chúng tôi muốn có cả người già, người trẻ cùng với nhau suy nghĩ về những vấn đề tương lai. Những người trẻ quan tâm đến những vấn đề gì và họ có những khó khăn gì, và người già cũng vậy, để hiểu nhau hơn chứ không phải để xa cách nhau”, GS. Vũ Tường nói.
Ông hy vọng cuộc gặp sẽ phần nào giúp những thành viên có quan điểm khác nhau trong cộng đồng có dịp được tiếp xúc trực tiếp, không phải chỉ trên Facebook, mà trong một điều kiện thoải mái trao đổi và với tinh thần kính trọng lẫn nhau, từ đó giảm bớt các xung đột trong cộng đồng.
Theo VOA
song  
#2 Đã gửi : 04/11/2023 lúc 05:39:55(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Hội thảo Oregon: Các thế hệ người Việt hải ngoại nhìn VN có khác nhau

UserPostedImage
Trong hai ngày 27 và 28 tháng 10, 2023, tại trường Đại học Oregon, Eugene, Oregon, đã diễn ra một cuộc hội thảo về cộng đồng người Việt hải ngoại, sau gần nửa thế kỷ cuộc chiến Việt Nam kết thúc vào năm 1975.
Hội thảo mang tên Hướng tới 50 năm ngày chiến tranh kết thúc, người Mỹ gốc Việt và di sản chiến tranh (Toward the 50th Anniversary of the End of War: Vietnamese Americans Contending with War and Postwar Legacies).
Có khoảng 60 người tham dự, trong đó chỉ có khoảng hai hay ba người không phải người Việt. Và ngoài một số rất ít những người lớn tuổi, tuyệt đại đa số các diễn giả và người tham dự nằm trong độ tuổi trên dưới 50 trở xuống, tức là những người còn rất nhỏ, hoặc sinh ra sau khi cuộc chiến kết thúc.
Chủ đề của cuộc hội thảo bao trùm nhiều lĩnh vực rất đa dạng, từ tình trạng chấn thương tâm lý của những người tị nạn trên đất lạ, cho đến việc giáo dục con cái trong xã hội mới, từ sự can dự của người Việt vào dòng chính của chính trị Mỹ, cho đến các vấn đề phát triển tôn giáo, lưu trữ, ghi chép lịch sử, gìn giữ ngôn ngữ, y tế cộng đồng, nghệ thuật… và mối quan hệ của cộng đồng người Việt hải ngoại với Việt Nam dưới chế độ cộng sản.
Tuy là một cuộc tập hợp đông đảo những thành viên của cộng đồng người Việt hải ngoại, nhưng diễn ra tại một trường đại học, trong một cái khung học thuật, không thấy có chào cờ và hát quốc ca Việt Nam Cộng hòa như ta thường thấy trong các buổi họp cộng đồng, hay biểu tình, trên khắp nước Mỹ, từ năm 1975 đến nay.
Các chủ đề có khác nhau, nhưng có thể thấy xuyên qua suốt các chủ đề được trình bày, ấy là mối lo ngại của cộng đồng người Việt tại Mỹ về chuyện bị hòa tan vào nước Mỹ lớn, không còn có tiếng nói và văn hóa riêng nữa, không còn ký ức về một giai đoạn lịch sử nữa.
Có rất nhiều người, hoặc diễn giả, hoặc người tham dự nêu lên mối bận tâm hàng đầu này. Bà Elwwing Suong Gonzalez, người nghiên cứu về di dân tại thành phố Los Angeles, thấy rằng những người Việt tị nạn đầu tiên sau năm 1975 đã đến thành phố này, nhưng sau đó đã dời về khu Orange County, California, để trở thành một cộng đồng riêng.
Một người tham dự hỏi ông cựu dân biểu liên bang Cao Quang Ánh là ông có lo ngại rằng trẻ con Việt Nam lớn lên bị Mỹ hóa hay không (ông Ánh trả lời là không).
Một diễn giả là ông Joseph Nguyễn trình bày về cố gắng đã thành công của ông trong việc đưa lịch sử thuyền nhân và Việt Nam Cộng hòa vào chương trình các trường học vùng Orange County, nơi có đông đúc người Việt hải ngoại...
Một điều khác cũng làm bận tâm những người dự hội thảo là khoảng cách hai thế hệ, những người tị nạn nay đã lớn tuổi và con cháu họ.
Bà Vuong Quyen, thuộc một tổ chức phi lợi nhuận tại quận Santa Clara, California, kể lại những câu chuyện mà hai thế hệ không hiểu nhau được về cách ứng xử, về mối quan tâm, và đặc biệt là sự thiếu lắng nghe của hai thế hệ với nhau.
Một số diễn giả và người tham dự trẻ tuổi nêu ra một sự mâu thuẫn khá rõ nét của thế hệ lớn tuổi, một mặt họ rất quan tâm đến những chuyện chính trị bên trong Việt Nam, mặt khác lại không thúc đẩy con cháu mình tham gia chính trị ở Mỹ.
Trong ngày đầu của cuộc hội thảo, có người đặt ra vấn đề là nếu người Việt tại Mỹ quá chú ý đến những câu chuyện bên trong Việt Nam, thì ai sẽ đấu tranh cho những chuyện mà cộng đồng người Việt gặp phải ngay tại Mỹ. Quan ngại này được xác định qua nội dung của các diễn giả trong bàn tròn cuối cùng của buổi hội thảo bàn về giới trẻ. Các diễn giả trẻ trong bàn tròn này chỉ đề cập đến những việc mà họ phải làm trên đất Mỹ.
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, Joaquin Nguyễn Hòa
Chụp lại hình ảnh,
Hội thảo Hướng tới 50 năm ngày chiến tranh kết thúc, người Mỹ gốc Việt và di sản chiến tranh diễn ra trong hai ngày 27-28/10/2023 tại Đại học Oregon
Quan hệ với Việt Nam cộng sản vẫn là nóng bỏng
Nhưng chủ đề nóng bỏng nhất, với hai luồng ý kiến khác biệt là quan hệ giữa cộng đồng người Việt hải ngoại và nước Việt Nam hiện nay.
Bà Destiny Nguyễn, người thành lập tổ chức “Hậu duệ Việt Nam Cộng hòa”, cho rằng chính quyền Việt Nam hiện nay vẫn là một chính quyền vi phạm nhân quyền, và cộng đồng người Việt hải ngoại muốn chính quyền đó phải ra đi. Bà cũng cho rằng chính quyền đó là một chính quyền độc đảng, lạm dụng quyền lực, thực hiện một chính sách đối ngoại bán rẻ cho Trung Quốc, và còn muốn can thiệp vào cộng đồng người Việt hải ngoại. Bà đặt câu hỏi là liệu cộng đồng người Việt hải ngoại có thể hòa giải được với một chính quyền như vậy hay không?
Cùng suy nghĩ này là ông Trần Trung Đạo, nhà văn ở Boston. Ông cho rằng sau gần 50 năm cai trị chính quyền cộng sản Việt Nam không hoàn thành được điều gì cho đất nước. Ông nói rằng điều kiện của việc hòa giải giữa người Việt tị nạn và chính quyền Việt Nam là chính quyền ấy phải tổ chức một cuộc tuyển cử tự do.
Ông Trịnh Hội, từng là giám đốc tổ chức Voice, giúp đỡ thúc đẩy xã hội dân sự Việt Nam, có ý kiến hoàn toàn khác.
Ông Hội cho rằng so với vài chục năm trước, quyền kinh tế của người Việt Nam đã tốt hơn rất nhiều, quyền tự do đi lại cũng vậy, quyền phát biểu và dân sự khá hơn nhiều, tuy quyền chính trị vẫn xấu.
Về vấn đề hòa giải với “phe thắng cuộc” trong cuộc chiến Việt Nam, ông Hội dẫn lời một số gương mặt văn hóa của cộng đồng người Việt hải ngoại. Bà Lan Cao (nhà văn, và là con gái đại tướng Cao Văn Viên của Việt Nam Cộng hòa) cho rằng sự hòa giải cần tập trung vào nhân quyền. Ông Nam Lộc, người dẫn chương trình nổi tiếng của chương trình âm nhạc Asia, nói rằng hòa giải dựa trên sự cảm thông. Bà Nguyễn Cao Kỳ Duyên (con gái cố thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ của Việt Nam Cộng hòa), nói hòa giải dựa vào một mục đích chung.
Bản thân ông Trịnh Hội cho rằng hòa giải cần thời gian, tùy thuộc vào hoàn cảnh của người trong cuộc, và điều quan trọng là “chính chúng ta phải là sự thay đổi”.
Đặc biệt, ông Trịnh Hội có kể lại rằng trước khi tới dự hội thảo này, ông hỏi ông Nguyễn Quốc Dũng, đương kim đại sứ Việt Nam tại Mỹ (người không có mặt tại hội thảo) về hòa giải. Ông Dũng không trả lời trực tiếp mà nói rằng “hãy nhìn về 50 năm trước, Việt Nam và Mỹ là kẻ thù, còn hiện nay hai nước là đối tác chiến lược toàn diện”, theo lời ông Trịnh Hội.
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, Joaquin Nguyễn Hòa
Chụp lại hình ảnh,
Ông Trịnh Hội cho rằng so với vài chục năm trước, quyền kinh tế của người Việt Nam đã tốt hơn rất nhiều, quyền tự do đi lại cũng vậy, quyền phát biểu và dân sự khá hơn nhiều, tuy quyền chính trị vẫn xấu
Ý kiến của ông Hội về VN được khá nhiều người trẻ tuổi đồng ý. Một người sinh trưởng ở Mỹ, và từng tham gia Lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ, nói rằng không thể cắt rời cộng đồng người Việt hải ngoại và anh em đồng bào họ trong nước. Một người khác nêu ra một câu chuyện cười nhưng có thật, là khi anh ta ủng hộ đội bóng Việt Nam trong các trận đấu quốc tế, thì bị coi là “cộng sản”.
Tại bàn tròn cuối cùng, một phụ nữ còn trẻ nói bà làm việc cho bang Oregon, khi làm việc như vậy, để phục vụ nước Mỹ, có khi bà phải chụp hình chung với các viên chức chính quyền Việt Nam hiện nay với lá cờ đỏ, lại bị “cộng đồng” chỉ trích. Một người hoạt động xã hội dân sự độ 30 tuổi, nói rằng cách đây năm năm bà có thể rất dị ứng với việc chào lá cờ đó, nhưng bây giờ bà nghĩ rằng bà có thể thông cảm được.
Nghĩ về phía bên kia
Cách buổi hội thảo này hơn một tháng, tôi có tham gia buổi tiếp “kiều bào” của thủ tướng Việt Nam, Phạm Minh Chính, tại San Francisco.
Dĩ nhiên tính chất hai sự kiện là rất khác nhau, San Francisco là một buổi lễ, còn Oregon là một cuộc hội thảo, nhưng lại có chung một điểm, ít nhất trên mặt ngôn ngữ, là người Việt hải ngoại. Tại San Francisco là một nhóm đồng nhất, tại Oregon người ta thấy sự đa dạng rất rõ ràng.
Nếu ta tạm cho rằng buổi tiếp tân ở San Francisco là “bên thắng cuộc”, còn Oregon là “bên thua cuộc”, thì tại cuộc hội thảo Oregon, có những suy nghĩ về phía bên kia, còn tại San Francisco thì không. Tại Oregon, một người trung niên nói rằng trong khi những người tị nạn bị những chấn thương trầm trọng, thì những người phía bên kia cũng chịu những chấn thương không khá hơn, đặc biệt là sự lừa dối về lý tưởng.
Cuối cùng, tôi xin trích lời cô Lê Minh Châu, nhà nghiên cứu Phật giáo Việt Nam hiện đại, nói tại buổi hội thảo rằng “một trong những nguyên nhân làm cô dấn thân vào nghiên cứu lịch sử là tìm hiểu xem những gì xảy ra ở phía bên kia, với một cái nhìn nhân bản”.

Joaquin Nguyễn Hòa gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Oregon, Hoa Kỳ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.167 giây.