logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 14/11/2023 lúc 09:27:52(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Phó Thủ tướng Việt Nam Trần Lưu Quang phát biểu tại Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh Việt Nam- Trung Quốc hôm 13/11/2023. TTXVN

Phiên chất vấn hai ngày rưỡi, từ ngày 6 đến 9/11, của Kỳ họp thứ 6 giữa kỳ của Quốc hội (QH) khoá 15 vừa kết thúc. Tại đó, có hơn 500 lượt các đại biểu đăng ký phát biểu và gần một phần ba trong số đó có cơ hội đặt câu hỏi và tranh luận. Nội các Chính phủ (CP) gồm Thủ tướng, các phó Thủ tướng và  trưởng 21 bộ, ngành được yêu cầu trả lời và giải trình… Từ góc nhìn thể chế và chính sách, một trong những điều quan trọng được nhìn nhận là thực trạng thể chế, chính sách còn yếu kém ảnh hưởng đến sự quản lý và điều hành của CP. Đó là yếu tố cản trở tăng trưởng và thách thức sự phát triển đất nước nói chung.
Thừa nhận thực trạng còn nhiều “bất cập” về thể chế và chính sách, ông Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang- phụ trách lĩnh vực “công tác xây dựng thể chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; cải cách tư pháp”- đã khái quát bằng hai từ “chậm” và “chưa”. Đây là chủ đề được các đại biểu QH quan tâm nhiều nhất và đặt vấn đề Chính phủ sẽ điều hành nền kinh tế thế nào khi “có đến hơn 60 % văn bản hướng dẫn dưới luật được ban hành sau ngày luật đó có hiệu lực”? Nhận trách nhiệm “thuộc về Chính phủ” và mong được Quốc hội chia sẻ, ông ấy đã giải trình một số vấn đề có liên quan.
UserPostedImage
Tứ trụ (hàng đầu từ trái sang): Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Phạm Minh Chính


Trước hết, là bộ phận “chủ trì” soạn thảo từ các bộ, ngành đang “quá tải” vì thực tế chuyển đổi thị trường phức tạp và những yêu cầu, đòi hỏi quản lý, điều hành sao cho có thể chủ động kiểm soát tình hình. Sự “quá tải” này do sự tồn đọng nhiều văn bản dưới luật như các Nghị định và thông tư đang có hiệu lực nhưng còn bất cập so với thực tế nên cần phải “ưu tiên” sửa trước; Quy trình làm luật, ban hành chính sách đang hoàn thiện như Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015 và các Nghị định 34 và 154 hướng dẫn thực hiện cần phải sửa đổi; Các chuẩn mực chưa rõ ràng và thay đổi nhanh; Sự phối hợp của các bộ ngành khi “lấy ý kiến” trong quá trình soạn thảo. Và, sự cần thiết phải đánh giá tác động của văn bản luật để nâng cao tính khả thi.
Thứ hai là, việc thực thi chính sách tuỳ thuộc vào thủ tục hành chính, năng lực cán bộ, công chức và sự phân cấp cho địa phương. Vị Phó thủ tướng nêu tình huống để minh hoạ. Chính quyền Trung ương “nợ” tỉnh Bắc Cạn, một trong ít tỉnh nghèo nhất cả nước, “28 tỷ”, tương đương với hơn 1,2 triệu đô la Mỹ, về chi phí chăm sóc bảo vệ rừng. Vấn đề tồn đọng từ gần 20 năm trước, nhưng ông Phó thủ tướng chỉ được biết từ khi được phân công “nhiệm vụ” năm 2021, qua Uỷ ban Dân tộc. Tháng 2/2023 Bộ Tài chính được yêu cầu “chủ trì xử lý” vụ việc, cho đến tháng 4/2023 mới có “công văn” gửi sang Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu thống kê, báo cáo… Và cho đến nay, lúc phiên chất vấn này, tháng 11/2023, vẫn “chưa xử lý gì.” Vấn đề “cỏn con” như trên mà qua nhiều năm chưa được giải quyết khiến vị quan chức này lo ngại tới đây nếu gộp nguồn lực của ba chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển bền vững và phân cấp cho địa phương cấp huyện, cấp trung gian dưới cấp tỉnh, sẽ như thế nào!?
Rào cản thực thi chính sách được xác định là do hạn chế năng lực và suy thoái đạo đức của cán bộ, công chức, “sợ sai” và “đùn đẩy” trách nhiệm…, nhưng “xung đột pháp lý”, xung đột quyền lực mới thực sự là vấn đề, nó thách thức sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng CS. Đảng lãnh đạo bằng chủ trương, đường lối thông qua các nghị quyết, Nhà nước quản lý, trong đó Chính phủ điều hành nền kinh tế bằng pháp luật. Nghĩa là, xây dựng pháp luật phải căn cứ vào nghị quyết đảng mang tính nguyên tắc. Tuy nhiên, việc vận dụng nguyên tắc này trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang thị trường luôn là thách thức bởi các nghị quyết luôn định tính, phức tạp và vô hạn định trong khi luật pháp, chính sách đòi hỏi cụ thể, điều tiết dựa trên kết luận về hành vi của con người, đánh giá tác động có thể… Đây là nguồn gốc của “xung đột quyền lực” giữa Đảng và Chính phủ. Kéo dài và ngày càng căng thẳng, nó gây hậu quả nghiêm trọng, trong đó có hoàn thiện thể chế, xây dựng và thực thi chính sách. Trước tình hình bất ổn kinh tế, tham nhũng, trục lợi và các hiện tượng tiêu cực… để duy trì chế độ Đảng đã “trở về” với mô hình toàn trị, kiểm soát và can thiệp quá nhiều vào hoạt động cụ thể.
UserPostedImage
100% số người tham dự Hội nghị Trung ương 8 vào tháng 10/2018 đã chính thức giới thiệu ông Nguyễn Phú Trọng ứng cử vào chức vụ Chủ tịch nước thay ông Trần Đại Quang qua đời trước đó.


Chẳng hạn, xác định công tác cán bộ là khâu quyết định và kiểm soát quyền lực nội bộ Đảng ban hành nhiều quy định cụ thể để điều hành. Chẳng hạn, mới đây Bộ Chính trị vừa ban hành các Quyết định 131 (ngày 27/10) và 132 (ngày 8/11) “về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực” trong công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán và trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Hai quyết định của Đảng bao trùm lên các Nghị định, được xác định là chính sách, của Chính phủ về cán bộ công chức, đặc biệt là Nghị định 73 “Quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung” mới được Chính phủ ban hành trước đó, ngày 29/9/2023. Khi giải trình tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá 15 ông Phó thủ tướng cho rằng, ngoài những “cái được” của Nghị định này là “tôn vinh”, “khen thưởng” và “cơ hội thăng tiến” cho cán bộ nhưng  “lĩnh vực ‘bảo vệ’ thì… ‘bí’ bởi vì nó xung đột với tất cả những quy định hiện hành”.
Trên đây chỉ là một trường hợp. “Xung đột pháp lý” khiến ông Phó thủ tướng “lo ngại” cho công tác điều hành, bởi vì nó biểu hiện dưới nhiều hình thức, mọi lúc mọi nơi. Cũng tại phiên chất vấn nêu trên ông Bộ trưởng Bộ Tài chính đã yêu cầu “có sự giải thích luật” từ Thường vụ Quốc hội “để các bộ ngành và các địa phương triển khai thực hiện một cách chính xác nhất.” Và sự tranh luận giữa ông ấy với ông Chủ tịch QH cũng liên quan tới “xung đột pháp lý” về tài sản công, đầu tư công, được cho là “nảy lửa”, khiến cho cử tri “bất ngờ”… Thể chế và chính sách yếu kém không chỉ cản trở tăng trưởng kinh tế nói riêng mà còn kìm hãm sự phát triển đất nước nói chung.  
Phạm Quý Thọ (RFA)
Phạm Quý Thọ- PGS,TS nguyên Trưởng Khoa Chính sách Công, Học Viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch- Đầu tư, Việt Nam
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.050 giây.