logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 19/11/2023 lúc 10:44:08(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam công bố Giải Nhân Quyền Việt Nam 2023 cho ba nhà hoạt động đang bị giam giữ


UserPostedImage
Ba khôi nguyên Giải Nhân Quyền Việt Nam 2023, từ trái, ông Trần Văn Bang, ông Y Wô Niê, và ông Lê Trọng Hùng.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam

Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam tại hải ngoại hôm 18/11 công bố Giải Nhân Quyền Việt Nam 2023 cho ba nhà hoạt động nhân quyền ôn hoà hiện đang bị cầm tù ở Việt Nam.
Ba người được nhận giải năm nay bao gồm ông Trần Văn Bang (sinh năm 1977), ông Y Wô Niê (sinh năm 1970), và nhà báo độc lập Lê Trọng Hùng (sinh năm 1979).
Nhà hoạt động Trần Văn Bang tham gia Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, một nhóm trí thức phần lớn xuất thân là những đảng viên CSVN phản tỉnh, lên tiếng về các vấn đề của đất nước, phản biện lại chủ trương độc tài đảng trị của chế độ.
Ông Bang bị bắt hôm 1/3/2022 với cáo buộc “Tuyên truyền chống Nhà nước). Vào ngày 12/5/2023, ông bị Toà án Nhân dân TPHCM tuyên án tù tám năm và ba năm quản chế. Hiện sức khoẻ của ông Bang trong tù đang bị suy giảm nghiêm trọng nhưng không được chăm sóc đầy đủ và kịp thời.
Ông Y Wô Niê là người theo Thiên chúa giáo thuộc sắc tộc Ê-Đê. Ông là người đã nhiều lần lên tiếng phản đối chính sách đàn áp tôn giáo của Chính phủ đối với người thiểu số. Vì các hoạt động của mình, ông đã bị kết án tù hai lần. Lần đầu vào năm 2005 với án tù chín năm tù theo cáo buộc “Phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc”. Lần thứ hai, ông bị Toà án Nhân dân huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk hôm 20/5/2022 tuyên án bốn năm tù với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 Bộ luật hình sự.
Nhà báo tự do Lê Trọng Hùng từng tham gia vào một chương trình truyền hình trên mạng xã hội chuyên nói về tình cảnh của dân oan có tên “Phong trào chấn hưng nước Việt”. Vào năm 2017 ông lập “Chấn Hưng TV” trên mạng Facebook để phổ biến kiến thức pháp luật mà chủ yếu là Hiến pháp. Ông cũng từng nộp hồ sơ tự ứng cử vào Quốc hội vào năm 2021. Ông bị toà án ở Hà Nội hôm 31/12/2021 tuyên án tù năm năm và năm năm quản chế với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 117 Bộ luật Hình sự 2015.
Cũng nhân dịp này, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam đã công bố Báo cáo Nhân quyền tại Việt Nam 2022 - 2023. Theo báo cáo này, dù được bầu là thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ vào năm 2022 nhưng hồ sơ nhân quyền của Việt Nam không có gì cải thiện.
Báo cáo cho biết chỉ trong khoảng thời gian từ năm 2022 đến 15/10/2023 Việt Nam đã truy tố 123 và kết án tù 98 người vì ly do chính trị và tôn giáo; 25 người khác còn trong quá trình tạm giam để điều tra.
Theo Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, đây là Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 21 kể từ ngày được thành lập vào năm 2002. Trong 21 năm liên tục đã có 60 cá nhân và sáu tổ chức nhận Giải Nhân Quyền Việt Nam.

Sửa bởi người viết 19/11/2023 lúc 10:45:36(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.029 giây.