logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 24/11/2023 lúc 12:18:37(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ - Chánh Thư Ký - Xử lý thường vụ Viện Tăng Thống
Hoằng Pháp

Vậy là người thầy lớn của Phật giáo đã ra đi, lúc 14 giờ, ngày 24 tháng 11, 2023.

Ngày hôm qua, thầy được đưa về chùa Phật Ân, Đồng Nai từ bệnh viện, sau những lúc tưởng đã thôi không còn có thể chống chọi đến giờ phút cuối những căn bệnh trầm kha, vốn theo đuổi biết bao lâu nay.

Thầy Lê Mạnh Thát quyết để thầy Tuệ Sỹ - người bạn đường thân thiết của mình - ra đi theo cách tự nhiên ở chùa. Các bác sĩ đến theo dõi bệnh tình của thầy ngay khi được đưa về chùa, đã hết sức ngạc nhiên khi thấy các chỉ số sức khỏe lại ổn định, sinh hiệu đầy lạc quan. “Có thể mọi sự kéo dài thêm hơn tuần nữa”, thầy Hạnh Viên, thị giả của thầy Tuệ Sỹ nhắn tin trong đêm cho biết. Niềm hy vọng mong manh chợt bùng lên ở nhiều chúng đệ tử, lòng không muốn chia lìa với người thầy của mình trước hiện thực trần trụi.

Nhưng từ hôm qua 23 tháng 11, giới đệ tử và các thầy thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ở các tỉnh xa đã bắt đầu tập họp ở chùa Phật Ân, chờ đón chuyện cuối của đời người theo lẽ tự nhiên, hầu như ai cũng bình lặng nhưng đầy xót xa vào lúc Phật giáo Việt Nam mất đi người thầy lớn cầm ngọn đèn soi đường, giữa đêm tối của niềm tin hôm nay.

Chiều 24, tin dữ lan nhanh, mọi người vẫn theo dõi sát sao tin tức của thầy Tuệ Sĩ, lại vẫn hụt hẫng dù không còn bất ngờ. Điều gì phải đến, đã đến.

Hơn ai hết, thầy Tuệ Sỹ như đã bước vào chuẩn bị những giây phút này của mình kể từ khi nhận trọng trách với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Giờ thì những người gần gũi với thầy mới hiểu vì sao thầy cố tận lực dành những ngày tháng cuối đời của mình, để làm việc không ngừng, ghi chép, để lại những kinh văn quan trọng cho đời sau. Bởi một điều đơn giản và sâu thẳm: con người thì hữu hạn nhưng chánh Pháp nguyên khôi thì vô hạn, và đó chính là ngọn đuốc trí tuệ mà thầy muốn trao lại cho thế hệ Việt Nam ngày sau, để tiếp tục đi trên con đường dài thăm thẳm phía trước, giữa mây mù, không còn người chỉ lối bên cạnh.

Là bậc đại sư im lặng và kiên tâm với con đường của mình đi, dù trải qua miên trường sóng gió của thời thế, của những khúc quanh số phận, và kể cả những sự chia rẽ trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Đáp lại những thách đố thù địch, thầy mỉm cười đối diện với an nhiên. Với tăng chúng, bằng hành động chứ không bằng lời nói, thầy đã chứng minh tâm nguyện đời cho những thế hệ hôm nay, mai sau, như thầy đã từng cam kết “Nơi nào hiểm nạn, tôi nguyện sẽ là cầu đò. Nơi nào tối tăm, tôi nguyện sẽ ngọn đuốc sáng”.

Vào những ngày tháng hoang mang khi thầy Tuệ Sĩ phải liên tục ra vào bệnh viện, sức khỏe yếu dần. Những người bạn phật tử của tôi đã từng đăm chiêu và hỏi rằng liệu không còn thầy thì mai chúng ta sẽ ra sao? Trong thế giới Phật giáo hôm nay rầm rộ tượng đài, đền chùa vô hồn, quả thật là hoang mang khi mất lối.

Ngày mai chúng ta sẽ ra sao? Đó là câu hỏi lớn khi tin về sự ra đi của thầy Tuệ Sỹ ập đến. May thay, Phật giáo Việt Nam vẫn còn những điều để soi lại, noi theo. Người Việt đã có nửa thế kỷ lịch sử Phật giáo trắc trở và bi hùng, và những người thầy vĩ đại đã nguyện hy sinh đời mình để giữ lại những áng kinh, lời soi sáng con đường phía trước.

Không chỉ có thầy Tuệ sỹ, ở phía trước đã có nhiều những bậc thầy khai mở Phật giáo Việt Nam qua những thăng trầm như thầy Thích Đôn Hậu, Thích Thiện Minh, Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ… Là người Phật tử nhận thức đủ và đúng, không có thầy, thì với chánh pháp, lời Phật cần ghi nhớ: "Chúng sanh là kẻ thừa tự những hành vi mà nó đã làm", và điều thầy Tuệ Sỹ mượn lời Phật dặn dò để "Hãy là kẻ thừa tự Chánh pháp của Như lai; chớ đừng là kẻ thừa tự tài vật".

Không ngã nghiêng theo mê đồ, không để bị thao túng của kẻ giả tăng, không quỵ luỵ với quyền thế. Sống như một Phật tử Việt Nam, biết đau với nỗi đau của con người và thế giới của mình. “Đi với Chánh pháp - đó chính là mặt đất kim cang để trên đó tuổi trẻ tự vạch hướng đi cho mình, tự quy định những giá trị sống thực cho chính đời mình”, thầy viết trong lời dạy về “Giáo dục Phật giáo cho tuổi trẻ”. (Tháng 5-2004)

Blogger Tuấn Khanh (RFA)
song  
#2 Đã gửi : 24/11/2023 lúc 12:20:27(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Hoà Thượng Tuệ Sỹ và GHPGVNTN trong dòng sống của dân tộc và hướng đi của thời đại

UserPostedImage
Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, Chánh Thư Ký kiêm Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống GHPGVNTN, Chủ Tịch Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời, Cố Vấn Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN, đã viên tịch đúng 4 giờ chiều ngày 24 tháng 11 năm 2023, giờ VN. (Hình: Trích xuất từ hoavouu.com)

Hòa thượng Tuệ Sỹ biết mình thân đang mang trọng bệnh. Khó khăn duy nhất mà ngài không thể vượt qua là thời gian. Vì không có đủ thời gian để làm hết những điều mình mong muốn nên Hòa thượng ưu tiên hóa những đề án, những công việc phải làm.

Dù đứng từ góc cạnh nào, không ai có thể phủ nhận vai trò và sự đóng góp của Phật giáo vào dòng sống của dân tộc Việt. Đạo Phật là một tôn giáo rất đặc biệt trong nền văn minh nhân loại vì đáp ứng được các khao khát của con người theo từng thời đại không phân biệt màu da hay sắc tộc.

Kinh điển giống nhau nhưng đạo Phật mang sắc thái riêng khi đến mỗi quốc độ để từ đó có Phật giáo Nhật Bản, Phật giáo Trung Hoa, Phật giáo Thái Lan, Phật giáo Việt Nam v.v... Nhưng đạo Phật tại Việt Nam rất khác. Đạo Phật Việt Nam hòa tan trong tâm hồn mỗi con người. Tinh thần Phật giáo bàng bạc trong lời ru của mẹ, lời dạy bảo của cha. Một câu thơ, câu văn được các tác giả viết ra đã có tư tưởng Phật giáo dù tác giả không phải là một tín đồ Phật giáo.

Khi dừng chân tại Việt Nam, đạo Phật không chỉ đem lại cho con người những phương tiện cần thiết để đạt đến giải thoát, an lạc như tại nhiều nơi khác mà còn dung hóa và dung hợp một cách hài hòa vào dòng sống dân tộc, góp phần quan trọng trong việc xây dựng nền tảng văn hóa, đạo đức của dân tộc và là thành lũy tinh thần để bảo vệ Việt Nam.

Sau nhiều trăm năm bị đóng khung trong tứ thư ngũ kinh Nho giáo rồi Trịnh Nguyễn phân tranh, dân tộc Việt lại phải đối diện với Thực dân xâm lược. Ông bà chúng ta bàng hoàng trước sức mạnh cơ khí của Thực dân. Việt Nam trở thành một thuộc địa của Pháp nhưng tinh thần Việt Nam được hun đúc suốt nhiều ngàn năm không vì thế mà mất đi. Dòng văn hóa vẫn tiếp tục chảy dù phải chảy qua những vách đá cheo leo và có khi phải nhỏ từng giọt xuống trái tim người yêu nước.

Người Việt quan tâm đứng trước hai chọn lựa, (1) đi vay mượn các chủ thuyết ngoại lai, mượn súng đạn của ngoại bang về để “giải phóng dân tộc”, thực chất là thay một hình thức nô lệ này bằng hình thức nô lệ khác, (2) nâng cao nhận thức văn hóa, xã hội, chính trị phù hợp với hướng đi thời đại kết hợp với phát huy nội lực dân tộc để tự khai hóa chính mình thay vì “bị khai hóa” bởi thực dân.

Để tồn tại, vượt qua và vươn lên, chư tổ Phật giáo chọn con đường thứ hai. Con đường đó không phải tìm đâu khác, không vay mượn của ai khác mà trở về và phát huy những tố chất uyên nguyên của dân tộc. Nội dung của hành trình về nguồn đó chính là phong trào chấn hưng Phật giáo bắt đầu vào những năm cuối của thập niên 1920.

Giống như ngài Anagarika Dharmapala (1864-1933), nhà văn và nhà đấu tranh cho nền độc lập Tích Lan, các tổ Khánh Hòa, Giác Nguyên, Khánh Anh, Giác Tiên, Phước Huệ, Tố Liên, Trí Hải… của Việt Nam cũng đã rời những thiền phòng để chống gậy trúc đi vào lòng đất nước. Các ngài lắng nghe nỗi đau của dân tộc, đánh thức tinh thần yêu nước, độc lập tự chủ trong lòng mỗi người dân Việt để qua đó phục hưng dân tộc bằng phương tiện giáo dục bởi vì chỉ nâng cao nhận thức mới có thể chuyển hóa hai nguồn bạo lực đến từ Tây phương gồm chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa cộng sản.

Con đường chấn hưng Phật giáo như chư tổ vạch ra là một con đường dài, cần nhiều thời gian và đầy khó khăn nhưng là con đường đích thực.

Sau nhiều thăng trầm, gian khó và hy sinh, cuộc hành hương về nguồn cội đó đã dẫn đến sự ra đời của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) vào tháng Giêng, 1964 tại Chùa Xá Lợi, Sài Gòn. “Thống Nhất”, trong ý nghĩa đó không chỉ là một tập hợp mang tính hình thức của 11 giáo phái ký tên trong Hiến chương 1964 mà là bước phát triển cao hơn của một truyền thống đã có từ nhiều ngàn năm.

Được thành lập trong một giai đoạn lịch sử đầy ngộ nhận, GHPGVNTN dễ được hiểu như là kết quả của một biến cố chính trị. Biến cố có thể là “điểm vỡ” để GHPGVNTN được hình thành nhưng các giá trị hàm chứa trong Hiến chương 1964 của GHPGVNTN không đơn giản chỉ là kết quả của việc đổi thay một chế độ.

Từ đó đến nay, GHPGVNTN là nơi giữ gìn các giá trị tinh thần, các truyền thống văn hóa, lịch sử hai ngàn năm và sau này của Phật giáo Việt Nam. Dù bụi phủ, dù rêu phong căn nhà GHPGVNTN vẫn là căn nhà chính danh và chính thống của mọi người con Phật Việt Nam.

Lịch sử của GHPGVNTN từ khi ra đời tháng Giêng, 1964 cho tới khi Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ chính thức đảm nhiệm chức vụ Chánh Thư Ký kiêm Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống đã gần 60 năm với không biết bao nhiêu gian khó.

Đạo Phật tại Việt Nam không chỉ gồm một nhóm nhỏ những tu sĩ bị tha hóa mà chúng ta thường nghe hay thấy tại Việt Nam. Ẩn mình trong đám mây đen là ánh sáng của vầng dương trí tuệ và che giấu dưới lớp rêu xanh là những viên ngọc từ bi nhẫn nhục. Hàng ngàn, hàng vạn tăng sĩ Phật giáo đang âm thầm chuyên tâm tu tập chờ cơ hội đóng góp thiết thực cho đạo pháp và dân tộc. Các bậc Như Lai Trưởng Tử đó đang dâng hiến cuộc đời cho Phật giáo Việt Nam và Dân tộc Việt Nam trong nhiều cách khác nhau trên khắp ba miền đất nước. Họ có thể chưa nghe nhiều về GHPGVNTN hay chưa đứng hẳn về phía GHPGVNTN. Nhưng không sao. Tất cả vẫn còn đó. Một mai khi có điều kiện thuận lợi chư tôn đức tăng ni sẽ gặp nhau trong tinh thần hòa hợp và thanh tịnh tăng đoàn dưới một mái nhà GHPGVNTN.

Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN viên tịch ngày 22 tháng 2, 2020. Trong di chúc, ngài ủy thác quyền điều hành Viện Tăng Thống cho Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ: “đứng đầu vào vị trí của Viện Tăng Thống bảo đảm tiếp tục sứ mệnh của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong tương lai. Tôi hoàn toàn tin tưởng và ủy thác trọng trách này cũng như trao toàn quyền cho Hòa thượng Tuệ Sỹ điều hành mọi hoạt động của Giáo Hội.” (Quyết Định Số T4/QĐ/TT/VTT của Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN)

Tinh hoa và trí tuệ bộc phát trong những ngày tháng cuối đời giúp Đệ Ngũ Tăng Thống nhìn lại con đường giáo hội đã đi qua và thấy rõ hơn con đường trước mắt mà đạo Phật Việt Nam phải hướng tới. Ngài trao trọng trách cho Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ bởi vì, ngoài cơ sở pháp lý là Hiến chương GHPGVNTN và bên cạnh sự thông minh, uyên bác nhiều lãnh vực, Hòa thượng Tuệ Sỹ trước hết vẫn là con người văn hóa và có một tầm nhìn rất xa về tương lai Dân tộc và Phật giáo.

Là một bậc cao tăng dâng hiến cả cuộc đời cho Đạo pháp và Dân tộc, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ biết cuộc vận động chấn hưng Phật giáo từ thập niên 1920 chưa dừng lại mà là một tiến trình liên tục và phải bắt đầu ngay từ nền móng. Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Hòa thượng Tuệ Sỹ một cánh cửa mới sẽ mở ra để GHPGVNTN bước đi cùng thời đại.

Hòa thượng Tuệ Sỹ biết mình thân đang mang trọng bệnh. Khó khăn duy nhất mà ngài không thể vượt qua là thời gian. Vì không có đủ thời gian để làm hết những điều mình mong muốn nên Hòa thượng ưu tiên hóa những đề án, những công việc phải làm. Tất cả chỉ vì một mục đích như ngài viết trong Thông Bạch Thỉnh Cử Hội đồng Hoằng pháp: “mang ngọn đèn chánh pháp đến những nơi tăm tối, cho những ai có mắt để thấy, dựng dậy những gì đã sụp đổ, dựng đứng những gì đang nghiêng ngả.”

Nội dung Phật chất chứa đựng trong Hiến Chương của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (tu chính ngày 12.12.1973) hoàn toàn không thay đổi nhưng đưa đến cho mọi người ở mọi nơi bằng những phương tiện nhanh chóng chưa từng có nhờ kết quả của cuộc cách mạng tin học cuối thế kỷ 20.

Trong “thế giới phẳng” ngày nay, khoảng cách không gian và thời gian không còn là những trở ngại mà là những tiện nghi cần được tận dụng. Kết quả thấy rõ, chỉ trong vòng chưa tới hai năm Tạng Thanh Văn 29 cuốn trong Tam Tạng Kinh Điển đã được ấn hành và công bố. Kỳ diệu thay! Sau gần nửa thế kỷ ngưng trệ vì nhiều lý do nhưng những lời dạy của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni vẫn tiếp tục chảy vào dòng văn hóa Việt Nam và dòng văn minh nhân loại.

Hòa thượng Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống cũng biết việc mở cánh cửa, dựng lối vào cũng chỉ là phương tiện, đào tạo tăng tài để bước vào cánh cửa đó mới chính là mục tiêu quan trọng của GHPGVNTN hôm nay và mai sau. Một căn nhà đẹp bao nhiêu nhưng không được gìn giữ, sửa sang, một ngày cũng dột nát và sụp đổ. Truyền thống nếu không biết phát huy sẽ sớm trở thành một thói quen lạc hậu.

Sau thời gian bị bệnh Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, Chánh Thư Ký kiêm Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống GHPGVNTN, Chủ Tịch Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời, Cố Vấn Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN, đã viên tịch đúng 4 giờ chiều ngày 24 tháng 11 năm 2023 nhằm ngày 12 tháng 10 năm Quý Mão, Phật lịch 2567 tại Phương Trượng Đường Chùa Phật Ân, Long Thành, Đồng Nai, Việt Nam, trụ thế 79 năm, 41 hạ lạp.

Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, Đại Lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ là ba bậc tôn đức khai sáng một thời đại mới của Phật giáo Việt Nam.

Dù dốc đá cheo leo, dòng Suối Từ vị diệu vẫn chảy dài theo lịch sử dân tộc. Mỗi thời kỳ đều có những bậc cao tăng thạc đức đứng ra chèo lái con thuyền đạo pháp. Công đức của các ngài sẽ không rơi vào quên lãng mà đã nở thành những bông Hoa Đàm làm đẹp con đường hoằng dương Chánh Pháp của đức Thế Tôn.

Nhiều người lo lắng, một mai khi các bậc cao tăng thạc đức của GHPGVNTN viên tịch, các thế hệ tăng sĩ và Phật tử sau này sẽ không biết gì về GHPGVNTN. Xin đừng bi quan. Lịch sử nhân loại đã chứng minh, bạo lực có thể thay đổi một thể chế nhưng không thể xóa đi một nền văn hóa và GHPGVNTN là một phần không thể thiếu của nền văn hóa Việt Nam.

Không một bậc cao tăng thạc đức nào thật sự ra đi. Hành trạng của quý ngài vẫn in dấu sâu đậm trong lòng Dân Tộc và Đạo Pháp. Tác phẩm của các ngài viết, những lời dặn dò của các ngài sẽ còn mãi mãi. Tiếng dương cầm vẫn réo rắt vọng theo dòng Suối Từ Bi. Đời người “như sương mai, như ánh chớp, mây chiều” như Hòa thượng viết trong thơ nhưng ngọn lửa tin yêu và hy vọng không bao giờ tắt cho đến khi nào dân tộc Việt Nam còn tồn tại trên mặt đất này.

Trần Trung Đạo (VOA)
song  
#3 Đã gửi : 24/11/2023 lúc 12:55:43(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tiểu Sử Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ

UserPostedImage
Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ (1945-2023)

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, thế danh Phạm Văn Thương, sinh ngày 15-2-1943 theo khai sanh (gia đình khai tăng tuổi để thầy đi học), tuổi thật sinh ngày 05 tháng 4 năm 1945 (nhằm ngày 23 tháng 02 năm Ất dậu), tại tỉnh Paksé, Lào; Thân phụ: Cụ ông Phạm Văn Phận, Pháp danh Trung Thảo, Thân mẫu: Cụ bà Đặng Thị Chín, Pháp danh Diệu Chánh, Đồng nguyên quán xã Nghĩa Ninh, Đồng Hới, Quảng Bình, Trung phần Việt Nam.



Thuở nhỏ Thầy thường được theo mẹ đi chùa làng gần nhà, là nhân duyên để đến lúc Thầy chỉ muốn ở chùa không về nhà nữa. Năm 1952, do chạy giặc, Thầy được cha mẹ gởi lên chùa hành điệu hầu sư phụ là Hòa thượng khai sơn chùa Trang Nghiêm, làng Tân An, tỉnh Paksé, Lào. Năm 1954, 9 tuổi, Thầy chính thức được thế phát xuất gia tại chùa này. Đến năm 12 tuổi, vị Trụ trì chùa nhận thấy khả năng và thiên tư đặc biệt của người học trò này, đã khuyên gia đình nên đưa Thầy về Việt Nam để rộng đường tu học. Năm 1960 Thầy trở về Việt Nam, sống xa gia đình tại chùa Bồ đề, một ngôi chùa nhỏ gần cầu Gia Hội, Huế. Hành trang Thầy lúc đó là bộ Diệu Pháp Liên Hoa Kinh chữ Hán Thầy luôn giữ bên mình, đến năm 1968 do biến cố Tết Mậu thân mới bị lạc mất ở chùa Từ Đàm, Huế. Chú của Thầy là Hòa thượng Thích Trí Quang, một nhà lãnh đạo nổi danh của Phật Giáo trong thập niên 1960, lúc ấy cũng đang sống tại Huế.


Tuy vậy với bản tính độc lập, Thầy đã một mình giong ruổi qua các địa phương: Huế, Nha Trang, Sài Gòn, Tiền Giang và các tỉnh miền Nam, tự lập và sống nương nhờ các tự viện lớn nhỏ. Năm 1961, 16 tuổi, Thầy thọ giới Sa-di với Hòa thượng Thích Hành Trụ tại Sài Gòn. Năm này, Thầy thọ an cư Sa-di giới đầu tiên tại chùa Phật Ân, tỉnh Tiền Giang cùng với thầy Trí Minh. Sau cùng Thầy được Hòa thượng (viết tắt là HT) Thích Trí Thủ nhận về thiền viện Quảng Hương Già-lam ở Gò Vấp, Sài Gòn. Thầy tốt nghiệp Viện Cao Đẳng Phật Học Sài Gòn năm 1964, học tại Viện Đại Học Vạn Hạnh, Phân khoa Phật học niên khóa 1965. Với các bài viết về Thế Thân (Vasubandhu), về A-tỳ-đạt-ma câu-xá luận, HT Thích Đức Nhuận là người đầu tiên phát hiện tài năng của người tu sĩ trẻ, đã giới thiệu Thầy vào Viện ĐH Vạn Hạnh. HT Thích Mãn Giác phó Viện trưởng lúc đó đã đề nghị Viện trao bằng Cử nhân cho Thầy, nhưng Thầy xin phép được từ chối.


Thầy được đặc cách bổ nhiệm Giáo sư thực thụ Viện Đại Học Vạn Hạnh từ năm 1970 nhờ những công trình nghiên cứu Phật học và những khảo luận Triết học có giá trị cao như Đại Cương Về Thiền Quán, do Đại lão HT Thích Đôn Hậu giới thiệu, Liên Hoa ấn quán in 1967, Triết Học về Tánh Không (An Tiêm xuất bản, Saigon 1970), v.v… Sau đó Thầy kiêm Xử lý Khoa trưởng Phân khoa Phật học tại Đại học này (niên khóa 1972-1973). Thầy tinh thông chữ Hán, biết nhiều ngoại ngữ như Anh, Pháp, Lào, Thái, Nhật, Tây Tạng, thông thạo hai cổ ngữ Pali và Sanskrit. Thầy cũng đọc hiểu tiếng Đức, nghiên cứu kỹ về Heidegger và Hoelderlin. Cuốn Thiền Luận nổi tiếng của D.T. Suzuki bản Việt ngữ tập 2 và 3 là do Thầy dịch, in và tái bản nhiều lần từ 1972 đến 1975.


Năm 1973, HT. Thích Trí Thủ thấy Thầy mãi lo việc nghiên cứu và giảng dạy, Ngài đã đốc thúc Thầy chuẩn bị thọ Đại giới Tỳ-kheo, và Sa-di Tuệ Sỹ đã chính thức thọ giới Cụ túc tại Đại giới đàn Phước Huệ tổ chức tại Phật học viện Trung phần, Nha Trang năm 1973, với HT. Đàn đầu Thích Phúc Hộ, HT. Yết-ma Thích Giác Tánh, Giáo thọ sư HT. Thích Trí Nghiêm, Thích Huệ Hưng.


HT. Tuệ Sỹ không chỉ uyên bác về Phật Giáo Nguyên Thủy và Đại Thừa, Thầy còn tinh thông triết học Tây phương, văn chương, thơ, âm nhạc. HT nghiên cứu thẳng từ nguyên tác của các văn nhân, thi sĩ nổi tiếng của Trung quốc như Tô Đông Pha, Lý Hạ, Đỗ Phủ… Ngoài những khảo luận Triết học và Phật học, HT đã viết tác phẩm đầy thi vị: ‘Tô Đông Pha, Những Phương Trời Viễn Mộng’ (Ca Dao xb, Sài Gòn, 1973). Về âm nhạc, HT chơi đàn guitar, violon, piano, thổi sáo. Thầy tìm hiểu âm nhạc dân tộc, lại rất am tường nhạc cổ điển Tây phương. HT làm nhiều thơ, viết một số truyện ngắn và các tiểu luận triết học, phê bình văn học đặc sắc, phần lớn đăng trên các tạp chí Khởi Hành (1969-1972) và Thời Tập (1973-1975) tại Sài Gòn. Đồng thời HT cũng là Tổng thư ký tòa soạn Tạp chí Tư Tưởng của Đại học Vạn Hạnh. Tập thơ đặc sắc bằng chữ Hán, ‘Ngục trung mị ngữ’ được HT làm trong tù sau năm 1975, và các tập thơ ‘Giấc mơ Trường sơn’, ‘Những điệp khúc cho dương cầm’, ‘Thiên lý độc hành’ sau này đã được dịch ra Anh, Pháp, Nhật ngữ, phát hành rộng rãi tại hải ngoại.


Từ trẻ HT đã thuộc lòng các bộ Kinh Pháp Hoa, Kim Cang, Thắng Man, Duy-ma- cật… Duy-ma-cật sở thuyết là bộ kinh nêu cao tinh thần sống đạo mà chẳng cần y áo hay sự suy tôn kiểu cách. Có thể nói, tư tưởng Bồ-tát đạo trong kinh này và bộ kinh Pháp Hoa đã ảnh hưởng suốt cuộc đời tu học và hành Đạo của Thầy. Với kiến thức Phật Học uyên thâm, HT đã viết giảng luận “Huyền thoại Duy-ma-cật”, và đi theo hình mẫu lý tưởng này, HT đã không ngại dấn thân phụng sự, và ngài đã trở thành biểu tượng của sự đấu tranh ôn hòa cho các giá trị nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam.


Năm 1973 HT về Nha Trang làm Giám học Phật học viện Trung phần (tức Viện Cao Đẳng Phật Học Hải Đức), do HT Thích Trí Thủ làm Giám Viện.


Năm 1975, HT Tuệ Sỹ đang phụ trách giảng dạy tại Phật học viện Trung phần, Nha Trang. Sau biến cố 30/4/1975, cơ sở này bị đóng cửa, HT về ẩn cư tại một miếng rẫy chùa ở ven rừng Vạn Giã, cách Nha Trang chừng 60 km.


Đến năm 1977, HT vào Sài Gòn lánh nạn ở chùa Tập Thành quận Bình Thạnh. Năm 1978, HT bị nhà cầm quyền bắt giam 3 năm không xét xử (tội cư trú bất hợp pháp), cuối năm 1980 thì được phóng thích.


Do hoàn cảnh mấy năm lang thang và ở tù, nhận thấy giới thể bị ảnh hưởng, có thể không thanh tịnh, HT được thọ lại Đại giới Cụ túc tại Quảng Hương Già-lam năm 1982 do HT. Thích Trí Thủ làm đàn đầu, HT. Thích Trí Quang làm tôn chứng, HT. Thích Trí Tịnh làm tuyên luật sư.


Từ năm 1980 đến 1984, HT làm Giáo thọ sư cho khóa đào tạo đặc biệt tại Tu Viện Quảng Hương Già-lam do Trưởng Lão HT Thích Trí Thủ làm Giám Viện.
Tháng 4/1984, HT lại bị bắt cùng Giáo sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát và 17 tăng ni, cư sĩ Phật tử. Trong phiên tòa kéo dài nhiều ngày vào cuối tháng 9 năm 1988, không chấp nhận luật sư chỉ định biện hộ mà hai thầy tự biện hộ cho mình, nhà cầm quyền đã kết án TỬ HÌNH hai Thầy Tuệ Sỹ và Trí Siêu vì tội “âm mưu lật đổ chính quyền”.


Do sự tranh đấu tích cực của các nhân sĩ trong và ngoài nước, cùng sự can thiệp của các cơ quan nhân quyền quốc tế, Hà Nội phải vội vã giảm án hai Thầy xuống còn 20 năm khổ sai, đem giam HT tại Xuân Lộc, Đồng Nai, sau đó chuyển riêng HT ra trại A-20 tỉnh Phú Yên. Tháng 10/1994, với sự phản kháng trong tù, HT bị nhà cầm quyền tách đưa ra trại giam Ba sao, miền Bắc. Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ đã được Tổ chức Human Rights Watch trao giải thưởng tranh đấu nhân quyền (Hellman-Hammett Awards) cùng với 7 nhà đấu tranh khác vào ngày 03/8/1998.


Năm 1998, Hà Nội trả tự do cho Hòa thượng, cùng với một số người khác. Trước đó, HT đã tuyệt thực trong tù. Vì trước khi thả, nhà cầm quyền áp lực buộc HT ký vào lá đơn gửi ông Chủ tịch nước “xin khoan hồng”, HT đã trả lời nội dung: “Chúng tôi đã không công nhận giá trị của phiên tòa này, tính pháp lý của bản án này, các ông không có quyền giam giữ chúng tôi thì sao lại có quyền khoan hồng hay ân xá chúng tôi.” Công an thuyết phục: không viết đơn thì không có lý do để thả được. HT đã khẳng khái đáp: “Đó là việc của các ông; nhưng nếu các ông cứ áp lực buộc chúng tôi ký đơn, tôi sẽ tuyệt thực phản đối.” Và Hà Nội đã phải trả tự do cho HT vào ngày 01/9/1998, sau 10 ngày Thầy không ăn và tiếp theo cả không uống, tổng cộng 14 ngày. Hòa thượng Tuệ Sỹ tuyệt thực một mình, không có tổ chức, bên ngoài không biết. Thấy sức khoẻ HT suy sụp nhanh chóng, chính quyền đã vội đưa bác sĩ vào xin điều trị, và đưa Thầy ra khỏi trại giam.




Ngày 02/9/1998, lúc 10 giờ 45, Hòa thượng Tuệ Sỹ được đưa lên xe lửa về Nam. Ngồi suốt 36 tiếng đồng hồ trên xe với sức khỏe rất yếu sau khi tuyệt thực trong tù, HT không chịu nổi nên được đưa xuống ga Nha Trang, về tạm ở Phật học viện Hải Đức. Ít lâu sau công an lại ra lệnh HT phải về chùa Già Lam ở Sài-gòn, không được phép ở Nha Trang. Hòa thượng từ chối, viết một lá thư gửi cho nhà cầm quyền, nói “một là tôi tự do ở đâu tôi muốn, hai là vào tù trở lại, chứ mấy ông không thể thả tôi ra khỏi nhà tù nhỏ để nhốt tôi vào nhà tù lớn hơn là cả đất nước này”. Tin này lập tức được loan truyền trên báo chí hải ngoại thời đó.


Trước sau, Hòa thượng đã lãnh một án tử hình, 17 năm tù đày và ba lần bị quản thúc, trải qua các nhà tù khắc nghiệt khắp nam trung bắc. Tuy nhiên điều đó vẫn không thể thay đổi được một người đã quyết tâm sống trọn vẹn với những giá trị mình đã lựa chọn, và vẫn giữ được lòng thanh thản bao dung không chút oán hận của Thầy.


Tháng 4 năm 1999, Hòa thượng Thích Quảng Độ đề cử Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ làm Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo GHPGVNTN.


Năm 2002, với trách nhiệm Đệ Nhất Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ là một trong những nhà lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, là người đóng góp rất nhiều cùng với nhị vị Hòa Thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ trong công cuộc đấu tranh đòi hỏi quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam, nhất là quyền phục hoạt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.


Những lời tuyên bố của người tù lương tâm tôn giáo Thích Tuệ Sỹ tại tòa án, cũng như khí phách kiên cường lúc trong tù, là tấm gương sáng, là niềm tự hào của Phật giáo và của dân tộc: “Lập trường của chúng tôi là lập trường của Phật giáo, là lập trường của toàn khối dân tộc.” Đối với Hòa thượng Tuệ Sỹ, sức mạnh của Phật giáo không phải là Chính trị, mà là Văn hóa và Xã hội, trong đó Giáo dục có vai trò rất quan trọng. Nhưng công cuộc giáo dục này phải do Giáo hội độc lập đề ra, không thể chịu sự kiểm soát hay áp đặt của bất cứ thế lực nào, thì mới mong đào tạo ra những thế hệ tăng ni có tài đức để phụng sự xã hội, xứng danh trong hàng Tăng Bảo.


Tiếp đến, đầu tháng 3/2003, Hòa thượng Tuệ Sỹ khâm lệnh Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, từ nơi bị quản thúc tại Quảng Hương Già-lam, Thầy đã tháp tùng Hòa thượng Thích Huyền Quang ra Hà Nội chữa bệnh và chuẩn bị gặp Thủ tướng đương thời là ông Phan Văn Khải, để yêu cầu ngài Thủ tướng giải quyết việc đã đình chỉ sinh hoạt của GHPGVNTN từ sau năm 1975, cũng như sự cấm đoán, quản chế không xét xử bản thân Hòa thượng cùng với HT. Thích Quảng Độ và một số Tăng ni, Phật tử khác. Trong dịp này, đại diện ngoại giao của 6 nước thành viên Khối Liên Âu và Hoa Kỳ tại Hà Nội đã chủ động tìm gặp Hòa thượng Tuệ Sỹ, mời Hòa thượng đến thăm, làm việc tại trụ sở ngoại giao của phái bộ Liên Âu ở Hà Nội. Họ đón Hòa thượng đi một mình, không có thị giả, người phiên dịch.


Ngày 01/10/2003, Hòa thượng đã cùng nhị vị Hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ tổ chức Đại hội bất thường GHPGVNTN tại Tu viện Nguyên Thiều, Bình Định. Sau Đại hội này, hai vị Đại lão Hòa thượng cũng như Hòa thượng Tuệ Sỹ và một số Tăng ni tham dự đã bị nhà cầm quyền quản chế mỗi người một nơi, giám sát chặt chẽ. Tuy nhiên với tinh thần ‘uy vũ bất năng khuất’, Hòa thượng đã sát cánh cùng nhị vị HT Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ ủy thác cho các GHPGVNTN Hải ngoại tổ chức Đại hội bất thường GHPGVNTN tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu trong cùng năm 2003. Chính Đại hội này đã công bố đầy đủ nhân sự lãnh đạo Giáo hội trong nước và hải ngoại, và toàn thể Tăng ni Phật tử đã suy tôn Đại lão HT Thích Huyền Quang lên ngôi vị Đệ tứ Tăng thống GHPGVNTN.


Năm 2008, đức Đệ Tứ Tăng thống GHPGVNTN Thích Huyền Quang viên tịch. Ngôi vị được trao lại cho Đại lão HT Thích Quảng Độ truyền thừa, là Đệ Ngũ Tăng thống GHPGVNTN.


Từ đây, Hòa thượng Tuệ Sỹ được yên tâm dành hết thời gian và sức lực cho công việc trước tác, phiên dịch Phật ngôn, và đào tạo từng nhóm tăng ni đủ trình độ nghiên cứu Phật học, phiên dịch kinh điển sau này. Trong thời gian này HT đã hoàn thành phiên dịch, hiệu đính 4 bộ kinh A-hàm, kinh Duy-ma-cật sở thuyết, bộ Luật Tứ phần, các bộ Luận Thành Duy Thức, A-tì-đạt-ma Câu-xá, và nhiều trước tác khác…


Tháng 03/ 2019, Đại lão HT Đệ Ngũ Tăng thống GHPGVNTN dự tri thời chí, biết sức khỏe không còn nhiều, Ngài đã mời HT Thích Tuệ Sỹ đến gặp tại chùa Từ Hiếu, quận 8, Sài Gòn để phú chúc di ngôn và ấn tín của Viện Tăng thống GHPGVNTN, ủy nhiệm Hòa thượng Tuệ Sỹ lãnh đạo, xử lý thường vụ Viện Tăng thống sau khi Ngài viên tịch.


Đến tháng 02/2020 Đại lão HT Đệ Ngũ Tăng thống GHPGVNTN thuận thế vô thường, an nhiên thị tịch tại chùa Từ Hiếu. Lúc này, HT Thích Tuệ Sỹ đang chữa trọng bệnh tại Nhật Bản và bị mắc kẹt tại đây do đại dịch Covid, không thể về nước.


Tháng 10/2020 ngay khi có lại các chuyến bay thương mại, Hòa thượng là một trong số người đầu tiên về nước, dù lúc đó các bác sĩ Nhật Bản khuyên nên ở lại chữa trị, nếu không thì cuộc sống không thể kéo dài quá 6 tháng.


Qua năm 2021, đại dịch Covid bùng phát trở lại ở châu Á trong đó có Việt Nam, mà nặng nhất là Sài-gòn. Với sự phong tỏa chống dịch nghiêm ngặt của chính quyền, mọi dịch vụ y tế lúc đó bị đình trệ ngoại trừ việc chữa bệnh Covid, tuy nhiên Hòa thượng vẫn kiên trì mạnh mẽ chống chọi cơn bạo bệnh để hàng ngày vẫn ngồi bên bàn dịch Kinh, hiệu đính các tác phẩm, tổ chức sắp xếp thư mục cho công trình phiên dịch Đại tạng kinh Việt Nam được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn học thuật quốc tế.


Tháng 11/2021 Ngài chủ trì Đại hội lần thứ nhất của Hội đồng Hoằng pháp, quyết định thành lập Hội đồng Phiên dịch Tam tạng Lâm thời để kế thừa Hội đồng Phiên dịch Tam tạng do chư tôn Trưởng lão Hội đồng Giáo phẩm Trung ương – Viện Tăng thống GHPGVNTN đã thành lập từ năm 1973 nhưng sau đó bị gián đoạn do chiến tranh và nhiều chướng duyên khác.


Ngày 03/12/2021 Hội đồng Phiên dịch Tam tạng Lâm thời chính thức được thành lập theo Thông bạch số 11/VTT/VP. Từ đây, công việc phiên dịch, hiệu đính, chứng nghĩa chuyết văn và tổ chức in ấn được đẩy mạnh, thảy thảy đều theo quy củ đã định, để cuối cùng hình thành 29 tập đầu tiên được khởi in trong năm 2022, với công đức dự phần của các bậc Tôn túc cho đến Tăng ni, Phật tử trong và ngoài nước, đặt nền móng cho công trình Đại Tạng Kinh VN chính thức được tiếp nối từ Hội nghị Toàn thể Hội đồng Phiên dịch Tam tạng tháng 10/1973.


Qua năm 2022: Ngày 21/8, tại chùa Phật Ân, Long Thành, Đồng Nai, Hội đồng Giáo phẩm Trung ương GHPGVNTN đã suy cử HT. Thích Tuệ Sỹ đảm nhiệm trách vụ Chánh thư ký kiêm Xử lý thường vụ Viện Tăng Thống.


Tiếp ngày 22/8 tại chùa Từ Hiếu, quận 8, Sài-gòn, đã cử hành lễ truyền trao ấn tín và khai ấn Viện Tăng Thống cho Hòa thượng.


Từ đó, Hòa thượng đã dành hết thời gian và sức khỏe còn lại để chuyên tâm phiên dịch kinh tạng, hiệu đính, chứng nghĩa cho các dịch phẩm của hàng hậu bối.


Những ngày cuối đời, từ giường bệnh, Hòa thượng đã cẩn thận sắp xếp, dặn dò những việc cần làm của GHPGVNTN cũng như công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam cho các Hội đồng, sau đó đã thuận thế vô thường thâu thần thị tịch tại chùa Phật Ân, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam, vào lúc 16:00 giờ, ngày 24 tháng 11 năm 2023, nhằm ngày 12 tháng 10 năm Quý Mão, trụ thế 79 năm, 46 giới lạp.


Sự ra đi của Hòa thượng không chỉ là mất mát lớn lao của GHPGVNTN mà còn là niềm đau chung của Phật giáo Việt Nam, cũng như là sự khuất bóng đáng tiếc của một anh tài tinh hoa Dân tộc; nhưng di sản Văn hóa, Giáo dục to lớn mà Hòa thượng để lại xứng đáng làm tư lương tối thiết cho hành giả và học giả muôn đời sau.


Nam mô Từ Lâm Tế Chánh tông tứ thập tứ thế, Việt Nam Phật Giáo Thống Nhất Giáo Hội, Tăng Thống Viện Chánh Thư Ký Xử lý Thường Vụ, húy thượng NGUYÊN hạ CHỨNG, hiệu TUỆ SỸ, Trưởng lão Hòa thượng Giác linh thùy từ chứng giám.


Sài Gòn ngày 24/11 năm 2023.
Môn đồ Pháp quyến

UserPostedImage

Theo Việt Báo
song  
#4 Đã gửi : 25/11/2023 lúc 06:25:49(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thầy Tuệ Sỹ trong ba ngàn thế giới

UserPostedImage
Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ (trái) và Hòa thượng Thích Quảng Độ năm 2019. Photo screenshot Quangduc.com.

Tháng 9 năm 1988, sau bốn năm bị bắt giam, hai thầy Thích Tuệ Sỹ và Thích Trí Siêu bị tuyên án tử hình vì “hoạt động lật đổ chính quyền.” Người Việt Nam khắp thế giới đã kêu gọi các chính phủ nơi mình cư ngụ can thiệp, đòi phải xóa bỏ bản án.
Lời tâm sự đầu năm Tân Sửu, Phật lịch 2564, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ kể lại lời Đức Thích Ca dặn dò các đệ tử trước khi nhập Niết-bàn: “Mọi thứ đều vô thường, các con hãy không ngừng tinh tấn.”
Bây giờ, theo lý vô thường, Hòa thượng cũng về cõi tịch diệt, những người kính yêu Hòa thượng có thể nhớ lại lời Phật dạy trên đây, lấy làm phương châm: “Hãy không ngừng tinh tấn.” Thầy Thích Tuệ Sỹ đã viết nhiều, đã giảng dạy nhiều, nhưng điều đáng học hỏi, tu tập tinh tấn chính là con người, hành vi, thái độ thong dong mà vẫn thiết tha với cuộc sống của vị thiền sư nhập thế.
Năm ngoái, lần sau cùng được hầu chuyện Thầy Tuệ Sỹ, có bạn Tâm Thường Định tham dự, chúng tôi đang nôn nóng với tin tức thời sự, đã đề nghị Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đưa ra một bản tuyên bố về việc quân đội Nga tấn công nước Ukraine. Tôi bàn rằng việc này rất ích lợi, cho thấy Giáo hội vẫn hoạt động, lại nhắc nhở cả thế giới thấy dân Việt Nam cũng xúc động trước số phận dân Ukraine. Thầy bình thản nghe, không phê phán, cũng không tán thành. Rồi tiếp tục nói chuyện về công trình phiên dịch và ấn hành Đại Tạng Kinh bằng tiếng Việt. Tâm không dao động. Đêm nằm tôi mới thấy mình quá nông nổi, không hiểu Thầy, cũng không hiểu đồng bào trong nước. Thầy mang những mối suy nghĩ, ưu tư mà tôi không nhìn thấy.
Thầy Tuệ Sỹ có lần nhắc lại một câu thơ Nguyễn Trãi: “Nhân sinh thức tự đa ưu hoạn, 人生識字多憂患” nghĩa là: “Người đời, càng biết chữ càng nhiều lo nghĩ.” Mối lo nghĩ được Thầy giãi bày “Thảm họa chết chóc bởi bom đạn vô tình đã không làm nhụt chí tình tự dân tộc; nhưng ám ảnh không nguôi về một tương lai bấp bênh đè nặng bởi bóng tối của hận thù, nghi kỵ, bởi tham vọng quyền lực, tham ô tài vật, trong một xã hội bất an, đạo đức băng hoại, …” Đó là mối lo lớn. Những chuyện khác, những phiếm đàm, tạp thoại, chỉ nghe, biết, thông cảm, rồi buông thả, cho trôi qua. Nhưng Thầy rất lạc quan con người Việt Nam: “Dù vậy, trong tận cùng tâm khảm của đồng bào vẫn âm thầm trôi chảy dòng tâm thức thấm nhuần đức tính từ bi, nhân ái, giữ vững khí tiết của một dân tộc qua nhiều thế hệ.”
Người Việt có thể lạc quan. Thầy kể lại chuyện lịch sử với hai câu thơ của Trần Nhân Tông: “Xã tắc hai phen bon ngựa đá, Non sông thiên cổ vững âu vàng,” ( Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã - Sơn hà thiên cổ điện kim âu – 社稷兩回勞石馬,山河千古奠金甌).
Sau khi đuổi được giặc Mông Cổ ba lần xâm lăng, triều đình trình lên Nhân Tông những văn thư, tài liệu của quân Nguyên, muốn tố cáo những người đã muốn đầu hàng. Nhà vua bảo đem đốt hết.
Thầy Tuệ Sỹ bàn: “Đất nước đang cần sự hòa hiệp đồng tâm nhất trí của toàn dân để xây dựng lại những gì đổ vỡ do chiến tranh. Hãy quên đi những lỗi lầm lớn nhỏ của bên này hay bên kia, ứng xử với nhau bằng khoan dung, tha thứ, không nhìn nhau bằng đôi mắt hoài nghi…” Nghe những lời bàn này, người Việt Nam còn sống sau năm 1975 phải suy ngẫm!
Rồi Thầy kết luận với một cách nhìn tích cực: “… dù cho thế lực tham tàn hung bạo như thế nào cũng chưa hề, và cũng sẽ không bao giờ làm cho cạn kiệt” được nguồn “phẩm chất đạo đức quân vương ấy!” Phẩm chất đạo đức quân vương này, Thầy Tuệ Sỹ nghĩ, “khơi nguồn dòng suối nuôi dưỡng khí phách của dân tộc này.”
Sau khi đánh đuổi quân xâm lăng rồi, Trần Nhân Tông lại viết biểu “xin hàng,” tự xưng là “Một bầy tôi nhỏ xíu” – “vi thần,” rất nhỏ bé so với chữ “tiểu thần!” Nhà vua biết lực lượng và lòng tự kiêu của triều đình Mông Cổ rất lớn! Họ có thể mở những cuộc chinh phạt mới, không biết bao giờ đất nước mới yên! Nhờ lời lẽ khiêm cung của vị Hoàng đế Đại Việt, dân chúng tránh được những cuộc xâm lăng trả thù!
Mối quan tâm lớn khác của Thầy Tuệ Sỹ là trách nhiệm Tăng thống do “di chúc ủy thác của Đức Cố Tăng Thống Thích Quảng Độ.” Thầy kể trong Thư Khánh Tuế, viết sau mùa An Cư Kiết Hạ năm Canh Tý, Phật lịch 2564: “… trông lên Tổ đức uy nghiêm, vô khả nại hà, tôi cúi đầu lãnh thọ.”
Thầy nhìn công việc của vị Tăng thống rất khiêm tốn: “… trong thực tế (tôi) chỉ có vai trò liên lạc, chuyển tải tôn ý giữa Chư Tôn đức, trong nước và Hải ngoại đang hoằng hóa tại các châu lục khác nhau…” Tuy vậy, Thầy tận tâm tận lực để “liên lạc, chuyển tải” này. Trong bức “Thư Khánh Tuế,” Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ viết: “Cầu nguyện cho bốn chúng đệ tử … cùng hòa hiệp đồng tu trong Chánh Pháp, vì sự tăng ích và an lạc cho chính mình và cho nhiều người...” Một kết quả là kho “Đại Tạng Kinh Việt Nam” đã tiến được một bước đầu. Đây là công trình Thầy đã khởi xướng từ năm 1973, rồi tiếp tục theo đuổi suốt đời.
Phật Giáo Việt Nam đã được vua Nhà Nguyên tặng một số bản trong Đại Tạng Kinh, sau khi hai bên giao hảo. Từ đó đến nay, rất nhiều hòa thượng đã bỏ công phiên dịch nhưng vẫn chưa hoàn tất. Các nước Phật Giáo khác ở Á châu đều có kinh tạng bằng ngôn ngữ mà người dân nghe là hiểu được. Tiếng Việt là một trong 20 ngôn ngữ được nhiều người dùng nhất thế giới, nhưng người Việt vẫn còn đọc nhiều kinh tạng qua chữ Hán. Quả thật, đây là một vấn đề đáng quan tâm. Thầy Tuệ Sỹ đã khuyến khích, thúc đẩy chư tăng và Phật tử, ở trong và ngoài nước, góp công dịch và in Đại Tạng Kinh. Năm nay, bản Thanh Văn Tạng hoàn tất, ra mắt các vị hòa thượng từ khắp nơi trên thế giới về Quận Cam chứng kiến, kể cả các thầy từ Việt Nam qua.
Phổ biến Kinh điển, Hoằng dương Phật Pháp là một trách nhiệm của vị Tăng thống. Cùng với Pháp, một phần trách nhiệm nữa là Tăng Già, ngôi thứ ba trong Tam Bảo, là tập thể của những người tu học. Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ nhấn mạnh: Chư Tăng và các Phật tử cần giữ gìn “tự thể thanh tịnh hòa hiệp.”
Trong bức “Thư Khánh Tuế,” Hòa thượng viết, “Tăng-già, chúng đệ tử Phật, tự thể vốn thanh tịnh và hòa hiệp, là cỗ xe vững chắc mà Đức Thích Tôn đã tác thành.” Thực hành tâm bất phóng dật thì có thể đạt được mười điều thanh tịnh, như lời Kinh Hoa Nghiêm. Hòa thượng lập lại nhiều lần hai chữ Hòa Hiệp. “Tôi được ủy thác nhiệm vụ kế thừa, … chính xác là kế thừa tâm nguyện chưa được viên thành của Hòa Thượng Trưởng lão Thích Quảng Độ, muốn thấy uy đức Tăng-già được thể hiện trong bản thể thanh tịnh hòa hiệp,...” Giữ thể tính thanh tịnh hòa hiệp của Tăng-già thì mới có thể “từ đó phục hồi và kiện toàn cơ chế Giáo Hội.”
Dù đảm đương trách nhiệm Tăng Thống, nhưng Thầy Tuệ Sỹ vẫn tâm sự: “Bản thân tôi trước sau vẫn chỉ là nhà giáo dục, sự nghiệp suốt đời chỉ giới hạn trong những việc trước tác, phiên dịch kinh điển. Những khi cần đến kiến thức hàn lâm, Chư tôn Trưởng lão triệu tôi đến để thông diễn tôn ý cho bốn chúng đệ tử. Khi không cần thiết, tôi được phép trở về bản vị trong các giảng đường và thư viện.” Thầy phải hy sinh không làm theo ước nguyện của mình, chấp nhận nghiệp dĩ: Lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trong hoàn cảnh khó khăn nhất. Bản chất Thầy là một nhà thơ, một nhà nghiên cứu, giáo dục, nhưng lại bị chế độ nhìn như một người đấu tranh chính trị! Tất cả mọi người Việt Nam phải chịu đựng nghiệp dĩ này, các thầy cũng không tránh khỏi.
Tháng 9 năm 1988, sau bốn năm bị bắt giam, hai thầy Thích Tuệ Sỹ và Thích Trí Siêu bị tuyên án tử hình vì “hoạt động lật đổ chính quyền.” Người Việt Nam khắp thế giới đã kêu gọi các chính phủ nơi mình cư ngụ can thiệp, đòi phải xóa bỏ bản án.
Giáo sư John T.P. Humphrey, Đại học McGill ở Montréal, rất xúc động khi nghe chúng tôi kể câu chuyện, trong bối cảnh chế độ vô sản chuyên chính ở Việt Nam. Ông đã tổ chức một cuộc họp báo, về án tử hình trên hai vị thầy tu khác đạo mà ông mới biết tên. Hàng trăm nhà trí thức ở Montréal đã ký kiến nghị yêu cầu chính phủ Canada lên tiếng đòi đảng Cộng Sản Việt Nam trả tự do cho hai thầy.
Ông Humphrey lúc đó đã 77 tuổi, từng giữ chức Giám đốc Ủy ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, từ năm 1946 đến 1966. Đại học McGill vẫn dành riêng cho ông một văn phòng. Ông là tác giả đầu tiên soạn thảo bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền năm 1948. Chúng tôi báo tin cho ông Humphrey về hai bản án tử hình vì đã đọc cuốn hồi ký ông cho, trong đó ông nhắc đến Hai Bà Trưng. Ông ca ngợi hai phụ nữ lãnh đạo đầu tiên của dân tộc Việt chống cường quyền. Ông đã đến Việt Nam năm 1963, đứng đầu phái đoàn Liên Hiệp Quốc gửi sang vì “Vụ Phật Giáo.”
Nghiệp Báo đã vô tình đưa đẩy khiến Giáo sư Humphrey có lúc rơi vào một cơn gió cuốn với nước Việt Nam, với Phật Giáo Việt Nam, rồi với hai Thầy Tuệ Sỹ và Trí Siêu. Hai thầy không bao giờ biết đến tên ông. Ai gây ra những Nghiệp Báo như vậy? Không ai là tác giả. Cũng giống như trọng lực hoặc điện từ lực, không có ai là tác giả. Như ý Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Bồ Tát Vấn Minh: “Hựu như chư thế giới - Đại hỏa sở thiêu nhiên - Thử hỏa vô lai xứ - Nghiệp sinh diệc như thị.” (又如諸世界,大火所燒然,此火無來處,業性亦如是). Hòa thượng Thích Trí Tịnh dịch: “Lại như các thế giới – Lúc đại hỏa cháy tan – Lửa này không từ đâu (tới) – Nghiệp tánh cũng như vậy.”
Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ đã ra đi. Thần thức có thể còn ở lại thế gian hay đã qua một thiên hà nào trong “ba ngàn thế giới.” Nghiệp tánh như vậy. Hãy không ngừng tinh tấn!
Ngô Nhân Dụng (VOA)
song  
#5 Đã gửi : 27/11/2023 lúc 05:42:22(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thích Tuệ Sỹ và con đường khác cho Phật tử, Phật giáo

Sự kiện Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ viên tịch đang khuấy động dư luận. Bên cạnh tiếc thương và kính phục về đức độ, sự uyên bác của một cao tăng (1), dù muốn hay không thiên hạ cũng phải chú ý đến một thực thể không những không được chính quyền Cộng hòa XHCN Việt Nam thừa nhận mà còn tìm đủ mọi cách để loại trừ trong bốn thập niên: GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT. 
Đa số Phật tử nói riêng và dân chúng Việt Nam nói chung vốn đang thất thần trước một “Phật giáo” như khái quát của Canh Lê: “Chùa to, tượng lớn xa hoa kệch cỡm, bày biện diêm dúa, trang hoàng sặc sỡ, thờ cúng loạn ngầu,... sư sãi tiêu xài xa xỉ, hoang phí tham mạn, dốt nát đọc chưa thông, viết chưa thạo, vô sỉ, hám danh, hám lợi luồn cúi cường quyền, tư biện cá nhân lòe bịp bá tánh, lợi dụng ‘kinh Phật’, ‘pháp Phật’ để rêu rao những chuyện chính trị mập mờ, mê tín dị đoan, yêu ma quỷ quái nhằm mê hoặc tín đồ, dụ dỗ ‘cúng dường chuyển nghiệp’, ‘bố thí tạo phước’, ‘hóa vàng cúng vong’, ‘cầu an cầu siêu’, ‘dâng sao giải hạn’, ‘giải oan cắt kết’... để kiếm chác” trở thành một trong những lý do chính “khiến con người kinh loạn thân tâm, u mê ám chướng, mịt mù Nhân - Quả, lạc lầm Tội - Phước, hối hả hối lộ quan chức và thần thánh để thỏa mãn lòng tham vô độ, sẵn sàng hãm hại lẫn nhau để mưu cầu lợi ích bất chính, cấu kết cướp đất phân lô bán nền, đồng lõa buôn gian bán lận, đồng phạm hàng gian hàng giả, gian dối “trồng lúa hai thửa, trồng rau hai luống, nuôi lợn hai máng, nuôi gà hai chuồng,...”, nhẫn tâm trộn thuốc kháng sinh, pha thuốc tăng trưởng, phun thuốc kích thích, tiêm thuốc bảo quản... không thể kể xiết” (2) – qua sự kiện Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ viên tịch có cơ hội nhận ra một kiểu TĂNG khác, một kiểu TU khác và một PHẬT GIÁO khác.
Tuy kiểu TĂNG đó, kiểu TU đó và PHẬT GIÁO đó bị đọa đày hết sức tàn khốc nhưng rất ít người, kể cả Phật tử biết và bận tâm vì sao lại thế? Nay, dù muốn hay không thì những thông tin liên quan đến cuộc đời và di nghiệp của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ khi ông tạ thế chắc chắn sẽ gợi ý cho nhiều Phật tử, cũng như dân chúng Việt Nam ngẫm nghĩ, so sánh giữa PHẬT GIÁO mà Hòa thượng hiến thân phụng sự với Giáo hội Phật giáo Việt Nam đang theo đuổi đường hướng “đạo pháp – dân tộc – chủ nghĩa xã hội”.    
Không phải tự nhiên mà Giác Ngộ - cơ quan ngôn luận của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở TP.HCM - loan tin Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ viên tịch vừa với sự trân trọng hiếm có (3), vừa lờ đi chuyện ông bị chính quyền Cộng hòa XHCN Việt Nam cưỡng bức “cải tạo” từ 1978 đến 1981. Đến 1984, lại bị tống giam lần hai, rồi ông và nhiều tăng, ni của GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT bị cáo buộc “lật đổ chính quyền”, bị phạt tử hình cùng với Đại đức Thích Trí Siêu (Giáo sư Lê Mạnh Thát). Tuy cương quyết không xin ân xá vì: “Lập trường của chúng tôi là lập trường của Phật giáo và Đại khối Dân tộc” nhưng do áp lực của cộng đồng quốc tế, chính quyền Việt Nam tự động chuyển án tử hình đã tuyên với ông và Đại đức Thích Trí Siêu  thành án tù có thời hạn (20 năm) và đến năm 1998, tự động phóng thích ông bởi ông từ chối thừa nhận “quyền khoan hồng hay ân xá” của bộ máy đã xét xử ông (4). Cho dù trung thành với “đạo pháp – dân tộc – CNXH” nhưng Giác Ngộ không thể lờ đi việc Thích Tuệ Sỹ viên tịch, dù điều ông răn dạy đệ tử rõ ràng là sự chê trách việc dán CNXH vào Phật giáo: “Chớ khoa trương bảo vệ Chánh Pháp, mà thực tế chỉ là ôm giữ chùa tháp làm chỗ ẩn núp cho Ma Vương, là nơi tụ hội của cặn bã xã hội. Chớ hô hào truyền pháp giảng kinh, thực chất là mượn lời Phật để xu nịnh vua quan, cầu xin một chút ân huệ dư thừa của thế tục, mua danh bán chức”.   
Cũng không phải tự nhiên mà ông Thích Nhật Từ - Thượng tọa, Phó ban Trị sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở TP.HCM, vốn nổi tiếng về sân, si – thừa nhận: “Tấm gương của Hòa thượng Tuệ Sỹ đã trở thành niềm khích lệ rất lớn đối với các thế hệ tăng ni bất luận đi theo bất cứ ý thức hệ giao tiếp nào, sa môn pháp phái nào” và việc Hòa thượng Thích Tuệ sĩ phủ nhận Giáo hội Phật giáo Việt Nam – tổ chức tôn giáo phục vụ đảng CSVN là: “Không có gì đáng tiếc vì mỗi người một hạnh nguyện hành đạo riêng” (5).
***
Bất kể thế nào, cuộc đời và di nghiệp của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ chắc chắn sẽ gợi mở cho mọi người, đặc biệt là gợi mở cho Phật tử Việt Nam về một PHẬT GIÁO khác đúng với tinh thần PHẬT GIÁO, khác hẳn “Phật giáo” đang làm nhiều người ủ ê tới mức phải than “mạt pháp”. Trên mạng xã hội, tâm tình của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ gửi tăng sinh Thừa Thiên – Huế cách nay 20 năm bỗng nhiên rất mới với rất nhiều người:
“... So với khối lượng Tăng Ni sinh trong cả nước, các con chỉ là một nhóm nhỏ. Ít, nhưng đấy là những hạt lúa chắc. Nhiều, nhưng chỉ là vỏ trấu, và là những hạt chưa được ủ mầm mà đã mục rỗng bên trong. Các con hãy tự hào, với niềm tự hào trong trắng và vô tư của tuổi trẻ, từ thời điểm cột mốc này, đã một lần và mãi mãi đứng thẳng trên đôi chân của chính mình, bằng đôi mắt trí tuệ và hùng lực mà nhìn thẳng không khiếp sợ vào quyền lực xấu ác của thế gian, tự định hướng đi cho bản thân để làm những việc cần làm cho chính mình và cho mọi người.
Thế hệ của Thầy, những thanh niên trang lứa được nuôi dưỡng để đưa vào chiến trường của cuộc chiến tranh ý thức hệ, được giáo dục để biết hận thù giai cấp. Nhưng may thay, dòng suối từ vẫn âm thầm tuôn chảy để xoa dịu những đau thương mất mát, để hàn gắn những đổ vỡ điêu tàn của dân tộc.
Các con lớn lên trong thời đại thanh bình, nhưng các con lại bị ném vào giữa một xã hội mất hướng. Quê hương và đạo pháp là những mỹ từ thân thương nhưng đã trở thành sáo rỗng. Các bậc Cao tăng Thạc đức, một thời đã đánh thức lương tâm nhân loại trước cuộc chiến hung tàn, đã giữ vững con thuyền đạo pháp trong lòng dân tộc, nay chỉ còn lại bóng mờ và quên lãng…
Thế hệ các con được giáo dục để quên đi quá khứ. Nhiều người trong các con không biết đến Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là gì, đã làm gì và đã cống hiến những gì cho sự nghiệp văn hóa, giáo dục, hòa bình dân tộc trong những giai đoạn hiểm nghèo của lịch sử dân tộc và đạo pháp, của đất nước. Một quá khứ chỉ mới như ngày hôm qua mà di sản vẫn còn đó nhưng đã bị chối bỏ một cách vội vàng. Di sản được tích lũy ròng rã hằng thế kỷ, bằng tâm tư của bao khổ lụy đau thương, bằng máu và nước mắt của biết bao Tăng Ni, Phật Tử mà những người gầy dựng nên di sản đó bằng bi nguyện và hùng lực của mình, có vị bị bức tử bởi bạo quyền, có vị suốt năm tháng dài chịu tù đày, bị lăng nhục. Nhưng sống hay chết, vinh hay nhục không làm dao động tâm tư của những ai biết sống và chết xứng đáng với phẩm cách của con người, không hổ thẹn với phẩm hạnh cao quý của bậc xuất gia.
Người xuất gia, khi cất bước ra đi là hướng đến phương trời cao rộng, tâm tính và hình hài không theo thế tục; không buông mình chiều theo mọi giá trị hư dối của thế gian; không cúi đầu khuất phục trước mọi cường quyền, bạo lực... Một chút phù danh, một chút thế lợi, một chút an nhàn tự tại, đấy chỉ là những giá trị nhỏ bé, tầm thường và giả ngụy mà ngay cả người đời nhiều kẻ còn vất bỏ không tiếc nuối để giữ tròn danh tiết. Chớ khoa trương bảo vệ Chánh Pháp, mà thực tế chỉ là ôm giữ chùa tháp làm chỗ ẩn nấp cho ma vương, làm nơi tụ hội cho cặn bã xã hội. Chớ hô hào truyền pháp giảng kinh, thực chất là mượn lời Phật để xu nịnh vua quan, cầu xin một chút ân huệ dư thừa của thế tục, mua danh bán chức. Xưa kia, khi vua chúa bắt sư tăng cúi đầu nhận tước lộc của triều đình để làm tôi tớ cho vương hầu, Chư Tổ đã sẵn sàng đặt đầu mình trước gươm bén, giữ vững khí tiết của người xuất gia, bước theo dấu chân vô úy, vô cầu của các Thánh đệ tử, được gói gọn trong thanh quy: ‘Sa-môn bất kỉnh vương giả’.
Nhẫn nhịn đời, nhưng không để cho quyền lực đen tối của đời sai sử. Tùy thuận thế gian, nhưng không tự đánh chìm trong vòng xoáy ô trược của thế gian. Các con hãy tự rèn luyện cho mình một tín tâm bất hoại; một đức tính dũng mãnh vô úy; nỗ lực tự huân tập trí tuệ bằng Văn-Tư-Tu để nhìn rõ sự tướng chân ngụy, để thấy và biết rõ mình đang ở đâu, đang đi về đâu; không nhắm mắt phóng càn theo cỗ xe lộng lẫy bên ngoài nhưng rệu rã bên trong, đang lao xuống dốc dài không định hướng.
Mỗi thế hệ có vấn đề riêng của nó do những biến thiên của xã hội chung quanh, do những biến cố giao động mang tính thời đại. Thế hệ của thầy thừa hưởng được nhiều từ Thầy Tổ nhưng chưa hề báo đáp được ân đức giáo dưỡng cao dày trong muôn một. Chỉ mới tròn ba mươi tuổi, đã phải khép lại cổng chùa, vác cuốc lên rừng, xuống biển, cũng mưu sinh lao nhọc như mọi người; rồi lại vào tù ra khám, lênh đênh theo vận nước thăng trầm; sở học và sơ tri cũng cùn mòn theo tuổi đời, năm tháng. Duy, chưa có điều gì thất tiết để điếm nhục tông môn, uổng công Sư Trưởng tài bồi. Một chút niềm tin chưa hề thoái thất, chỉ mong cùng chia sẻ với thế hệ kế thừa, một thế hệ đang trưởng thành để khơi tỏ ngọn đèn Chánh Pháp giữa một đất nước thấm nhuần phong hóa.
Cầu mong các con có đủ dõng mãnh để đi bằng đôi chân của mình, nhìn bằng đôi mắt của mình, tự xác định hướng đi cho chính mình. Thầy sẽ là người bạn đồng hành với các con trên đoạn đường bóng xế của đời mình” (6).
Bình luận của blogger Đồng Phụng Việt (RFA)
_____________________
Tham khảo:
(1) https://tuesy.net/
(2) https://www.facebook.com/canh.le.353/posts/pfbid02q1u6pTcrqp4FmakMJ6X8XverwUmZFSqAKasyY5jHcqf4eCf7T8n5K7iaU4rWC2uml
(3) https://giacngo.vn/hoa-thuong-thich-tue-sy-vua-vien-tich-post69454.html
(4) https://tuesy.net/tieu-su/
(5) https://www.voatiengviet.com/a/thich-tue-sy-vi-tu-sy-xuat-chung-ve-tri-thuc-va-giao-duc/7368637.html
(6) https://thuviengdpt.info/thu-gui-tang-sinh-thua-thien-hue-cua-thay-tue-sy/


song  
#6 Đã gửi : 27/11/2023 lúc 05:52:40(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thiền sư Tuệ Sỹ - ‘‘Cọng lau nằm xuống mà đại ngàn rung chuyển’’

Thiền sư Thích Tuệ Sỹ viên tịch ngày 24/11/2023. Sự ra đi của ông, gần như rất ít được báo chí chính thức tại Việt Nam nói đến, gây chấn động một bộ phận công luận Việt Nam, kể cả những người lần đầu tiên được biết đến Thiền sư. Thiền sư Tuệ Sỹ là lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất cho đến khi ông qua đời.
UserPostedImage
Trang bìa cuốn sách ''Kỷ yếu tri ân Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ'' của Hội Đồng Hoằng Pháp, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (năm 2023). © ảnh chụp màn hình

Tang lễ Thiền sư Tuệ Sỹ, từ ngày hôm qua 25/11 đến ngày 29/11, tổ chức tại chùa Phật Ân, tỉnh Đồng Nai, được cử hành theo nghi thức ‘‘Tâm tang’’, không đọc điếu văn, tiểu sử, không lập sổ tang, miễn phúng điếu, đúng theo Di chúc của Thiền sư.  
Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, tục danh là Phạm Văn Thương, sinh năm 1943 tại Paksé (Lào), nguyên quán tỉnh Quảng Bình, xuất gia từ năm 9 tuổi ở Lào. Ông trở về Huế, Việt Nam, tu học tại chùa Từ Đàm với Hòa thượng Thích Thiện Siêu. Nổi tiếng với nhiều công trình nghiên cứu, khảo luận về thiền và triết học Phật giáo, năm 1970 Thiền sư được đặc cách bổ nhiệm Giáo sư thực thụ tại Viện Đại học Vạn Hạnh, do Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu (1918-2012) làm Viện trưởng, và là giáo sư trẻ nhất lúc bấy giờ.
Theo trang mạng Giác Ngộ của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ nổi tiếng uyên bác, thông thạo nhiều cổ ngữ lẫn sinh ngữ như Hán văn, Phạn văn, Tạng văn, tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga… Trong gần trọn cuộc đời, Hòa thượng đã dành phần lớn thời gian và tâm huyết cho việc phiên dịch, chú giải, giới thiệu kinh điển đạo Phật. Đối với trang mạng Phật sự online - diễn đàn của Tăng Ni Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước -, Thiền sư là vị ‘‘anh tài tinh hoa Dân tộc’’, ‘‘di sản Văn hóa, Giáo dục mà Hòa thượng để lại xứng đáng làm tư lương cho hành giả và học giả đời sau’’.
Điều không được truyền thông chính thức tại Việt Nam nhắc đến, đó là Thiền sư Tuệ Sỹ cũng là lãnh đạo của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, một tổ chức Phật giáo độc lập, không nằm trong số các tổ chức tôn giáo chính quyền nhìn nhận. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất thành lập năm 1966 dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Sau khi Việt Nam thống nhất, nhiều thành viên ban lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tham gia Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam do chính quyền chủ trương, một bộ phận khác, trong đó có Thiền sư Tuệ Sỹ, tiếp tục cuộc tranh đấu phục hồi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
Thiền sư Thích Tuệ Sĩ là một trong 18 thành viên của Hội đồng phiên dịch Tam Tạng, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, thành lập năm 1973, tại Đại học Vạn Hạnh, với tôn chỉ ‘‘cấp bách’’ phiên dịch Tam Tạng, tức toàn bộ các kinh điển của đạo Phật sang tiếng Việt. Tù đày, trấn áp không khuất phục được ông. Sau khi đất nước thống nhất, thiền sư bị giam giữ tổng cộng 17 năm (từ 1978 đến 1981 và từ 1984 đến 1998). Năm 1988, ông bị chính quyền kết án tử hình cùng với thiền sư Lê Mạnh Thái về cáo buộc âm mưu ‘‘lật đổ chính quyền nhân dân’’ (án tử hình được giảm xuống chung thân, rồi 10 năm tù do áp lực quốc tế). Thiền sư Tuệ Sỹ bị bắt trở lại vào năm 1984, khi ông đang cùng Thiền sư Lê Mạnh Thát biên soạn bộ Bách Khoa Phật Học Đại Tự Điển. Trong thời gian ít năm trước khi mất, dưới sự thúc đẩy của Thiền sư, đầu năm 2023, một phần của bộ ‘‘Thanh Văn Tạng’’, chứa đựng các giáo điển cơ bản trong 45 năm thuyết pháp của Đức Phật, với 29 quyển đã được ấn hành (xem thêm Tâm thư 2022 của Hội Ấn hành Đại Tạng Kinh Việt Nam - Hội Đồng Hoằng Pháp thuộc Giáo Hội Phật Việt Nam Thống Nhất).
Thiền sư Tuệ Sỹ ra đi cũng để lại một di sản văn chương cùng niềm tin đạo Phật phục hưng ở Việt Nam. Trả lời RFI Việt ngữ, nhà văn Dạ Ngân, từ Thành phố Hồ Chí Minh, chia sẻ cảm nghĩ của bà về sự ra đi của Thiền sư:
Tôi chưa đọc cuốn nào của Thầy. Nhưng nói về việc tôi biết Thiền sư thì tôi ngắm Ông nhiều. Khi Ông xuất hiện ở đâu trên mạng, hay có ảnh gì đó, tự dưng tôi cứ muốn ngắm Ông. Con người nó khiến cho mình phải ngắm. Rồi mấy ngày hôm nay, mới đọc được rất nhiều thơ của Ông. Bạn bè trích, bạn bè đưa gần như toàn bộ cuộc đời lận đận của Ông. Thì mình mới không ngạc nhiên là, thứ nhất là cuộc đời như vậy, thứ hai là thơ hay như vậy, và một cái tuổi già ở ẩn tư thế như vậy, cho nên đúng như bạn bè nhận định là một ''cọng lau nằm xuống mà rung chuyển đại ngàn’’. Không có gì diễn tả hay hơn, mấy câu đó của ai thì mình không nhớ.
‘‘Rung chuyển đại ngàn’’ nghĩa là thế nào?
‘‘Rung chuyển đại ngàn’’ tức là Rung chuyển cảm xúc. Mình cảm nhận được cái rung chuyển cảm xúc của toàn cõi mạng Việt Nam cơ. Mình có 4.900 bạn bè thôi, nhưng chưa bao giờ mình thấy là chưa bao giờ là ai cũng tìm cách nói về Ông, về cảm xúc mấy dòng, hoặc là trích mấy câu thơ của Ông. Có những người hiểu biết nhiều từ lâu rồi, họ viết những bài chia sẻ. Bài nào cũng hay, được chia sẻ rộng rãi. Mình nghĩ là không ai bảo ai, mà tại sao có một nghĩa cử văn hóa như vậy. Hóa ra là Ông nổi tiếng từ rất sớm, những người bạn của mình như là chị Nguyễn Thị Thanh Xuân, cựu giáo chức Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, hay là chị Vũ Kim Hạnh, cựu tổng biên tập báo Tuổi Trẻ. Mình đọc mình mới biết là các chị từng được học Đại học Vạn Hạnh. Những lời của những người đó hay quá, cứ nâng cái cảm xúc của mọi người lên, bằng rất, rất, rất nhiều bài viết hay về Ông. Mình chưa bao giờ được cảm nhận trên mạng toàn những bài viết hay như thế. Mình cùng với mọi người như được bay, được có cánh bay theo Ông. Và mình luôn khóc, không biết sao… Mình nghĩ mọi người cũng vậy. Những nước mắt này không phải là tiếc thương, không phải là buồn, mà như là một sự trải nghiệm, trải nghiệm là như được lắng nghe Ông, được nghe Ông nói, và làm theo cách sống của Ông. Nghĩa là sống tối giản, sống cho tri thức, trải nghiệm hành vi, thu mình lại, biết mình là ai, cùng liên kết, lan tỏa với nhau, làm thành một sự lương thiện cho xã hội, đang rất cần lúc này.  
Mọi người như được nghe Ông truyền giảng, bằng những bài thơ, bằng những bức ảnh của Ông, bằng những câu chuyện về Ông. Mọi người như được hành hương đến với một vị chân tu - những vị chân tu, đến với đạo Phật, đã từng tốt đẹp của nước mình, được gột rửa khỏi những điều mình nghĩ chưa được tốt, ở trong lòng mình, trong tâm hồn, trong ham muốn của mình.
Chị nghĩ gì về thơ của Thiền sư ?
Bây giờ đọc thơ Ông nhiều cảm thấy những bài thơ khác, kiểu thơ khác mình không đọc được. Mình thấy thơ Ông sao nó hay đến như thế, mà tại sao không được phổ biến mấy, mọi người không biết, không biết mấy. Chữ ''hay'' này, nhiều người định nghĩa nào là ‘‘tuyệt tác’’, nào là ‘‘trác việt’’, nào là ‘‘siêu việt’’… mình cảm thấy nó làm một cái thứ rất là cao siêu, cao cả dành cho người. Đọc thơ Ông có thể làm thay đổi rất nhiều. Không chỉ đọc những bài, những cuốn sách Ông viết hay Ông dịch, mà chỉ riêng thơ là có thể thay đổi được.
Có lẽ mình là người yêu thơ, bây giờ thỉnh thoảng đọc thơ Tô Thùy Yên, không thấy hận thù trong ông ấy, dù những câu thơ của ông ấy, sự trải nghiệm của ông ấy kinh khủng, nhưng không thấy uất hận. Rồi bây giờ bên Phật giáo Trời cho mọi người được một vị này, để đọc đi đọc lại. Riêng phần đọc đi đọc lại thơ Ông là đáng lắm rồi.
Sự ra đi của Ông, người ta nhìn lại, người ta thấy : ồ, đây là một món quà của Trời, chứ không chỉ là của Phật. Trong lúc này, giữa lúc đổ nát, và nhiều cái việc làm cho lòng người hoang mang thế này, thì là như được ngồi bên nhau lại, để nghe, để nghĩ, và để xem mình hành xử như thế nào với cuộc đời của chính mình, và từ đó mà nó lan tỏa những điều vi diệu cho xung quanh. Cái chết của Ông như là sự Trời cho Việt Nam, cho một nhân vật này, để thử xem lòng người  lúc này có tan hoang như mọi người, như chính mình không. Thì mình thấy là mọi người khi cần, chỉ cần một dấu hiệu thực sự tốt lành, thì mọi người lại tập họp chung quanh nhau, bất kể có đi đạo Phật hay không, bất kể học ít hay học nhiều. Có những người chưa từng biết Ông, chưa từng đọc, người ta nói trên Facebook như thế, thậm chí những người đang hoang mang về đạo Phật, thì người ta nghĩ : Ôi bây giờ còn có một số người, một con người này, thì như vậy thì mình nên tin vào một sự thay đổi chứ. Bây giờ mình mới nhận ra cái công lao vĩ đại của Thầy, bằng cả cuộc đời, bằng trí tuệ siêu việt của Thầy, bằng tình yêu, tình bao la của Bồ Tát của Thầy - người ta dùng chữ ''Bồ Tát'' cho Thầy nhiều lắm. Gần như là Thầy đang dần phục hưng lại cái đạo Phật ở trong lòng của dân tộc Việt Nam, như nó đã từng vững mạnh và tốt đẹp.
Theo RFI
song  
#7 Đã gửi : 28/11/2023 lúc 12:53:03(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Mỹ gọi Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ là ‘nhà đấu tranh không mệt mỏi cho tự do tôn giáo’

UserPostedImage
Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, người đứng đầu Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất và từng bị chính quyền bỏ tù trong 10 năm, viên tịch hôm 24/11.

Bộ Ngoại giao Mỹ vừa đưa ra tuyên bố sau khi Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ viên tịch, trong đó ca ngợi nhà lãnh đạo tối cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, từng bị chính quyền trong nước bỏ tù, vì đã đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo và nhân quyền.
Hòa thượng Tuệ Sỹ, vị trưởng lão thông tuệ của Phật giáo Việt Nam, viên tịch hôm 24/11 tại chùa Phật Ấn ở Đồng Nai, nơi ông cư ngụ trong những năm cuối đời.
Thông cáo của BNG Mỹ đưa ra hôm 27/11 nói rằng “thay mặt cho người dân Mỹ, chúng tôi chia buồn sâu sắc tới người dân Việt Nam và các tín đồ trên toàn thế giới sau khi Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ viên tịch, đó là vị lãnh đạo lỗi lạc của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Nam Thống nhất”.
Truyền thông do nhà nước Việt Nam quản lý hầu như không đưa tin về sự kiện Hòa thượng Tuệ Sỹ viên tịch, người từng bị chính quyền coi là một nhà bất đồng chính kiến và bị giam cầm trong hơn một thập niên.
Theo tìm hiểu của VOA, Tuổi Trẻ là tờ báo chính thống duy nhất đưa tin về việc Hòa thượng Tuệ Sỹ qua đời sau một thời gian điều trị bệnh, cùng một số dòng tiểu sử về ông cũng như những tác phẩm và công trình nghiên cứu Phật học và Thiền học có giá trị được ông để lại cho hậu thế.
Hòa thượng Tuệ Sỹ trở thành lãnh đạo tối cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) vào tháng 9 năm ngoái sau khi Hội đồng Giáo phẩm Trung ương của Giáo hội được tái lập theo di nguyện của cố Tăng thống Thích Quảng Độ, người viên tịch hai năm trước đó.
GHPGVNTN là tổ chức Phật giáo có ảnh hưởng lớn nhất ở miền Nam nhưng sau năm 1975, chính quyền cộng sản Việt Nam phủ nhận sự tồn tại của giáo hội này trong khi ủng hộ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
“Trong nhiều thập kỷ, (Hòa thượng) Thích Tuệ Sỹ là một nhà đấu tranh không mệt mỏi cho quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng và các quyền con người liên quan, khiến chính quyền Việt Nam bỏ tù ông hơn một thập kỷ”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller nói trong tuyên bố. “Ông cũng là một học giả uyên bác, một nhà văn và triết gia có nhiều tác phẩm”.
Cả cuộc đời của Hòa thượng Tuệ Sỹ, sinh năm 1943, tập trung vào các sự nghiệp nghiên cứu, giảng dạy và dịch kinh điển Phật giáo ra tiếng Việt. Nhưng vào năm 1984, ông bị chính quyền Cộng sản bắt giam và bị kết án tử hình 4 năm sau đó về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Sau gần 15 năm bị giam trong tù, ông được thả tự do vì áp lực của quốc tế lên chính quyền Việt Nam.
Tuy nhiên vào năm 2010, Hòa thượng Tuệ Sỹ lại bị chính phủ Việt Nam đặt dưới chế độ quản thúc tại gia vì bị cáo buộc vi phạm các luật lệ an ninh quốc gia. Ông cùng hai vị thượng tọa khác bị chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh lúc đó áp chế độ quản thúc tại gia trong hai năm. Trước đó, vào năm 2003, ông cũng bị chính quyền quản chế hành chính hai năm cùng Hòa thượng Thích Quảng Độ.
Hòa thượng Tuệ Sỹ được biết đến với lập trường mạnh mẽ về việc tách Phật giáo ra khỏi chính trị nhà nước. Ông kiên quyết phản đối việc sáp nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một tổ chức chính trị, và khẳng định rằng Phật giáo phải duy trì tính phi chính trị và độc lập với mọi đảng phái chính trị.
Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn luôn nói rằng không có việc đàn áp tôn giáo ở Việt Nam mà chính quyền chỉ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong nước.
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, người cùng giảng dạy với Hòa thượng Tuệ Sỹ tại Đại học Vạn Hạnh trước năm 1975, nói với VOA hồi tuần trước rằng Hòa thượng Tuệ Sỹ là người “rất trực tính, tôn trọng sự thật” và do đó “không thể nào thích hợp dưới chế độ cộng sản”. Nhưng theo GS Hoạt, những gì Hòa thượng Tuệ Sỹ từng lên tiếng “không đề cập đến chính trị mà chỉ nói về tư tưởng, các vấn đề về con người, về xã hội”.
“Tiếng nói của (Hòa thượng) Thích Tuệ Sỹ sẽ vô cùng đáng nhớ khi chúng ta suy ngẫm về sự vận động của ông đối với nhân dân Việt Nam”, người phát ngôn BNG Mỹ nói. “Tâm trí của chúng tôi hướng về cộng đồng GHPGVNTN của ngài ở Việt Nam và trên toàn thế giới”.



Theo VOA

Sửa bởi người viết 28/11/2023 lúc 01:24:14(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.427 giây.