logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 30/11/2023 lúc 12:15:19(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Văn phòng tư vấn về chính trị Kissinger Associates thông báo cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger vừa từ trần hôm  29/11/2023, thọ 100 tuổi. Điều hành bộ ngoại giao Hoa Kỳ dưới thời các tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford, ông để lại nhiều dấu ấn tại châu Á, nhất là trong chiến tranh Việt Nam. Henry Kisinger cũng từng đóng vai trò then chốt trong quan hệ giữa Washington và Matxcơva vào thời kỳ tan băng.
UserPostedImage
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (P) và cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger, tại Đại Lễ Đường Nhân Dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 02/11/2015. AP - Jason Lee

Sinh năm 1923 tại Đức, Henry Kissinger cùng gia đình sang Mỹ định cư từ năm 15 tuổi. Ông giữ chức cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng từ năm 1969 đến 1975 và đứng đầu bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ từ năm 1973 đến 1977. Trong lịch sử Hoa Kỳ, đến nay ông là người duy nhất từng đảm nhiệm cùng một lúc hai chức vụ cố vấn an ninh quốc gia và ngoại trưởng (1973-1975). Năm 1977, Henry Kissinger rút khỏi chính trường, nhưng tiếng nói của ông vẫn rất được các tổng thống Mỹ lắng nghe.
Đối với cựu tổng thống George W. Bush, nước Mỹ vừa mất đi « một trong những tiếng nói được lắng nghe nhất » trong chính sách đối ngoại. Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trả lời báo chí sáng nay 30/11 nhấn mạnh đến « những đóng góp quan trọng vì hòa bình và ổn định tại châu Á » của cựu ngoại trưởng Kissinger và nhất là trong việc « bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc ». 
Bắc Kinh bày tỏ « xúc động » trước một « mất mát to lớn » bởi ông Kissinger có những « đóng góp mang tính lịch sử trong quan hệ » Mỹ - Trung. Tháng 7/2023 tại Bắc Kinh, chủ tịch Tập Cận Bình đã tiếp ông Kissinger, một « người bạn lâu năm của nhân dân Trung Quốc ».
Trong cương vị cố vấn an ninh quốc gia và ngoại trưởng Mỹ dưới thời chính quyền Nixon và Ford từ năm 1969 đến 1977, Henry Kissinger đã bí mật đến Bắc Kinh năm 1971, thiết lập quan hệ với chính quyền của Mao Trạch Đông, mở đường cho chuyến công du Trung Quốc của tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon năm 1972. Giới quan sát đều xem năm 1971-1972 là điểm khởi đầu cho việc chấm dứt thế cô lập chế độ Cộng Sản Trung Quốc, tạo bệ phóng cả về mặt ngoại giao lẫn kinh tế đối với Bắc Kinh. Cũng trong thời gian tan băng giữa Washington với Bắc Kinh, năm 1972 Nhật Bản đã « bình thường hóa quan hệ » với Trung Quốc.
Riêng trong hồ sơ chiến tranh Việt Nam, đầu thập niên 1970 trong lúc Hoa Kỳ tiếp tục dội bom xuống miền Bắc Việt Nam, ông Kissinger đã bí mật đàm phán với đại diện của Hà Nội, Trung Quốc và Liên Xô để chấm dứt chiến tranh. Ngoại trưởng Mỹ đã cùng với Lê Đức Thọ, trưởng đoàn ngoại giao của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chủ trì các vòng đàm phán Hiệp Định Paris năm 1973. Cùng năm đó, ông được đồng trao Giảo Nobel Hòa Bình với ông Lê Đức Thọ.
Cũng trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Henry Kissinger là người chủ trương tan băng trong quan hệ với Liên Xô.
Tuy nhiên, sự nghiệp hơn nửa thế kỷ của nhà ngoại giao này cũng gây nhiều tranh cãi. Tên tuổi của ông gắn liền với cuộc đảo chính tại Chile đưa nhà độc tài Augusto Pinochet lên cầm quyền năm 1973. Hai năm sau đó, vì bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ tại Indonesia, Kissinger nhắm mắt để cho chính quyền Suharto xâm chiếm Đông Timor, khiến hơn 200.000 người thiệt mạng.
Cựu ngoại trưởng Kissinger cũng đã đặc biệt dành nhiều công sức cho Trung Cận Đông. Ông đã khởi xướng các chiến dịch không vận để hỗ trợ Israel đối đầu với các nước Ả Rập trong chiến tranh Yom Kippour năm 1973, trước khi đàm phán và thu phục Ai Cập. Cairo đã thoát bóng của Liên Xô để trở thành « một đồng minh then chốt » của Hoa Kỳ.
Theo RFI
song  
#2 Đã gửi : 30/11/2023 lúc 01:01:41(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Người Mỹ gốc Việt ‘không tiếc thương gì’ Henry Kissinger

UserPostedImage
Henry Kissinger bắt tay với Lê Đức Thọ sau khi ký kết Hiệp định Paris vào năm 1973

Những người Việt ở Mỹ thuộc chính thể Việt Nam Cộng hòa trước đây bày tỏ thái độ bàng quan trước sự ra đi của cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger và lên án ông đã gây ra sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam vào tay của quân cộng sản Bắc Việt, theo tìm hiểu của VOA.

Tiến sỹ Kissinger là một trong những ngoại trưởng nổi bật nhất trong lịch sử nước Mỹ, từng phục dưới hai chính quyền Richard M. Nixon và Gerald Ford, và cũng từng là Cố vấn an ninh quốc gia. Ông là người có ảnh hưởng trên chính trường Mỹ và định hình chính sách ngoại giao của Mỹ trong nhiều thập kỷ, kể cả từ sau khi ông rời chức vụ.

Ông đã qua đời tại nhà riêng ở bang Connecticut hôm 29/11 khi tròn 100 tuổi, Kissinger Associates, công ty tư vấn do ông sáng lập, loan báo nhưng không cho biết nguyên nhân.

Một trong những di sản đáng nhớ nhất của ông là Hiệp định Paris được ông ký kết với ông Lê Đức Thọ, cố vấn đặc biệt của phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hồi đầu năm 1973, để chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Nhờ Hiệp định này mà ông cùng ông Thọ đã được trao giải Nobel Hòa bình nhưng ông Thọ không nhận.

Vấy máu miền Nam?

Trong khi sự ra đi của ông Kissinger, nhân vật lịch sử có nhiều duyên nợ với Việt Nam, đã gây sự tiếc thương rộng rãi trong chính giới và dân chúng Mỹ thì trong cộng đồng người Việt ở Mỹ, phần đông có gốc gác Việt Nam Cộng hòa, phản ứng lại rất khác biệt.

Từ miền Nam bang California, nhà văn Phan Nhật Nam, từng là đại úy Binh chủng nhảy dù trước năm 1975, nói với VOA ông đang bận tâm về sự ra đi của nhà văn Nguyễn Đình Toàn và Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ vốn là những người có giao tình với ông hơn là cái chết của ông Henry Kissinger.

“Ông ta đã 100 tuổi thì chết là đương nhiên,” ông Nam nói. “Tôi không buồn, cũng không thương tiếc. Tôi đang viết bài tưởng nhớ ông bạn tôi là nhà văn Nguyễn Đình Toàn.”

Khi được hỏi nhận định về ông Kissinger, nhà văn này cho biết hồi năm 1973 sau khi Hiệp định Paris được ký kết, ông đã từng viết trong cuốn sách có tựa đề ‘Tù binh và Hòa bình’ như sau: “Tôi bảo rằng ông ta cũng như Lê Đức Thọ là những người hân hoan trên bàn tiệc máu Việt Nam với giải Nobel hòa bình.”

Theo lập luận của ông thì cố Ngoại trưởng Kissinger ‘có trách nhiệm rất lớn trong việc để miền Nam sụp đổ’ vì Hiệp định Paris được ký kết xong thì hai năm sau ‘cộng sản cưỡng chiếm miền Nam bằng vũ lực vào ngày 30/4.

“Thành quả lớn của hiệp định này là ‘hòa bình’ thì rõ ràng không hề có hòa bình. Thành ra hiệp định này trật lất hết,” ông Nam nói. Ông cho biết ông có quen biết nhiều người trong chính giới Việt Nam Cộng hòa đi đàm phán Hiệp định Paris và bản thân ông là thành viên trong ban liên hiệp quân sự thi hành Hiệp định nên phải tuân thủ mệnh lệnh của cấp trên.
Tuy nhiên, ông cho rằng với tư cách là một học giả, trí thức, nhà nghiên cứu thì ông Kissinger ‘không thể nào dốt nát hay dại dột’ khi ký hiệp định đó được. Theo lập luận của ông Nam thì ý định chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam ‘có quá trình kéo dài từ thời Tổng thống Lyndon Johnson cho đến Gerald Ford qua cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa chứ không phải của một mình ông Kissinger’.

“Tôi không chê trách những con người lịch sử. Người ta ở trong giai đoạn đó thì người ta phải làm như thế, đó là ông Kissinger, ông Nixon,” ông nói.

‘Vua đi đêm’

Ông Trung Tạ, kỹ sư làm việc trong ngành Quốc phòng và Không gian Mỹ, nhận định với VOA từ Quận Cam, bang California, rằng ông Kissinger là ‘một nhà ngoại giao tài giỏi nhưng rất là quỷ quyệt’.

Theo lời ông Trung thì ông Kissinger đã vận dụng tài năng ngoại giao của mình vào ‘con đường tà đạo, không đàng hoàng’ và nhắc lại biệt danh của ông là ‘Vua đi đêm’.

“Tôi không có thiện cảm gì với ông Kissinger, cho nên sự ra đi của ông không gây ra thắc mắc gì đối với tôi cả,” ông Trung, vốn là giáo viên dạy học ở Buôn Mê Thuột trước năm 1975, nói.

“Ông ta là tội đồ đối với người Việt Nam Cộng hòa tại vì chính ông với sự đồng thuận của Tổng thống Nixon lúc bấy giờ đã bức tử một chế độ rất là tốt đẹp là chính thể Việt Nam Cộng hòa và đặc biệt chính ông ta đã bức tử một quân đội rất oai hùng, rất can đảm,” ông phân tích.

Khi được hỏi đứng trên quan điểm lợi ích quốc gia của nước Mỹ thì hành động bỏ rơi Việt Nam Cộng hòa để lôi kéo Trung Quốc có nên được thông cảm hay không, ông Trung nói rằng chính sách đó của ông Kissinger ‘chưa chắc gây ra sự phân hóa giữa Liên Xô và Trung Quốc’.

Thời gian ‘đã chứng tỏ đường lối của ông Kissinger là sai lầm’, ông Trung nói, vì sau khi chiến tranh Việt Nam xong xuôi, mối liên hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc ‘vẫn rất là gắn bó’.

Về việc ông Kissinger sau khi về hưu vẫn các được đời tổng thống Mỹ về sau tham vấn về chính sách đối ngoại, ông Trung cho rằng ‘tình hình thế giới biến đổi nhiều so với thời Kissinger còn làm ngoại trưởng nên có thể sự suy xét của ông không còn đúng nữa’ và có thể các tổng thống ‘vẫn lắng nghe Kissinger nhưng sẽ quyết định theo ý kiến của những nhân sự trong chính quyền của họ’.

Ông dẫn ra một phát biểu của ông Kissinger hồi tháng 5 năm ngoái rằng Ukraine nên chấp nhận nhượng một phần lãnh thổ cho Nga để có hòa bình và cho rằng đó là ‘phát ngôn rất bậy bạ’ vì nó ‘xâm phạm chủ quyền của một quốc gia’.

“Đáng lẽ ông ấy phải nói là vấn đề chủ quyền phải để cho người dân Ukraine và chính quyền Ukraine quyết định.”

Người kỹ sư này bày tỏ hy vọng sự ra đi của ông Kissinger sẽ ‘làm vơi bớt sự tức giận đối với ông trong lòng những người Việt Nam Cộng hòa’.

“Đó là điều tốt. Đối với những người dân Việt Nam Cộng hòa là mình bỏ đi được vết thương lòng vì người Việt Nam có câu nói nghĩa tử là nghĩa tận,” ông nói.

‘Hãy để lịch sử phán xét’

Khác với ông Nam và ông Trung, ông Từ Đức Tháo, chủ tịch cộng đồng người Việt ở bang Oregon, nói với VOA từ Portland rằng ‘ông sẵn sàng gửi lời chia buồn đến với gia đình ông Kissinger’.

“Ông ấy đã chết thì mình cũng nên chia buồn, nhưng hãy để lịch sử phán xét công tội của ông ấy,” ông Tháo, vốn còn nhỏ tuổi khi ông Kissinger làm Ngoại trưởng và có cha là đại úy thuộc Sư đoàn 23 Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, nói.

“Đối với tôi thì cũng không có gì phải căm thù ông ta cả. Chẳng qua ông ta chỉ thực hiện nhiệm vụ mà nước Mỹ giao phó cho ông ta.”

Theo nhận định của ông Tháo thì chính sách lôi kéo Trung Quốc của Henry Kissinger ‘về mặt kinh tế thì làm lợi cho nước Mỹ’ vì sau khi hai nước thiết lập bang giao, Mỹ có thể tiếp cận thị trường khổng lồ cũng như nguồn nhân công rẻ của Trung Quốc.

“Nhưng chủ thuyết cho rằng thay đổi kinh tế sẽ dẫn đến thay đổi về chính trị là hoàn toàn sai lầm, vì từ ngày Mao Trạch Đông gặp Nixon đến nay đã là 51 năm rồi mà chế độ cộng sản Trung Quốc có suy suyển gì đâu?” ông lập luận.

Ông nhắc lại lúc ba ông còn sống, ông ‘không có lời nào ca ngợi Kissinger cả’. “Ba tôi nói rằng Hiệp định Paris mà Kissinger là một trong các tác giả đã dẫn đến sự thất bại của miền Nam vào ngày 30/4,” ông cho biết.

Ông nói hiệp định đó mang tiếng là ‘hòa bình’ nhưng ‘thực tế là giấy thông hành cho Bắc Việt đưa thêm quân vào miền Nam’.

“Việt Nam Cộng hòa bị cắt viện trợ còn súng đạn đâu nữa mà đánh, trong khi đó khối cộng sản vẫn viện trợ cho Bắc Việt đến cùng.”

Theo lời ông thì hiệp định đó đã đem lại hậu quả tai hại cho miền Nam là ‘hàng trăm ngàn người bị đưa vào các trại cải tạo và biết bao nhiêu người đã chết trên biển khi tìm cách đi vượt biên’.

“Những người Việt thuộc về phía quốc gia họ không bao giờ trân trọng những gì ông Kissinger đã làm trong thời gian ông ta làm việc cho Chính phủ Mỹ,” ông Tháo nói.

Theo giải thích của ông Tháo thì chính sách của Kissinger là ‘thực dụng’ vì nó nghĩ đến lợi ích nước Mỹ trên hết nên đã ‘bỏ rơi một nước đồng minh nhỏ bé như Việt Nam Cộng hòa để bắt tay với một đất nước khổng lồ đem lại lợi ích cho Mỹ nhiều hơn’ trong khi Mỹ đã đổ xương máu ở Việt Nam quá nhiều mà không được gì.
Theo VOA
song  
#3 Đã gửi : 30/11/2023 lúc 09:38:18(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Henry Kissinger để lại gì trong suy nghĩ của người Việt Nam

UserPostedImage
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger (phải) và Cố vấn đặc biệt của chính quyền Bắc Việt Lê Đức Thọ (trái-chỉ tay) sau một tuần hòa đàm Hiệp định Paris tại St. Nom La Breteche, ở ngoại ô thủ đô nước Pháp, ngày 23/5/1973.


Truyền thông Việt Nam do nhà nước quản lý đưa tin về cái chết của cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, gọi ông là một nhà ngoại giao có ảnh hưởng lớn nhưng không nói nhiều tới vai trò của ông trong việc kết thúc cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.
Các bản tin, hầu hết là ngắn gọn và dịch từ các hãng thông tấn và báo nước ngoài như Reuters, điểm lại thân thế và sự nghiệp của ông Kissinger, người đã qua đời tại nhà riêng ở bang Connecticut của Mỹ hôm 29/11. Người từng là cố vấn an ninh quốc gia kiêm ngoại trưởng Mỹ qua hai đời Tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford đã sống trọn một thế kỷ.
Hãng tin nhà nước Việt Nam, TTXVN, gọi ông Kissinger là “một nhà ngoại giao nhiều ảnh hưởng, từng phục vụ dưới thời của hai tổng thống Mỹ” và “để lại nhiều dấu ấn lớn trong chính sách đối ngoại của Mỹ.”
Một bản tin ngắn của VTV nhắc đến việc ông Kissinger từng tham gia vào quá trình đàm phán Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam năm 1973.
Tờ Đại biểu Nhân dân của Quốc hội Việt Nam đưa tin về sự ra đi của ông trong bài viết với tựa đề “Henry Kissinger: Nhà ngoại giao có ảnh hưởng và gây tranh cãi nhất thế kỷ XX” dịch lại từ bản tin của kênh CBS News của Mỹ. Bài viết đề cập 1 câu ngắn gọn về sự liên quan của ông Kissinger tới chiến tranh Việt Nam, nói rằng “ông cùng với cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ của Việt Nam đã được trao giải Nobel Hòa bình vì những đóng góp cho cuộc đàm phán chấm dứt sự can dự của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam.”
Cũng nhắc tới việc này, VnExpress gọi đây là một trong những sự kiện gây tranh cãi nhất lịch sử Nobel Hòa bình kể từ khi ra đời năm 1895.
“Ông Lê Đức Thọ gây chấn động truyền thông quốc tế khi từ chối nhận giải thưởng vì ông cho rằng hòa bình chưa thực sự lập lại trên đất nước Việt Nam và ‘người xứng đáng nhận giải thưởng Nobel Hòa bình chính là nhân dân Việt Nam’,” VnExpress viết trong bản tin về việc cựu ngoại trưởng Mỹ qua đời, trích dẫn lời ông Thọ nói khi từ chối nhận giải.
Tờ báo mạng lớn nhất Việt Nam cho biết ông Thọ, trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Paris của chính phủ Bắc Việt, đã “trải qua những màn ‘đấu trí’ căng thẳng với Kissinger để đi đến Hiêp định, với hàng chục phiên đàm phán căng thẳng tại Paris để chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình.”
Hiệp định Paris được ký kết vào năm 1973, theo đó Mỹ rút toàn bộ quân đội ra, và thôi can dự vào cuộc chiến, để lại quân Việt Nam Cộng hòa tiếp tục chiến đấu với quân Bắc Việt đến ngày Sài Gòn sụp đổ vào 30/4/1975.
Trong khi đó Tuổi Trẻ nhắc đến mối quan hệ đặc biệt của ông Kissinger với Trung Quốc bởi ông đã giúp bình thường hóa mối quan hệ Mỹ-Trung sau khi “bỏ rơi” Việt Nam Cộng hòa, theo như lời những người thuộc chế độ miền Nam Việt Nam cáo buộc ông.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 30/11 đã gửi điện chia buồn về cái chết của ông Kissinger.
Cho đến cuối ngày 30/11, lãnh đạo Việt Nam chưa chính thức đưa ra tuyên bố nào sau khi ông Kissinger qua đời. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam không ngay lập tức trả lời yêu cầu bình luận của VOA về di sản của ông Kissinger liên quan đến cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.
Theo nhà văn Phạm Viết Đào cho biết từ Hà Nội, các lãnh đạo Việt Nam sẽ không nói gì về ông Kissinger.
“Vai trò của ông Kissinger đối với Việt Nam khác với Trung Quốc, vốn coi trọng ông Kissinger vì ông ấy khai thông quan hệ (giữa Trung Quốc với Mỹ), còn Việt Nam giờ không có hàm ơn gì ông Kissinger cả, mà thù ghét ông ấy thì cũng không,” ông Đào, tác giả cuốn sách Vị Xuyên và Thế sự Việt-Trung, nói.
Nhận định về việc đưa tin của báo chí trong nước về cái chết của ông Kissinger, ông Đào cho rằng truyền thông do nhà nước Việt Nam quản lý tránh bình luận về di sản của cựu ngoại trưởng Mỹ khi mà quan hệ giữa Hà Nội và Washington giờ đây đã gắn bó là những đối tác chiến lược toàn diện.
“Bình luận mà ca ngợi ông ấy giúp có chiến thắng (cho Mỹ) thì không được mà chê ông ấy thì cũng không nên,” ông Đào, người từng viết blog về thời sự tại Việt Nam, nói.
Ông Đào cho biết bản thân ông “quý trọng” ông Kissinger và cho rằng ông Kissinger đã phải hành động cho lợi ích của nước Mỹ trong giai đoạn lịch sử mà nước Mỹ không còn lựa chọn nào khác là phải rút quân khỏi Việt Nam.
Trong khi đó, nhà báo Lưu Nhi Dũ viết rằng: “Với thế giới, ông (Kissinger) là chính khách tài năng nhưng với Việt Nam ông có nhiều nợ nần, nhiều người không có thiện cảm với ông.”
Một số người Việt Nam đã phẫn nộ về vai trò của ông Kissinger trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc, nước láng giềng hùng mạnh phía bắc luôn có ý đồ thâu tóm Việt Nam.
Ông Dương Quốc Chính, một kiến trúc sư và nhà bình luận chính trị ở Hà Nội, nói với New York Times rằng việc bình thường hóa quan hệ Mỹ-Trung năm 1979 đã nâng cao vị thế quốc tế của Trung Quốc và mở đường cho sự trỗi dậy của nước này.
“Mọi người bây giờ không thích ông (Kissinger) chủ yếu vì họ coi ông ấy là người chịu trách nhiệm cho sự thịnh vượng của Trung Quốc,” ông Chính nói với NYT.
Những người thuộc thế hệ trẻ ở Việt Nam cũng không có cái nhìn thiện cảm đối với ông Kissinger khi họ nhìn vào hậu quả của cuộc chiến tranh với hàng triệu người Việt Nam bị giết hại.
Một sinh viên 23 tuổi sống tại TPHCM có tên Anh Nguyễn mô tả ông Kissinger là “tội phạm chiến tranh,” theo South China Morning Post. Sinh viên này nói với tờ báo có trụ sở ở Hong Kong rằng cô hy vọng “ông ấy ra đi với sự hối hận sâu sắc về những gì mình đã làm”. SCMP cho rằng ý kiến của sinh viên Anh Nguyễn phản án một lịch sử được giảng dạy qua nhiều thế hệ của những người Cộng sản đã chiến thắng trong cuộc chiến.
Đối với ông Trần Văn Đức, người sống sót sau trận càn quét của binh lính Mỹ trong trận Mậu Thân 1968, vết thương chiến tranh vẫn rỉ máu bởi mẹ ông đã mất mạng trong trận càn ở làng Sơn Mỹ.
“Ông Kissinger đã từng là bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ (trong chiến tranh Việt Nam) mà cuộc chiến này gia đình (tôi) đã mất tất cả những gì thân thương yêu quí nhất,” ông Đức nói. “Nhưng dù sao nghĩa tử là nghĩa tận, (tôi) cầu mong ông an nghỉ và siêu độ.”
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.188 giây.