logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 02/12/2023 lúc 11:00:30(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,244

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Hiện trạng

Sau ngày 7/10/2023, tình hình chiến sự tại Trung Đông diễn biến cực kỳ tệ hại, khiến cho chính giới và công luận quốc tế quan tâm đặc biệt đến một giải pháp quen thuộc từ lâu, đó là hai nhà nước Israel và Palestine được hoạt động song hành trong yên bình. Giải pháp này tiên liệu là Israel và Palestine đều có chủ quyền dân tộc tự quyết, toàn vẹn lãnh thổ và cùng hoạt động độc lập trong hai khu vực rõ rệt giữa Địa Trung Hải và sông Jordan. Giải pháp này được Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nhiệt tình cổ vũ. Nhưng đâu là hiện trạng và triển vọng thực thi cho giải pháp này?

Nội dung

Thực ra, giải pháp này đã được thảo luận từ hơn 70 năm trước, vì trước năm 1947 nhà nước của người Israel hay Ả Rập chưa có, mà chỉ có khu vực Palestine, do Anh được quốc tế ủy nhiệm, cai quản. Kế hoạch của Liên Hiệp Quốc ngày 29/11/1947 dự trù phân chia khu vực Palestine thành hai phần, một cho Israel và một cho Ả Rập và Jerusalem được đặt dưới sự quản lý của Liên Hiệp Quốc. Các quốc gia thuộc khối Ả Rập bỏ phiếu chống lại giải pháp này, trong khi đại biểu người Israel đồng thuận.

Ngày 14/5/1948, nhà nước Israel được thành lập; tuy nhiên, vẫn chưa có một nhà nước Palestine độc lập. Sau đó, từ năm 1967 các vùng lãnh thổ Palestine như phía Đông Jerusalem, Bờ Tây Jordan và Dải Gaza đã bị Israel chiếm đóng. Về sau, Yasser Arafat, nhà lãnh đạo Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) khẳng định, không công nhận nhà nước Israel và gián tiếp đưa ra khái niệm này tại một Hội nghị Thượng đỉnh Ả Rập năm 1982 ở Fez, Maroc. Trong một bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 13/12/1988, Arafat tuyên bố là “Nhà nước Palestine” thành hình và chỉ đề cập gián tiếp về nhà nước Israel.
   
Nhưng tình thế thay đổi, ngày 9/ 9/1993, Arafat thông báo cho Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin một quyết định lịch sử: “PLO công nhận quyền của Nhà nước Israel tồn tại trong hòa bình và an ninh. PLO từ bỏ khủng bố và tất cả các hình thức bạo lực khác”. Đổi lại, Rabin công nhận “PLO là đại diện của nhân dân Palestine”.

Năm 2005, Israel rút hoàn toàn ra khỏi Dải Gaza. Kể từ năm 2012, PLO có được quy chế Quan sát viên tại Liên Hiệp Quốc.

Các trở ngại trong việc thực thi

Việc thực thi giải pháp hai nhà nước có nhiều khó khăn mà vấn đề cơ bản là, ai sẽ đại diện cho phía Palestine. Sau nhiều tranh chấp nội bộ, tổ chức khủng bố Hamas là lực lượng nắm thực quyền kiểm soát Dải Gaza, nhưng theo quan điểm của Israel lại không phải là một đối tác phù hợp để đàm phán. Ngay cả đối với người Palestine, Mahmoud Abbas, Chủ tịch Cơ quan Tự trị Palestine, không được đa số coi là đại biểu chính thức, vì trong hơn 15 năm qua, không có một cuộc bầu cử nào đã được tổ chức tại Palestine. Điều kiện này là tất yếu để cho tất cả người Palestine và Israel công nhận cho tiến trình đàm phán.

Cho dù vấn đề chính danh này có thể được giải quyết hay không, cũng có hai chủ đề khác gây nhiều tranh cãi: Việc phân định biên giới giữa Israel và Palestine và quy chế của thành phố Jerusalem. Năm 1980, Quốc hội Israel tuyên bố: “Jerusalem toàn diện và thống nhất” là thủ đô chính thức của Israel. Nhưng phía Đông Jerusalem, một phần của lãnh thổ Palestine cũng được người Palestine xem là thủ đô của riêng mình chiếu theo luật pháp quốc tế. Một trở ngại khác là một hành vi vi phạm luật quốc tế: Khoảng 450.000 người Israel định cư ở Bờ Tây Jordan trong các khu thuộc vùng lãnh thổ Palestine. Vì số lượng người dân Israel sống ở Bờ Tây Jordan quá đông, nên việc rút hoàn toàn ra khỏi khu vực là không thực tế. Nhưng vấn đề còn có hai khía cạnh khác. Một mặt là về an ninh. Nỗi lo sợ thường xuyên của Israel là, nếu rút dân đi hoàn toàn, thì khu vực này sẽ trở thành Dải Gaza thứ hai, nghĩa là, tiềm năng tấn công của tổ chức khủng bố Hamas có thể thành thảm hoạ thực tế. Mặt khác, ngay trong guồng máy của chính phủ Israel hiện tại cũng có lập luận khác để chống lại việc triệt thoái. Nhiều đại biểu của dân định cư xem Bờ Tây là trung tâm sinh hoạt xã hội quan trọng của Israel.

Sau khi nhà nước Israel được thành lập, trong cuộc chiến tranh Trung Đông lần đầu tiên vào tháng 11/1947, năm quốc gia Ả Rập tấn công Israel, có khoảng 700.000 người Ả Rập đã chạy trốn hoặc bị trục xuất khỏi lãnh thổ Palestine. Hiện nay, khoảng 5,9 triệu người Palestine đăng ký chính thức với Cơ quan của Liên Hiệp Quốc đặc trách cứu trợ người tị nạn Palestine. Vấn đề là họ đi về đâu trong khi mật độ dân số giữa Địa Trung Hải và thung lũng Jordan lên quá cao. Giấc mơ hồi hương không phải chỉ là của những người Palestine tị nạn, mà còn là của thế hệ hậu duệ. Thực tế này làm cho việc tranh chấp không có giải pháp.

Tính khả thi



Nhìn chung trong toàn cảnh, chiến cuộc tại Dải Gaza còn tiếp diễn, nên giải pháp hai nhà nước khó khả thi. Nhưng, cho dù thế, liệu có nên đưa giải pháp này trở lại trong một nghị trình đàm phán ngoại giao nào không? Câu trả lời là không, vì cần phải có nhiều thời gian hơn, nghĩa là, tuỳ thuộc vào tương lai còn quá mù mờ. Trước mắt, chính quyền Israel thấy không thể đàm phán với Palestine, mà ưu tiên hàng đầu là kiên quyết loại bỏ tổ chức Hamas về mặt quân sự và không quan tâm đến một giải pháp chính trị hoà hoãn đặc biệt nào. Áp lực quốc tế về mặt nhân đạo ngày càng gia tăng, khiến Israel cũng gặp khó khăn trong việc thu phục nhân tâm và dè dặt phần nào trong mức độ kiềm chế.

Nhìn lại diễn biến các cuộc đàm phán trong thời gian qua, đa số quan sát viên có nhận định chung là, giải pháp cho hai nhà nước đều thất bại, cụ thể là bắt đầu với Hội nghị Madrid 1991, Olso I 1993, Gaza-Jericho 1994, Olso II 1995, David 2000, Taba 2001 và gần đây nhất là 2013-2014. Thực tế cho thấy, cả hai phía đều không có đủ thành tâm và thiện chí để tuân theo các thỏa thuận được đề ra.

Tinh thần đấu tranh kiên cường của hai dân tộc Palestine và Israel là lý do chính, nó vẫn còn thể hiện ở mức độ quá cao. Mọi người hầu chỉ đồng cảm đứng về một phía, nghĩa là, giữ một thái độ kiên quyết đấu tranh gây tàn phá và khó thay đổi trong lúc này. Do đó, chính giới quốc tế thấy rằng, một sự chung sống trong hoà bình và thịnh vượng cho hai dân tộc trong cùng một lãnh thổ nhỏ bé này còn là mơ ước trong tương lai xa vời và cũng không thể nào đề ra một giải pháp khác hữu hiệu hơn để thay thế cho giải pháp hai nhà nước.

Thật ra, xét cho cùng, không có một cách lựa chọn thay thế nào khác cho giải pháp hai nhà nước. Israel sẽ chỉ có được hòa bình khi Palestine cũng có nhà nước của riêng họ. Một lần nữa, cả hai phải đối thoại nghiêm túc về giải pháp này, cho dù đã không đạt được tiến bộ nào trong suốt thời gian qua.

Triển vọng

Điều gì sẽ xảy ra với Dải Gaza sau khi chiến tranh kết thúc? Trước đây, những gì được coi là không tưởng thì hiện nay đột nhiên trở nên cụ thể hơn trong bóng hậu trường chính trị. Do đó, có nhiều lý do mới để lạc quan hơn về tính khả thi cho giải pháp. Trước hết, triển vọng cho sự đồng thuận về đối thoại rõ ràng hơn. Chủ yếu là nhờ Mỹ tích cực làm trung gian vận động mà các cuộc đàm phán giữa Israel và Palestine diễn ra. Đến nay còn có thêm các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar, Ai Cập và nhà nhiều nước khác cùng tham gia hỗ trợ tiến trình này.

Tổng thống Mỹ Joe Biden lên tiếng ủng hộ giải pháp hai nhà nước. Gần đây, trong một bài viết được phổ biến trên Washington Post, ông kêu gọi chấm dứt bạo lực và tạo ra một “cấu trúc quản trị thống nhất của Bờ Tây và Dải Gaza dưới một chính quyền Palestine được hồi sinh. Giải pháp hai nhà nước là cách duy nhất để bảo đảm an ninh lâu dài cho cả người dân Israel và Palestine…  Cuộc khủng hoảng đã khiến cho giải pháp này trở nên cấp bách hơn bao giờ hết”.

Tổng thống Mỹ nhấn mạnh rằng, người dân Palestine xứng đáng có được một nhà nước của riêng họ và một tương lai không có Hamas: “Những hình ảnh từ Dải Gaza và cái chết của hàng ngàn thường dân, bao gồm cả trẻ em, cũng làm tan nát trái tim tôi”. Ông nhắc lại mục tiêu là, phải chấm dứt vĩnh viễn chiến tranh, phá vỡ chu kỳ bạo lực, không được chiếm đóng hay bao vây: “… Những người gây ra bạo lực này phải chịu trách nhiệm. Mỹ sẵn sàng thực hiện các biện pháp của riêng mình, bao gồm áp đặt lệnh cấm đi lại đối với những kẻ cực đoan tấn công dân thường ở Bờ Tây”.

Ngược lại, Thủ tướng Israel Netanyahu tỏ ra hoài nghi về triển vọng này và đưa các biện pháp trừng phạt chống lại những người định cư cực đoan ở Bờ Tây. Netanyahu cho rằng, Cơ quan Tự trị của Palestine trong hình thức hiện tại không đủ tư thế để lãnh đạo quân sự của Dải Gaza và Israel có kế hoạch chịu trách nhiệm quân sự ở Dải Gaza trong tương lai.

Trong khi đó, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas yêu cầu Tổng thống Biden ủng hộ việc ngăn chặn các cuộc tấn công của lực lượng Israel ở Bờ Tây và Jerusalem, và thúc đẩy viện trợ nhân đạo nhiều hơn: “Làm thế nào cuộc diệt chủng này có thể được biện minh là tự vệ? Thật ra, đây là tội ác chiến tranh cần phải bị trừng phạt”.

Thỏa thuận ngừng bắn
Tin vui mới nhất là một thoả thuận ngưng bắn bốn ngày giữa Israel và Hamas ở Dải Gaza đã chính thức có hiệu lực vào sáng 24/11/2023. Các nước Mỹ, Ai Cập và Qatar sẽ đảm nhận việc kiểm soát đình chiến. Theo dự trù, vào buổi chiều cùng ngày, 13 trong số 50 con tin đầu tiên bị giam giữ ở Dải Gaza sẽ được thả. Đó là các phụ nữ và trẻ em. Đổi lại, cho mỗi con tin, Israel dự định thả ba tù nhân Palestine. Theo tin của quân đội Israel, vào buổi sáng hôm nay, một tên lửa đã được phóng ra ở khu vực biên giới và có khoảng 200 xe tải chở hàng viện trợ đã đến phía nam Dải Gaza. Ngược lại, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Galant tuyên bố rằng, quân đội sẽ tiếp tục chiến dịch quân sự ở Dải Gaza trong ít nhất hai tháng nữa sau khi ngừng bắn. Ngay cả sau đó, Israel vẫn sẽ có nhiệm vụ trên lãnh thổ Palestine và sẽ tiếp tục hoạt động cho đến khi nào không còn mối đe dọa quân sự.

Đỗ Kim Thêm
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.078 giây.