logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 06/12/2023 lúc 12:41:45(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
YouTuber Thái Văn Đường (Đường Văn Thái) trong một ảnh chụp tháng 2/2023
Twitter Thái Văn Đường



Theo báo cáo của tổ chức Freedom House công bố ngày 06/12, blogger Đường Văn Thái là một trong hơn 100 nhà báo lưu vong trên toàn cầu trở thành nạn nhân của đàn áp xuyên biên giới thực hiện bởi chính phủ của những quốc gia mà họ ra đi.

Trong báo cáo tựa đề “Ánh sáng không thể tắt: Báo chí lưu vong và đàn áp xuyên quốc gia,” tổ chức có trụ sở tại Washington DC chuyên nghiên cứu về dân chủ toàn cầu, cho biết các nhà báo thường lọt vào tầm ngắm của những chế độ độc tài tìm cách kiểm soát thông tin và ngăn chặn bất đồng chính kiến ​​cả trong nước và vượt xa biên giới của họ.

Từ năm 2014 đến năm 2023, Freedom House ghi nhận 112 vụ đàn áp xuyên quốc gia chống lại các nhà báo được thực hiện bởi 26 chính phủ. Con số này chỉ là một phần của hiện tượng, vì nhiều vụ đàn áp không được báo cáo hoặc khó xác minh.

Về trường hợp của blogger Đường Văn Thái (còn được biết với tên Thái Văn Đường), Freedom House viết: "Một blogger người Việt đăng những bình luận chỉ trích chế độ độc đảng của nước này đã biến mất khỏi đường phố Bangkok và xuất hiện trở lại trong một nhà tù ở Hà Nội."

Ông Đường Văn Thái, một người thường hay đưa tin về tham nhũng và đấu đá nội bộ giữa các quan chức của Đảng Cộng sản Việt Nam ở cả trung ương và địa phương trên Youtube và Facebook, đã phải sang Thái Lan tị nạn từ năm 2018.

Ông được Văn phòng Cao uỷ về Người tị nạn của Liên Hiệp quốc cấp thẻ quy chế tị nạn và đã được phỏng vấn đi định cư ở một nước thứ ba vào giữa tháng 4 năm nay. Vài ngày sau, ông mất tích ở gần nhà trọ ở Thanyaburi, tỉnh Pathum Thani, Thái Lan.

Vào ngày 16/4, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông báo bắt giữ một người tên Đường Văn Thái khi người này xâm nhập vào tỉnh này từ Lào. Hơn ba tháng sau, Bộ Công an công bố giam giữ Đường Văn Thái để điều tra về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.

Công an hiện vẫn đang giam giữ ông ở Trại tạm giam B14 (Thanh Trì, Hà Nội) cho dù đã hết thời hạn tạm giam bốn tháng và không thông báo gia hạn tạm giam cho gia đình.

Việc blogger Đường Văn Thái bị mất tích ở Thái Lan rồi lại bị giam giữ bởi Bộ Công an Việt Nam làm nhiều nhà hoạt động, nhà báo đang lưu vong ở Thái Lan lo sợ cho sự an toàn của mình.

Ông Trần Duy Chiến, một người tị nạn chính trị ở Thái Lan từ năm 2019 và thường xuyên đưa tin về tình hình Việt Nam trên Youtube và Facebook, cho biết những người như ông luôn phải đối mặt với khả năng bị bắt cóc và đưa về nước. Ông nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 06/12:

“Khi chúng tôi bước sang Thái Lan chúng tôi lên tiếng một cách mạnh mẽ thì họ có thể cắt cử an ninh mật vụ và của Tổng cục tình báo của họ qua để họ có thể nằm vùng làm gián điệp tại Thái Lan và tìm kiếm những người nào mà lên tiếng thì họ có thể làm đủ mọi cách để họ bắt cóc đem về phía Việt Nam giao cho cơ quan an ninh mật vụ tại Việt Nam. Nguy cơ đó lúc nào cũng tiềm tàng và hiện hữu đối với những người đang lên tiếng tại Thái Lan.”

Ông cho biết Thái Lan là một quốc gia chưa ký Công ước quốc tế về người tị nạn, do vậy những người như ông không được bảo vệ bởi nhà chức trách Thái Lan. Đối mặt với nguy cơ bị bắt cóc bởi mật vụ Việt Nam, ông chỉ có biện pháp phòng vệ duy nhất là hạn chế ra đường.

“Tôi là một Facebooker, một Youtuber và một người viết báo. Trước vụ Thái Văn Đường thì tôi còn ra ngoài đường tôi ngồi tôi livestream nhưng từ khi nổ ra vụ việc an ninh cộng sản bước qua bên Thái Lan này bắt Đường Văn Thái, tôi không hề dám bước ra ngoài đường.”

Ông Chiến cũng nhắc lại trường hợp nhà báo Trương Duy Nhất, blogger của RFA, bị bắt cóc ở Bangkok khi vừa nộp đơn xin tị nạn lên Văn phòng Cao uỷ về Người tị nạn của LHQ ở Bangkok. Ông bị đưa về Việt Nam và sau đó bị kết án 10 năm tù giam về tội danh “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.”

Theo Freedom House, đối mặt với các cuộc tấn công ngày càng gia tăng vào các phương tiện truyền thông độc lập trên toàn cầu, nhiều nhà báo phải rời bỏ quê hương của họ. Làm việc từ nước ngoài, những phóng viên này vẫn là nguồn thông tin quan trọng về một số quốc gia độc tài nhất thế giới. Nhưng sự an toàn của họ khi lưu vong không được đảm bảo.

Chính phủ nhiều quốc gia đang áp dụng các chiến thuật đàn áp vượt xa biên giới của chính họ để đối phó với những nhà báo lưu vong, những người đang cố gắng vạch trần tham nhũng, tội phạm, vi phạm nhân quyền và các hành vi lạm dụng khác ở cố quốc.

Freedom House cho biết có ít nhất 26 chính phủ, bao gồm cả Belarus, Campuchia, Trung Quốc, Iran, Pakistan, Nga và Ả-rập Xê-ut, đã nhắm mục tiêu vào các nhà báo ở nước ngoài bằng sự đàn áp xuyên quốc gia, khiến sự an toàn và công việc của họ gặp nguy hiểm nghiêm trọng.

Sự đàn áp xuyên quốc gia chống lại các nhà báo bao gồm hành hung, giam giữ, bắt cóc và trục xuất bất hợp pháp, cũng như những hạn chế nghiêm trọng về quyền tự do đi lại do những mối đe dọa này gây ra. Nó cũng kéo theo sự đe dọa của các thành viên gia đình nhà báo, các chiến dịch quấy rối, bôi nhọ, lừa đảo và các nỗ lực khác nhằm ngăn chặn việc đưa tin trung thực.

Freedom House cho biết những cuộc tấn công này có tác động tàn phá đến sức khỏe của các nhà báo cũng như khả năng đưa tin độc lập của họ. Các phóng viên lưu vong nỗ lực duy trì mối liên hệ cần thiết để đưa tin. Họ phải đối mặt với những lời đe dọa giết chết, quấy rối trực tuyến và những lời lẽ hung hãn từ các quan chức ở nước họ ra đi.

Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.065 giây.