logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 19/12/2023 lúc 10:22:32(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Sau ngày kiếp nạn 30-04-1975 thì mẹ tôi vẫn còn một người bạn thân, ở gần, vì ở cùng xóm, xóm Hoàng Diệu. Đó là bác Mão. Bác buôn bán rất giỏi, tôi chưa thấy ai tháo vát xoay sở trong mọi hoàn cảnh đổi thay mà hay như bác.
Trước ngày mất nước, bác làm cho hãng Shell, sau khi giải thể, bàn giao cho cộng sản, bác về nhà nghỉ ngơi ít ngày, rồi bác đắp ngay một cái lò nướng bánh mì kiên cố trong sân nhà. Phải nói là nhà bác rất khang trang với một cái sân rộng, diện tích lối gần 250m² bác nói ngồi ôm cái buồn chỉ buồn thêm, nên bác mượn một công thợ rồi cùng với người thợ xây làm bánh mì. Ơ hơ thì sẵn nhà nước không có gạo, mà bán toàn bột mì, thì ta làm bánh mì, bán và ăn luôn, giờ ta biến thành tây, bác cứ nói vui vui như vậy.
Bác có năm cô con gái, bác bảo ngũ long công chúa, nên chúa cho bác ăn nên làm ra theo thời. Ba chị lớn giúp bác rất nhiều việc, từ việc thu dọn nhà, cơm nước, đến việc sản xuất bánh mì. Hai đứa sau cùng trạc tuổi chị em tôi, còn cùng nhau đi học lớp 6, lớp 7 trường phổ thông cấp II gần nhà. Chúng tôi thường sang nhà bác chơi luôn. Gọi là sang chơi, chứ chúng tôi cũng phụ bác thu xếp sân, nhất là kiểm đếm bánh mì ra lò.
Trước cổng nhà, bác bầy một cái tủ kính nhỏ, đã nói là bác khéo tay lắm, trong tủ kính bán bánh mì đó, bác bán bánh mì kẹp thịt đỏ, xá xíu, pâté gan và đồ chua, tất cả là do hai bàn tay thiện nghệ của bác sáng tạo… và bán rất đắt hàng, bán rẻ mà.
Mỗi ngày, từ 5 giớ sáng tinh mơ, chuông nhà thờ Thánh Tâm thong dong đổ, mời gọi giáo dân đi lễ, là bác Mão đã cong lưng đạp xe đạp mang bánh ra nhà thờ, bác giao cho ông quản Bích bán hai giỏ bánh mì đầy. Tiền bán thu được, thì bác nói ông quản giữ lấy mua đèn cầy, hoa, nến lớn, nhỏ và trả tiền điện… mọi thứ lặt vặt cần cho giáo đường. Loại bánh này thì nhào bột, bác chỉ chúng tôi nắm những vắt bột nhỏ, nở thành bánh mì con cóc, cho tiện bán, bột này bác nhào kỹ và trộn thêm chút đường vàng và vani cho thơm. Còn bánh mì để bác trước nhà và bánh mì tổ bác làm lớn gấp hai lần và dài gọi như là bánh baguette. Nói vậy chớ bánh baguette lúc ra lò cũng thơm đáo để, có lẽ vì mùi vani và mùi lá dứa lót lò còn sót lại từ những đợt nướng bánh trước.
Bác Mão theo đạo công giáo, rất thuần thành, yêu kính và sống theo ý chúa và đức mẹ Maria, bác, dù bận tới đâu, cũng không bỏ qua tuần thánh nào mà không đi ngắm. Bác lấy chồng theo đạo Phật, đúng hơn là đạo ông bà, điều này không quan trọng, vì bác Mão rất đạo đức và nể trọng mọi đức tin. Khi chồng bác mất, bác trang trọng lập một bàn thờ riêng cho bác Doãn, chồng bác. Trên bàn thờ chồng, trước tấm ảnh phóng lớn của bác Doãn mặc quân phục Việt Nam Cộng Hòa rất uy nghi, bác để một bình hoa sen và một lư hương nhỏ bằng đồng sáng loáng, mỗi lần vào thắp nhang cho chồng, bác lại tần ngần đứng lại, lấy khăn sạch lau lau chùi chùi nhiều lần, đến độ cái lư hương sáng loáng soi gương được.
Thảng hoặc, có buổi chiều nào thu xếp xong việc buôn buôn bán bán, bác lại hâm nóng một ít bánh mì còn dư trong ngày, xào tí thịt vụn với mỡ hành, dồn vô bánh, để sẵn đó, mấy người công an khu vực có tới hỏi mua, bác chỉ tặng họ mà không lấy tiền, họ hay đi kiểm tra hộ khẩu mỗi tối, nếu họ có thắc mắc, bác nói là, các cháu đã đủ ăn trong ngày, nên bác biếu. Khi nào mà công an khu vực không đến, sáng sớm mai hôm sau, bác lại mang ra cổng chợ Tô Hiến Thành tặng những người đói còn ngồi tá túc trên các sạp hàng… từ khi chợ chưa họp.
Bác làm việc nhiều, tháo vát, năng động luôn luôn nên có hơi vội vã, vả lại bác cũng nhỏ người, tròn lẳn, nên mỗi sáng sớm, leo lên xe đạp, là đạp vội vội vàng vàng, ý là cũng không ai để ý, nên đạp khỏe, hai mông nhô lên nhô xuống coi tức cười… từ trong cửa sổ bếp, chị em tôi thấy bác xẹt qua là cười với nhau “Đít bông đã lên đường”. Mẹ tôi hiểu ý, rầy rà, sao các con nói bác như vậy… hỗn láo vừa vừa thôi nghe!
– Tụi con có hỗn láo hồi nào đâu, kìa, mẹ ra coi, bác có hai cái mông nó bông bông thiệt đó chứ… mấy ai được như bả, thôi cứ gọi là “bà đít bông“ cho lẹ!
Chọc ghẹo vậy chớ tụi tôi yêu quý bác đít bông lắm. Rồi tới một ngày, cũng không bông bông nữa. Vì là nhà nước hết bột mì bán rồi.
Một ngày, tan học, làm và học bài xong, chúng tôi không biết làm gì nên lại tràn qua nhà bác. Hôm đấy, bác chặt mía cây ngoài vườn, mang vô nhà, róc mía nhai đã đời, mỏi cả răng, dòm nhau cười chán chê, bác mới thân ái bảo cả bọn là:
– Này, mấy đứa, từ nay đừng kêu bác là bác Mão hay bà đít bông nữa nhe… nghe dị hợm, cứ gọi tao là bà Doãn, tao thích vậy, nghe ổn hơn.
Tụi tôi chu mỏ:
– Chữ Doãn khó đọc lắm bác ơi, mấy đứa cong môi nhọn mỏ ngoẹo qua ngoẹo lại… Doan Do…an Do…an… ngã Doãn…
Bác cười:
– Tụi bây làm khó tao hoài, thôi được, vậy gọi tao là bác Dân đi.
– Ơ, không phải kiểu nhân dân đòi làm chủ hả bác?
Tụi tôi lại cười rộ, một đám con nít vô ý tứ, trong khi chị Thanh, con gái lớn của bác, đứng bên cánh cửa, chị lừ lừ mắt rồi kín đáo khép cửa đi xuống sân. Bác cũng nhác thấy chị Thanh, nhưng im bặt, bác đứng dậy lặng lẽ lên lầu, à thì ra bác đi thắp nhang cho bác trai.
Cứ tưởng ít ngày sau bột mì sẽ có lại, nhưng nước Nga không viện trợ nữa, cái lò làm bánh bỏ không hiu hắt. Bác rảnh rang và có lần vô thăm má tôi. Bác Dân rì rầm có lần tâm sự cùng má tôi, là bác trai mất đi bác buồn vô hạn, nhưng rồi trong một đêm bác mơ thấy bác trai về trong giấc ngủ của bác, vui tươi nói bác phải ráng vui vẻ làm việc mà nuôi con chứ, con thi đông. Bác trai còn nhắn nếu có khó khăn quá, thì hỏi ý anh Hai giúp đỡ!
– Anh Hai nào?
– Thì anh hai Nhạ của tôi đó. Tôi còn có mình ổng!
– Ổng làm lớn lắm hả? Chắc là ổng giầu.
Cũng không biết, hỏi làm giống gì, thì ổng đưa tay lên miệng « Xuỵt ».

***

Mùa Noël lại tới, chuông nhà thờ vang vang, « Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bằng an dưới thế cho người thiện tâm… » Nhà thờ Thánh Tâm Hòa Hưng treo đèn kết hoa rực rỡ, dù e dè cộng sản thế nào, nhưng lòng con chiên thổn thức hướng về Chúa. Giáo dân treo đèn kết hoa theo khuôn viên nhà thờ. Tiếng guốc trẻ con soèn soẹt kéo lê trên sân gạch rộn ràng. Các cụ bà cắp chiếu đi xem lễ buổi trưa, chiều, chào gọi nhau rôm rả. Đèn ông sao đủ mầu sáng rực ở một góc sân có hang đá thiêng liêng. Một cái gì rất ấm cúng, được vuốt ve êm dịu trong giờ phút trọng đại Chúa ra đời:
… Chuông vang vang chuông vang vang, chuông giáo đường vang vang…
Rồi cũng một buổi Noël rạng rỡ, ở đấy, khi lễ đã vãn, bác Dân gái tôi còn lại một mình trong hàng ghế cuối. Bác quỳ khấn miệng thì thầm rất lâu. Một lúc sau, chờ cho thật vắng người, bác đi quanh quẩn qua các bàn thờ, rồi trực chỉ lên bàn thánh cha vừa làm lễ xong. Hình như bác xin được xưng tội giùm cho một người ruột thịt của bác đã qua đời. Tay bác không ngừng lần chuỗi mân côi, bàn tay run run.
Bác Dân nhìn cha xin tha thiết, nước mắt lưng tròng :
– Thưa cha, vậy có ơn chúa, có được không?
Cha Phéro Giuse Nguyễn Văn Vàng ôn hòa an ủi, cũng như trả lời con chiên:
– Tôi nhắc lại lời chúa, « Anh em chị em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì cửa sẽ mở cho ».
– Lạy Chúa, Thầy Sáu anh Hai con lợi dụng lòng tin của cha Hoàng Quỳnh… xin chúa thương xót!
Có tiếng nức nở, rồi tiếng đàn piano và tiếng hát của ca đoàn từ trên balcon cao trỗi lên lời vang vang thánh thót :
« Lạy thánh thần, xin ngài nổi gió lên
Gió linh thiêng mang linh khí muôn nơi
Hãy cuốn đi những ô nhục kiếp người
Cho nhân phẩm nên siêu cao thần thánh ! »
A-men.
Đêm Noël đêm Noël ta hãy chúc nhau an bình
Đêm Noël đêm Noël ta hãy chúc nhau an bình…
Sau mùa Noël đầy ý nghĩa năm ấy, tôi không còn gặp bác Doãn đi lễ mỗi cuối ngày, mỗi sáng chúa nhật nữa. Bác đã đi xa, bác dẫn bốn con gái đi thật xa. Nhà bác cửa đóng then cài kín mít, bên trong chỉ còn lại một mình chị Thanh, một hôm tôi tò mò nghển cổ hỏi chị qua bờ tường:
– Thế lúc chị đòi ở lại một mình, thì bác gái nói sao?
– Ơ, không, chị không ở một mình, có bà nội chị về đây ở với chị mà.
– Ơ… là lúc chị nhứt định không đi, bác gái có giận không?
– Mẹ chỉ nói là, con không đi, thì con cứ ở lại đây. Mẹ đưa các em đi, xong xuôi, biết đâu rồi mẹ lại về lại với con.


Paris mùa Noël 2023
Chúc Thanh
*Trùng chủ đề
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.095 giây.