logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 07/01/2024 lúc 06:02:40(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Với câu “sấm truyền” thuở dân Việt chỉ mới hai nhăm triệu, nay nhìn lại, Tản Đà vẫn xứng đáng là nhà tiên tri (1). Dẫu giờ đây dân ta đông gấp nhiều lần thuở ấy, song những người tài vẫn cứ phải rời bỏ đất nước...

Dân dư trăm triệu ai người lớn…
Chuyện cuối năm, lại giật mình về đám đông u mê. Phải chăng không u mê, không là dân Việt? Mà chả riêng gì chuyện mê tín, khối thứ khác còn nặng hơn nhiều, như nghiện rượu, nghiện bia, bội thực hoa hậu và còn “háo” nhiều thứ vô bổ không kể xiết. Theo Trần Thanh Cảnh, tóc (và lông) được cấu tạo chủ yếu từ keratin, một hợp chất protein dạng chuỗi. Nghĩa là nó có bản chất hữu cơ, dễ phân hủy, đốt cháy và không thể tồn tại lâu dài trong điều kiện thông thường. Bởi vậy cái gọi “xá lợi tóc Phật” từ cách đây hơn 2.500 năm, đem ra ngọ ngoậy rồi cho dân tình sụt sùi chiêm bái, ngay từ đầu đã thấy là một trò bịp bợm khủng khiếp! (2)”
Vụ “Ba Vàng xá lị” này Nhà nước cần kiểm điểm về trách nhiệm liên đới của mình. Còn thái độ mũ ni che tai của các nhà báo, nhà chùa thì miễn bình luận. Facebooker Thông Cào đã dám “cào” luôn cả vào mặt Ban Tôn giáo, gọi Ban này của ĐCSVN là “đồ bị thịt, không làm gì suốt thời gian trò nhố nhăng diễn ra cho tới khi giật mình hoảng hốt, thì lại đổ vấy trách nhiệm cho địa phương”. FB này lớn tiếng chất vấn: Vậy các ông bà lĩnh lương để làm gì? Và yêu cầu hãy xét lại cái slogan của Giáo hội Phật giáo quốc doanh “đạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội” (3). Từ bao lâu nay, họ đã biến đạo Phật chân - thiện - mỹ thành nơi buôn thần bán thánh… Cần dẹp ngay đám sư công an này. Để chúng tồn tại, đất nước sẽ tiến đến hồi mạt pháp.
Chuyện đáng bàn tiếp là đám văn nghệ sỹ háo danh và háo quyền lực. Những ai từng chê Táo Quân năm 2023 đều hiểu ra ngay câu chuyện “ngụ ngôn” của Xuân Bắc khi ông Giám đốc Nhà hát này ví “người mẹ gói bánh chưng” là ê kíp làm Táo quân, còn người con trai hỗn láo “ăn cháo đá bát” chê bánh chưng mẹ mình chính là “khán giả”, những người đã dám phê phán chương trình Táo quân. Ai đã xem bài đăng này đều kinh ngạc khi thấy nghệ sĩ đăng ngụ ngôn vào hôm sau. Một bài đăng lên FB mà đầy những lời lẽ suồng sã, chợ búa rất khó nghe. (4)
Tiến sỹ Đoàn Hương và nhiều nhà phê bình đã lên tiếng cảnh báo, thời gian gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến chuyện hành xử của một số nghệ sĩ, bởi những ồn ào này gây ấn tượng xấu trong dư luận. Có không ít nghệ sĩ, người nổi tiếng ảo tưởng về “quyền lực mềm” của bản thân nên ngông cuồng, tự cho mình được quyền hơn người, phán xét, thâm chí có những phát ngôn đe dọa, xúc phạm, miệt thị, công kích lẫn nhau, xem nhẹ các giá trị chuẩn mực khác, ảnh hưởng đến khán giả, đặc biệt là giới trẻ có cách nhìn lệch lạc (6). Không thể để cho một bộ phận những người mang danh nghệ sĩ ngang nhiên vi phạm chuẩn mực đạo đức. Không thể chấp nhận thỏa hiệp với cái xấu, đi ngược lại trách nhiệm mang đến cho xã hội những giá trị tốt đẹp.
UserPostedImage
 Người dân chiêm bái "xá lợi tóc Đức Phật" tại chùa Ba Vàng, Quảng Ninh năm 2023. Chùa Ba Vàng
Nước bốn nghìn năm vẫn… phải ra đi
Tình cảnh kể trên cũng thêm một nguyên nhân khiến nhiều bạn trẻ có tài đã rời bỏ đất nước, ngay thời điểm hiện tại. Người tài rời bỏ đất nước... hay bỏ đất nước mới có thể trở thành người tài? “Con gà hay quả trứng có trước?” Điều có phần gây ngạc nhiên là chính trang mạng “Xây dựng Đảng” từng đưa ra các con số: 40 năm qua, đất nước chúng ta có 228 lượt thí sinh đi tham gia Olympic Toán quốc tế, đoạt 52 Huy chương Vàng, 94 Huy chương Bạc và 67 Huy chương Đồng, bốn Bằng danh dự và một giải Đặc biệt. Nhìn những con số “biết nói” này, các nước trên thế giới có phần kính nể chúng ta. Nhưng điều đáng nói ở đây là những tài năng này, sau khi đoạt giải, sau đó được đào tạo ở nước ngoài, họ đã trở thành những giáo sư, tiến sỹ nhưng tên tuổi lại không gắn liền với đất nước, mà lại gắn liền với các trường đại học, các công ty, các doanh nghiệp… danh giá trên thế giới (7).
Thủ tướng Phạm Minh Chính cuối năm cũng phàn nàn, thật “xót ruột khi cứ mở tivi là thấy phim nước ngoài”. Còn Bộ trưởng Nông nghiệp Lê Minh Hoan thì cho biết, mỗi phim truyền hình Hàn Quốc quảng cáo trung bình khoảng 57 sản phẩm, bao gồm đồ nội thất, mỹ phẩm, công nghệ, một cách khéo léo (8). Chắc hẳn, hai nhà lãnh đạo đều biết, phải qua NetFlix, Amazon Prime… nhiều người Việt mới biết đến hàng trăm bộ phim của Việt Nam như Thanh Sói, Hai Phượng, Bí Mật Của Gió… và biết đến, ngay cả những bộ phim rất “chủ nghĩa anh hùng cách mạng” như Mùi Cỏ Cháy… Nhờ được đưa lên những nền tảng ấy, những phim này của Việt Nam mới có cơ hội đến được với hàng triệu thuê bao trên gần 200 quốc gia. FB Huy Đức đã chỉ rõ căn nguyên, phần lớn các kênh truyền hình quốc tế phải rút khỏi Việt Nam là vì cái “Nghị định 71” phi chính trị (9).
Trở lại câu thơ “sấm truyền” của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, báo Công an Nhân dân cũng thừa nhận, cái sự chơi của ông, rốt cuộc chính là biểu hiện cho cái tâm thế cùng đường của một mẫu hình nhân cách văn hóa phải tồn tại trong một môi trường xã hội mà hầu hết mọi khả năng cho sự phát triển lành mạnh của một mẫu hình có nhân cách đã bị triệt tiêu. Bất tuân phục, vùng vẫy, phản kháng, tìm mọi cách vượt qua những rào chắn để trình bày một “Cái Tôi” trung thành với nguyên bản nhất. Trên phương diện ấy, ở cả những nét cực đoan nhất, sự chơi và cách chơi của Tản Đà, do đó, mang một ý nghĩa tích cực. Đọc lại ông, cũng tức là nhận thức lại một bi kịch mà nhà Nho tài tử cuối cùng của văn học Việt Nam đã phải mang vác suốt cuộc làm người của mình (10).
Từ sự chơi ngông của người nghệ sỹ cách đây gần thế kỷ khiến ta nhớ lại sự kiện Ngọc Trinh bị bắt hồi tháng 10/2023 vừa qua. Nếu chuyện tương tự xảy ra ở một đất nước tự do xứ Âu Mỹ, theo tác giả Thanh Nguyễn, những đồng nghiệp trong giới showbiz hay người hâm mộ chắc chắn đã lên tiếng cho tới khi họ tìm được công lý cho Ngọc Trinh. Sự im lặng của giới showbiz Việt thật đáng sợ nhưng không khó hiểu. Chính quyền đã đạt được mục đích làm họ sợ hãi và điều này đi ngược với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh”, mà họ luôn huênh hoang. Một số người cho rằng Ngọc Trinh đáng bị bắt vì cái ngông của cô. Nên nhớ rằng, xã hội loài người phát triển là nhờ những cái ngông. Tất nhiên không phải cái ngông nào cũng đáng hoan nghênh, nhưng nếu cứ ngông là diệt thì người Việt suốt đời chỉ ăn theo người ta mà thôi. Nhà cầm quyền luôn tuyên truyền mong muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” mà cứ hở ra là diệt thì chỉ còn cách sánh với Bắc Hàn hay Cuba mà thôi (11).

Bình luận của Trần Hiếu Chân (RFA)
Trần Hiếu Chân là một blogger, đồng thời cũng là nhà báo độc lập tích cực tham gia vào mạng lưới xã hội đấu tranh vì tự do báo chí, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Blogger này cũng là một trong những nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế và đường lối ngoại giao của Việt Nam và các nước ASEAN.
_______________
Tham khảo:
(1) https://cand.com.vn/Nhan...m/Choi-doi-thoi-i315810/ “Dân hai nhăm triệu ai người lớn? /Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con” (Tản Đà 1929)
(2) https://thuymyrfi.blogsp...noi-not-chuyen-2023.html
(3)https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02DejaS1FYfWQ3zgTU15S5B3wGgTBjuLkcpj5RMaMeBVLQYc3Vh7qD2zzWBWLEZD4gl&id=100024722048900
(4) https://tuoitre.vn/xuan-...at-20230124154810988.htm
(5) https://www.youtube.com/watch?v=01O6jRDzAC0 (Nghệ sĩ và sự ảo tưởng quyền lực | VTC1)
(6) http://baovanhoa.vn/giai...hi-khong-phai-la-nghe-si
(7) https://dangcongsan.vn/x...goai-dinh-cu-382183.html
(8) https://vnexpress.net/th...-nuoc-ngoai-4691996.html
(9)https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/pfbid02ikaRgEgQcjQoKFnWTEJph7YafjehK78so7JFiab4T5C9MJF27DCZuQ9FbRvs31Kvl
(10) https://cand.com.vn/Nhan...m/Choi-doi-thoi-i315810/ “Dân hai nhăm triệu ai người lớn? /Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con” (Tản Đà 1929)
(11) https://vietluan.com.au/...iet-tren-que-huong-minh/




Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.117 giây.