logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 12/01/2024 lúc 09:00:15(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,241

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Họ mang ba lô trên vai với một ít quần áo dự phòng cũng như ít tiền và điện thoại, những gì mà họ không bị bọn tội phạm hoặc băng đảng cướp mất trên đường đi, khi đến biên giới Hoa Kỳ-Mexico, họ kiệt sức vì căng thẳng của cuộc hành trình bắc tiến này.


Hệt như hàng trăm nghìn người xung quanh họ cũng đã đi hàng tuần để đến được Hoa Kỳ, họ khao khát trốn thoát và tạo dựng một cuộc sống mới, bất chấp những điều khôn lường ở phía bên kia.


Nhưng những người di cư này đang chạy trốn khỏi nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và một ngôi sao siêu cường quốc mới nổi.


Vào một ngày mùa đông, hàng chục công dân Trung Quốc chờ đợi trong các trại tạm bợ khác nhau nằm rải rác bên ngoài San Diego, California, ngay phía bắc biên giới Mexico.


Những người mới đến này là một phần của một làn sóng mới đáng kinh ngạc. Dữ liệu của chính phủ cho thấy trong 11 tháng đầu năm 2023, hơn 31,000 công dân Trung Quốc đã bị cơ quan thực thi pháp luật bắt giữ khi vượt biên trái phép vào Hoa Kỳ từ Mexico – so với mức trung bình khoảng 1,500 người mỗi năm trong thập kỷ trước.


Số lượng của họ vẫn còn thấp so với các nước láng giềng trong khu vực như Mexico, Venezuela và Guatemala, và họ không đơn độc đến từ các nơi khác trên thế giới. Nhưng dòng người từ Trung Quốc vượt biển đã làm nổi bật sự cấp bách rằng nhiều người Trung Hoa đang cảm thấy họ cần phải rời bỏ quê hương, ngay cả khi Tập Cận Bình đã tuyên bố về tiến trình “trẻ hóa quốc gia”.


Nhiều người ra đi cho rằng họ chỉ đơn giản đấu tranh để sống còn.


Ba năm phong tỏa và hạn chế vì Covid-19 đã khiến người dân khắp Trung Quốc mất việc làm – và vỡ mộng trước sự kiểm soát ngày càng chặt chẽ của Đảng Cộng sản cầm quyền đối với mọi khía cạnh của cuộc sống dưới thời Tập Cận Bình. Giờ đây, hy vọng rằng hoạt động kinh doanh sẽ phục hồi hoàn toàn sau khi các hạn chế kết thúc một năm trước đã tan biến, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang chững lại.


Những người khác cùng bày tỏ những hạn chế đối với đời sống cá nhân ở Trung Quốc, nơi Tập Cận Bình đã đưa ra một cuộc đàn áp sâu rộng về tự do ngôn luận, xã hội dân sự và tôn giáo ở đất nước 1,4 tỷ dân này.


“Chúng tôi là những người theo đạo Cơ đốc giáo,” một người đàn ông trung niên ăn mặc chỉnh tề trả lời đơn giản khi được hỏi điều gì đã dẫn anh đến đây – một khu trại trống trải cách nhà hàng ngàn dặm.


Những công dân Trung Quốc này nhập cùng những người di cư từ khắp nơi trên thế giới với số lượng tràn ngập biên giới Tây Nam Hoa Kỳ bằng các cuộc vượt biên bất hợp pháp trong những tháng gần đây. Hầu hết đang xin tị nạn sau khi họ vượt biên – và con đường này có thể bị thu hẹp trong những tuần tới vì Quốc Hội Hoa Kỳ dự kiến sẽ có động thái ngăn chặn dòng người đó trong bối cảnh tranh luận gay gắt về vấn đề nhập cư.


Theo phân tích của CNN về dữ liệu thực thi pháp luật mới nhất về các cuộc chạm trán ở biên giới, hiện tại, những người từ Trung Quốc đang trên đà trở thành nhóm tăng trưởng nhanh nhất.


Và khi số lượng người trốn thoát ngày càng tăng, mạng lưới doanh nghiệp và tài khoản mạng xã hội phục vụ người di cư Trung Quốc cũng tăng lên, những người thường phải đi một con đường vòng quanh các châu lục, trước khi bắt đầu hành trình đường bộ gian khổ về phía bắc.


Chặng Đường
 
Đối với nhiều người, tuyến đường bộ gian nan này bắt đầu ở Quito, Ecuador – một thành phố có dân số khoảng 2,5 triệu người ở chân đồi Andean, nơi đã trở thành cửa ngõ cho những người trốn khỏi Trung Quốc.


Năm 2022, Ecuador ghi nhận có khoảng 13,000 công dân Trung Quốc nhập cảnh. Trong 11 tháng đầu năm 2023, con số đó đã tăng lên hơn 45.000. Nước này không yêu cầu thị thực đối với người mang hộ chiếu Trung Quốc.


Một ngành công nghiệp tiểu thủ công gồm các doanh nghiệp phục vụ cho khu vực biên giới, bắt đầu từ việc đón tại sân bay đến sắp xếp lưu trú tại các nhà trọ do người Trung Quốc điều hành và tổ chức chuyến hành trình về phía bắc – thường phải trả một khoản phí khổng lồ, theo báo cáo của CNN.


Bằng chứng về xu hướng vượt biên ngày càng tăng xuất hiện trên khắp Quito, nếu người ta biết để ý tìm. Tại một bến xe buýt, một nhân viên bán vé có biển hiệu “biên giới Colombia” in bằng tiếng Trung Quốc, sẵn sàng hiện ra trước mắt người đang tìm dịch vụ này. Tại một bệnh viện địa phương cung cấp dịch vụ tiêm chủng – được khuyên dùng cho những chuyến vượt rừng nguy hiểm – y tá nói tiếng Tây Ban Nha giữ bản dịch tiếng Trung của mẫu đơn tiếp nhận trên bàn của cô ấy.


Dọc theo rìa khu thương mại trung tâm của thành phố ngày càng nhiều doanh nghiệp có liên quan đến dịch vụ này, đại lý du lịch Long Quanwei, người nhập cư đến Quito từ Trung Quốc 5 năm trước, nói với CNN vào tháng trước.


Ở đó, các cửa hàng bách hóa bán thiết bị và hàng hóa cần thiết cho chuyến đi về phía bắc, trong khi các cơ sở do người Trung Quốc điều hành cung cấp nhà ở, thực phẩm và một nơi để liên kết với những người khác hướng về phía bắc và quyết định về các tuyến đường tiếp theo, Long cho biết.


Tại một trong những nhà nghỉ này, nơi giá một đêm bao gồm bữa ăn khoảng 20 USD, bản đồ tiếng Trung được in và hướng dẫn dán trên tường chi tiết từng chặng của chuyến đi. Người chủ, người yêu cầu giấu tên vì sợ phản ứng dữ dội trên mạng, ước tính có 100 doanh nghiệp nhỏ như của cô phục vụ khách du lịch Trung Quốc, bao gồm cả những người chuẩn bị đi về phía bắc.


Cô nói: “Nhiều người đến đây và không nói được tiếng Anh hoặc tiếng Tây Ban Nha nên họ tìm tôi”.


Trong số những người đi qua có Zheng Shiqing, người đã đến vào đầu tháng 12 sau lần đầu tiên di chuyển bằng máy bay qua Thái Lan, Maroc và Tây Ban Nha.


Là một thanh niên 28 tuổi mảnh khảnh với vẻ mặt nghiêm túc, anh đã gặp phải nhiều thất bại.


Trong lần đầu tiên đi qua Colombia, Zheng và một người bạn đồng hành đã bị cướp dùng súng. Không còn điện thoại và tiền, anh quay trở lại Quito để tập hợp lại. Tuy nhiên, anh vẫn quyết tâm rằng con đường duy nhất đi tới là tiến tới Mỹ – không có lối thoát nào khác.


“Đối với người bình thường, việc sinh tồn thực sự rất khó khăn ở Trung Quốc. Thật sự rất khó sống. Đừng nghĩ đến việc kiếm tiền vì bạn đang bị những người (tầng lớp thượng lưu) đó bóc lột”, Zheng nói từ nhà trọ khi chuẩn bị lên đường đến Colombia lần thứ hai bằng tiền vay mượn.


Zheng, một học sinh tốt nghiệp trung học ở vùng nông thôn tỉnh Vân Nam có cha mẹ là công nhân nhập cư ở Trung Quốc, kể lại cuộc sống ngày càng trở nên khó khăn như thế nào đối với những người như anh, bất chấp tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong nhiều thập kỷ đã giúp phần lớn dân số thoát khỏi đói nghèo.


Ước gì tôi đừng sinh ra đời … đời sống quá mệt.”
 
Zheng bắt đầu làm việc tại nhà máy trộn keo cho hộp giày khi còn ở tuổi thiếu niên và sau đó chuyển đổi giữa các công việc, bao gồm cả công việc tại dây chuyền lắp ráp sản xuất linh kiện điện thoại thông minh cho Apple. Trong thời gian đại dịch xảy ra, anh bị nhốt trong một nhà máy sản xuất bộ định tuyến internet khác, không thể ra ngoài được. Sau khi lệnh phong tỏa kết thúc, Zheng chuyển sang công việc khác và nói rằng lương của anh không bao giờ được trả, ngay cả sau khi anh đã nộp đơn khiếu nại chính thức.


“Không có lối thoát… trừ khi bố mẹ bạn là quan chức hoặc doanh nhân. Nhưng nếu bạn thuộc tầng lớp thấp hơn, thì dù có lấy chồng, có con, bạn vẫn đi theo con đường cũ… chỉ nghĩ đến thôi cũng thấy đau lòng”, anh nói. “Tôi ước mình chưa bao giờ được sinh ra… sống thật mệt mỏi.”


Đầu năm nay, giống như hàng nghìn người Trung Quốc khác, Zheng quyết định thử “zou xian” hoặc đi “con đường đi bộ” tới Mỹ.


Cụm từ này đã trở thành một uyển ngữ cho cuộc hành trình đầy nguy hiểm, cũng như “những chuyến du lịch toàn cầu” – là một trong những thuật ngữ tìm kiếm mà mọi người có thể nhập vào mạng để tìm các hướng dẫn trực tuyến bằng tiếng Trung về cách chuẩn bị, những việc cần làm ở mỗi chặng và thậm chí cả những điều cần nói với quan chức nhập cư.


 Cam Go Khốc Liệt
 
Các biện pháp kiểm soát hà khắc Covid-19 của Trung Quốc, chỉ được nới lỏng một năm trước, đã ảnh hưởng nặng nề đến công nhân làm việc ở các thành phố và người dân ở khu vực nông thôn.


Và giờ đây, nền kinh tế tiếp tục gặp khó khăn do cuộc khủng hoảng thị trường bất động sản, nợ chính quyền địa phương cao và ảnh hưởng của việc chính phủ trấn áp khu vực tư nhân bùng nổ, tất cả đều dẫn đến việc mất việc làm.
 
Sau khi tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên thành thị đạt mức kỷ lục vào năm ngoái, chính phủ đã ngừng công bố dữ liệu về thước đo này. Đảng Cộng sản cam kết sẽ làm nhiều hơn nữa để củng cố nền kinh tế - và dập tắt những tin tức xấu về nó.


Victor Shih, giám đốc Trung tâm Trung Quốc thế kỷ 21 tại Đại học California San Diego, cho biết: “Điều đáng ngạc nhiên là rất nhiều người đang thực hiện hành trình nguy hiểm này đến Nam Mỹ và đến Mỹ khi đất nước này đang ổn định về mặt chính trị”, tương phản với thời kỳ di cư từ Trung Quốc trong bối cảnh bất ổn chính trị.


“Điều này cho thấy rằng một bộ phận đáng kể dân số đang gặp khó khăn về kinh tế.” 


Làn sóng di cư của người Trung Quốc sang Mỹ bắt đầu sau khi nền kinh tế Trung Quốc mở cửa vào đầu những năm 1980, hơn một thập kỷ sau khi các chính sách hạn chế nhập cư của Hoa Kỳ bị bãi bỏ. Sau đó, số người từ Trung Quốc có được quyền thường trú – do liên quan đến quan hệ gia đình, việc làm và tị nạn chính trị - bắt đầu tăng đáng kể, dữ liệu của Mỹ cho thấy.


Khi nền kinh tế Trung Quốc bùng nổ vào đầu những năm 2000, động lực đã thay đổi: có nhiều cơ hội hơn cho người lao động ở đó, trong khi những người Trung Quốc giàu có hơn có nhiều nguồn lực hơn để nhập cư hoặc du học tại Mỹ.


Nhưng đất nước này cũng đã chứng kiến sự đàn áp mạnh mẽ đối với xã hội dân sự – và các hình thức bất đồng chính kiến – trong thập kỷ qua dưới thời Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo độc tài nhất trong nhiều thập kỷ.




Trung Quốc cũng đã tăng cường kiểm soát tôn giáo và bị cơ quan nhân quyền cao nhất của Liên Hiệp Quốc cáo buộc tiếp tục lạm dụng nghiêm trọng có thể dẫn đến tội ác chống lại loài người vì cách nước này đối xử với người thiểu số Hồi giáo, một cáo buộc mà Bắc Kinh phủ nhận.


Dữ liệu của Liên Hiệp Quốc cho thấy số người từ Trung Quốc xin tị nạn chính trị ở Mỹ và các nơi khác trên thế giới đã tăng mạnh dưới thời ông Tập cầm quyền – tăng từ gần 25,000 người năm 2013 lên hơn 120,000 người trên toàn cầu trong sáu tháng đầu năm 2023.


Những người vượt qua biên giới phía nam Hoa Kỳ, không chỉ bao gồm những người trưởng thành độc thân mà còn cả các gia đình, cũng thường xin tị nạn, một hình thức nhập cư dành cho những người lánh nạn đàn áp. Các chuyên gia nhập cư cho biết trước đây, những người xin tị nạn từ Trung Quốc có thể nộp đơn sau khi vào Mỹ bằng thị thực du lịch hoặc thông qua một con đường khác có thể không liên quan đến việc bị giam giữ ở biên giới.


Giờ đây, biên giới phía nam đã nổi lên như một tuyến đường được biết đến nhiều hơn trong bối cảnh số lượng người từ khắp nơi trên thế giới băng qua đó ngày càng tăng kể từ khi đại dịch kết thúc.


Những người nhập cảnh bất hợp pháp trên tuyến đường đó thường phải vượt qua bước sàng lọc ban đầu để ở lại Hoa Kỳ và nộp đơn xin tị nạn, mặc dù những người di cư khác nhau có thể phải đối mặt với những hoàn cảnh khác nhau trong bối cảnh hệ thống quá tải.


Các chuyên gia cho biết Quốc Hội dự kiến sẽ hành động để cập nhật các quy định nhập cư cho biên giới trong những ngày tới, điều này có thể thay đổi và thu hẹp các quy định hiện hành.


Trong sự gia tăng tổng thể các chuyến vượt biên như vậy, số lượng các công dân Trung Quốc ngày càng tăng và họ sẵn sàng đi theo con đường nguy hiểm - ngay cả vào thời điểm căng thẳng chính trị gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc - xuất hiện như một xu hướng mới và đáng chú ý.


Bắc Kinh đã lên án các cuộc vượt biên, trong đó Bộ Ngoại giao nói với CNN trong một tuyên bố rằng họ “phản đối và kiên quyết trấn áp mọi hình thức hoạt động nhập cư bất hợp pháp và sẵn sàng tích cực tham gia hợp tác quốc tế về vấn đề này”.


Vượt Biên Đường Bộ


Đối với những người như Zheng, ngay cả việc bắt đầu cuộc hành trình cũng phải trả giá đắt.


Những người dựa vào việc tự thu thập thông tin và tự mình đi qua Nam và Trung Mỹ sẽ chi ít nhất 5,000 USD – hơn 1/3 mức lương trung bình hàng năm của một công nhân nhà máy Trung Quốc.


Số tiền này bao gồm các chuyến bay ra khỏi châu Á, thường qua các quốc gia thân thiện với hộ chiếu của Trung Quốc như Thổ Nhĩ Kỳ, đến Ecuador, sau đó trả thêm tiền mặt để nghỉ qua đêm, xe buýt, taxi, đi thuyền và thông thường là hướng dẫn băng qua khu rừng rậm khét tiếng Darien Gap, nối Colombia với Panama – nơi đó không có con đường nào khác băng qua.


Tuy nhiên, những người có phương tiện có thể tìm cách tránh được một số nguy hiểm. CNN đã phát hiện ra thông tin về một loạt các lựa chọn và gói du lịch được tiếp thị cho những người đến từ Trung Quốc muốn thực hiện chuyến hành trình.


Với giá từ 9,000 đến 12,000 USD, khách du lịch có thể trả tiền cho những kẻ buôn lậu để sắp xếp phương tiện di chuyển cho các phần của hành trình về phía bắc, cũng như một chiếc thuyền và hướng dẫn viên để băng qua rừng nhiệt đới tùy chọn, dịch vụ sẽ bao tất cả những điều trên.


Đối với những người có khả năng chi tiêu nhiều hơn, ít nhất là 20,000 USD, lộ trình sẽ trở nên dễ dàng hơn: ví dụ: trợ giúp xin thị thực nhập cảnh nhiều lần vào Nhật Bản, cho phép nhập cảnh miễn thị thực vào Mexico và vận chuyển đến biên giới.


Không rõ có bao nhiêu người đang đi theo các tuyến đường được tổ chức kiểu đó, nhưng bằng chứng cho thấy đã có một loạt các dịch vụ rộ lên ở khu vực biên giới. CNN đã tổng hợp thông tin về các lựa chọn này bằng cách nói chuyện với những kẻ tổ chức và những người quen thuộc với ngành này, cũng như từ thông tin trong các hướng dẫn trực tuyến.


Những người từ Trung Quốc đi du lịch bằng đường bộ thường chọn tuyến đường quen thuộc từ Quito đến Tulcan, một thành phố nhỏ nằm ở biên giới với Colombia.


Ở đó, người dân địa phương nói với CNN rằng họ nhìn thấy hàng trăm - nếu không muốn nói là hàng nghìn - người di cư Trung Quốc đi từ Ecuador đến Colombia mỗi tuần.


Người dân ở Tulcan đang thích nghi với nhóm mới này. Một thủ kho có cửa hàng đồ ăn nhẹ nằm trên đường tới biên giới tính phí để giúp người Trung Quốc đi qua thiết lập một ứng dụng xin thị thực quá cảnh, cho phép họ ở lại Colombia hợp pháp trong 10 ngày.


Nhưng cô cảnh báo việc vượt biển rất nguy hiểm: người di cư Trung Quốc hiện là mục tiêu hàng đầu của các băng đảng và tội phạm, cô nói - điều mà một người như Zheng đã gian nan trải qua.


Anh ta đi qua Tulcan lần thứ hai vào giữa tháng 12 và từ đó tiếp tục đi về phía đông bắc đến thành phố ven biển Necocli, nơi những chiếc thuyền đang chờ chở những người di cư qua Vịnh Urabá đến rìa của Darien Gap, sau đó họ phải đi bộ.


Ở chặng cuối, mặc áo phao và ngồi trên thuyền gỗ, họ men theo dòng sông quanh co để đến điểm đến tiếp theo – các trại di cư tạm thời ở Panama, nơi họ đăng ký, được ăn uống và nghỉ ngơi miễn phí.


Tại Panama, chính quyền đã phải dùng đến việc đưa đón người dân từ các trại biên giới phía nam này đến các trại phía bắc - tất cả đều diễn ra trong đêm tối, một quan chức Panama nói với CNN. Sau đó, nó sẽ đi qua Costa Rica, Nicaragua, Honduras, Guatemala và Mexico – nếu họ không bị cảnh sát hoặc kẻ trộm chặn lại.


Đối với một số người, chặng đường cuối cùng đến Mỹ là chặng đường gian khổ nhất.


Một người mẹ, Chen, 38 tuổi, đã phải trải qua ít nhất hai đêm trên đường phố ở các thị trấn Mexico cùng với hai đứa con của mình, 15 và 11 tuổi, khi họ phải vật lộn để đến được biên giới.


Cô mong muốn được đoàn tụ với chồng cô, người đã đến Mỹ một năm trước sau khi anh bị chính quyền Trung Quốc giam giữ và lạm dụng vì anh ta lên tiếng về chính trị và vì anh ta đi nhà thờ. Cô không muốn sử dụng tên đầy đủ của mình vì lý do an toàn.


Giấc mơ Hoa Kỳ?
 
Vài ngày sau, sau khi gom góp hàng ngàn đô la để trả cho một kẻ buôn lậu sắp xếp chuyến bay cho anh ta, Zheng đã đến được Tijuana ngay phía nam biên giới California.
 
Sau một thời gian ngắn bị giam giữ ở đó, anh ta lách qua một khoảng trống trên bức tường biên giới - cuối cùng đến được nước Mỹ.
 
Ở đó, giống như những người vượt biên khác, anh đợi ở vùng nội địa cực nam của đất nước trong một trại không chính thức. Trong khi cố gắng giữ ấm, anh ấy cứ nghĩ về điều tiếp theo: “Tôi cần tìm việc làm và sống,” anh ấy nói với CNN bằng tin nhắn trước khi được đưa lên xe buýt của chính phủ để được xét xử tại một trung tâm giam giữ.


Đối với Zheng và hàng nghìn người khác đang thực hiện chuyến vượt biển tương tự, đây là nơi bắt đầu một loại bất ổn mới.


Những người được phép ở lại và xin tị nạn sau khi được các quan chức nhập cư tiến hành xét xử họ có thể phải đợi nhiều năm để đưa ra xét xử trước thẩm phán trong một hệ thống quá tải.


Trong thời gian chờ đợi, họ có thể nộp đơn xin làm việc hợp pháp và di chuyển trong nước, đôi khi mang theo thiết bị theo dõi GPS do chính phủ phân phát.


Đối với Wang Qun, 34 tuổi, người có hành trình vượt biên vào tháng 6 năm 2022 được CNN ghi lại, khoảng thời gian chờ đợi đó đã cho anh thời gian để bắt đầu cuộc sống mong muốn từ lâu ở Mỹ.


Mùa thu năm ngoái, sau nhiều tháng ghi nhớ các từ tiếng Anh về các bộ phận khác nhau của xe đầu kéo cũng như chức năng của chúng, Wang đã thi đậu bài kiểm tra cấp giấy phép. Điều đó cho phép anh hoàn thành mục tiêu mà anh đã đặt ra ở quê nhà – trở thành tài xế xe tải ở Mỹ.
 
Giờ đây, Wang đang kiếm sống ổn định với công việc lái xe đường dài giữa California và Florida. Anh ấy cũng đang mong đợi một đứa con với người bạn đời của mình, Iris, người mà anh ấy đã gặp ở Los Angeles sau khi cô ấy thực hiện chuyến hành trình của riêng mình từ Trung Quốc qua biên giới chỉ vài tháng sau anh.


“Tôi tin rằng (Iris và tôi) có giá trị đối với nước Mỹ. Bởi vì chúng tôi không ngừng làm việc chăm chỉ, đóng thuế nên tôi nghĩ việc chúng tôi đến đây không gây gánh nặng cho chính phủ Mỹ”, ông nói. Wang từ chối chia sẻ chi tiết về đơn xin tị nạn của mình với CNN vì vụ việc đang chờ xét xử.
 
Tuy nhiên, các chuyên gia nhập cư cho biết, việc nhận được phán quyết tích cực đối với những trường hợp như vậy từ chính phủ Hoa Kỳ không phải là cơ hội chắc chắn cho những người nộp đơn, bất kể lý lịch của họ.
 
Theo dữ liệu từ Bộ An ninh Nội địa, công dân Trung Quốc từ lâu đã là một trong những nhóm người xin tị nạn thành công lớn nhất ở Mỹ, với gần 13% số người được cấp tị nạn vào năm 2022 đến từ Trung Quốc. Điều đó tương đương với chỉ hơn 4,500 người được chấp thuận trong năm đó.
 
Vì thời gian chờ đợi có thể kéo dài nhiều năm nên dữ liệu không phản ánh dòng người xin tị nạn vào năm 2022.
 
Theo Ma Ju, một nhà lãnh đạo cộng đồng người Trung Quốc gốc Hồi giáo đã tị nạn ở Mỹ, những người chọn con đường khó khăn qua biên giới phía Nam hiện nay có thể đến từ nhiều tầng lớp xã hội khác nhau, nhưng họ thấy “sinh kế và nhiều quyền căn bản của họ đang bị xâm phạm” ở Trung Quốc.”
 
Ma Ju biết rõ – Ông đang điều hành một khu trú ẩn ở Thành phố New York dành cho những người mới đến từ Trung Quốc, phần lớn là những người nói rằng họ đang chạy trốn sự đàn áp chính trị hoặc tôn giáo. Ông nói, đối với nhiều người, phải mất hơn một năm để có được giấy phép lao động ở Mỹ, khiến họ mắc kẹt trong những công việc bấp bênh không có bảo hộ lao động trong khi chờ đợi xem liệu họ có thể ở lại hay không.
 
Nhưng trong sự chờ đợi, có hy vọng.
“Bất kể họ đến đây vì lý do kinh tế hay lý do gì khác, đó là vì phẩm giá – điều mà họ chưa bao giờ có ở quê nhà”, Ma nói.
 
Nguyên Hòa biên dịch
Bài phóng sự đặc biệt của CNN
 
Nguồn: https://www.cnn.com/2024...na-for-the-us/index.html
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.298 giây.