logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 08/02/2024 lúc 11:04:44(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Không có đồng hồ đeo tay nên tôi chẳng biết Oanh đã vào chợ được bao lâu rồi. Con nhỏ định để tôi chết đứng ở đây. Trời đã trưa, khu chợ vắng dần. Ôm cặp, áo dài trắng đứng trước chợ giờ nầy, chướng ơi là chướng. Tôi cúi mặt, không dám nhìn ai vừa rủa thầm con nhỏ. Sáng nay, lần đầu tiên có kinh, lại đúng vào giờ sử của thầy Tấn, tôi vừa sợ vừa mắc cỡ đến có thể chết được. Chân tay lạnh ngắt, nước mắt lưng tròng. May sao nhỏ Oanh biết được, xin thầy cho tôi về sớm. Không biết nó lên nói gì với thầy Tấn, chỉ biết thầy nhìn tôi rồi gật đầu lia lịa. Ra khỏi trường tôi gạn hỏi nó, Oanh ôm bụng cười ngất: “Tao nói mầy bị đau bụng, tiêu chảy. Xin ổng cho về ngay, sợ chạy ra cầu cá không kịp”. Nghe, tôi giận lắm nhưng lúc nầy đành nuốt giận, xuống giọng hỏi nó bây giờ mình phải làm sao. Oanh hất mặt làm lanh: “Thì ra chợ mua băng vệ sinh rồi về nhà tao. Nếu mi mắc cỡ thì đứng ngoài đợi, tao mua cho". Rồi Oanh biến mất cho đến bây giờ.
– Xong rồi nhỏ. Dông lẹ đi!
Oanh ôm một bọc giấy, kéo tay tôi đi nhanh. Nhìn khuôn mặt xương dài, mái tóc cắt ngắn láu lỉnh, tôi cảm phục nó vô cùng. Bằng tuổi tôi, không hiểu sao Oanh “chì” đến như vậy. Chuyện gì nó cũng đương đầu, giải quyết một cách dễ dàng. Chớ không như tôi, lúc nào cũng dễ mắc cỡ, dễ mủi lòng như bánh tráng nhúng nước. Nhớ lần thằng Hải học cùng lớp, viết thư tỏ tình với tôi. Vừa sợ lại vừa mắc cỡ, không biết phải làm sao, tôi đem thư Hải đến nhờ Oanh giúp ý kiến. Nó đọc hết thư, lấy viết đỏ sửa lỗi chính tả, chấm câu, gạch đít phê bình đầy kín bức thư, rồi cho ba điểm rưỡi. Chưa hết, giờ chơi hôm sau, Oanh đem lá thư đọc cho cả lớp nghe kèm với lời phân tích của nó. Đến nỗi Hải phải lấy cớ bệnh, nghỉ học cả tuần lễ. Từ đó chẳng còn đứa con trai nào dám hẻo lánh, viết thư tỏ tình với tôi nữa. Và cứ thế mà thời gian trôi qua, tôi cùng Oanh lớn lên suốt một thời con gái.

***

– Tóc nhỏ thơm nức mùi chanh.
– Mới gội đầu hồi chiều.
Tôi nói không quay đầu lại, mặc cho Oanh ve vuốt, hít hà với mái tóc dài mượt của tôi mà trong trường, ngoài phố ai đi ngang cũng phải trầm trồ, chiêm ngưỡng. Oanh thường nịnh tôi rằng, “Dinh có mái tóc đẹp nhất thị xã mình”.
– Nhỏ à, mai mốt lỡ nhỏ có thất tình đi tu, hứa cho ta mái tóc làm đầu tóc mượn nghen.
– Con quỷ!
– Quỷ yêu hả... “Tóc mai sợi ngắn sợi dài. Lấy nhau chẳng đặng thương hoài ngàn năm”, nhỏ à.
Tôi yên lặng, không hưởng ứng làm Oanh cụt hứng. Đầu óc tôi đang đeo đuổi buổi hẹn hò với Quí hồi chiều. Thư qua thư lại mấy tháng nay, đây là lần thứ nhì tôi và Quí gặp riêng. Lần đầu trong đêm lửa trại liên hoan của trường cuối năm. Lần đó, hai đứa chỉ hỏi thăm nói chuyện vớ vẩn, chẳng đâu vào đâu. Tôi thất vọng vô cùng, mặc dù có rất nhiều tình cảm với Quí. Trong thư Quí tình tứ, mơ mộng bao nhiêu thì khi gặp mặt, Quí vụng về, ngớ ngẩn bấy nhiêu. Từ đó, tôi muốn giữ tình cảm mình cho Quí ở những bức thư, nên từ chối bao lần hẹn hò gặp gỡ... Nhưng lần nầy qua thư, Quí bảo có chuyện rất hệ trọng cần gặp. Tôi đành phá lệ. Quí báo tin sẽ nhập ngũ khóa trừ bị Thủ Đức vào tuần tới. Quá đột ngột trước tin giã từ, tôi tê lặng cả lòng. Bất chợt, Quí cầm tay và hôn thật nhanh trên môi tôi. Toàn thân tôi run rẩy, nóng bừng với nụ hôn đầu đời con gái. Tự dưng tôi chợt khóc nhẹ nhàng và xót xa cho mối tình của Quí. Hốt hoảng khi thấy tôi khóc, Quí xin lỗi, nếu hành động đó có làm tôi tổn thương. Tôi gượng cười, nhìn Quí lắc đầu. Quí hẹn sẽ viết thư cho tôi mỗi tuần và bắt tôi hứa sẽ chờ đợi ngày Quí trở về. Nhưng Quí không nói trở về để làm gì? Rồi từ đó trở đi hai đứa ngồi yên lặng, nhìn từng cụm lục bình trôi hững hờ trên dòng sông chiều, chảy buồn quanh huyện lỵ.
– Đang tưởng nhớ đến chàng Quí khùng của mi phải không?
– Đụng ai mi cũng chê, cũng gọi khùng gọi điên hết.
– Chớ hổng khùng, sao cứ mỗi ngày cứ đi qua đi lại nhà em cả chục lần, mặt bơ phờ, thiếu ngủ. Chừng gặp em thì cứ thộn mặt ra, miệng ú ớ nói năng lập bập như người á khẩu.
Tôi không nhịn cười được nữa, thua nó. Được nước, Oanh ôm chặt lấy tôi, thủ thỉ:
– Lại nay mai, em hậu phương anh tiền tuyến, mùi quá cỡ. Cho tao ké với nghen.
Chịu. Không có gì mà giấu được với Oanh và không gì mà nó không giễu được. Cũng may mà còn có Oanh, còn được nụ cười trước bao nhiêu cảnh trái lòng tang thương ở thời buổi nầy. Nhưng, miệng Oanh thì cứ rành mọi chuyện như “sáu câu vọng cổ”, vậy mà đến nay Oanh chưa có được một cuộc tình nào. Năm nay lại là năm cuối cùng của bậc trung học, chiến tranh thì đang lan tràn khốc liệt trên mọi nẻo đường của quê hương. Không ai trong đám con gái lớp tôi lại không muốn có một cuộc tình, một người yêu cho cuộc sống bấp bênh nầy. Tiếng bom đạn vây quanh, vang dội mỗi đêm. Biết bao nhiêu hình ảnh những người thiếu phụ trẻ khóc chồng, tuổi vừa mới đôi mươi. Cuộc chiến tranh đẩy thế hệ chúng tôi vào cảnh biệt ly quá vội. Từng lớp thanh niên trong xã, trong huyện đã ra đi và đã trở về vĩnh viễn với lòng đất quê hương. Vậy mà không hiểu sao Oanh lại hững hờ với những người đeo đuổi nó? Vậy mà không hiểu sao tôi lại chẳng thiết tha với mối tình của Quí ? Một phần của tôi thì ước mơ đến trằn trọc, phần khác lại dửng dưng đến khó hiểu. Hai ngực đã nở căng và tôi đã không còn sợ hãi, mắc cỡ những lần có kinh mỗi tháng. Tôi đã là con gái. Một người con gái đẹp của xã, của huyện như lời Oanh thường nửa thật nửa đùa. Những ánh mắt của đám con trai cùng trường, trong huyện là tấm gương lớn cho tôi soi từng vẻ đẹp của mình... Năm gần đây, Oanh thường rủ tôi xuống nhà nó ngủ đêm, để ăn vặt và tâm sự. Nhà tôi chật lại nằm trong trại gia binh, nên tôi ít khi rủ rê bạn bè đến chơi. Ngược lại, nhà Oanh rộng thênh thang nằm trên đường lộ cái, lúc nào cũng nhộn nhịp người qua lại.
– Ê, bộ ngủ thiệt hả nhỏ. Người xưa đốt đuốc đi chơi, đời ngắn ngủi, uổng lắm.
– Còn chuyện mi với ông Sanh tới đâu rồi? Tôi quay đầu lại, chọc nó.
– Ông “Sanh vồ” đó hả. Trung úy gì đâu mà gặp gái như gà mái mắc đẻ. Mày hổng nghe người ta nói sao, “Em ơi đừng lấy pháo binh, đêm đêm nó thụt rung rinh cái nhà”. Chết ta nhỏ à!
Hai đứa ôm nhau cười đến chảy nước mắt. Sanh là trung úy pháo binh ở tiểu khu, đã ba mươi hai tuổi mà nghe đâu chưa “sang ngang” lần nào. Chàng pháo binh có cái trán vồ bướng bỉnh đó, theo đuổi Oanh hơn mấy tháng nay và có lần đã nhờ người đến ngỏ lời với má Oanh xin được hỏi cưới. Oanh mắc cỡ, nổi giận bỏ qua nhà tôi ở lỳ mấy bữa. Nó còn nói, ở đây thiếu gì con gái, sao ổng lại nhằm tao mà thương. Con quỷ, tôi chưa thấy ai như nó. Con gái mới lớn, được người ta đeo đuổi lại còn đường hoàng xin cưới hỏi, không mừng không hãnh diện, lại còn nổi giận bỏ đi thì thiệt là hết nước nói.
– Dinh à, nếu có bà tiên hiện ra cho mi một điều ước, thì nhỏ ước gì?
– Một thôi hả. Ít quá.
– Một thôi. Đừng tham lam con ạ!
– Để coi...
Tôi chớp mắt nhìn lên trần nhà, tay vuốt nhẹ lọn tóc, đưa lên môi cắn nhè nhẹ:
– Tao ước sẽ trở thành công chúa dịu hiền, kêu gọi con người hãy chấm dứt chiến tranh, đừng dùng bom đạn giết hại lẫn nhau nữa... Còn mi, mi mơ ước điều gì?
– Tao ước được trở thành hoàng tử để theo bảo vệ công chúa dịu hiền suốt đời.
Oanh đáp thật nhanh, giọng nó trầm lắng, mơ hồ. Bàn tay xương dài của Oanh ôm chặt lấy vòng ngực tôi đến nghẹt thở. Đêm chợt như hụt hẫng, chìm sâu. Tự dưng tôi thấy lòng mình lo sợ. Lo sợ cho những bất trắc đang rình rập chung quanh của đêm tối và của cả ngày mai. Tôi nghe tim mình đập mạnh, thổn thức. Co người trong vòng tay Oanh, tôi muốn giây phút nầy được tồn tại mãi mãi. Để mãi mãi tôi và Oanh nằm cạnh bên nhau. Để mãi mãi cuộc đời không chia cắt chúng tôi như bao nhiêu người khác. Ôi tuổi trẻ chúng tôi, mà mỗi ánh mắt, vòng tay cho tình yêu đã đâu đó đợi sẵn nỗi chia lìa, ly biệt... Tôi nghe rõ từng tiếng thở dài của Oanh và mùi hương chanh thoang thoảng từ mái tóc tôi. Tiếng gió thổi từ con sông nhỏ chạy quanh huyện, da diết nỗi nghẹn ngào quen thuộc.

***

Huyện lỵ đã nhỏ, nay càng vắng vẻ và buồn hơn. Từng lớp người bỏ ra đi, ở một nơi nào đó hoặc vĩnh viễn về với lòng đất quê hương. Còn lại chăng là nỗi quặn đau của con sông nhỏ, cố bồi đắp một bên bờ, từ bờ lở của bên kia. Bãi đắp sông càng rộng, những chuyến đò chở ly biệt càng nhiều. Đất nước tôi sao quá ít niềm vui và tràn đầy nước mắt. Những cây tre già ủ rũ nắng gió, rạp mình khóc cho bao nụ măng non... Quí cũng đã trở về trên chuyến đò biệt ly đó. Tôi đã khóc, khóc đến không còn nước mắt để trải hết tiếc thương cho một mối tình thơ đẹp. Từ đó, tôi sợ nhiều nơi chốn, nhiều con đường của chợ huyện. Tôi cố tránh để không phải đi qua, để không phải nhìn lại những bóng hình của quá khứ. Ông trung úy pháo binh, “Sanh vồ” của Oanh, cũng vĩnh viễn ra đi mang theo cả lời cưới hỏi dở dang... Chừng như trong huyện lỵ bé nhỏ nầy chỉ còn lại đám con gái chúng tôi. Chừng như chỉ còn tôi và Oanh trong những ngày chiến tranh thật buồn. Hai đứa càng thương và quấn quít nhau hơn. Oanh đã xa rời sách vở của trường lớp để đi vào tần tảo với trường đời. Tôi thì trở lại ngôi trường lớp học tuổi thơ, để làm cô giáo trẻ với phấn trắng bảng đen. Sạp tạp hóa của Oanh mỗi ngày một khá. Nhiều đám khác đánh tiếng dạm hỏi nó, cũng chỉ đem lại cho hai đứa những trận chọc cười ra nước mắt. Tôi càng lớn càng có da có ngực, mái tóc thêm dài phủ kín cả lưng. Oanh thì ngược lại, càng ngày càng ốm, cao lêu nghêu, thiếu ngực, và tóc lúc nào cũng cắt cao khỏi ót. Mỗi ngày sau giờ dạy, tôi thường ghé Oanh tán dóc, ăn vặt hoặc phụ giúp chút tay khi đông khách và ngủ đêm nhà Oanh nhiều hơn. Đêm nào cũng vậy, câu chuyện luôn bắt đầu bằng một khuôn mặt, một cái tên, một kỷ niệm để rồi đi đến hiện tại đang trôi qua lặng lẽ, buồn tênh. Tôi và Oanh không còn nhắc đến chuyện ước mơ của bà tiên có phép nữa, mà cứ thẫn thờ khi nghĩ đến ngày mai. Những đêm đó, nhất là những đêm mưa, Oanh ôm chặt lấy tôi và hai đứa luôn có những giấc ngủ yên lành bên nhau. Tôi thường có nhiều cơn ác mộng. Khuôn mặt u buồn của Quí, khuôn mặt của xác người lính bên kia kéo về nằm dọc bên hông chợ. Khuôn mặt của những người vợ trẻ, đôi mắt vô hồn, đưa tay giở từng xác người để nhận mặt người thương... Vậy mà bên Oanh, tôi luôn có được những giấc ngủ an lành, không mộng dữ. Lâu thành quen, quen thành nhớ. Thỉnh thoảng những đêm khó ngủ hay bừng dậy sau cơn ác mộng tôi thèm vòng tay ôm và cái chân dài gác ngang người tôi của Oanh.
Từng ngày lặng lẽ trôi qua tưởng chừng như vô tận. Đến mùa mưa, Oanh mua được căn nhà cuối chợ, dọn ra ở riêng. Nó nằng nặc đòi tôi ra ở chung, vừa có bạn có bè vừa gần trường gần chợ. Tôi đang chần chừ, chưa kịp quyết định thì gặp Khải. Khác với những đứa con trai, những người đàn ông tôi đã gặp, Khải hiện ra như kết tụ tận cùng trong tôi bao nỗi đợi chờ. Lần đầu tiên nhìn vào mắt Khải, tôi biết ngay anh là định mệnh của đời mình. Tôi yêu Khải tha thiết. Đáp lại, Khải cũng yêu tôi say đắm. Anh đến trường, đến nhà đưa đón, gặp gỡ tôi bất cứ cơ hội nào cho phép. Những buổi hẹn hò và nụ hôn anh đã mở cho tôi tất cả cánh cửa cảm xúc, rung động đầu đời. Bên anh tôi không còn là tôi nữa. Tôi thuộc về anh hoàn toàn. Ngay cả tên tôi, “Mỗi lần đọc tên em là anh nhìn thấy cả tỉnh lỵ của mình: Nguyễn Thị Phong Dinh”. Đúng như vậy, trong giấy khai sinh ghi rõ: tôi sinh ra ở xã Thới Thạnh, huyện Ô Môn, tỉnh Phong Dinh… Khải cho tôi biết giá trị thiêng liêng của từng phần cơ thể. Từ đôi môi, bờ ngực đến phần tận cùng kín đáo nhất của cơ thể tôi. Một ngày vắng anh là tôi trăn trở nhớ thương. Mỗi lần bên anh là tôi khám phá thêm bao niềm hạnh phúc mới. Những đêm anh cấm trại, hành quân là tôi sợ hãi, thù ghét bóng đen và tiếng bom đạn của chiến tranh. Tôi biết nếu mất anh tôi sẽ không còn một lý do, ước nguyện nào để tồn tại đời nầy. Và, cũng vì chính anh, tôi mất đi một phần của chính tôi, là Oanh. Như bao nhiêu lần khác, Oanh luôn trêu chọc, gọi Khải là “chàng ngốc bán than”. Cái mặt anh chàng ngó, vừa ngốc lại vừa đen. Nhưng lần nầy, Oanh không còn được tôi hưởng ứng nữa, cụt hứng và còn giận lây cả tôi lẫn Khải. Đến lúc Oanh biết chắc tôi và Khải yêu nhau tha thiết thì nó thay đổi thái độ hoàn toàn. Oanh thường buồn bực, dễ cáu và tìm cách lánh gặp mặt tôi. Những đêm ngủ chung thưa dần và Oanh không còn nhắc đến chuyện tôi dọn về ở chung nữa. Ngược lại, mối tình của Khải phủ vây nên tôi cũng không quan tâm lắm đến những bất thường của nó. Khải bàn với tôi về chuyện hôn nhân. Vài tháng sau là đám hỏi và chúng tôi dự định ngày cưới vào đầu mùa xuân. Trước những ngày trọng đại nầy, tự dưng tôi chợt nhớ nhiều đến Oanh. Tôi thấy mình có nhiều lỗi với bạn. Có những đêm, tôi nhớ và thương Oanh đến trằn trọc. Nếu thật sự có một người đàn ông nào đó, đến với đời Oanh và chiếm đoạt hết mọi quan hệ tình cảm của Oanh, chắc chắn tôi cũng sẽ buồn vô cùng. Tôi làm lành và đem kể hết nỗi lòng với Oanh. Hai đứa ôm chầm lấy nhau, tôi lại được dịp khóc ngon lành. Oanh trở lại chăm sóc, chìu chuộng tôi nhiều hơn trước. Nhiều lần gặp gỡ, chuyện trò Oanh không ưa Khải ra mặt. Đến nỗi có lần Khải phải than phiền, nửa đùa nửa thật:
– Chắc là Oanh ghen với anh.
– Anh đừng nói bậy. Tại tính tình anh và Oanh không hợp với nhau.
Tôi giẫy nẩy. Khải chỉ cười, lắc đầu không nói gì thêm. Tôi tự thấy mình cũng khó hiểu. Gần Khải thì tôi thấy ái ngại, xót xa cho Oanh. Bên Oanh thì tôi thương nhớ Khải vô cùng. Cuộc sống thật trớ trêu trước những lựa chọn. Mà có lựa chọn nào không mất mát bao giờ. Tôi không muốn sự mất mát, tại sao tôi phải chọn giữa Khải và Oanh. Hơn nửa trái tim tôi cúi đầu chọn Khải, phần còn lại là đầy ấp bóng hình Oanh.
Trước ngày cưới hai hôm, tôi nhận được gói quà và bức thư ngắn của Oanh.

Phong Dinh thương,
Khi nhỏ đọc những dòng chữ này thì Oanh đã đi xa. Thật xa. Dinh ơi, nhỏ biết đó, Oanh có thể đương đầu, chịu đựng mọi nghịch cảnh, mọi đớn đau trên cuộc đời này. Nhưng, Oanh không thể nào chịu đựng sự mất Dinh. Sự mất mát khi Dinh sẽ hoàn toàn thuộc về người khác.
Chúc Dinh hạnh phúc bên chồng và sẽ quên Oanh đi mãi mãi.
Người thương yêu nhỏ suốt đời,
Kiều Oanh.

***

Gió đêm mang hơi nước từ dòng sông nhỏ trở mình se sắt lạnh. Ngày thật ngắn và đêm cuối năm chợt thăm thẳm hơn nhiều. Ngọn đèn vàng vọt, yếu ớt không đủ ánh sáng soi hết căn phòng nhỏ. Đôi mắt tôi hoa lên, mệt mỏi. Lần từng bước về phía giường ngủ, tôi đã nghe tiếng ngáy nặng nề, đứt khoảng của Khải. Vậy mà đã hơn bốn mươi năm vụt qua cửa sổ. Hơn bốn mươi năm, cuộc đời đã xô đẩy tôi vào nhiều ngõ ngoặt, nhiều nghịch cảnh để phải quen dần. Sau hai năm cải tạo, Khải và tôi dọn về ở căn nhà sàn dọc theo con sông Ô Môn. Căn nhà ba má Khải để lại cho hai đứa và dọn về tận vàm Thới An. Khải làm vườn giăng câu, còn tôi vẫn được tiếp tục dạy trường tiểu học của xã cho đến lúc về hưu... Căn nhà sàn nhỏ thô sơ, lộng gió hằng đêm luôn nằm trên bờ hạnh phúc chênh vênh. Tình yêu của tôi và Khải như tách trà nguội dần, mờ nhạt hương thơm. Chiếc lồng của chúng tôi đến nay vẫn trống. Tôi và Khải vẫn không có được mụn con nào. Những cố gắng, hy vọng ban đầu lụi tàn dần chỉ còn lại là sự chấp nhận. Tôi và Khải vẫn là vợ chồng, vẫn có với nhau bao điều hạnh phúc. Nhưng bao điều hạnh phúc đó không thể lấp đầy trong tôi và Khải khoảng trống trải vô cùng. Với Khải là những cơn say, những cuộc rượu mà tôi thấy anh uống trọn biết bao điều cay đắng. Còn với tôi thì không chỉ vậy. Không. Không phải. Mà là Oanh. Tôi nhớ và thèm da diết được một lần nằm cạnh bên Oanh, nghe lại giọng nói, tiếng cười và bàn tay xương dài ve vuốt từng sợi tóc tôi tỏa mùi hương cũ.
Oanh biệt tin từ đó đến nay. Tôi không nói với Khải về bức thư. Buổi chiều, trước ngày rước dâu, tôi đã đốt nó vì tôi đã thuộc lòng từng nét, từng chữ của Oanh. Tôi đã tìm kiếm, nhắn tin Oanh khắp nơi. Không một dấu vết, không một tăm hơi. Có lúc nghe tin Oanh ở Cờ Đỏ. Có khi được tin Oanh dọn về buôn bán ở Thới Lai. Tôi cố tìm đến nơi, thì lại có tin Oanh đã vượt biên và đang sống ở Mỹ? Không hiểu bây giờ Oanh đang ở đâu, với ai và có còn nhớ đến tình tôi hay không? Có còn nhớ đến dòng sông quê, dòng sông ở lại, chảy thiết tha suốt những kiếp đời nghiệt ngã... Nhưng đêm đêm trong vòng tay của Khải, hay như đêm nay nằm lặng lẽ bên tiếng ngáy khó nhọc của chồng, tôi luôn nghe trong lòng từng tiếng nấc nghẹn ngào, khẽ gọi: Oanh ơi, Oanh ơi…



Niệm Từ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.165 giây.