logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 13/02/2024 lúc 09:18:54(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được.
    Trước hết hãy bàn về Kinh tế.
    Việt Nam là một nước độc lập, nhưng Kinh tế lại lệ thuộc vào sự thăng trầm của Trung Quốc và tình hình Thế giới. Trong năm 2023, kinh tế Trung Quốc phát triển chậm lại. Sản xuất nội địa đạt 6,3 % thay vì 7,3% như kỳ vọng. Trong khí đó, chỉ số tiêu dùng của người dân giảm từ 0,2% đến 0,4% khiến các nhà kinh tế lo ngại tình trạng đi xuống của Trung Quốc kéo dài. (báo Đầu tư-Chứng khoán, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), 15/08/2023). Đây là hậu quả của Dịch Covid-19 phát xuất từ Tỉnh Vũ Hán (Trung Quốc) tháng 12/2019, mặc dù Bắc Kinh đã có nhiều kế hoạch tăng trưởng. Tình trạng chậm phục hồi Kinh tế Trung Quốc đã ảnh hưởng đến Kinh tế Thế giới, trong đó có Việt Nam.
    “Trong năm 2022, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, trong khi Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực ASEAN. Nhu cầu yếu sẽ làm ảnh hưởng tới các ngành nghề có tỷ lệ xuất khẩu cao sang Trung Quốc như gỗ, giấy, rau củ...”, quan sát của KBSV.
    Tuy nhiên, nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc vẫn gia tăng mỗi năm từ 50 đến hơn 60 tỷ Mỹ kim, tập trung vào máy móc và hàng dân dụng. Dù vậy, tình hình này không giảm thiểu sự lạc quan của giới lãnh đạo Viết Nam. Bằng chứng như Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã tuyên bố: “Trong tháng đầu năm 2024, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 tăng 3,37% so với cùng kỳ, giá hàng hóa tương đối ổn định.”
    Ông nêu ra bằng chứng: “Thị trường tiền tệ, tỷ giá cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất tiếp tục xu hướng giảm; đáp ứng đầy đủ nhu cầu thanh toán, cung ứng tiền mặt cho nền kinh tế trong dịp Tết; an toàn hệ thống ngân hàng được bảo đảm. 
    Thu ngân sách Nhà nước tháng 1 ước đạt 13,6% dự toán. Kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu, nhập khẩu tháng 1 tăng lần lượt 37,7%, 42% và 33,3% so với cùng kỳ và tăng 5,5%, 6,7%, 4,2% so với tháng trước, cho thấy xu hướng phục hồi tích cực qua từng tháng; ước xuất siêu 2,92 tỷ USD.
    Một điểm sáng nữa của kinh tế trong tháng đầu tiên của năm là tổng vốn FDI đăng ký tăng mạnh 40,2% so với cùng kỳ năm 2023, đạt hơn 2,36 tỷ USD. Đây là tín hiệu cho thấy nước ta đang tranh thủ được cơ hội từ những thành tựu đối ngoại, ngoại giao trong năm 2023 và tháng đầu năm 2024.” (Theo báo VTC News, 10/02/2024).

MỘT CÁI NHÌN KHÁC

Tuy nhiên, có một cái nhìn dè dặt vào sức sống của kinh tế Việt Nam đã xuất hiện từ Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê. Bà nói: “Bên cạnh những gam màu sáng, bức tranh kinh tế-xã hội năm 2023 còn xuất hiện những gam màu xám.
    Đó là, thứ nhất, ngành nông nghiệp đối mặt với một số khó khăn, thách thức. Nhiều loại vật tư nông nghiệp phụ thuộc vào nhập khẩu đã làm tăng chi phí sản xuất; diện tích cây điều, cao su, hồ tiêu tiếp tục giảm do hiệu quả kinh tế không cao; giá thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao; sản lượng gỗ khai thác tăng thấp do các doanh nghiệp chế biến gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.”
    Thứ hai, sản xuất một số ngành công nghiệp chủ lực suy giảm chủ yếu do thiếu đơn hàng sản xuất. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp năm 2023 ước chỉ tăng 3,02% so với năm trước, là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2011-2023 .
    Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2023 ước tăng 1,5% so với năm trước (thấp hơn nhiều so với mức tăng 7,2% của năm 2022) do đơn hàng sụt giảm, kim ngạch xuất khẩu giảm. Nhiều ngành công nghiệp trọng điểm giảm so với cùng kỳ năm trước và giảm ở nhiều địa phương có quy mô công nghiệp lớn. Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ tăng 1,8%, thấp nhất trong 11 năm qua; tỷ lệ tồn kho bình quân năm 2023 là 87,5%, cao nhất trong 11 năm qua, cho thấy một bộ phận doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, hàng tồn kho cao.”  (Thời báo Kinh tế Việt Nam, 01/01/2024).



    Ngoài ra, chuyên gia Nguyễn Thị Hương còn cho biết: “Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2023 giảm 6,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó kim ngạch xuất khẩu giảm 4,4% trong bối cảnh chính sách tiền tệ của các quốc gia trên thế giới tiếp tục thắt chặt, tổng cầu thế giới suy giảm dẫn tới các đơn hàng xuất khẩu giảm.”
    Trong khi đó: “Doanh nghiệp thành lập mới còn nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn. Tổng vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới năm 2023 đạt 1.521,3 nghìn tỷ đồng, giảm 4,4% so với năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới năm 2023 chỉ đạt 9,6 tỷ đồng, giảm 10,8% so với năm 2022.”
    Ngoài ra, số thống kê cũng cho thấy: “Tính đến ngày 20/12/2023, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký điều chỉnh tăng thêm đạt 7,88 tỷ USD, giảm 22,1% so với năm trước (năm 2022 tăng 12,2%), phản ánh những khó khăn chung của kinh tế toàn cầu, cho thấy nhà đầu tư nước ngoài chưa mở rộng quy mô các dự án đầu tư hiện hữu tại Việt Nam.”
    Trả lời câu hỏi: Với những nền tảng như vậy, bà dự báo như thế nào về tăng trưởng kinh tế trong năm 2024? Bà Hương đáp: “Nhìn chung năm 2024, dự báo các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh tế thế giới vẫn còn hiện hữu và tiếp tục tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Cục diện thế giới tiếp tục chuyển động theo xu hướng “đa cực, đa trung tâm”; các nước lớn điều chỉnh chiến lược linh hoạt, phức tạp hơn, vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh, kiềm chế gay gắt lẫn nhau.
    Hậu quả của đại dịch Covid-19 vẫn còn dai dẳng. Lạm phát ở một số nền kinh tế lớn nhiều khả năng vẫn ở mức cao, nợ công tiếp tục gia tăng; tăng trưởng thương mại toàn cầu tiếp tục xu hướng thấp, chịu ảnh hưởng từ cạnh tranh địa chính trị diễn biến căng thẳng, khó lường. Áp lực từ giá dầu thô, lương thực biến động mạnh, tăng lãi suất kéo dài ở nhiều quốc gia… Khả năng phục hồi của kinh tế toàn cầu chưa rõ ràng.
    Ở trong nước, tuy thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng động lực truyền thống còn yếu, động lực mới chưa rõ ràng nên năm 2024 dự báo kinh tế Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tác động từ sự suy giảm của nền kinh tế thế giới dồn nén từ thời đại dịch tới nay nhiều khả năng sẽ tiếp tục tác động đến nền kinh tế Việt Nam ít nhất trong nửa đầu năm 2024 trước khi đón nhận những dấu hiệu tích cực, khả quan hơn.”
 
CHÍNH TRỊ-QUỐC PHÒNG

Về tình hình chính trị, đảng CSVN có kế hoạch tổ chức các Hội nghị Trung ương để chuẩn bị Đại hội đảng kỳ XIV vào đầu năm 2026. Các Hội nghị này sẽ thảo luận các tài liệu của kỳ đảng XIII sẽ trình ra Đại hội đảng XIV, trong đó có “Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa tới. Trong số Văn kiện này có danh tính người được đề nghị thay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người sẽ 82 tuổi vào năm 2026 và đã giữ chức Tổng Bí thư đảng 3 nhiệm kỳ, từ năm 2011.
    Có 3 người đứng đầu danh sách ứng viên gồm:
    – Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, sinh năm 1970 tại Hải Dương, nhưng trưởng thành ở miền Nam.
    – Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, sinh năm 1957 ở Nghệ An.
    – Thủ tướng Phạm Minh Chính, sinh năm 1958 ở Thanh Hóa.
    Nhưng dù ai thay ông Trọng thì đảng CSVN vẫn tiếp tục:
    – Chống tham nhũng và xây dựng chỉnh đốn đảng, vì hiện nay đã có “một số không nhỏ” đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo, đã “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa”, không còn muốn tiếp tục xây dựng đất nước trên nền tảng Chủ nghĩa thoái trào Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh nữa.
    – Trong lĩnh vực Quốc phòng, Việt Nam sẽ theo đuổi  chính sách 4 “không” gồm: (1) không tham gia liên minh quân sự; (2) không liên kết với nước này để chống nước kia; (3) không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; (4) không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
    – Về Ngoại giao, Việt Nam lấy hình dáng cây Tre làm biểu tượng để phản ảnh chính sách “gốc vững”, “thân chắc”, “cành uyển chuyển”. Chủ trương này có nghĩa sẽ “tùy cơ ứng biến”.
    Tuy nhiên, đối thủ “truyền kiếp” của Việt Nam vẫn là Trung Quốc, dù hai nước coi nhau “vừa là đồng chí, vừa là anh em”. Mối đe dọa của Trung Quốc ở Biển Đông không thay đổi.

02/024
Phạm Trần
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.061 giây.