logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 10/03/2024 lúc 07:18:41(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Cô Tư tôi (tên cô là Ngọc Quỳnh) dáng người thanh thoát, gương mặt sáng, đôi mắt đẹp, đài các. Năm nay bước qua tuổi thất thập nhưng vẫn khỏe mạnh nhanh nhẹn, dấu ấn thời gian vẫn chưa xóa hết nét xuân sắc một thời. Cô có một mối tình “thời xa vắng” thật lâm ly, và bi văn đát. Hôm nay giấu cô, tôi kể lén cho mọi người nghe chơi.
Hôm rồi, cả nhà qua quận Tư ăn đám giỗ bà tôi. Không thấy chú Hải (miền Trung gọi là dượng, chồng cô Tư) sang. Ai cũng hỏi chú Hải đâu, mà chỉ có cô Tư qua? Thường đi đâu chú Hải cũng làm tài xế riêng đưa đón không công, kể từ hồi sinh viên của cô Tư đến giờ.
Cô Tư tủm tỉm cười. “Ổng lẫy rồi”. Chú Hải lẫy, là dỗi, giận luôn cả cô Năm Huệ, chú Sáu Hạnh (em cô Tư). Nên giỗ năm trước không sang, giỗ năm nay cũng vắng bặt luôn!
Số là cô Tư thời học trường Đồng Khánh có người yêu bên Quốc Học tên chú là Biên Thùy thường ghé nhà đưa đón cô Tư đi học. Mặc dù nhà chú Thùy ở trái đường tuốc luốc bên Phú Cam (phía nam sông Hương). Mà cô Tư thì ở trong Thành Nội (phía bắc sông Hương), vậy mà bất kể sáng chiều chú Thùy cũng có mặt đưa rước chăm chỉ như ông bố trẻ chăm con. Khi bà tôi mất, năm 1978, hậu chiến kỳ này xe cộ mua vé đã khó huống gì điều xe đi đưa đám. Nhà chú Thùy điều kiện, có ô tô nên chú điều xe tới để đưa bà tôi về nơi an nghỉ, chú ghé vai lo việc tang chế cho bà tôi chu đáo. Vì điều này, cô Tư tôi khắc ghi trong lòng với sự trân quý và biết ơn!
Sau khi thi xong tú tài thì cô Tư khăn gói vào Sài Gòn học tiếp Đại học văn khoa. Rồi cô đi làm. Lúc này chúng tôi còn quá nhỏ nên những chuyện của người lớn trong gia đình nghe câu được câu chăng. Sau này thấy cô Tư lập gia đình với chú Hải (người Sài Gòn) gia đình cô sống ở ở quận 7. Còn chú Thùy cũng đã yên bề gia thất và sống ở Singapore. (nguyên nhân xa nhau cô chưa kể, phần này chưa khai thác được, hẹn đám giỗ bà năm sau sẽ khai thác tiếp).
Cô Tư có lối kể chuyện gì cũng có phong thái hài hước lắm. Mặt cô tỉnh rụi nhưng người nghe thì ôm bụng cười lăn. Cô kể năm ngoái, chú Hải bảo cô bán nhà bên quận 7 để về Nhà Bè mua đất cất nhà cho rộng để nuôi chó cảnh. Nuôi chơi thôi! Cô bảo trong nhà giờ lên đến 18 con: chó to có, nhỏ có, đực có, cái có, nhà rộn ràng vì chó. Mà ông Hải để nuôi chứ cho ông cũng không cho, mà bán, ông cũng không bán. Ba năm trước có hai con nhỏ mới sinh cô lén đem cho người ta. Cô bảo ổng về kiếm hai con nhỏ hỏng ra vậy là ổng chửi hai năm. Cô Tư kể, vẻ mặt tỉnh rụi mà bà con ai cũng cười.
Nguyên nhân chú Hải lẫy là cách nay 20 năm chú Thùy (bồ cũ của cô) ở bên Sing ốm nặng thập tử nhất sinh, ổng bảo với bà vợ là nguyện vọng cuối cùng cho ổng gặp lại cô Tư tôi một lần. Thế là bà vợ chú Thùy gọi điện khẩn thiết mời cô Tư qua Sing thăm chú Thùy lần chót. Qua gặp, cô cầm tay dặn dò, động viên ráng cho mau khỏe, không biết chú Thùy có nghe thấy gì không? Gặp cô Tư xong thì chú Thùy ngước nhìn cô Tư lần cuối xong gật đầu và nhắm mắt ngủ luôn giấc ngủ ngàn thu.
Cô Tư bảo nghĩa tử là nghĩa tận, cô nghĩ ơn nghĩa ngày xưa còn đó, lúc chú điều xe lo tang lễ cho bà, cô vẫn nhớ. Nên bằng mọi giá phải qua thăm ổng lần chót, gặp cô xong có lẽ ổng đi thanh thản. Không biết cô nói dối cách nào để đi (chưa kể chi tiết, sẽ khai thác dịp sau) chứ chẳng lẽ lại bảo chồng là : Ông để cho tui đi thăm bồ cũ à! (dù ổng đang hấp hối.)
Sau này không biết vì sao chú Hải chồng cô Tư biết được, vậy là từ đó đến giờ ông vẫn âm ỉ ghen. Cô Năm bảo: “Khiếp ghen gì ghen tới 20 năm sau vậy!” Lần đó nghe đâu chú Hải lên tra khảo, cô Năm và mấy cô chú trong nhà. Ý chú Hải là: “Sao mấy người lại toa rập bao che để cô Tư đi thăm người yêu cũ.” Thế là chú Hải la toáng lên gây lộn mấy cô em vợ xong là giận một mạch từ đó đến giờ.
Nhưng có ai nói gì chú Hải là Cô Tư cũng bênh chú chằm chặp à! Cô Bảo vậy chứ thương cô Tư lắm. Cô Tư đòi gì cũng mua, đi đâu cũng chở đi. Áo dài cái 2 triệu rưỡi cô nói mua là chú chở cô đi mua liền không chần chừ gì ráo. Cô Tư bảo: “Ổng ghen vậy chứ ổng tốt lắm”.
À thì hóa ra đôi khi người ta có những hờn dỗi, ghen tương, những khúc mắc nho nhỏ vậy cho tình yêu thêm gia vị. Chứ họ dính nhau như sam, có cãi nhau cũng không rời nhau được bởi vậy mới nói nói dù khắc nhau vẫn cần nhau và vẫn bên nhau đến già. Cô Tư tôi năm nay đã ngoài 70, chú Hải thì 78 tuổi. Con cái đã trưởng thành và đã định cư ở hải ngoại, nhà chỉ còn hai ông bà già. Con gái bảo lãnh rồi nhưng chú Hải không chịu đi, chú thích ở nhà nuôi chó chơi và nhậu với mấy người bạn tâm giao đâu đó hoặc với xóm giềng.
Mấy người tiếp tục chọc cô là: nay 70 mà tướng tá còn ngon, huống gì cách nay 20 năm mới 50 tuổi đi thăm người yêu cũ bị chồng ghen là đúng rồi. Cô Tư nheo mắt cười khùng khục. Cô còn kể là tao có viết một bài với tựa: Người Tình Không Chân Dung, viết xong để đâu đó, chú Hải đọc được, chú lại ghen nữa. Cô Năm bảo: “Viết gì có chữ người Tình thì lo mà xé đi chứ ai lại sơ suất cho chồng thấy”.
Cô Tư bảo: “Tao viết ra mắc chi tao xé!” À có vẻ cũng chọc chơi ông Hải đây, “trơ gan cùng tuế nguyệt" ra phết!
Tư lại cười, nụ cười hạnh phúc luôn đọng trên môi.

Hoàng Thị Bích Hà
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.040 giây.