logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 14/03/2024 lúc 07:50:34(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo và căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma (ảnh minh họa)
AMIT / CSIS


Thảm sát Gạc Ma năm 1988: bước ngoặt thay đổi cục diện an ninh trên biển Đông
RFA
2024.03.14
Share
Thảm sát Gạc Ma năm 1988: bước ngoặt thay đổi cục diện an ninh trên biển Đông Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo và căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma (ảnh minh họa)
AMIT / CSIS

00:00/05:43
Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Ngày 14 tháng 3, 2024 đánh dấu 36 năm Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa. Trong cuộc tấn công này, Trung Quốc đã thảm sát 64 công binh Việt Nam trên đảo. Sự kiện này đánh dấu một cột mốc đáng nhớ về lịch sử tranh chấp trên Biển Đông: lần đầu tiên Trung Quốc tiến xuống và hiện diện tại quần đảo Trường Sa.

Cục diện Biển Đông đã thay đổi ra sao từ sau vụ thảm sát Gạc Ma năm 1988 đối với các công binh Việt Nam? Sự kiện thảm sát Gạc Ma ngày 14/3/2024 là sự kiện lớn. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt lớn, thay đổi cục diện biển Đông một cách âm thầm.

Trao đổi với RFA, ông Greg Poling, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của CSIS, cho rằng hiện nay, thế giới tập trung vào nỗi lo ngại Trung Quốc tấn công Đài Loan. Thế giới cũng tập trung vào vào cuộc chiến ở Ukraine và những gì đang diễn ra ở Trung Đông. Trong khi đó, trong những thập kỉ qua, Trung Quốc đã âm thầm thay đổi cán cân quyền lực ở Châu Á mà không bị gặp phải bất kỳ trở ngại hay phản ứng có hiệu quả nào từ phía Mỹ.

Ông Greg Poling nói cho đến khoảng năm 2017 và 2018, tàu Trung Quốc muốn hoạt động ngoài khơi Malaysia hoặc miền Nam Việt Nam phải đi cách bờ biển Trung Quốc từ 800 đến 1.000 hải lý. Nhờ vào nỗ lực xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc và sau đó quân sự hóa các đảo đó ở quần đảo Trường Sa, các tàu Trung Quốc hiện đang tiến gần hơn đến nhiều vùng biển đang tranh chấp ngoài khơi Indonesia, Malaysia và Việt Nam.

Theo ông Greg Poling, bằng việc xây dựng các đảo này ở quần đảo Trường Sa, Trung Quốc đã đưa tuyến triển khai quân sự của mình tiến lên phía trước hơn một ngàn cây số. Lực lượng quân sự của Trung Quốc đã tiến gần Philippines hơn các căn cứ của Mỹ. Họ cũng đã tiến đến gần bãi Tư Chính của Việt Nam hơn đất liền Việt Nam. Tức là căn cứ quân sự gần nhất của Trung Quốc nằm gần mỏ dầu khí ở bãi Tư Chính của Việt Nam hơn cả khoảng cách từ đất liền Việt Nam đến đó, vị Giám đốc Chương trình Đông Nam Á ở CSIS chỉ ra tình huống an ninh trên biển Đông ngày nay.

Tất cả những điều này là hoàn toàn xa lạ trước năm 1988, khi Trung Quốc còn chưa hiện diện ở Trường Sa. Trao đổi với RFA, nhà nghiên cứu Hoàng Việt ở Tp. Hồ Chí Minh cho rằng Việt Nam cần nhìn sự kiện thảm sát Gạc Ma năm 1988 trong bối cảnh rộng hơn về lịch sử nhận thức về biển và tiến ra biển của Trung Quốc.

Theo nhà nghiên cứu Hoàng Việt, Trung Quốc có một tầm nhìn về biển xa và rộng. Từ hội nghị quốc tế về luật biển năm 1958 thì Trung Quốc đã đề nghị lãnh hải có 12 hải lý. Và sau này thì quốc tế cũng lựa chọn đề xuất của Trung Quốc. Ngòai ra, theo ông Hoàng Việt, Trung Quốc có một kế hoạch phát triển về phía biển từ sớm. Chiến lược này được thể hiện rõ nhất trong đệ trình của tướng hải quân nước này là Lưu Hoa Thanh năm 1982. Ông nói tiếp:

“Nếu muốn trở thành một cường quốc biển thì Trung Quốc phải nắm được biển Đông. Vì biển Đông là cửa ngõ cho Trung Quốc tiến ra biển. Để nắm được biển Đông thì họ phải nắm được Hoàng Sa và Trường Sa, những điểm tựa quan trọng của họ. Hoàng Sa thì họ đã chiếm hoàn toàn từ 1974. Còn Trường Sa thì họ lần đầu tiến xuống vào năm 1988 sau khi đánh chiếm Gạc Ma. Trước 1988 thì Trung Quốc không có sự hiện diện ở Trường Sa. Trung Quốc đã thấy một điều là nếu không có sự hiện diện ở đó thì bất lợi đối với họ. Cho nên họ đã ra tay để chiếm Gạc Ma năm 1988. Và sau đó là một loạt các đảo khác. Năm 1995 thì họ tiếp tục chiếm đá Vành Khăn từ tay Philippines.

Cho đến nay, nhiều chuyên gia đã nói là trước khi Trung Quốc bồi lấp, cải tạo các đảo nhân tạo ở Hoàng Sa và Trường Sa, đặc biệt là trước 2014, thì họ vẫn đánh giá là Trung Quốc bị yếu về mặt quân sự. Do máy bay chiến đấu của Trung Quốc bay ra tới Trường Sa thì sẽ bị hết nhiên liệu nếu chiến đấu trên không quá lâu. Quãng đường bay từ đất liền Trung Quốc tới Trường Sa quá xa.

Nhưng đến nay, sau khi họ đã quân sự hóa được Trường Sa thì rõ ràng Trung Quốc đã giải quyết được vấn đề đó. Họ có khả năng tạo ra một một sự đe dọa rất lớn với Biển Đông.”

Ngoài ra, nhà nghiên cứu Hoàng Việt cũng chỉ ra là năm 2013, Trung Quốc đã tuyên bố một vùng nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông. Nhiều chuyên gia lo ngại rằng không sớm thì muộn, Trung Quốc cũng sẽ công bố một vùng nhận diện phòng không trên biển Đông, đặc biệt là ở những vùng họ kiểm soát được.

Tất cả những chuyển biến lớn về “thế trận” biển Đông như trên đều được bắt đầu từ sau sự kiện Gạc Ma năm 1988. Nhà nghiên cứu Hoàng Việt nói về sự kiện xảy ra cách đây 36 năm trên quần đảo Trường Sa:

“Nó đánh dấu một bước Trung Quốc bắt đầu sử dụng vũ lực để tiến ra biển, xuống Trường Sa và chiếm biển Đông. Chúng ta thấy rằng sau sự kiện này thì Trung Quốc không có nhiều hoạt động mạnh trên biển Đông, ngoài sự kiện năm 1992, Trung Quốc cho một công ty Mỹ thăm dò trên bãi Tư Chính mà họ gọi là Vạn An Bắc. Việt Nam đã phản đối quyết liệt và Trung Quốc dừng lại. Sau đó đến những năm 2007 và đặc biệt là 2009 thì chúng ta mới lại chứng kiến một bước phát triển mới trong hành động và chiến lược của Trung Quốc đối với biển Đông.”

Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.063 giây.