logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 14/03/2024 lúc 07:53:45(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Ba cựu quan chức cao cấp bị phạt tù vì tham nhũng: Phạm Thanh Long- Bộ trưởng Y tế (trái), Chu Ngọc Anh- Bộ trưởng Khoa học- Công nghệ (giữa), Phạm Công Tạc- Thứ trưởng Bộ Khoa học- Công nghệ (phải)
RFA edited



Một số tổ chức xã hội dân sự (XHDS) độc lập và hàng chục cá nhân ký tên vào thỉnh nguyện thư kêu gọi Nhà nước Việt Nam hủy bỏ hình thức "nộp trả tiền tham nhũng để giảm nhẹ án tù," có như vậy mới có thể bảo vệ chủ quyền đất nước hiệu quả hơn.

Nhân 36 năm tưởng niệm cuộc Hải chiến Gạc Ma (14/03/1988), tám tổ chức XHDS độc lập và hàng chục nhân sỹ trí thức đã ký vào kiến nghị “Tuyên bố 36 năm ngày mất một phần quần đảo Trường Sa.”

Nhắc lại bối cảnh chính trị của Việt Nam và thế giới lúc Trung Quốc cưỡng chiếm đảo Gạc Ma bằng vũ lực và những đe doạ của Bắc Kinh nhằm chiếm trọn Biển Đông hiện nay, các tổ chức và cá nhân ký tên kêu gọi ban lãnh đạo hiện nay của Việt Nam thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao nội lực đất nước và tận dụng được các mối quan hệ quốc tế để bảo vệ chủ quyền quốc gia, đặc biệt là chủ quyền các đảo ở Biển Đông.

Tuyên bố cho rằng, “Nhà nước phải hết sức tiết kiệm các nguồn lực để tập trung phát triển kinh tế, tăng cường lực lượng quốc phòng, động viên sức mạnh toàn dân. Muốn thế phải xử lý mạnh tay bọn tham nhũng theo đúng luật…”

Kể từ nhiệm kỳ thứ hai của mình trên cương vị tổng bí thư của đảng cầm quyền năm 2016, ông Nguyễn Phú Trọng đã giương cao ngọn cờ chống tham nhũng với phương châm “không có vùng cấm.” Nhiều quan chức cao cấp bị tống giam vì tham nhũng và hối lộ hoặc bị cho thôi chức vì trách nhiệm để xảy ra tiêu cực ở lĩnh vực phụ trách.

Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng không hề suy giảm mà số vụ bị phát hiện mới ngày càng gia tăng khiến nhiều người nghi ngờ về hiệu quả của chiến dịch "đốt lò."

Đặc biệt, có ý kiến phê phán chủ trương “giảm án cho quan chức nộp tiền khắc phục” của người đứng đầu đảng.

Thỉnh nguyện thư cho rằng, đây là một hình thức dung dưỡng tham nhũng bằng cách đứng trên luật, hành xử vô nguyên tắc, do vậy, cán bộ tham nhũng phải bị xử lý nghiêm theo luật đã ban hành và kẻ gây thiệt hại về kinh tế phải bị tịch thu tài sản ở cả trong lẫn ngoài nước.

“Văn hóa, nhân văn không được hiểu theo nghĩa tha bổng hoặc giảm nhẹ hình phạt đối với hành vi tham nhũng,” theo thỉnh nguyện thư đã được nhiều trí thức tên tuổi ký.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, cựu Viện trưởng Viện tư vấn, phản biện chính sách độc lập (IDS - đã tự giải thể), người đại diện tổ chức Diễn đàn Xã hội Dân sự ký tên vào thỉnh nguyện thư nhận xét về điều này với Đài Á Châu Tự Do (RFA) hôm 14/03:

“Tinh thần của kiến nghị này đáp lại xu hướng có vẻ không hay ho gì của nhà cầm quyền là cứ 'nộp tiền khắc phục' là được giảm bởi vì nó sẽ tạo ra một sự khuyến khích rất là dở đối với người tham nhũng.”

Ông Lê Thân, chủ nhiệm Câu Lạc bộ Lê Hiếu Đằng, một tổ chức XHDS độc lập với chủ trương truyền bá tinh thần “chấn dân khí, hậu dân sinh” của chí sỹ Phan Châu Trinh, bình luận về chính sách “nộp tiền khắc phục hậu quả” đang được thực thi ở Việt Nam:

“Tham nhũng chưa chắc bị bắt, mà nếu tham dự 10 vụ mà bị bắt một vụ thì anh chỉ phải nộp tiền một vụ còn chín vụ kia anh thoát thì đứa nào không tham nhũng? Ai cũng cảm nhận rằng là không bị bắn, không bị tử hình, không bị gì hết nếu nộp lại thì ai cũng tham nhũng cả.”

Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng muốn đấu tranh hiệu quả với tham nhũng thì cần có nền tư pháp độc lập bảo đảm mọi người bình đẳng trước pháp luật, tự do báo chí, có xã hội dân sự phát triển và lành mạnh bên cạnh việc tăng lương cho công chức viên chức một cách thoả đáng để họ có thể sống bằng đồng lương của mình.
Tôn trọng quyền con người

Thỉnh nguyện thư cho rằng Nhà nước Việt Nam hiện nay cần tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình ghi trong Điều 25 của Hiến pháp Việt Nam hiện hành để phát huy sức mạnh toàn dân trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Việc tôn trọng các quyền con người sẽ khơi dậy tính tích cực xã hội của toàn dân, giúp Nhà nước làm trong sạch bộ máy, sớm phát hiện, đưa những kẻ bất tài, kém đạo đức ra khỏi hệ thống chính trị, đồng thời có tác dụng ngăn ngừa, cảnh báo trước đối với những kẻ mưu toan tham nhũng, kiến nghị viết.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói rằng việc tôn trọng và thực thi những quyền nêu trên sẽ làm cho đảng cầm quyền mạnh hơn, và có lợi cho đất nước.

“Điều 25 của Hiến pháp là quyền của người dân, thực hiện nghiêm túc điều đấy thì họ mới giỏi, mới nói thật, mới không phải là nói một đằng làm một nẻo. Tôn trọng điều đó thì chỉ có lợi cho họ thôi, và tất nhiên rất có lợi cho đất nước và dân tộc.”

Hiến pháp hiện hành của Việt Nam được Quốc hội với đa số là đảng viên thông qua năm 2013, nhưng dường như không được chế độ độc đảng tôn trọng.

Trong hơn một thập niên qua, có hàng trăm người hoạt động và dân thường bị bắt giữ và tống giam chỉ vì thực hành hoặc cổ suý các quyền con người một cách ôn hòa.

Họ bị bắt giam vì cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” hay “lợi dụng quyền tự do dân chủ” khi thực thi quyền tự do ngôn luận hoặc quyền tự do báo chí, và bị kết tội với án tù lên đến 15 năm tù giam như trường hợp của ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.

Nhiều người tố cáo tham nhũng cũng bị tống giam, như cố nhà báo Đỗ Công Đương, ông Trần Minh Lợi, Youtuber Đường Văn Thái…

Trong nhiều năm qua, các tổ chức XHDS độc lập và nhân sĩ trí thức đưa ra nhiều thỉnh nguyện thư về những vấn đề nổi cộm của đất nước. Từ đầu năm đến nay, các tổ chức này đã kiến nghị Hà Nội giáo dục dân chúng về việc Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa (19/1/1974) hay xâm lược biên giới phía Bắc (17/2/1979) và kêu gọi vinh danh các liệt sỹ bị sát hại bởi quân xâm lược.

Ông Lê Thân cho biết chưa ghi nhận trường hợp nào bị chính quyền sách nhiễu vì ký vào các thỉnh nguyện thư này. Chính quyền cũng âm thầm thay đổi, chỉnh sửa một số chính sách theo kiến nghị của họ.

Các tổ chức xã hội dân sự không có ý định chống phá Nhà nước mà muốn góp ý để xây dựng cho đất nước đẹp hơn, cho bộ máy tốt hơn, ông nói.


Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.057 giây.