logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 20/03/2024 lúc 07:57:48(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Buổi tối hôm ấy, Quân đến nhà Phượng chơi như thường lệ. Sau vài câu thăm hỏi tình hình bệnh của má Phượng, chàng thầm thì:
– Vài ngày nữa có chuyến vượt biên, xuất phát từ Bến Tre, là mối thân quen của bạn anh đang ở đảo Galang giới thiệu, chúng mình có nên đi không?
Phượng e dè:
– Nghe nói mối quen là an tâm rồi, nhưng anh biết đó, má đang bị tai nạn đụng xe, nằm một chỗ, sạp gạo ngoài chợ phải nhờ Dì Hường coi giúp, làm sao em đi được?
Hai người yêu nhau cũng hơn ba năm, hai gia đình chưa chính thức gặp mặt, nhưng gia đình Quân yêu mến Phượng như thế nào thì gia đình Phượng cũng xem Quân như người thân thiết trong nhà. Giữa phong trào tìm đường vượt biển rầm rộ thuở ấy, Phượng chưa bao giờ được má cho đi chuyến nào vì ngại thân gái nơi biển cả, nhưng từ khi yêu Quân thì má thoải mái cho hai người đi vượt biên chung, vì dù sao có người yêu đi theo bảo vệ và che chở vẫn tốt hơn đi với đám đông xa lạ. Hai đứa em gái của Phượng tuyên bố không bao giờ đi vượt biên vì sợ biển, chúng bảo chờ anh Hai bên Mỹ bảo lãnh đi máy bay sướng hơn.
Quân và Phượng đã từng hụt hai chuyến hồi năm trước. Một chuyến tập trung gần Bến Bạch Đằng Sài Gòn, rồi bị Công An phát hiện, hơn một nửa nhóm bị bắt trong khi hai người may mắn thoát nạn. Chuyến thứ hai tại Rạch Giá Vũng Tàu, chưa kịp lên taxi (ghe nhỏ) thì ghe cuả ban tổ chức bị bắt, cả đám như ong vỡ tổ mạnh ai nấy chạy về Sài Gòn.
Phượng nhìn Quân, quyết định:
– Em nghĩ, anh cứ ra đi chuyến này, vì em tin vào câu “quá tam ba bận”, em linh tính thì không bao giờ sai.
– Còn em thì sao?
– Tới đâu hay tới đó anh ạ, còn những chuyến sau nữa mà, hơn nữa, chúng ta cứ giao cho số phận chuyện tương lai, còn bây giờ khi có thời cơ thì anh không nên bỏ lỡ.
Thế là Quân lên đường. Hơn một tháng sau, Phượng nhận được thư báo tin của Quân từ đảo Pulau Bidong, Malaysia. Bức thư đầu tiên của nỗi vui đến bờ tự do, nhưng cũng có nỗi lo vì có cuộc thanh lọc dành cho các thuyền nhân nào đến trại sau ngày Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hợp Quốc tuyên bố đóng cửa các trại tỵ nạn từ ngày 14/3/1989.
Ở Việt Nam, Phượng có hiểu gì hai chữ “thanh lọc” nên cũng tự tin (xen lẫn ngây thơ) ra khơi vào một chiều cuối năm khi sức khỏe của má đã ổn định trở lại bình thường. Lúc ấy, sau nhiều chuyến tàu vượt biên bị hải tặc Thailand cướp bóc hãm hiếp, nhiều chủ tàu tổ chức vượt biên đã cam kết với “khách hàng” sẽ không đi ngã Thailand dù đó là con đường biển ngắn nhất, thay vào đó sẽ đi xa hơn về hướng Indonesia, Malaysia, Philippines để bảo đảm an toàn. Tàu của Phượng cũng trực chỉ hướng Malaysia vì nhiều người trong chuyến tàu (trong đó có Phượng) đang có người thân ở đảo tỵ nạn Bidong. Nhưng người tính không bằng trời tính, tàu ra ngoài hải phận quốc tế nửa ngày liền bị chết máy, tàu cứ thế mà trôi trên biển Đông. Năm ngày sau, may mắn gặp một chiếc tàu đánh cá của ngư dân Thái tốt bụng, họ kéo tàu vào bờ biển tỉnh Chad của Thaland. Dù không đến được Malaysia như dự định, nhưng mọi người bước lên bờ trong niềm sung sướng vỡ òa, thoát cảnh lênh đênh ngoài đại dương bao la, không bị hải tặc “ghé thăm”.
Lá thư đầu tiên Phượng gửi cho Quân từ trại tỵ nạn Panatnikhom Thailand là những nhung nhớ đầy vơi, và tiếc nuối khi không đến được Bidong đoàn tụ người yêu. Quân vội vàng hồi âm:
– Phượng ơi, kể từ khi biết tin em sẽ ra khơi, lòng anh mỗi ngày ngóng trông. Em biết không, đảo Bidong có cây cầu mang tên Jetty, là cây cầu đón những người mới nhập trại từ biển vào đảo. Biết bao nhiêu lần anh chạy ra cầu Jetty khi nghe tin có người mới đến trại, nhưng giữa những đoàn người bước lên cầu, anh đợi mãi vẫn chưa thấy bóng dáng của em. Hôm nay biết tin em đã đến Thailand, anh mừng lắm. Thôi thì chúng ta không được ở chung trại tỵ nạn, cũng là thử thách cho hai đứa mình. Cả anh và em từ nay sẽ “gặp” nhau qua những lá thư, cùng nhau cầu nguyện qua cuộc thanh lọc đáng ghét này, và hẹn ngày đoàn tụ ở Mỹ, em nhé.
Thế là từ đó, hai người chuyện trò qua thư, cùng cam kết mỗi tuần phải gửi thư cho nhau. Quân và Phượng đều đi làm thiện nguyện, chờ đến cuối tuần viết thư, nhiều chuyện tâm tình, những câu chuyện thời sự, chuyện thường ngày ở trại, cũng như cho nhau những tin tức cần thiết cho cuộc thanh lọc.
Phượng làm ở bệnh viện trại Panatnikhom, đúng nghề y tá của Phượng bên Việt Nam. Tại bệnh viện, Phượng kết thân với bác sĩ Nguyệt, trước khi vượt biên chị Nguyệt đã có kinh nghiệm mười năm làm bác sĩ tại bệnh viện Gia Định. Chồng và con trai chị đã định cư ở Canada trong chuyến vượt biển mấy năm trước, nên chị qua Thailand một mình, thế là hai chị em cùng ở chung căn nhà lá ngay kế bên bệnh viện trại.
Hằng ngày cuộc sống ở trại trôi qua đều đặn như mọi ngày. Buổi sang thức dậy, trước khi đi làm, Phượng tạt qua bưu điện dò thư, có khi là thư từ gia đình và bạn bè bên Việt Nam, có khi là thư người anh ruột bên Mỹ, và vui nhất là ngày có thư của Quân. Chiếc phong bì luôn là màu xanh, bên góc trái là tên người gửi Vũ Đức Quân từ Pulau Bidong thương mến. Sau khi tan ca làm ở bệnh viện, hai chị em về nhà cùng nấu cơm, tắm rửa giặt giũ, đi dạo vài vòng trong trại, sau đó là buổi tối, mỗi người một góc nhà làm việc riêng, đọc sách báo, viết thư, học English hoặc đơn giản là nằm tán gẫu, kể nhau nghe những kỷ niệm còn để lại nơi quê nhà.
Mỗi lần buổi sáng lãnh thư của Quân là Phượng vui lắm, để dành đó, chờ buổi tối mở ra xem, và cả buổi làm ở bệnh viện chộn rộn mong hết giờ về nhà. Chị Nguyệt đùa:
– Bữa nay nàng không ăn cơm cũng no ngang hen!? Chị lại được tha hồ ăn hết dĩa gà mìn kho.
– Ối, em nhường chị hết, em sẽ ăn mì gói Mama ngon hơn nhiều. Mà em có kể cho Quân nghe, lần trước vì mải đọc thư mà nồi gà mìn kho của tụi mình bị khét chưa nà!?
– Thì em biết lỗi rồi, bây giờ chỉ dám đọc thư buổi tối thôi.
Lần này, thư có kèm mấy tấm hình Quân chụp ở quán cafe Khu C gần đồi Tôn Giáo ( Phượng thuộc lòng các địa danh trong trại Bidong của Quân, cũng như Quân biết hết những chợ Lào, Bưu Điện, trường ESL, khu trường tiểu học Nhà Sàn của Panatnikhom. Ôi, người ta yêu nhau, yêu cả đường đi lối về). Hình chụp Quân cùng vài bạn đồng nghệp dạy Tiếng Anh ở trại và có cả mấy cô gái là học trò trong lớp Quân dạy. Quân kể trong thư:
– Chiều nay anh đang tắm, thì nghe bên nhà tắm nữ (cách nhau bởi bức tường xi măng) vài cô gái nói chuyện với nhau, bảo nhau tắm lẹ lẹ để kịp chạy đến lớp thầy Quân, kẻo hết chỗ phải chạy qua lớp thầy khác, dạy hổng hay bằng thầy Quân. Em thấy anh của em ... có uy không? Đời tỵ nạn, đó là những niềm vui nho nhỏ, khi mình giúp cho đồng bào học thêm Tiếng Anh, được người ta tin tưởng, cũng như em giúp bệnh nhân, được họ tặng quà, chút trái cây, bịch kẹo bánh, ấm lòng phải không em? Chiều nay dạy học xong cả nhóm đi uống cafe tiễn một Thầy đậu thanh lọc chuẩn bị rời trại chuyển qua Sungei Besi đi định cư.
Chị Nguyệt ngắm nghía tấm hình rồi trêu Phượng:
– Mấy cô gái trong hình xinh quá, coi chừng có người yêu thầm thầy Quân đó nghen. Ráng mà giữ chàng từ xa nhe nàng.
Phượng bảo vệ người yêu:
– Hồi còn ở Viêt Nam, có cô con gái chủ tiệm vàng cùng xóm ảnh, mê ảnh lắm, mà em đâu cần phải giữ, ảnh vẫn chọn em đấy thôi.
– Ừa, tại em gái của chị xinh đẹp, duyên dáng quá chừng, chàng Quân chẳng dại gì.

*

Đó là lá thư cuối cùng Phượng nhận được từ Quân, rồi sau đó, vài tuần cho đến cả tháng vắng thư. Nỗi lo lắng, hoang mang với bao nhiêu câu hỏi trong đầu, Phượng chỉ biết chia sẻ cùng chị Nguyệt. Nếu trước đây chị hay nói đùa, thì lúc này chị rất nghiêm túc, khuyến khích Phượng thật nhiều:
– Theo những gì em kể về Quân, và theo những lá thư chị đọc được của Quân, chị không nghĩ Quân là người tệ bạc, đổi thay mà không nói một lời giải thích. Trong một lá thư, Quân từng nói đã bàn bạc với các đồng nghiệp dạy English tại Bidong, nếu rớt thanh lọc, sẽ biểu tình chống cưỡng bách hồi hương và sẽ tuyệt thực nếu cần thiết, nên chị đang nghĩ đến khả năng Quân bị rớt thanh lọc.
Đúng vậy, đâu riêng gì Bidong, mà ở tất cả các trại tỵ nạn Đông Nam Á, từ Hongkong, Indonesia, Malaysia, Thailand, người tỵ nạn đều tổ chức các cuộc biểu tình rầm rộ, nhiều người bị bắt biệt giam, tình hình tỵ nạn cuối mùa rối ren.
Chị Nguyệt vì có chồng con bên Canada, còn Phượng thì nhờ lý lịch ba mất trong tù “cải tạo”, nên hai chị em may mắn đậu thanh lọc. Trong lúc chị Nguyệt chờ danh sách chuyến bay đi Canada thì Phượng có tên lên đường đi Mỹ, chị dặn dò:
– Em cứ an tâm và vững tin đi định cư, giữ liên lạc với chị. Còn chị, thời gian này, sẽ nhờ người bạn bên bưu điện, nếu có thư Quân chị sẽ báo cho em. Đồng thời, qua tới Mỹ em phải mau chóng viết thư về Việt Nam dò hỏi bên gia đình Quân. Chị tin rằng, mọi việc sẽ tốt đẹp, chúng ta phải kiên nhẫn chờ đợi và cầu nguyện.
Máy bay cất cánh khỏi phi trường Bangkok, mang theo Phượng với nỗi lòng ngổn ngang biết bao cảm xúc vui buồn suốt hơn ba năm gắn bó nơi mảnh đất tạm dung này. Hành lý của Phượng đơn sơ vài bộ quần áo, vật dụng cá nhân, và nặng trĩu những lá thư hình ảnh của Quân. Suốt chặng đường bay đến Japan đầy thao thức, nghĩ suy, cho đến khi máy bay đáp xuống phi đạo Tokyo Airport, trong đầu Phượng cũng làm xong một bài thơ .
Phi trường sạch đẹp, rộng lớn, người ta qua lại tự do, Phượng chợt xót xa cho những đồng bào Việt Nam tỵ nạn còn đang kẹt ở trại, đang bị giam cầm vì chống đối cưỡng bách hồi hương, biết đâu cũng có Quân của nàng trong số đó.
Phượng mua một ly cafe, đầu óc bỗng tỉnh táo hơn, ngồi viết lại bài thơ trên trang giấy, với niềm tin Quân sẽ đọc được bài thơ vào ngày hai người tương phùng, và ngày ấy chắc không xa lắm, phải không Quân ơi!?

PANATNIKHOM NHỚ BIDONG

Ở nơi đây không có biển đâu anh
Trại tỵ nạn bốn bề hàng rào vắng
Thailand những buổi trưa hè đầy nắng
Em ước ao nghe sóng vỗ rì rào

Những lá thư anh gởi, ôi ngọt ngào
Pulau Bidong bỗng thật gần gũi
Em như thấy anh đứng bên bờ biển
Mắt xa xăm nghe gió gọi tên em

Panatnikhom thao thức từng đêm
Em ngậm ngùi xuyến xao bao nỗi nhớ
Đại dương mênh mông đôi mình cách trở
Kể từ thuyền em cập bến Thailand

Để mỗi chiều anh dạo bước lang thang
Đến bên cầu Jetty thầm chờ đợi
Cầu tàu đón đưa bao dòng người tới
Mà bóng em vẫn xa thẳm mù khơi

Những lá thư trao nhau, tình đầy vơi
Em say sưa nghe anh đang kể chuyện
Kìa Đồi Tôn Giáo những lần cầu nguyện
Hay đêm mưa quán vắng uống cà phê

Bãi biển Khu C gió lồng lộng về
Nơi đây em đếm sao trời xứ Thái
Ngôi sao nào có lạc về bên ấy
Nhắn giùm em trăm nhớ với ngàn thương

Mong một ngày mình thôi hết vấn vương
Cùng hẹn nhau mừng vui trên đất mới
Bỏ lại sau lưng tháng ngày rong ruổi
Rời xa quê hương, mang phận lưu vong

Trại tỵ nạn xưa vẫn ở trong lòng
Dù thời gian phủ bụi mờ, tăm tối
Panat, Bidong cỏ hoang giăng lối
Ký ức ta vẫn rực rỡ hiện về

Đất nước mình rồi sẽ qua cơn mê
Mình nắm tay nhau thăm lại chốn cũ
Có một thời Panat buồn khắc khoải
Những đêm dài thương nhớ người Bidong

3/2024
Kim Loan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.116 giây.