logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 20/03/2024 lúc 07:59:07(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Mấy nay phân xưởng Debug của hãng máy tính nhận người vô liên tục, hàng hóa đang cần gấp. Hoài Hương lướt web và thấy hãng IMF đang cần nhiều người làm việc, có thể làm bán thời gian hoặc toàn phần. Hoài Hương liền nói với ông Đại:
– Ba, con điền đơn vào hãng IMF xin làm việc bán thời gian lấy kinh nghiệm, mai kia ra trường dễ xin việc.
Ông Đại nghe vậy thấy lòng cũng nao nao, thì ra con gái cưng của ông đã lớn rồi, giờ bắt đầu biết nghĩ, biết lo chứ không còn nhí nhảnh tung tăng nữa.
Hoài Hương nộp đơn hôm trước thì hôm sau đã kêu lên phỏng vấn, thật sự thì phỏng vấn cho có lệ chứ với một sinh viên đại học năm thứ hai của khoa IT thì công việc ấy chẳng là vấn đề chi cả. Ngay sau buổi phỏng vấn là vào làm luôn. Hoài Hương được thằng Ronny, quản đốc dẫn tới phân xưởng lắp ráp máy tính. Nó giới thiệu Hoài Hương với mọi người trong lane. Nó hướng dẫn công việc và trách nhiệm cho Hoài Hương . Chỉ một tuần sau thì Hoài Hương được chỉ định làm phụ trách kỹ thuật và thay chỗ cho những ai tạm đi giải lao hay đi vệ sinh, ngoài ra thì Hoài Hương quan sát mọi người làm, cung cấp những linh kiện cần thiết cho dây chuyền. Ngay ngày đầu Hoài Hương đã chú ý đến một thanh niên da đen đứng ở trong Lane. Hắn ta có lẽ cũng trạc lứa tuổi với Hoài Hương, tướng tá trông ngon lành như dân điền kinh, đặc biệt đôi mắt hình hạnh nhân đẹp như những diễn viên trong phim ảnh. Hoài Hương bị hớp hồn.
Con nhỏ chợt cười, chợt suy tư, tâm trí để đâu đâu, những người cần linh kiện để lắp ráp nên kêu Hoài Hoài mấy bận làm nó giật mình như thể bước ra từ mộng mị. Cả ngày ngẩn ngơ, nếu ai tinh ý một chút thì sẽ thấy mắt con nhỏ cứ hướng về cuối lane, chỗ thằng Jacky đang đứng.
Thằng Jacky vô làm trước Hoài Hương chừng mới một tháng chứ nhiêu đâu, nó cũng là sinh viên đi làm tạm kiếm tiền tiêu trong thời gian nghỉ hè. Sau vài lần nói chuyện thì mới vỡ lẽ ra là cả hai cùng học chung trường Clayton State University. Thằng Jacky học năm cuối sắp ra trường còn con Hoài Hương mới năm thứ hai, từ đó hai đứa nói chuyện thân mật hơn. Tổ tiên thằng Jacky gốc Phi, bọn nó đứa nào cũng cao to hoặc là phục phịch thô tháo, ấy vậy mà nó lại thanh tú nho nhã như tụi gốc Banana “*”vậy. Đặc biệt đôi mắt của nó đẹp mê hồn, lông mi dài cong vút, mắt nó đẹp nhưng cái đẹp u buồn, buồn đến mênh mang tím cả hoàng hôn, cái đẹp sầu như sóng nước trùng dương. Đôi mắt thằng Jacky chứa cả một nỗi buồn đến tận chân trời tít tắp vô biên. Người ta nói đôi mắt hình hạnh nhân, có lẽ cái gốc gác đôi mắt của nữ hoàng Cleopatra xa xưa. Cái buồn miên viễn không sao tả được, nhìn vào đó như thấy sa mạc hoang dã của châu Phi, lại có cả mênh mông của thảo nguyên bắc Mỹ. Cái buồn của những con tàu điện ngầm ngày đêm rùng rùng chạy dưới lòng đất, chung quanh tối đen, mỗi khi đến trạm thì người vội vã trồi lên và những kẻ khác lại lặng thầm chui xuống. Trên những toa tàu, nhiều khi giữa đêm khuya chỉ có một gã khách lữ hành ngồi cô đơn trong điệu nhạc jazz trầm buồn thê lương. Đôi mắt thằng Jacky buồn xa xăm như thể một cánh chim trời trên nền trời thăm thẳm. Không biết là số mệnh hay ông trời phú cho nó có đôi mắt đẹp đến nao lòng người. Cái buồn của thân phận người ngắn ngủi vô thường, cái buồn man mác của tổ tiên một thời bị bắt làm nô lệ, cái buồn của kẻ si tình sống trong cõi tình nhưng chưa bao giờ thõa lòng toại ý trong giấc mộng tình.
Hoài Hương cũng như những đồng hương khác của mình vốn không thích màu da đen, chỉ thích da trắng hoặc làn da sáng.Tuy nhiên Hoài Hương không cực đoan, bạn bè Hoài Hương toàn dân da màu không kia mà và bây giờ thì Hoài Hương phải lòng một anh da đen. Trong lòng Hoài Hương có sự phân vân lo lắng khi yêu một người da màu thì liệu có đủ can đảm dắt về nhà giới thiệu với gia đình hay không? Tình có đủ lớn để lấy một người chồng như thế hay không? Hoài Hương không thể trả lời được chính mình, câu hỏi đeo đẳng trong một thời gian dài, mãi cho đến tuần rồi thì Hoài Hương mới giải được cái ý phân vân của mình. Đôi mắt buồn mênh mông của thằng Jacky đã trả lời thay cho trái tim của Hoài Hương.
Đứng ở dây chuyền lắp ráp máy, những sản phẩm và phụ tùng cứ tuôn ra ào ạt và lướt qua thật nhanh, ấy vậy mà đôi mắt đen láy của thằng Jacky dường như đọng lại, không thể nào trôi qua được. Từng lọn tóc trên đầu thằng Jacky cứ như những con rắn ngo ngoe tựa như cái đầu của Medusa. Tay Hoài Hương thoăn thoắt mở những thùng linh kiện để xếp lên kệ cho công nhân lắp ráp nhưng tâm tư chết chìm trong đôi mắt thằng Jacky. Hoài Hương với thằng Jacky cũng bận bịu nhưng thỉnh thoảng cứ liếc nhìn Hoài Hương. Có một lần kia khi dây chuyền tạm ngưng vì lỗi chi đó, thằng Jacky đứng đấy mơ mộng lim dim mắt. Hoài Hương nhìn vô tình để ánh mắt đắm đuối nơi thằng Jacky và bất chợt thằng Jacky mở mắt ra bắt gặp, bốn mắt nhìn nhau. Hoài Hương như thể con vượn bị con trăn gấm thôi miên, ánh mắt của thằng Jacky làm cho nó cứng đơ toàn thân, tâm trí như đông đá, mọi giác quan tê liệt trong phút chốc. Đôi mắt buồn vô hạn của thằng Jacky như thể tia laze xuyên thủng đá núi, tan chảy sắt thép và kim cang cũng chỉ còn lại một nhúm tro. Thằng Jacky nhìn Hoài Hương với cặp mắt buồn vô đối và nhoẻn miệng cười. Hoài Hương sau khoảnh khắc đơ ra thì mắc cỡ ngoảnh mặt đi.
Mấy hôm sau vào một bữa ăn trưa, thằng Jacky mang hộp Macaroni của nó đến ngồi đối diện với Hoài Hương. Con nhỏ cố trấn tĩnh, tỏ vẻ bình thản nhưng trong lòng thì hồi hộp lắm, tim nhảy số lô tô. Thằng Jacky nhìn hộp cơm của Hoài Hương:
– Đồ ăn của mầy trông ngon và bổ dưỡng quá, mầy nấu hay mua vậy?
– Má tao nấu đấy!
– Mầy ăn toàn rau củ rất tốt cho sức khỏe, có lẽ nhờ vậy mà tướng mầy rất mi nhon và sếch xy
– Cảm ơn, vậy chứ macaroni mầy làm đấy à?
– Tao chỉ biết ăn thôi, ghé chợ mua đấy! Tao thấy nhóm “Banana” của tụi bay đi làm đều mang theo đồ ăn?
– Ừ, nấu ăn để tiết kiệm chi tiêu, tuị tao không có cái lối ăn trưa là chạy ra nhà hàng thức ăn nhanh, thức ăn vừa không tốt cho sức khỏe lại vừa tốn tiền.
– Đây là Mỹ, cái lối Mỹ là thế!
Thằng Jacky nhìn chằm chặp vào mắt Hoài Hương làm con nhỏ chịu không nổi phải quay mặt chỗ khác. Nó hỏi:
– Cuối tuần mầy đi ăn với tao không?
Hoài Hương ngần ngừ một tí rồi gật đầu. Thằng Rocky nắm chặt nắm đấm vung tay lên và miệng khẽ “yeah”!
Đêm ấy Hoài Hương trằn trọc khó ngủ, ánh mắt đẹp mà buồn đến chết người của thằng Jacky ám ảnh. Đôi mắt đàn ông gì mà đẹp lạ lùng, mang hình hạnh nhân đen và sâu thẳm cứ lung linh trong tâm trí Hoài Hương. Hoài Hương vừa thích vừa sợ, trong tâm cả một mớ bòng bong muôn mối, muốn gỡ nhưng chẳng biết gỡ từ đâu. Hoài Hương thích Jacky, mê đôi mắt Jacky. Hoài Hương vẫn nhớ mọi người thương nói: “ Tụi Mỹ rất thực dụng , tụi nó không có tình cảm gì đâu. Tụi nó sống nghiêng theo bản năng, chung đụng xác thịt là vậy nhưng xong chuyện rồi thì coi như xa lạ. Tụi nó chỉ chơi qua đường mà thôi. Tụi nó hôi lắm, to như ngựa, dài như rắn...” bao nhiêu điều mà đồng hương mình thường kháo nhau về tụi nó là vậy nhưng tâm hồn Hoài Hương tràn ngập hình bóng thằng Jacky. Hoài Hương phận vân không biết tiến lui ra làm sao. Dầu có đắn đo như thế nào đi nữa thì việc gì đến cũng phải đến thôi, không biết là hoàn cảnh đầy đưa hay số phận xui khiến cuối cùng rồi Hoài Hương cũng ngã vào lòng thằng Jacky, nằm ngoan ngoãn trong vòng tay của nó, dâng cả đời con gái mới lớn cho nó. Phút bồng bột của tuổi trẻ đã phá hủy công sức tựu thành trong hai mươi năm đầu đời, lẽ ra cái trinh nguyên mỹ lệ phải dành cho đêm tân hôn động phòng hoa chúc mới phải! Tuy nhiên ở cái xứ này thì chẳng ai quan tâm chuyện ấy, không có người nào đặt thành vấn đề. Hễ yêu nhau, thích nhau thì cưới chứ chả cần còn hay mất. Hoài Hương đã trưởng thành, không còn là con gái nữa.
Hai tuần sau vào một buổi tối, Hoài Hương qua phòng bà Thu, mẹ của cô ta. Con nhỏ cứ ngần ngừ quanh quẩn cả giờ đồng hồ. Bà Thu ngạc nhiên và gặng hỏi thì Hoài Hương tâm sự:
– Con đã ngủ với thằng Jacky.
Bà Thu lặng cả người, trong lòng xót xa, tiếc rẻ… Bà thương đứa con gái nhỏ bé dại dột, trong mắt bà Hoài Hương vẫn chưa phải là người trưởng thành, vẫn còn bé bỏng như ngày nào. Bà tiếc cho con gái chỉ vì phút giây bồng bột mà đáng mất đời con gái vốn trong trắng thanh tân. Bà ôm lấy Hoài Hương, tự nhiên hai hàng lệ chảy xuống. Bà cũng biết ở xứ này thì chuyện ấy không có gì quan trọng, trai gái thương nhau đủ độ thì sống chung với nhau, trái tim đủ lớn và tài chánh đủ để chi tiêu thì gắn bó dài lâu với nhau, về chung nhà với nhau. Ở xứ này xưa nay chưa từng có chuyện xem tấm khăn trắng trải giường sau đêm tân hôn có màu gì! Biết thì biết vậy, lý thuyết là vậy nhưng dòng máu và những tập quán phương đông vẫn hằn in trong tạng thức làm sao dễ dàng thay đổi được. Bà Thu thương con nhưng bất lực, bà ôm chặt lấy Hoài Hương như thể sợ cô gái bị người ta cướp mất. Hoài Hương vô tâm hỏi:
– Mẹ không vui với hạnh phúc của con sao?
– Con còn ngây thơ và khờ quá, con chưa đủ hiểu chuyện đời, con vội vào đời mà chưa kịp biết chuyện đời!
– Con thương thằng Jacky, nó cũng thương con
– Chỉ là nhất thời thôi con ơi,
– Con sẽ lấy Jacky mà mẹ!
– Không đâu con, không được! Mẹ không kỳ thị nhưng sự khác biệt văn hóa quá lớn, rất nhiều thứ khác không dễ vượt qua được đâu con.
Bà Thu nói lời này mà lòng kinh sợ cái viễn cảnh Hoài Hương lấy thằng Jacky. Bà đã chứng kiến và đã nghe rất nhiều những lời nói xúc xiểm xấu xa của đồng hương đối với những người lai da màu. Bà tận mắt nhìn thấy sự xa lánh, dè biểu, khinh khi… của đồng hương đối với những người lấy người da màu. Bà không muốn con gái bà và gia đình bà rơi vào cái hoàn cảnh như thế. Khắp nơi từ chợ búa, chùa chiền, nhà thờ...Đồng hương của bà coi thường khi dễ những người lai da màu. Họ ngoan ngoãn đọc kinh, hành lễ là vậy nhưng hễ đụng đến người da màu là tránh như né hủi. Bà thật sự không muốn Hoài Hương lấy thằng Jacky nhưng bà cũng không dám nói nặng hay làm căng thẳng e rằng mất con. Bà cố dùng tình cảm để thuyết phục.
Cuối tuần ấy, cả nhà đi ra ngoài ăn uống, bà muốn tạo mọi việc tốt đẹp cho Hoài Hương. Bà cũng không phải tay vừa, biết cách chìu nhưng cũng biết cách răn đe. Trong lúc ăn uống vui vẻ, bà nói:
– Mẹ đã để di chúc lại cho con căn nhà này cùng với một phần tiền và vàng mà mẹ có. Với số tài sản này con sẽ tạo dựng cuộc sống không đến nỗi vất vả. Tuy nhiên nếu con vẫn giữ ý lấy thằng Jacky thì mẹ sẽ hủy bỏ tờ di chúc.
Hoài Hương cắm cúi ăn mà không trả lời hay có ý kiến gì, lát sau Hoài Hương đi vào nhà vệ sinh. Bà Thu nói với ông Đại:
– Ông đừng nói gì nhé! Để tui dạy con
Bà đã kể cho ông Đại nghe hết mọi chuyện rồi, ông Đại cũng có vẻ hơi tiếc cho Hoài Hương nhưng không nói một lời, chuyện tế nhị quá, để bà Thu nói hợp lẽ hơn. Ông Đại vốn cũng dễ dãi, sao cũng được chứ không khôn ngoan và sắc sảo như bà Thu. Việc trong nhà dù lớn hay nhỏ cũng đều do bà Thu quyết định. Ông Đại cứ ầm ừ đại khái qua loa thế thôi. Tánh ông Đại cũng cởi mở và phóng khoáng, không câu nệ, ít chấp nê. Bản thân ông đại cũng từng có những mối tình dị chủng rồi. Ông cũng từng yêu, từng có người tình da màu, da trắng và nam Mỹ. Bởi vậy ông đã nói với bà Thu:
– Con Hoài Hương nó ưng ai thì gả, chủng tộc khác cũng chẳng có hề gì. Con người đến với nhau nào phải một buổi, cũng có nguyên nhân sâu xa.
– Ông đừng có lý thuyết suông một cách máy móc như thế! Nhân duyên là vậy, nhưng mình phải tạo duyên cho chính mình chứ không thể buông xuôi theo duyên. Con Hoài Hương không thể lấy người da màu được!
– Con gái lấy ai cũng được, miễn là tụi nó thương nhau, miễn là có ăn học và sống đàng hoàng. Còn da màu hay tây, ta gì cũng không sao.
– Tôi van ông đấy! Ông sao cũng được nhưng tui chỉ có mỗi con Hoài Hương! Ông không dạy thì để tui dạy. Ông đừng có nói gì hết!
Ông Đại cũng thấy lòng không thật sự thoải mái nếu con gái lấy chồng người da màu, nói thì nói vậy thôi chứ ông chưa thật sự buông xả như những gì ông nói. Ông nói với bà Thu lúc không có mặt Hoài Hương, nói thì nói thế chứ xưa nay trong nhà này thì lệnh ông đâu có bằng cồng bà. Ông Đại nói hàng hai, khi với bà thì ông góp ý: “Sao cũng được, tùy duyên nhưng bà đừng căng thẳng lắm với con gái”, với Hoài Hương thì ông lại khuyên: “Tùy duyên nghen con, đừng căng thẳng lắm với mẹ”
Ông Đại thương con gái lắm, suốt một quãng đời dài hai cha con gắn bó với nhau. Bà Thu đi làm từ sáng đến tối mịt mới về, ông thì làm ca đêm nên ban ngày hai cha con đi đâu cũng kè kè nên nhiều người ngỡ là gà trống nuôi con. Những người biết thì cười: “Con gái rượu còn quý hơn vàng”. Tình cha con chỉ lơi lỏng dần khi Hoài Hương vào đại học. Một ngày kia con nhỏ xin:
– Ba, tối nay con ngủ ở nhà bạn con nha, tụi bạn tổ chức sinh nhật đông vui, ai cũng ở lại.
– Không được đâu con, con gái sao có thể qua đêm ở ngoài…
– Không sao đâu ba, con lớn rồi, con biết mà!
– Ừ, nhưng nhớ không được uống rượu và thử drug nhé! Bạn có rủ thì tuyệt đối nói không!
– Ừ, con hứa!
Ông ngần ngại nhưng rồi cũng cho Hoài Hương đi chơi qua đêm. Thường mười giờ tối bà Thu mới đi làm về, không hiểu sao bữa đó mới bảy giờ đã về tới nhà, vừa vào nhà đã ầm ĩ:
– Tại sao ông cho con Hoài Hương đi chơi qua đêm? Ông hại nó rồi! Nó không có đi sinh nhật bạn ở Riverdale đâu, nó đi xuống Savannah để gặp thằng Jacky.
Ông Đại chưng hửng, không ngờ con gái yêu thương của ông lại gạt ông, tuy nhiên ông không giận, ông xét lại bản thân ngày xưa còn nhỏ cũng từng nói dối ba má để được đi chơi. Ông thông cảm cho tuổi trẻ muốn đi chơi nhưng không biết làm sao nên phải dựng chuyện. Ông còn đang nghĩ ngợi thì bà Thu nói:
– Ông gọi nó về ngay!
– Mà sao bà biết nó đi Savannah?
– Nó điện thoại cho tui, tui xem định vị nên mới biết.
– Sao bà biết nó tới nhà thằng Jacky?
– Tui tra gạn nên nó khai.
– Vậy chứ nó nói với ông nó đi đâu?
– Thì nó xin đi sinh nhật bạn.
– Nó gạt ông đó, ông chẳng biết gì hết ráo, gọi nó về đi, không thể để con gái mình qua đêm ở nhà thằng đó!
Ông Đại quýnh quáng lấy điện thoại gọi Hoài Hương, con nhỏ nghe nói mẹ giận nên cũng biết sợ nên hứa sẽ về trong đêm. Con nhỏ dù mê đắm trong tình yêu, dù dại dột chạy theo tiếng gọi ái tình nhưng cũng còn biết vâng lời. Nó lái xe về ngay, Savannah cách nhà đến hai trăm rưỡi dặm phải lái đến năm tiếng mới đến nhà. Ông Đại thương con, nằm ngoài phòng khách chờ cho đến khi con Hoài Hương về đến nhà. Ông Đại thương con gái còn nhỏ khờ khạo, bồng bột mà lụy tình. Ông Đại xưa nay ít nói, việc gì cũng do bà Thu làm và nói thay hết, nên ngay cả chuyện tình của Hoài Hương cũng do bà xử rồi mới nói lại cho ông biết. Bà bảo:
– Con Hoài Hương học năm hai và gặp thằng Jacky học năm cuối ở đại học Clayton University. Hai đứa làm bán thời gian ở hãng điện tử IMF để kiếm thêm chi tiêu và lấy kinh nghiệm. Con Hoài Hương gạt ông để đi Savannah là dự tiệc ra trường của thằng Rocky. Ông biết đấy, tụi trẻ Mỹ tổ chức ra trường rất dễ sợ, quậy banh nhà lồng, uống rượu, chơi xì ke, làm tình… bởi vậy tui mới nhất định buôc con Hoài Hương phải về chứ không được ở lại là vậy. Mặc dù tui đã biết con Hoài Hương đã ngủ với thằng Jacky rồi.
Bà Thu thủ thỉ đủ điều, giảng giải điều hay lẽ thiệt miết, cuối cùng con Hoài Hương cũng không còn quan tâm tới thằng Jacky nữa. Một phần cũng do thằng Jacky về Savannah nên không còn gặp. Hoài Hương đã bỏ được thằng Jacky, tuổi trẻ bồng bột nông nỗi lướt qua mau.
Lại một ngày cuối tuần, ông Đại và bà Thu ra phố đi ăn uống, con Hoài Hương không đi chung vì bảo có hẹn với bạn bè. Ông bà vào nhà hàng True Green quen thuộc, trong lúc ăn bà Thu nói với ông Đại:
– Con Hoài Hương có bạn trai mới rồi.
– Ừ, thì tuổi đó có bồ cũng vừa.
– Hổng biết lần này nó cặp ai? Cầu mong sao nó đừng cặp bồ dị chủng. Con Hoài Hương khờ quá, ai đời gái mới lớn lại đem cái quý giá nhất đời cho không thằng da màu kia, lòng tui đau đớn muốn khóc mà không biết phải làm sao.
– Ở xứ này thì phải chịu vậy thôi!
– Xứ gì lạ ghê, văn hóa, tập quán xã hội… chẳng ai quan tâm hay xem trọng chuyện trắng trong tinh khiết. Trong khi ấy ở xứ mình thì họ xem chuyện nấy to như núi, lỡ có bề gì thì đau khổ và mang tiếng cả đời.
– Ừ, xã hội truyền thống bảo thủ nó vậy, con người xứ mình đóng khung trong cái ý nghĩ ích kỷ, luôn đòi hỏi người nữ phải nguyên xi trong khi người nam thì có quyền hư hỏng lại có quyền phán xét. Rồi những quan niệm sai lầm mê muội cho là chuyện trắng trong tinh khiết ấy mang lại may mắn, điều này khiến cho bọn có tiền, có quyền chức làm hại không biết bao nhiêu trẻ em con nhà nghèo. Lũ đàn ông khốn nạn cậy thế ấy không chừa một hành vi tàn nhẫn nào miễn chúng thõa mãn sự dậm dật.
– Tui nghe chuyện trắng trong tinh khiết của người nữ ở những xứ Hội giáo còn khinh khủng hơn nữa. May mà mình được sinh sống ở xứ văn minh, tự do…
– Con người ta thương nhau, đến với nhau nhưng chỉ vì làn da mỏng tang ấy mà không vượt qua được thì liệu có phải thật thương?
– Cái ý niệm lạc hậu ích kỷ ấy đã ăn sâu vào tiềm thức của người mình nói riêng người phương đông nói chung, không thể nào xóa bỏ được, chỉ có cách tiếp xúc với văn minh phương tây thì dần dần mới làm giảm nhẹ cái quan niệm mê lầm ấy. Người Âu – Mỹ đâu có quan niệm gì chuyện trắng trong tinh khiết, yêu nhau, thương nhau thì họ lấy nhau thôi, chẳng kể còn hay mất cái màng da ấy, cũng không thèm quan tâm mấy đời chồng, mấy đời vợ...Ca dao người mình tuy có câu: “rượu ngon cái cặn cũng ngon/thương em bất luận chồng con mấy đời” nhưng thực tế thì không được như vậy, thực tế rất nghiệt ngã cay đắng.
Mấy tháng sau ngày thằng Jacky ra trường, con Hoài Hương dường như cũng quên nó luôn, không còn thấy nhắc gì đến và tấm hình của thằng Jacky cũng bị gỡ xuống. Bà Thu lòng vui thầm, nghĩ là con Hoài Hương đã bỏ được thằng Jacky. Bà vẫn thầm cầu khẩn cho con Hoài Hương gặp người mình, yêu và lấy người mình. Bà luôn tìm cơ hội giới thiệu người này người kia hoặc nói bóng gió về những anh chàng good boy, home boy...Con Hoài Hương chỉ cười khẩy, đôi lúc thì cự tuyệt hẳn:
– Má đừng có nói mấy thằng đó nữa nha, chán thấy mồ, ngày nào cũng giới thiệu mấy thằng đó hoài.
Ông Đại cười cười:
– Tui đã nói rồi, ở xứ này không phải là xứ mình, bà đừng có hành xử như còn ở xứ mình. Con gái lớn lên ở xứ này mà làm mai làm mối cái gì?
– Thì mình cũng phải cố gắng hết mình chứ!
– Cố gắng cũng phải thức thời, hợp thời, nếu không thích hợp thì cố quá thành ra quá cố.
Bà Thu cười cười nhếch mép:
– Chơi chữ hả? Ông lúc nào cũng chữ nghĩa, văn thơ mơ mộng. Ông xem liệu có hợp thời không?
– Tui biết mà, thời buổi này mà chữ nghĩa có mà ăn cám. Chữ nghĩa chỉ là để vui lấp thời gian rảnh rỗi thôi! Ờ mà bà lái câu chuyện cũng khéo đó chớ, đang nói chuyện con Hoài Hương vậy cái lạc sang chữ nghĩa là sao?
Bà Thu hổng nói gì nữa, ngồi trên sô pha ôm cái gối nghẹo cổ coi ca nhạc của trung tâm ASIA. Ông Đại lại ngồi kế bên nói nho nhỏ như thể thì thầm:
– Bà đừng có lo con Hoài Hương lấy người ngoại chủng, nó không lấy chồng đâu?
Bà Thu giật mình quay lại:
– Ông nói vậy nghĩa là sao?
– Bộ bà không biết sao?
Bà Thu hơi run run, người rúm lại không nhìn ông Đại. Ông Đại cũng không nói gì thêm, thật tình thì cả hai vợ chồng đều đang tự kềm nén lòng mình, người nào cũng có tâm sự muốn nói nhưng chẳng biết phải bắt đầu như thế nào. Bà Thu lâu nay cứ ào ào cả vú lấp miệng em, thật ra cũng là một cách để bà chôn lấp nỗi sợ mơ hồ của bà. Ông Đại thì khác, ông nhận thấy, ông biết và ông dễ dàng chấp nhận. Ông thương con Hoài Hương, nó có thế nào cũng là con gái của ông, nó có yêu ai ông cũng chấp nhận miễn sao nó sống hạnh phúc là được! Ông Đại khác bà Thu ở chỗ này, cũng chính vì sự khác này mà bà Thu cho là ông xìu xìu ễnh ễnh không có lập trường. Lặng yên một lát, bà Thu chịu không nổi nên lên tiếng:
– Có phải y ông muốn nói là…
– Con Hoài Hương nó đang cặp con Mỹ Dung, tui đã bắt gặp hai đứa nó quấn quýt với nhau.
– Không, không thể nào, tụi nó chỉ là bạn thân mà thôi!
– Ừ thì bà không thể, nhưng ở đời không chuyện gì mà không thể.
Bà Thu giấu lòng đấy thôi chứ bà cũng nhận biết những dấu hiệu này của Hoài Hương. Bà cứ nghĩ chẳng qua là sự chưa xác định được bản thân của lứa tuổi mới lớn, cùng lắm chẳng qua là sự đua đòi theo thời thượng. Ông Đại thì tin chắc là như thế, ngay từ khi con bé vừa vào tuổi dậy thì ông đã nhận thấy những dấu hiệu ấy rồi. Những lần hai cha con đi shopping con nhỏ lén lút mua tạp chí lesbian, mua những tấm thiệp có hình nữ khỏa thân. Ngay cả trong phòng riêng của Hoài Hương cũng có dán những tấm hình comic của các diva hay các thiếu nữ Nhật. Hồi còn học phổ thông ngày nào Hoài Hương cũng xem show truyền hình thực tế Modern Family. Ông Đại thử dò tâm ý nên ông đã biết từ dạo ấy. Thấy Hoài Hương cặp con Mỹ Dung từ những năm học lớp mười hai nhưng ông không thể nói ra. Ông chỉ âm thầm theo dõi và quan sát đứa con gái bé bỏng của ông. Ông muốn đem lại cho con gái ông những gì ngọt ngào nhất, hạnh phúc nhất. Ông xem thường cái dư luận bên ngoài người bàn tán. Ông không chấp những gì người ta đánh giá hay xem thường. Ông chấp nhận tất cả, miễn sao con gái ông có cuộc sống hạnh phúc. Nhiều lúc ông muốn nói với bà Thu nhưng biết cái tánh cố chấp, bảo thủ và cứng rắn của bà. Ông biết có nói cũng bằng không, thậm chí nhiều khi ông còn bảo: “Nói với bả thà nói với cái đầu gối còn hơn”. Nay thì sự thể không thể giấu được nữa nên ông mới công khai luôn. Con Hoài Hương đang ở giai đoạn lưỡng cực, từ ngữ chuyên môn gọi là Bipolar. Nó vừa thương con Mỹ Dung nhưng lại thích thằng Jacky. Giả sử thằng Jacky cũng thương nó thì nó sẽ nghiêng về hướng ấy, đằng này thằng Jacky không thật lòng nên con Hoài Hương lại quay về với con Mỹ Dung. Hai đứa nó cũng đã có những trận ghen tuông cự cãi ra trò, đã chia tay rồi sáp lại.
Lần cuối ông bắt gặp hai đứa đang âu yếm ngay tại phòng riêng của Hoài Hương, hôm ấy ông đi làm về sớm hơn thường lệ vì công ty hết hàng. Ông về và mở cửa vào àm hai đứa không hay biết. Con Mỹ Dung đang bới tóc cho Hoài Hương, cả hai tình tứ ngọt ngào như đôi sam, mãi cho đến khi ông cố tình tạo tiếng động mạnh hai đứa mới giật mình buông ra.
Con Hoài Hương cố che giấu thân phận, có lẽ nó cũng sợ ông bà la mắng hay không chấp nhận, sợ bị kỳ thị… Ông hiểu tâm trạng con gái nên trong ngày sinh nhật con gái ông viết cái thiệp với những dòng chữ: “Accept yourself, don’t worry about others opinions.
Live your life, they can’t live for you
Love and loved is the miracle
Who is your lover?
Who care
Only you responsible for your life
Destiny or weird meaningless if you happy
Con Hoài Hương nhận cái thiệp sinh nhật và lặng lẽ cất đi. Buổi tối trong phòng riêng, bà Thu rầu rĩ:
– Trời sao nỡ cay nghiệt vậy? Mới đây con Hoài Hương ngủ với thằng Jacky, giờ lại chuyện cặp con Mỹ Dung. Tui phải sống làm sao đây? hổng biết nghiệp gì chịu cảnh này?
– Bà đừng có rầu rĩ, sự thật dù có thế nào cũng phải chấp nhận, có chấp nhận thì mới có thể sống dễ dàng. Nghiệp ai nấy trả, dù cha mẹ và con cái một nhà nhưng không thể gánh thay cho nhau.
– Tui ăn ở hiền lành sao con gái tui là vậy?
– Vậy thì đã sao? Đó cũng là chuyện tự nhiên, có chi phải đau khổ, chẳng qua là do cái quan niệm cũ thiếu hiểu biết và lạc hậu.
– Ông không hiểu nỗi lòng người mẹ đâu?
– Cứ cho là vậy, nhưng nếu người mẹ thương con thì chấp nhận con nó như nó là, nó không thể là người khác. Nếu người mẹ thương con thì vui với hạnh phúc của con, đừng vì sĩ diện hảo về danh giá mà làm khổ con.
– Ông hay quá hén! Lý thuyết như thuyết pháp! Liệu có mặt mũi nào để gặp và nghe người ta xì xầm nếu chuyện này lọt ra ngoài.
– Tui không quan tâm, ai muốn nói gì thì nói, hơi đâu nghe những lời đàm tiếu thiếu hiểu biết và hẹp hòi ấy! Tui chỉ quan tâm làm sao con tui sống hạnh phúc mà thôi!
– Làm sao tui có thể chấp nhận được việc này?
– Nếu bà thương con thì chấp nhận được thôi, bằng như chỉ quan tâm dư luận, chỉ sợ mất danh giá thì bà chỉ thương cái danh hão của bà.
Bà Thu không nói gì, mắt rươm rướm nước mắt, bước lên lầu đi tới phòng thờ Phật đốt nén nhang và quỳ đó thì thầm cầu nguyện. Hoài Hương hoàn toàn không hay biết ông bà Thu vừa trải qua một cuộc tranh luận về nó, nó đi chơi về vẻ mặt vui vẻ hạnh phúc, nhảy chân sáo, miệng khe khẽ hát bản tình ca My heart will go on. Hoài Hương ôm ông Đại nựng nịu rồi hỏi:
– Ba, má đâu rồi?
– Bả đang thắp nhang cúng Phật trên lầu.
– Ủa sao nay má cúng Phật, đâu phải ngày rằm hay mồng một?
– Đâu cần đợi đến rằm hay mồng một mới cúng Phật. Mình có tâm thành và rảnh thì lúc nào cúng lúc đó.
– Nhưng bình thường má đâu có cúng Phật giờ này?
– Ờ thì má con cầu nguyện cho con sống hạnh phúc bình an.
– Má cầu nguyện cho con vậy sao ba hổng cầu nguyện cho con?
– Ba lúc nào mà chẳng cầu nguyện cho con, toàn bộ tâm tư của cha lúc nào cũng mong cho con sống hạnh phúc kia mà.
Cả tuần rồi con Hoài Hương nằm bẹp trong phòng, chỉ ra khi tới bữa ăn, còn lại suốt thời gian đóng cửa kín mít. Nó lấy tông đơ xén nham nhở mái tóc dài óng mượt mà bao người tấm tắc khen và mong có được; móng tay và móng chân thì sơn đen; mắt gắn mi giả và vẽ xéch lên kiểu mấy con nhỏ Kpop; vẻ mặt đơ ra không chút cảm xúc. Ông Đại vừa bực mình vừa thương con gái nhưng không thể làm gì hơn được. Ông biết tâm tư Hoài Hương đang xáo động mạnh, cái cách thay đổi hình thức bên ngoài ấy là dấu hiệu nổi loạn, muốn phá bỏ những gì theo lệ thường, muốn khẳng định cái bản sắc riêng của bản thân. Hoài Hương vẫn chưa đủ trưởng thành, vẫn còn đậm đặc những đặc tính của tuổi mới lớn. Ông Đại muốn giúp con gái vượt qua giai đoạn khó khăn của tâm ý, sinh lý bằng tình cảm nhẹ nhàng chứ không hề la mắng hay nặng lời. Ông xưa nay chưa bao giờ la lối hay nói nặng lời với Hoài Hương. Ông biết tâm sự con gái rượu nhưng chuyện tình cảm yêu đương rất tế nhị, bản thân ông là đàn ông nên cũng khó nói về chuyện yêu đương nhi nữ. Ông Đại xưa nay vốn ít nói, không có miệng lưỡi vì vậy trong chuyện này càng chẳng phải biết khai mở như thế nào. Ông biết con Hoài Hương và con Mỹ Dung đang giận nhau vì chuyện gì đó, hai đứa nó thương nhau. Ông không ngại điều tiếng, chẳng sợ miệng người đời. Ông dễ dàng chấp nhận việc lựa chọn của con gái, tuy nhiên bà Thu thì lại khác. Bà ấy cực kỳ bảo thủ và nặng thành kiến. Bà lo cho cái danh dự hão của bà bị tổn thương, sợ người ta kỳ thị nói này nói nọ. Bà sợ dư luận của cộng đồng mà không hề quan tâm đến tâm sự của con gái. Bà thương con gái rất mực nhưng không chấp nhận bản chất tính dục thật của con gái mình. Bà quyết bắt con gái của bà phải sống như mọi người trong khi điều ấy lại trái với bản năng gốc của nó. Suốt một thời dài trước khi biết con gái có xu hướng yêu người đồng giới, bà Thu đã chửi bới, đay nghiến, mạ lỵ và kỳ thị những người đồng tính với những từ cay nghiệt nhất, thậm chí bà nguyền rủa cho họ bị đày xuống hỏa ngục, bà cho những người đồng tính là bị trời đày… Bà không biết rằng chính bà đã làm cho tâm hồn con gái bà tổn thương nghiêm trọng. Con Hoài Hương im lặng và lảng tránh mỗi khi bà đề cập đến chuyện người đồng giới hay đem chuyện người đồng giới ra cười cợt châm biếm. Có những khi ti vi hay mạng xã hội đưa tin những vấn đề đó, bà Thu bập vào kết tội nặng nề, lên án kịch liệt, bà hòan toàn không biết rằng những lời của bà là những mũi dao vô tình đâm vào lòng Hoài Hương. Hoài Hương đang cố quên đi những mẹ mình nói, không bao giờ dám thố lộ chuyện giới tính với bà. Ông Đại biết tánh bà Thu, vợ chồng ăn ở với nhau mấy chục năm rồi kia mà! Ông luôn nhịn và chìu bà, xưa nay xìu xìu ễnh ễnh để mặc cho bà Thu quyết định mọi việc. Bây giờ bà Thu yêu cầu ông phải quyết liệt với con gái. Có lẽ đây là lần đầu và là vấn đề đầu tiên ông không chìu ý bà. Ông vẫn khăng khăng:
– Con gái muốn yêu ai cũng được, miễn chúng nó yêu nhau thật lòng, sống với nhau hạnh phúc là được, còn người nó yêu đó là ai không quan trọng. Nó yêu Mỹ đen, Mỹ trắng, Mễ Tây Cơ… gì cũng tốt, không cứ là yêu người gốc Mít. Người gốc Mít mình cũng đầy những tính xấu chứ đâu phải chỉ có người ngoại chủng. Nó có yêu đàn ông hay đàn bà cũng chẳng sao, đó là cái nghiệp và cũng là nhân duyên của đời nó, mọi thứ đều có căn nguyên gốc rễ sâu xa chứ nào phải trong một buổi.
Ông Đại tin sâu vào nhân quả, con người đâu chỉ có một kiếp này mà đã từng có vô số kiếp, đã từng mang thân trời, người, quỷ thần, súc sanh… đã từng đến với nhau làm cha mẹ, vợ chồng, chị em, bạn bè… đã từng mang thân đàn ông, đàn bà… Cái chủng tử nam hay nữ đều có trong mỗi con người, chỉ có điều chủng tử nào trội thì sẽ phát mạnh và lấn lướt chủng tử kia. Con người thương hay ghét ai ấy là có cái duyên nó phát khi gặp hoàn cảnh thích hợp. Ông từng bảo với bà Thu: “Nếu mình giàu có, sống ở khu sang trọng thì con Hoài Hương đã không gặp thằng Jacky hay con Mỹ Dung. Còn giả sử mình không qua Mỹ mà sống ở quê mình thì cái xác suất con Hoài Hương yêu hay lấy người dị chủng rất nhỏ, ấy rõ ràng là nhân duyên và hòan cảnh nó đẩy đưa như thế”.
Ông Đại biết con Hoài Hương vẫn còn quá trẻ, tính cách chưa định hình, bản dạng giới tính còn lừng khừng, cứ để một thời gian nữa thì nó sẽ tự phát triển và hòan thiện, lúc ấy thì nó như thế nào thì đó đúng thật là bản tánh của nó. Hãy chấp nhận nó, yêu thương nó như nó là vậy! Đừng vì cái sĩ diện hão của mình mà cưỡng ép con Hoài Hương phải theo cái ý chí chủ quan và cực đoan của mình. Ông bảo bà Thu: “Bà thương con thì phải chấp nhận tình yêu của con, hãy sống vì hạnh phúc của con chứ không thể vì cái danh tiếng của bà”
Bà Thu há hốc mồm ngạc nhiên, từ thuở nào đến giờ chưa bao giờ bà thấy ông chồng của bà nói nhiều như vậy và còn cưỡng lại ý chí của bà. Bà đâu dễ dàng chấp nhận như vậy, bà không chịu thay đổi cái thành kiến vốn cứng như đá, cái bản ngã to như núi. Bà la to:
– Ông thật quái lạ, không dạy, không khuyên con theo đường ngay lẽ phải mà lại còn xúi con theo đường bậy lối hư.
– Chẳng có chi là hư hay bậy cả, đó là sự thật, đó là tự nhiên. Bà phải chấp nhận cái sự thật dù nó phũ phàng. Bà càng khăng khăng phủ nhận thì chỉ làm cho con gái đau khổ mà thôi!
– Ông không dạy con thì để tui dạy, ông đừng có vẽ đường cho hưu chạy.
– Bà nói kỳ cục, Sự thật đã rõ ràng sờ sờ ra trước mắt chứ tui có vẽ ra bao giờ? Thời đại hôm nay mọi người, mọi quan niệm đều thay đổi. Thế giới người ta đã chấp nhận chuyện đồng tính, bà cũng nên xem tin tức, tìm hiểu thêm về vấn đề này, đừng có mũ ni che tai rồi cố chấp.
– Tui không cần ông lên lớp, tui phải bắt con Hoài Hương từ bỏ đồng tính và chỉ được lấy người gốc Mít. Tui không chấp nhận tình dị chủng hay tình đồng tính!
Ông Đại giơ tay lên kêu trời, ông biết không thể nào nói chuyện được với bà, vì đã kinh nghiệm mấy mươi năm qua, tuy nhiên nay vì con gái mà ông quyết không chìu bà là vậy. Ông biết không thể tranh luận một lần, không thể tiếp tục vào lúc này nên đứng dậy, trước khi bước ra ngoài vườn ông nói một lời cảnh báo:
– Con Hoài Hương vốn yểu điệu, tính cách mong manh. Bà mà cực đoan làm căng quá coi chừng nó hoảng làm điều dại dột thì có ân hận cũng lỡ làng!

Steven N
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.429 giây.