logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 23/03/2024 lúc 09:04:29(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,742

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Các em học sinh tham gia diễu hành với ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại một sự kiện kỷ niệm 45 năm chiến thắng Điện Biên Phủ hôm 7/5/1999 (minh hoạ)
Reuters

Giờ có những người sưu tầm hẳn tranh cổ động về treo, nhưng thời bao cấp, khi đang học cấp 2, chúng tôi có vô số lần phải đi cổ động.
Đoàn vẹt trẻ con
Đi cổ động là khi nhà nước có chính sách mới gì đó, yêu cầu ngành giáo dục tổ chức cho học sinh đi bộ theo hàng ngũ trên tất cả các con đường chính của thành phố và vào các khu dân cư lớn. Đoàn cổ động khá lớn, thường lên tới vài trăm học sinh, vừa đi vừa hô to các khẩu hiệu được cấp trên đưa xuống để mọi người đều nghe thấy. Đầu đoàn cổ động là một nhóm khoảng 3-5 học sinh đeo trống, vừa đi vừa đánh trống vang rền. Có những người phụ trách đi bên ngoài hàng để nhắc nhở trật tự và hô khẩu hiệu mẫu. Người này vừa hô xong thì cả đoàn học sinh lập tức cùng hô lên những từ ngắn gọn biểu thị ủng hộ hay bài trừ. Thường là hô ba lần.
Ví dụ:
Người hô khẩu hiệu mẫu:
-Nhiệt liệt ủng hộ cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch.
Cả đoàn:
-Nhiệt liệt. Nhiệt liệt. Nhiệt liệt.
Hô mẫu:
-Phản đối bành trướng Bắc Kinh xâm lược biên giới Việt Nam.
Cả đoàn:
-Phản đối. Phản đối. Phản đối.
Hô mẫu:
-Quyết tâm tham gia đầy đủ nghĩa vụ quân sự.
Cả đoàn:
-Quyết tâm. Quyết tâm Quyết tâm.
Có khi còn kèm vung nắm đấm lên không ba lần theo nhịp hô.
Cứ thế vừa đi bộ vừa hô khoảng hai tiếng, sau đó tập trung lại về trường, trả trống, giải tán.
Bất cứ chủ trương gì cũng tổ chức cho học sinh đi cổ động được cả.
Thường các buổi cổ động được tổ chức vào buổi chiều. Ban đầu còn khí thế, trống vang lừng, tiếng hô hùng hồn vang dội, bước chân rầm rập. Được khoảng 2/3 buổi thì bắt đầu chán, mỏi miệng, bước chậm lại, hàng ngũ xô lệch kéo giãn tứ phía. Có khi người phụ trách giơ tay hô nhưng xong chẳng thấy ai hô theo, nhìn lại thì té ra do mải nhìn theo khối phía trước nên đã bỏ xa khối lớp mình cả một đoạn dài. Lại phải chạy ngược lại xốc lại đội hình đi tiếp. Thành phố nhỏ, thường xuyên có những đứa học trò đang giơ nắm tay đi cổ động đến gần nhà mình thì mắt trước mắt sau bước chậm lại, rồi tách khỏi hàng co cẳng chạy biến về nhà.
Chẳng biết nghe một bọn học sinh cấp hai đi làm cái loa di động như thế thì người lớn có được “nâng cao”với “quyết tâm” không, nhưng 100% bọn đi hô đều chẳng hiểu đang hô những gì, làm việc này để làm gì. Chẳng qua thầy cô bảo gì nghe nấy, mà tôi không nhớ rõ nhưng hình như cũng có điểm cho việc này, ở phần tham gia các công tác của nhà trường, được đánh giá xếp loại cuối năm.
Lên cấp 3 thì tụi tôi thoát trò đi cổ động, nhưng lại dính vào lao động công ích.
UserPostedImage
 Người đi xe đang nhìn một tấm biển cổ động trên đường phố Hà Nội hôm 17/4/2006. AFP

Một cây gật gù
Hoan hô các bác trồng cây
Mười cây chết chín, một cây gật gù
-Chúng bay có mắt như mù
Mười cây chết hết, gật gù ở đâu?
(ca dao mới thời bao cấp)
Cả xã hội chẳng hiểu sao như lên cơn điên, từ trẻ con đến ông già bà lão, từ trường học đến nhà máy, công ty, xí nghiệp, cứ sểnh ra là bắt đi trồng cây.
Có lẽ xuất phát từ câu “Mùa xuân là tết trồng cây/Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.
Mỗi năm một hoặc hai lần, vào trước Tết và đầu mùa mưa, các tông sư nịnh thần vịn vào câu đó lùa hết học sinh, sinh viên, công chức… đi trồng cây. Trồng để lấy số chứ bất cần biết có hợp thổ nhưỡng, kỹ thuật trồng và chăm sóc ra sao. Nên mười cây chết chín là có thật.
Học sinh chúng tôi bị lùa đi trồng cây ở các bãi hoang, bình nguyên ven biển. Bầu cây được phát đến tận nơi, nhưng dụng cụ thì phải tự mang theo như cuốc xẻng, thùng tưới. Cũng có người đứng ra hướng dẫn kỹ thuật, như phải đào hố sâu bao nhiêu, rộng bao nhiêu, phải xé bầu cây (bằng túi nilon) ra trước khi đặt xuống hố, phải đắp đất cho chặt… Tôi tự nhận là người nghiêm túc trong tất cả mọi việc, vì kỹ thuật hướng dẫn thế nào thì tôi làm theo như thế. Cắm cúi đào bới một lúc lâu ngoảnh lên nhìn sang thì trừ một số ít bạn cũng đang cặm cụi giống mình, còn đâu bọn kia cây cắm xuống hố gần hết cả rồi, thậm chí rất nhiều đứa đã tụ tập thành nhóm đánh bài, tán gẫu. Hóa ra bọn chúng chẳng thèm kỹ thuật gì sất. Cứ bới qua quýt một cái hố nhỏ xíu dúi cây xuống, vùi lại sơ sơ, cái cây đứng thẳng được là chúng xong việc.
Cuối buổi cũng có thầy cô đi kiểm tra, nhưng kiểm tra lấy lệ thôi. Chẳng ai đi đào những cây non vừa được cắm xuống xem hố trồng có đủ sâu, đủ rộng, rễ cây có được thả thẳng xuống và lấp đất chặt hay không. Hàng trăm đứa học sinh như đàn kiến, cắm chi chít một lúc đã được cả bãi rộng bát ngát tua tủa cây, khiếp, chụp ảnh viết bài lên thì bằng với cả mùa xuân đã đến với toàn dân tộc. Ai biết đấy là đâu?
Trồng cây xong, mỗi lớp lại được phân công chủ nhật hàng tuần phải lên tưới cây. Nhưng đi xa cả chục cây số-với học sinh đầu cấp ba, đi xe đạp cọc cạch chở hai chở ba thì như thế là rất-rất xa. Chả đứa nào đi. Có đứa nghiêm túc chấp hành nhưng đến nơi thấy có mỗi mình mình hoặc lơ thơ vài ba đứa, cũng chẳng thể xách nước tưới cho cả khoảnh đất hàng ngàn m2 của lớp mình được. Đi được một lần thì chán, chẳng có lần hai nữa. Cả một bãi hoang mênh mông hàng chục ngàn m2 cứ thế phó mặc cho giời. Đúng như câu ca dao ở trên, trồng cây thế thì vừa quay mông đi cây đã chết sạch sành sanh chứ chẳng còn mống nào để gật gù. Cơ mà chả việc gì sất, học kỳ sau cả trường lại tiếp tục đánh trống đi trồng cây tiếp. Cứ thế hết lứa học sinh này đến lứa khác.
Cha mẹ chúng tôi cũng bị vận động đi trồng cây như thế. Kết quả không khác một mảy.
Ngoài trồng cây, lứa chúng tôi còn có cái vinh dự được thầy cô trong trường giao trọng trách… nuôi heo cho họ!
Học sinh đi nuôi heo cho giáo viên
Đấy là những năm đói kém quá, thầy cô quyết định học tập toàn thể xã hội nuôi heo cải thiện đời sống. Nhưng các thầy cô từ miền Bắc vào ở nhà tập thể, lấy chỗ đâu nuôi heo? Thế là quyết định xây một cái chuồng bên phần đất sân vận động của trường. Trường tôi có sân vận động rất lớn, trồng cỏ, xung quanh viền hàng cây cổ thụ, để học sinh học các môn thể dục và chơi thể thao. Từ sân vào khu vực phòng học phải qua một đoạn đường hơi quanh co nho nhỏ. Chuồng heo của thầy cô được xây ở vị trí này, những lớp đầu dãy phòng học ở gần có thể nghe tiếng heo eng éc và ngửi mùi phân heo trong không khí.
Vậy là giao cho học sinh nuôi heo. Tính vào điểm của mục Lao động trong học bạ. Quá tiện.
Chúng tôi được yêu cầu đến trường tắm heo, cho heo ăn. Chia làm hai ba nhóm trong ngày.
Công sức và thời gian của học trò bị chính các thầy cô giáo lợi dụng thật dễ dàng, nhưng phần đông bọn học trò chúng tôi chẳng biết gì hết. Những đứa ngoan và học lực từ trung bình trở xuống thì sợ bị trừ điểm lao động, sợ bị thầy cô để ý “trù”. Đứa giỏi thì sợ cuối năm bị đánh giá thấp sẽ ảnh hưởng đến thành tích, xấu học bạ. Chẳng hiểu sao danh hiệu học sinh giỏi thời đó lại có ý nghĩa với đám chúng tôi đến vậy.
Nhưng cũng có những đứa chẳng sợ gì hết vì gia đình chúng đã xác định sẽ đi nước ngoài.
Đêm chôn dầu vượt biển
Có một giai đoạn như vậy: hết hè, đến lớp lại vắng đi một số gương mặt. Thầy cô không ai giải thích. Tụi con nít thì vô tư: “Nhà nó đi vượt biên rồi”.
“Đêm nay anh gánh dầu ra biển anh chôn, anh chôn… chôn hết cả những gì của yêu thương” (Đêm chôn dầu vượt biển-Châu Đình An).
Rất nhiều năm sau được nghe ca khúc não nùng này, trong tôi cứ dậy lên hình ảnh bãi biển đêm đen kịt, chỉ có những gợn lân tinh trên sóng khẽ lấp lánh tít ngoài xa. Những bóng người lom khom giấu mình chôn những can dầu trong cát để một đêm nào đó, cũng tối trời và mịt mùng như hôm nay, họ sẽ một bước chân lên tàu, chạy trốn khỏi đất nước, vượt biên. Đối mặt với trùng khơi vô vàn bất trắc, họ bị đẩy vào thế phải tự nguyện chơi một ván bài duy nhất với số phận mà vật cược chính là sinh mạng của bản thân, vợ, con, cha mẹ, những người thân nhất…
Đêm nay trên bản đồ có một thuyền ra đi
Hiên ngang trên sóng gào tự do đón chào
Xin chào tự do với nỗi niềm cay đắng
Nhìn lại bên bờ nước non mình muối mặn
Khóc nghẹn ngào.
(Đêm chôn dầu vượt biển-Châu Đình An)
Thời đó có rất nhiều câu chuyện rùng mình về những người vượt biên.
UserPostedImage
 Những người Việt Nam trên tàu vượt biên chờ được cứu lên tàu bệnh viện của Pháp ở biển hôm 8/7/1979. AFP

Có những hôm ba má tôi phải đi họp ở tổ dân phố suốt buổi tối. Về, trông thái độ lạ hẳn đi, vừa chìm vào nghĩ ngợi và thương xót, vừa thỉnh thoảng nhìn đám con cái như mới gặp lần đầu.
Cả đêm, hai ông bà thì thầm mãi.
Cuối cùng, chịu không được, má tôi cũng phải kể:
-Tập trung đi họp, có cấp trên về. Ông ấy kể chuyện người ta đi vượt biên, ra đến biển bị cướp, đàn ông thì bị cướp tiền vàng rồi đập đầu, con gái bị hãm hiếp rồi quăng xuống biển. Có khi nó cướp hết tiền vàng lương thực, tháo cả máy tàu, xong thả cho người ta trôi đi. Cuối cùng người ta đói quá, không có gì ăn, phải ăn thịt người. Người nào chết trước thì bị ăn trước.
Má tôi nói, cấp trên đưa đến một người đàn ông, bảo rằng đó chính là một trong những người cuối cùng trên chiếc ghe, ông ta còn sống sót chính là nhờ ăn thịt những người trước. Ông ta đứng ra kể chuyện trước đám đông người dân trong cuộc họp như vậy.
Cũng thường xuyên ba má tôi nói chuyện với nhau việc chiếc tàu cá nào đó vừa hôm qua còn lên hàng, mang dầu lên ghe nay đã biến mất. Những anh Ba chị Bảy người quen, vốn là chủ ghe, tài công, vợ chủ ghe, chủ vựa… hôm qua còn gặp nhau rôm rả kể chuyện chợ búa con cháu, đã biến mất sau một đêm. Ai cũng biết gia đình họ đã âm thầm vượt biên.
Có người thoát được, ít lâu sau gởi thư, gởi ảnh về cho gia đình hoặc người thân, thường là mặc quần jean ống loe, gác tay gác chân lên một chiếc xe hơi, bên trên là bầu trời cao xanh rực rỡ.
Có người mãi mãi bặt vô tăm tích.
Có người vắng mặt ít tháng, rồi trở về, nhưng nhà cửa đã bị tịch thu nên sống lang thang hoặc bị chuyển lên vùng kinh tế mới.
Chúng tôi có mấy đứa bạn đi theo gia đình lên kinh tế mới như vậy. Lâu lắm, ba mẹ dắt về thành phố chơi, gặp lại nhìn nó khác vô cùng: da cháy nắng, tóc xơ xác, áo quần lam lũ tối màu, vẻ chất phác mất hẳn sự linh lợi của những đứa trẻ thành thị…
Những câu chuyện chỉ dám thì thầm thật khẽ trong nhà, khi đêm đã khuya, cổng cửa đóng chặt của ba má tôi còn có tin đồn công an thu của người vượt biên bao nhiêu cây vàng rồi cho đi. Nộp tiền xong rồi, mọi người tin tưởng là rất an toàn, ra bãi biển chờ tàu đón thì bị công an ùa ra vây, bắn. Người ta hoảng loạn chạy trối chết. Rồi lượm được ở bãi biển bao nhiêu là vàng…


Blogger Nguyễn Nhơn (RFA)
Nguyễn Nhơn là nhà báo Việt Nam hiện đang sống ở Thái Lan. Nhà báo Nguyễn Nhơn quan tâm đến tình hình đất nước và viết nhiều bài về các vấn đề chính trị và xã hội trong nước.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.097 giây.