logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 29/03/2024 lúc 09:36:59(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Điều Luật 23 Có Ý Nghĩa Gì Đối Với Tương Lai Của Hồng Kông Và Phong Trào Dân Chủ Từng Một Thời Rực Rỡ?

Ngày 19 tháng 3 năm 2024, các nhà lập pháp ở Hồng Kông đã thông qua luật an ninh mới, trao cho các cơ quan chính quyền ở thành phố bán tự trị quyền lực mạnh mẽ hơn để trấn áp những người bất đồng chánh kiến.
 
Luật mới, theo Điều 23 (Article 23), đã mất hàng thập niên để hoàn thiện, nhưng cũng vấp phải sự phản đối trong một thời gian dài. Nhiều người đã biểu tình để phản đối Article 23 vì lo ngại luật sẽ hạn chế quyền tự do dân sự ở Hồng Kông, một khu vực hành chánh đặc biệt ngày càng bị Bắc Kinh kiểm soát gắt gao.
 
Để hiểu rõ ý nghĩa của việc áp dụng Điều 23, dự kiến được ký thành luật vào ngày 23/3/2024, đối với tương lai của Hồng Kông, trang The Conversation đã tìm đến Michael C. Davis, một giáo sư luật đã giảng dạy về luật hiến pháp và nhân quyền ở Hồng Kông trong hơn 30 năm, và là tác giả cuốn sách “Freedom Undone: The Assault on Liberal Values in Hong Kong.” (Tháo Gỡ Tự Do: Cuộc Tấn Công vào Các Giá Trị Dân Chủ ở Hồng Kông.”
 
Lịch sử và nguồn gốc của Điều 23
 
Điều 23 (Article 23) là một câu chuyện dài. Đây vốn là một điều khoản trong Đạo Luật Căn Bản của Hồng Kông, yêu cầu chính phủ Hồng Kông ban hành một sắc lệnh địa phương để kiểm soát và giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia. Đạo Luật Căn Bản cũng chính là Hiến pháp của Hồng Kông. Việc ban hành Đạo Luật Căn Bản và việc chính phủ Trung Quốc tham gia vào quá trình này là một phần của Bản Tuyên Ngôn Chung Anh-Hoa (Sino-British Joint Declaration) năm 1984 – quy định về việc trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc. Mười ba năm sau, vào năm 1997, lãnh thổ Hồng Kông đã được chuyển lại dưới trướng Trung Quốc sau hơn một thế kỷ thuộc quyền kiểm soát của Anh.
 
Đạo Luật Căn Bản được Quốc Hội Trung Quốc chính thức thông qua vào năm 1990, thiết lập một trật tự hiến pháp khá tự do cho Hồng Kông sau khi được giao từ Anh cho Trung Quốc. Luật bảo đảm các nguyên tắc của pháp luật và các quyền tự do căn bản cho người dân Hồng Kông, cũng như hứa hẹn về quyền bầu cử cho mọi công dân Hồng Kông.
 
Theo Điều 23 trong Đạo Luật Căn Bản, chính phủ Hồng Kông phải “tự mình” ban hành một số luật về an ninh quốc gia, liên quan đến các tội danh phản quốc, ly khai, kích động nổi loạn, âm mưu lật đổ chính quyền hoặc đánh cắp bí mật quốc gia; đồng thời cũng liên quan đến việc kiểm soát các tổ chức nước ngoài.
 
Chính phủ Hồng Kông lần đầu tiên đưa ra một phiên dự luật liên quan đến Điều 23 vào năm 2003. Tuy nhiên, do lo ngại về những tác động đối với quyền tự do báo chí và quyền tự do của các tổ chức, cũng như tăng cường quyền lực của cảnh sát quá mức, dự luật đã vấp phải sự phản đối rộng rãi từ cộng đồng.
 
Một nhóm gồm bảy luật sư và hai học giả pháp lý hàng đầu đã phản đối dự luật; họ xuất bản và phân phát các tờ rơi chỉ ra những thiếu sót của dự luật, dựa theo các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền. Trong khi đó, khoảng nửa triệu người ở Hồng Kông đã tràn xuống đường để biểu tình.
 
Trước sự phản đối mạnh mẽ cùng với việc làm ‘mất lòng’ một đảng ủng hộ chính phủ hàng đầu, dự luật không thể được thông qua và buộc phải rút lại.
 
Nhưng thay vì soạn ra một dự luật thay thế để giải quyết những mối lo ngại về nhân quyền, chính phủ lại chọn cách để Điều 23 nằm phủ bụi một xó suốt hai thập niên.
 
Sau đó, vào năm 2020, Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia, mang lại cho chính quyền Hồng Kông quyền lực lớn hơn. Các cơ quan chức năng ở Hồng Kông có thể bắt giữ và đàn áp các nhân vật đối lập, khiến cho phong trào dân chủ từng mạnh mẽ một thời bị suy yếu, rơi vào “nốt trầm.”
 
Sau khi đã dọn sạch những “trở ngại” đáng kể và sẵn đà trấn áp bất kỳ ai chống đối, chính phủ theo phe Bắc Kinh ở Hồng Kông biết rằng đã đến thời điểm chín muồi để tung ra một phiên bản luật mới – còn khắc nghiệt hơn bản cũ.
 
Với sự khích lệ từ Bắc Kinh, Chính phủ Hồng Kông đã có thể tổ chức một cuộc tham khảo ngắn gọn về dự thảo luật Điều 23 mới, mà người ta chẳng có chút mảy may cơ hội để bày tỏ ý kiến phản đối.
 
Quá trình này được hỗ trợ bởi hệ thống bầu cử “chỉ dành cho những người yêu nước” do Bắc Kinh thiết lập vào năm 2021, hệ thống này đã thắt chặt sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với cơ quan lập pháp Hồng Kông, giúp cho dự luật được tán thành “100%.”
 
Điều 23 sẽ gây ảnh hưởng gì đến quyền tự do dân sự ở Hồng Kông?
 
Song song với Luật an ninh quốc gia do Bắc Kinh ban hành năm 2020, Điều 23 mới sẽ có tác động mạnh mẽ đến quyền tự do dân sự.
 


Luật an ninh quốc gia – với các điều khoản mơ hồ về ly khai, lật đổ chính quyền, khủng bố và thông đồng – đã được kết hợp với luật cấm xúi giục nổi loạn từ thời thuộc địa, để bắt giữ và đàn áp những người bất đồng chánh kiến ở Hồng Kông. Nhiều nhân vật đối lập đang bị bỏ tù hoặc đã phải lưu vong, trốn chạy sang nước ngoài. Và những người bất đồng chánh kiến còn lại chỉ đành giữ im lặng.
 
Dự luật mở rộng những điều khoản và quy định hiện hành của luật an ninh quốc gia trong các lĩnh vực chính: đánh cắp bí mật quốc gia, nổi loạn, phá hoại và sự can thiệp ngoại lai vào Hồng Kông.
 
Về cơ bản, Điều 23 thừa nhận và tán thành các nguyên tắc và chế độ an ninh quốc gia của Trung Quốc đại lục, vốn vẫn luôn tập trung đàn áp bất kỳ phản đối hay biểu hiện nào được cho là đe dọa đến sự ổn định chính trị, nhắm vào nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống người dân, ảnh hưởng đến quyền tự do của các tổ chức, của báo chí và cả học thuật.
 
Điều 23 cũng thừa nhận định nghĩa bao la của TQ về “bí mật quốc gia,” thậm chí có thể bao gồm cả việc báo cáo hoặc viết về các chính sách phát triển kinh tế và xã hội.
 
Hồng Kông ở đâu?
 
Điều 23 cũng mở rộng quyền hạn của chính phủ để có thể giam giữ những người bị kết án trong thời gian dài và cũng có thể kéo dài thời gian giam giữ tạm thời các nghi can trước khi được mang ra xét xử. Luật còn tăng cường giám sát “ảnh hưởng của nước ngoài” – khiến việc hợp tác với người ngoài tiềm ẩn nhiều nguy hại cho công dân Hồng Kông.
 
Dự thảo luật cũng ‘dè bỉu’ các hoạt động được cho là ‘núp bóng’ phong trào đấu tranh vì nhân quyền hoặc giám sát nhân quyền, và chỉ trích “cái gọi là” tổ chức phi chính phủ. Tất cả những điều này khiến cho việc hợp tác hoặc ủng hộ các tổ chức nhân quyền quốc tế có nguy cơ bị coi là hành vi phạm pháp.
 
Tóm lại, trong khoảng hai thập niên, trật tự hiến pháp tự do của Hồng Kông đã chuyển mình thành trật tự an ninh quốc gia, làm suy yếu hoặc loại bỏ các quyền tự do cơ bản của người dân nơi đây.
 
Ngữ cảnh rộng hơn của Điều 23
 
Để hiểu rõ về dự luật này, cần phải nói về mối ‘huyết hải thâm thù’ của TQ đối với các giá trị tự do và thể chế dân chủ, chẳng hạn như nhà nước pháp quyền, quyền tự do dân sự, tòa án độc lập, quyền tự do báo chí và trách nhiệm giải trình trước công chúng. Các giá trị này được coi là mối đe dọa đến sự ổn định và quyền lực của Đảng cầm quyền ở Trung Quốc.
 
Tư duy này đã khiến cho chương trình nghị sự về an ninh quốc gia của TQ, dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, được tăng cường và mở rộng đáng kể.
 
Bắc Kinh đã tập trung vào sự phát triển kinh tế trong những thập niên gần đây, coi sự hợp lệ của mình phụ thuộc vào việc tăng trưởng kinh tế. Họ đánh cược rằng người dân sẽ quan tâm đến việc cải thiện mức sống nhiều hơn là đến quyền tự do chính trị. Tuy nhiên, khi tăng trưởng kinh tế bắt đầu chững lại, các nhà lãnh đạo bắt đầu lo ngại về vấn đề an ninh và sự phản đối từ phía nhân dân. Điều này đã dẫn đến khái niệm an ninh quốc gia toàn diện hiện đang được áp đặt đối với Hồng Kông.
 
Với việc thúc đẩy một chương trình nghị sự coi các giá trị dân chủ và ý niệm tự do là mối đe dọa, Bắc Kinh há có thể bỏ qua một Hồng Kông tự do nhởn nhơ trước mắt, khi đã thuộc về tay đại lục.
 
Các cuộc biểu tình rộng rãi ở Hồng Kông trong năm 2019 đã làm trầm trọng thêm mối lo ngại này, và cũng tạo cơ hội cho Bắc Kinh có cái cớ để giải quyết mối đe dọa được nhìn nhận dưới cái gọi là “cách mạng màu” (color revolution).
 
Những ‘quân cờ’ được Bắc Kinh cài cắm và nuôi dưỡng trong chính quyền Hồng Kông bấy lâu, nay đã trở thành công cụ đắc lực cho cuộc đàn áp.
 
Các phong trào biểu tình ở Hồng Kông đã ‘im hơi lặng tiếng’
 
Chính sách đàn áp và đe dọa đã rất hiệu quả trong việc khiến cho người dân ở Hồng Kông ‘không có gan’ để phát biểu hoặc tham gia vào các hoạt động biểu tình.
 
Trong quá khứ, phong trào ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông đã nhận được sự ủng hộ đa số đáng kể từ cử tri, đặc biệt trong các cuộc bầu cử trực tiếp; với khoảng 60% cử tri đã bầu cho các ứng viên thuộc phong trào ủng hộ dân chủ; và một phần lớn số ghế trong cơ quan lập pháp được bầu cử trực tiếp bởi cử tri.
 
Nguyên tắc ‘bầu cử chỉ dành cho những người yêu nước’ đã khiến số lượng cử tri đi bỏ phiếu giảm đáng kể. Tình hình sụt giảm số cử tri tham gia bầu cử cùng với khuynh hướng người ta lũ lượt di cư sang nước khác cho thấy phần lớn người dân Hồng Kông không ủng hộ loại ‘trật tự phi tự do’ mới mẻ này.
 
Nhưng mà, khi hầu hết các nhà lãnh đạo ủng hộ dân chủ đều đang bị tù tội hoặc phải sống lưu vong, còn ai dám lên tiếng phản đối nữa đâu!

Nguyên Hòa biên dịch 
Nguồn: “What Article 23 means for the future of Hong Kong and its once vibrant pro-democracy movement” được đăng trên trang TheConversation.com.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.114 giây.