logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 31/03/2024 lúc 02:54:36(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,751

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage

Hồi ký "Người muôn năm cũ" của nhà văn Phạm Gia Đại dày trên 500 trang gồm có 17 chương, mỗi chương với vẻ riêng, đặc sắc của từng chương. Cuốn sách đưa chúng ta trở về những năm tháng tươi đẹp đầy kỷ niệm thương yêu của Sài Gòn, của miền Nam và những ký ức đau buồn sau ngày mất miền Nam, và những năm tháng sống trở lại với cuộc đời mới trên miền đất tạm dung. Nhiều chương tôi đọc vài dòng, nước mắt tôi đã rơi vì người thật, việc thật. Nhiều tác phẩm của các nhà văn nổi tiếng trên thế giới lấy nước mắt của độc giả cũng vì họ viết với trái tim chân thật của họ, nhà văn Phạm Gia Đại cũng vậy, ở tù 17 năm, vẫn còn sinh tiền, vẫn còn thở để viết những nỗi khốn khổ nhất trên trần gian để chúng ta đọc. Nhà văn Phạm Gia Đại là một người sống hết lòng vì Tổ Quốc, có niềm tin tôn giáo mãnh liệt, yêu thương mẹ và tha nhân, ông biết ơn cuộc đời, biết ơn mọi người.
    Lòng ngưỡng mộ các vị lãnh đạo tinh thần qua những việc làm bình thường nhưng rất phi thường của các ngài, qua tác phẩm "Đỉnh núi sương mù": "Thượng Tọa Thích Thanh Long, quyền Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo, bị tù hình sự, thấy một tù nhân hình hài gầy ốm đang nằm co quắp ngoài sân phơi nắng run rẩy vì lạnh. Động lòng trắc ẩn, thầy bảo anh ta lại gần hàng rào kẽm gai, chờ thầy lấy cho cái chăn để đắp. Vì cái chăn thì nặng và sức thầy yếu nên quăng mãi mà cái chăn bị vướng trên hàng rào. Một tên vệ binh canh gác trên chòi gần đó nhìn thấy, chạy đến chĩa họng súng vào thầy với thái độ hung hãn: "Anh này lại mua bán đổi chác phải không?". Thầy vẫn bình thản, mỉm cười nhìn tên vệ binh: "Ông thử nhìn xem cái anh này gầy trơ xương và sắp chết rồi thì lấy cái gì mà đổi chác?" Rồi thầy thủng thỉnh đi bỏ ngoài tai những câu nạt nộ của tên vệ binh."
    Niềm tin tôn giáo có sức mạnh mãnh liệt, đem sự sống cho người tù tuyệt vọng, ở rừng sâu núi thẳm không biết ngày về, nhưng hình của các vị sư thong dong, thanh thản đem lại niềm tin và sức sống cho những người tù. Nhà văn Phạm Gia Đại kể lại một câu chuyện được nghe trong tù từ Đại Đức Minh Tâm, trụ trì chùa Thới Bình, trong Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung một thời vang bóng tại miền Nam trong "Ngôi chùa bỏ hoang". Ngôi chùa hoang phế sau khi đơn vị lính Lê Dương bỏ đi, suốt mấy năm trời vẫn chưa tìm được vị sư trụ trì. Thầy Tâm lúc đó 22 tuổi được đưa về làm trụ trì, chùa Thới Bình có sinh khí trở lại. Thầy Tâm đảm nhận trách nhiệm cử hành những nghi thức về Phật Giáo cho các Phật tử toàn trung tâm. Thầy Tâm kể lại câu chuyện thương tâm của hai chị em thôn nữ xấu số bị lính Lê Dương bắt cóc vào trong trại hãm hiếp cho đến chết rồi ném xác xuống giếng. Hai oan hồn chưa siêu thoát hằng đêm hiện về quấy pha doanh trại. Vì kính trọng đạo đức của thầy Tâm nên xin thầy giúp giải oan. Thầy Tâm đã tìm thấy hai bộ xương dưới giếng và đem chôn ở nghĩa trang nhỏ bé, đem hình về chùa thờ để hai linh hồn xấu số nghe kinh kệ mà siêu thoát.
    Là phóng viên chiến trường ra chiến trận tôi thường gặp những chiến sĩ hào hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ở chiến địa, sau này tôi gặp anh em H.O định cư ở Hoa Kỳ, dù bị đọa đày chín tầng mây nhưng anh em vẫn còn sĩ khí của người anh trong ánh mắt, trong lời nói. Ý chí của con người mạnh lắm, khi ở vào con đường cùng cực mà sinh tồn được là nhờ ý chí can cường, dũng mãnh tiềm ẩn trong trái tim của họ.
    Nhà văn Phạm Gia Đại là con người biết ơn, có mang ơn ai thì nhớ ơn, bàng bạc trong truyện của nhà văn sự ơn nghĩa, ơn nghĩa nhớ hoài, nhớ mãi mãi. Ông biết ơn Trời Phật, biết ơn những vị lãnh đạo tôn giáo, biết ơn người, v.v.
    Cuộc đời nhà văn Phạm Gia Đại đã trải qua nhiều biến động, bao thăng trầm với bao niềm vui cũng như đau buồn, khổ ải, nhưng may mắn gặp "những người của muôn năm cũ ấy" giúp ông vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời, sống sót được qua những năm tháng tối tăm nhất trong ngục tù của Cộng Sản.
    Người mà nhà văn Phạm Gia Đại nhớ nhất và mang ơn nhiều nhất trong cuộc đời này là mẫu thân của ông. Mẹ ông đã chắt chiu từng đồng để mua thuốc men, quần áo, thực phẩm gửi vào trong tù cho hai anh em ông. Sau khi ra tù, ông muốn sống quãng đời còn lại với mẹ của ông. Bây giờ mẹ ông đã mất nhưng dù ở gần hay xa, mỗi tuần ông đều mua một bó hoa mới cắm lên bình hoa trên mộ phần của mẹ ông tại khu nghĩa trang để tưởng nhớ đến người mẹ sinh thành và dưỡng dục.


    Nhà văn viết truyện bằng trái tim của mình bao giờ cũng lấy nước mắt của người đọc. Viết về con người sẽ gần gũi với con người, sự sống ngắn ngủi, đời sống bận rộn với công việc làm độc giả không thích chuyện trên mây mà thích đọc hay nghe chuyện ở trần gian trong đời sống bình thường.
    Quyển hồi ký thứ hai với tựa đề "Người muôn năm cũ" của nhà văn Phạm Gia Đại, một quyển sách rất lãng mạn, rất trữ tình. Mỗi chương đưa độc giả đến một mảnh đời khác nhau, nhưng là đời sống thật, hiện hữu trên trần gian này, nơi nào cũng có thể xảy ra.
    Hồi ký "Người muôn năm cũ" của nhà văn Phạm Gia Đại gồm 17 chương, chia thành 2 phần: phần I có 11 chương, gồm những bài viết về gia đình, về người thân, bằng hữu, về những hồi ức trong tù, về những ký ức tuổi trẻ; phần II gồm 6 bài, những bài viết về sinh hoạt ở hải ngoại. Chương nào cũng có sự hấp dẫn, thu hút riêng của nó.
    Chương 1- phần I: "Đỉnh núi sương mù", đọc xong người đọc muốn hỏi: sao cuộc đời này còn người với con người sao bị khổ ải đến cùng cực mà sự sống vẫn vươn lên. Chương 2 đến chương thứ 17, chương nào cũng có sự thu hút người đọc. Tôi đọc một lúc từ chương 1 đến chương 17, tôi không thể cầm được nước mắt.
    Tác giả, nhà văn Phạm Gia Đại với khuôn mặt lạnh lùng giữa đám đông, nhưng là người con đại hiếu thảo với cha mẹ, có niềm tin mãnh liệt ở tôn giáo, kính trọng các vị lãnh đạo Phật giáo. Ông may mắn gặp Thượng Tọa Thích Thanh Long, quyền Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo, và Đại Đức Minh Tâm, pháp danh Thích Thiện Chánh, trụ trì chùa Thới Bình, những vị lãnh đạo tinh thần với tấm lòng quảng đại đã giúp người có niềm tin để sống, để vượt qua những sự đọa đày đến chín tầng địa ngục trong các trại tù Cộng Sản.
    Hãy đọc hồi ký "Người muôn năm cũ" để thấy mình hạnh phúc, may mắn hơn nhiều người trên thế gian này. Những câu chuyện tiếp theo trong phần I như Đông y Tây y, Phép mầu nhiệm, cô Út Biên, Khoa học huyền bí và tâm linh, Ngôi chùa bỏ hoang, Gia đình tôi, Bõ già làng Đông Ngạc, Người muôn năm cũ, Chủ nghĩa diệt chủng, Đất lành chim đậu rất gần gũi, bình dị, xảy ra trong gia đình, làng quê nơi tác giả sinh ra và lớn lên.
    Phần 2 là những bài viết sinh hoạt ở hải ngoại: Tháng tư lại về, Tiếng mưa đêm, Ấm trà Bát Nhã, Hoài niệm những mùa Xuân, Bông hồng thắm cho Đại hội kỷ niệm 50 năm chiến thắng An Lộc, và Lễ viếng mộ 81 chiến sĩ Nhảy Dù- là những suy tư ở vùng trời mới (Miền nam California hay bị nạn hạn hán và thiếu nước nhưng mùa đông năm nay những cơn mưa bất chợt kéo về, mưa gió bão bùng nhiều hôm trắng xóa cả bầu trời. Tôi tin vào định mệnh, vào sự an bài của một Đấng Sáng Tạo thật quyền uy ở trên trời, và tin rằng ngay cả nơi ở của mình cũng định sẵn, đã dành sẵn cho mình- "Tiếng mưa đêm", là những hoài niệm mùa xuân (Nhiều kỷ niệm, cho dù thời gian trôi qua đã lâu, nhưng vẫn như còn đâu đây trong tâm trí, và làm chúng ta cảm xúc mỗi khi hồi tưởng- "Tùy bút Ấm trà Bát Nhã"), những niềm vui khi tác giả tìm thấy được mục đích sống qua việc tham dự các đại hội, gặp lại các anh em chiến hữu đồng chí hướng, được tác giả tường thuật rất chi tiết và sống động.
    Sự cố gắng để sống, để vươn lên dù trong hoàn cảnh nghiệt ngã, ở trong sự khốn cùng mới thấy nghị lực của con người rất can cường, sĩ khí của người tù.
    Hãy đọc hồi ký "Người muôn năm cũ" của nhà văn Phạm Gia Đại để thấy đời đẹp, hạnh phúc cho người nào sinh ra trong hoàn cảnh may mắn. Hãy tu nhân tích đức để mai này ra đi sẽ trở lại trần gian được làm người ở một quốc gia có Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền.
    Nếu quý đồng hương từng yêu mến cuốn Hồi ký "Những người tù cuối cùng"- 2011, xin mời tiếp tục yểm trợ quyển hồi ký thứ hai của nhà văn Phạm Gia Đại "Người muôn năm cũ" để nhớ lại quãng đời mình không thể quên được.
    Kính mời quý đồng hương tham dự buổi ra mắt sách của nhà văn Phạm Gia Đại vào Chủ Nhật ngày 5/5/2024 từ 1 giờ chiều đến 4 giờ chiều tại trung tâm Westminster Community, 8200 Westminster Blvd., Westminster, CA 92683. Có văn nghệ chọn lọc, thức ăn nhẹ. Vào cửa tự do.
 
UserPostedImage

Kiều Mỹ Duyên/Việt Báo

song  
#2 Đã gửi : 31/03/2024 lúc 02:57:16(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,751

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Hồi Ký “Người Muôn Năm Cũ” của nhà văn Phạm Gia Đại

UserPostedImage
Alexander Solzhenitsyn sau 8 năm lao tù (1945-1953) trong chế độ Cộng Sản Liên Xô đã ghi lại hình ảnh kinh hoàng, đau thương đó trong các tác phẩm The First Circle (Tầng Đầu Địa Ngục), One Day in The Life of Ivan Denitsovich (Một Ngày Trong Đời Của Ivan Denitsovich), Khu Ung Thư (Cancer Ward), Tầng Đầu Địa Ngục (The First Circle), Quần Đảo Ngục Tù (The Gulag Archipelago)… Những tác phẩm này đã được dịch sang Việt ngữ, ấn hành trước năm 1975 ở Sài Gòn. (Bài viết “Solzhenitsyn, Chiến Hữu Văn Nghệ” của tôi đăng trên Đặc San Ức Trai của Trường ĐH.CTCT Đà Lạt năm 1973, giới thiệu tổng quát về giá trị tác phẩm của người cầm bút đã sống trong gông cùm của guồng máy cai trị độc tài đảng trị được phổ biến trên văn đàn quốc tế).
    Ngày 10 tháng 12 năm 1970, Hàn Lâm Viện Thụy Điển tuyên bố trao tặng giải Nobel Văn Chương trong toàn bộ tác phẩm của ông đánh động lương tâm mọi người trên thế giới.
    Trong thời gian ở Hoa Kỳ, nhà văn Solzhenitsyn tiếp tục cho ra đời những tác phẩm: Russian Nights, 1977 (Đêm Nước Nga), The Mortal Danger, 1980 (Nguy Hiểm Tử Vong), The Red Whell (Bánh Xe Đỏ), August 1914 (Tháng Tám 1914),  October 1916 (Tháng Mười 1916), March 1917 (Tháng Ba 1917) và April 1917 (Tháng Tư  1917)...
    Sau khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam năm 1975, Quần Đảo Ngục Tù dựng lên từ Nam ba Bắc. Trong chốn lao tù nầy đã có nhiều tù nhân đã ấn hành tác phẩm, tiêu biểu như: Cùm Đỏ của Phạm Quốc Bảo, Đáy Địa Ngục của Tạ Tỵ, Đại Học Máu của Hà Thúc Sinh, Cuối Tầng Địa Ngục của Đỗ Văn Phúc, Trại Ái Tử & Bình Điền của Dương Viết Điền… họ là những nhà văn nên viết hồi ký cũng là lẽ thường tình.
    Trải qua 17 năm trong lao tù, tác giả Phạm Gia Đại ấn hành hồi ký Người Tù Cuối Cùng năm 2011. Chương II với Cánh Cửa Địa Ngục, “Một năm ở trại Long Thành, họ đã để cửa ngỏ, bây giờ lần đầu tiên họ chính thức đối xử với chúng tôi như những tù nhân... Cánh cửa của Địa Ngục vừa mở rộng ra để đón nhận chúng tôi vào”. Chương Ngày Trở Về nơi trại tù Hàm Tân (Chương I Khu Rừng Lá Buông) có 3 chương. Chương XXIII (Kết). Danh sách hai mươi người cuối cùng còn sót lại bao gồm bốn ông tướng là Lê Minh Đảo, Lê Văn Thân, Đỗ Kế Giai và Trần Bá Di, mười lăm anh em nữa là hai anh Bửu Uy và trung úy Thắng trong Phủ Đặc Ủy; ba cảnh sát là hai trung tá NH Hải, TV Xoàn, thiếu tá PT Ngưu; người về từ Việt Nam Thương Tín Hoàng Hiểu; thiếu úy PRU trinh sát tỉnh Hòa “điếc”; anh Miên “hồi chánh viên”; ANQĐ là đại tá Sảo, Hãn, trung tá Hiếu, Kiên, thiếu tá Mẫn; lực lượng đặc biệt là thiếu tá LH Minh, nhà văn Thảo Trường TD Hinh và tôi thuộc tòa đại sứ HK”.


    Ngày trở về, anh không được niềm vui trọn vẹn vì người bạn đời “chia tay” trong lúc anh còn ở trong lao tù. Nhưng câu kết: “Anh muốn nói với em rằng anh còn thương yêu em, thương em rất nhiều dù cho kỷ niệm của chúng mình đã phần nào phai nhòa theo năm tháng”.
    Khi chúng tôi cùng làm chung tờ báo trong tòa soạn, tôi mới biết người bạn đời đó là em gái của người bạn cùng khóa với tôi và cùng học với anh ở trường trung học Chu Văn An.
    Tác phẩm Người Tù Cuối cùng với lối hành văn giản dị, nhẹ nhàng, không có gì hằn học nhưng qua từng chương sách với từng cảnh ngộ, nỗi xót xa, đau khổ qua tháng ngày nghịch cảnh và tình cảm cao đẹp của những người tù cư xử với nhau trong hoàn cảnh nghiệt ngã nên rất cảm động.
    Hồi Ký nầy do tác giả dịch sang Anh ngữ The Last Prioners để độc giả ngoại quốc và giới trẻ am hiểu. Tác phẩm Những Người Tù Cuối Cùng ra mắt ở Little Saigon ngày 18/5/2011 và The Last Prioners cũng ra mắt vào ngày 15/5/2016. Tác phẩm Người Muôn Năm Cũ sẽ ra mắt vào Chủ Nhật (từ 1 giờ chiều đến 4 giờ chiều) tại Westminster Community, 8200 Westminster Blvd. TP Westminster, đối diện Tượng Đài Việt-Mỹ. Tác giả chọn ngày ra mắt vào tháng 5 rất ý nghĩa vì đó là ngày mất nước.
    Hồi ký Người Muôn Năm Cũ dày trên 500 trang với 17 chương  là tác phẩm thứ nhì của nhà văn Phạm Gia Đại.
    Trải qua 17 năm lao tù với con người mảnh khảnh nhưng rất nghị lực, anh dấn thân trong lãnh vực truyền thông, xông xáo trong sinh hoạt cộng đồng trong những thập niên qua, thật đáng quý.
    Trong hai câu thơ của Vũ Đình Liên vào thời tiền chiến “Những người muôn năm cũ. Hồn ở đâu bây giờ” thường được nhắc đến qua các bài viết khi nhớ đến hình ảnh trong quá khứ, nay nhà văn Phạm Gia Đại chọn tựa đề trong tác phẩm qua 17 chương để độc giả nhớ lại ngày tháng cũ… Nếu gọi “văn tức là người” thì bản tính hiền hòa, nhân hậu của tác giả sẽ cùng đồng cảm với người đọc.

March 28, 2024
Vương Trùng Dương


Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.128 giây.