logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 01/04/2024 lúc 09:12:43(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích.
Không có gì thảm hại hơn kẻ muốn làm người mạnh, kiểm soát dân chúng không để một con ruồi xâm nhập được, lại tự phơi bày cái yếu kém thật của mình. Từ 24 năm qua, Poutine nắm chặt vận mạng nước Nga. Dựa vào vốn liếng được đào tạo làm KGB, Poutine xây dựng cho mình một tư thế cai trị tuyệt đối, tập trung quyền lực theo chiều dọc, để đem lại cho dân Nga, không phải tự do mà sự an ninh. Nhưng thật ra là an ninh cho chế độ tồn tại hơn là an ninh của dân.

Nga vẫn là mục tiêu của Hồi giáo khủng bố


Khủng bố Hồi giáo ở Khorassan (EI-K) có nhiều lý do để tấn công nhà cầm quyền ở Kremlin vì năm 2015, Nga can thiệp ở Syrie cứu bạo chúa Bachar el-Assad, yểm trợ nhà độc tài Emomali Rahmon cầm quyền từ 30 năm nay ở Tadjikistan, gây chiến tranh Tchétchènes năm 1990-2000, can thiệp ở Afghanistan suốt những năm 1970.
Từ lúc xâm lăng Ukraine năm 2022, Poutine liên kết với Iran, trùm Hồi giáo khủng bố và với cánh « Huynh đệ Hồi giáo », chấp nhận hy sanh mối bang giao lâu dài với Do thái, đồng thời lên án Mỹ và Âu châu âm muu với Ukraine tìm cách làm cho nhà cầm quyền ở Nga sụp đổ.
Phải mất 3 ngày, Poutine mới thừa nhận vụ khủng bố ở Moscou hôm 22/03/24 là do Hồi giáo nhưng vẫn tìm cách giải thích có liên hệ với Ukraine để tránh cho hệ thống an ninh nga mang tiếng thất bại. Và cũng để né tránh trách nhiệm khi bác bỏ thiếu suy nghĩ những thông tin nghiêm chỉnh của tình báo Mỹ. Poutine có tiếng tài giỏi né tránh sai lầm của mình mà cho là của người khác. Đó là điều bất hạnh cho dân Nga!
Khủng bố Hồi giáo chỉ có thể ngăn chặn và tiêu diệt được nhờ một thế hợp tác quốc tế chặt chẽ, quả quyết. Với khủng bố Hồi giáo, Nga, Âu châu và Huê kỳ đều là một thứ kẻ thù vì tất cả đều là những « người không biết tin nhà Tiên tri » (infidèles – ngoại đạo) nên Hồi giáo phải thanh toán để được lên thiên đàng.
Bản tánh của Poutine không dám nhìn thẳng sự thật nên việc nghĩ có thể thỏa thuận với hắn về một vấn đề gì đều khó thực hiện.

Hợp tác và căng thẳng


Vào đầu những năm 2000, ai dám nghĩ Tây phương và Nga sẽ xung đột nhau, trở thành kẻ thù sanh tử vì chiến tranh ở Ukraine? Thuở đó, Nga hợp tác với Tây phương cùng chống khủng bố Hồi giáo. Nga đã từng chấp thuận cho Huê kỳ thiết lập căn cứ quân sự ở Trung Á để yểm trợ những cuộc hành quân của Nga ở Afghanistan. Những buổi họp thượng đỉnh thường xuyên tổ chức mỗi năm 2 kỳ giữa Liên-Âu và Nga, với cả Huê kỳ tham dự. Và Liên-Âu đã dự định ký kết hợp tác chiến lược với Nga.
Đó là lúc Poutine thắng cử qua cuộc bầu cử được kiểm soát chặt chẽ. Liên-Âu và NATO đồng thời cũng mở rộng qua Trung và Đông Âu. Năm 2002, Moscou vẫn đồng ý thành lập Hội đồng NATO-Nga và giữa những năm 2003 và 2005, kết thúc những cuộc thảo luận về «bốn không gian» hợp tác giữa Liên Âu-Nga, về đề nghị của Pháp và Đức: một không gian kinh tế; một không gian tự do, an ninh và công lý; một không gian về nghiên cúu, giáo dục và văn hóa; một không gian về an ninh ngoài lãnh thổ.
Nhưng Nga từ chối dự án chánh sách láng giềng hòa thuận với nhau của Liên-Âu đưa ra. Như đề nghị thỏa thuận quản lý không gian hậu Liên-Xô, hợp tác an ninh lãnh thổ của Liên-Xô cũ và Liên-Âu.
Năm 2006, Liên-Âu đưa ra đề nghị thảo luận hai thỏa thuận mới song song với Ukraine cũng như với Nga. Thảo luận với Nga bị chặm lại do Ba-lan và Lituanie nhưng sau đó cũng tiến hành năm 2008. Qua năm 2010, ở Hội nghị Thượng đỉnh tại Rostov, một thỏa thuận hợp tác về hiện đại hóa giữa Liên Âu-Nga được ký kết và nhờ đó, qua năm sau, 2011, Nga gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (OMC).


Tới đây, giữa Liên-Âu và Nga, mọi chuyện vẫn còn êm đẹp. Nhưng không có nghĩa là sóng gió chưa chuyển động.
Năm 2005, Liên-Âu khơi chuyện về nhơn quyền với Nga thì cuộc nói chuyện đã diễn ra như giữa hai người điếc nói với nhau. Tây phương đề nghị Nga rút quân khỏi cuộc xung đột cũ từ thời Liên-Xô ở Géorgie, Moldavie vì Tây phương cho rằng trong việc này, Nga vi phạm nhơn quyền. Thế là Poutine tỏ ngay thái độ cứng rắn. Năm 2005, Poutine lấy làm hối tiếc cho rằng « Liên-xô sụp đổ là một thảm họa đía chánh quá lớn của thế kỷ XX ». Qua năm sau, 2006, Poutine bắt đầu hăm dọa Tây phương, tỏ ý muốn nhìn nhận sự độc lập của Kosovo, áp dụng luôn như cùng giải pháp cho những nơi tranh chấp có từ thời Liên-Xô sau đó đã bị đóng băng. Qua năm 2007, tại Hội nghị an ninh ở Munich, Poutine đọc một bài diễn văn với lời lẽ hăm dọa Tây phương và cả Huê kỳ. Đồng thời, Poutine bắt đầu ra tay thanh trừng nội bộ ác liệt, thanh toán những người phê phán ông ta, chống đối chế độ, kể cả bạn xưa.


Bắt đầu những xung đột

Năm 2008, Poutine chấp nhận yêu cầu của Tây phương và nhứt là của Huê kỳ, là không làm Tổng thống Nga quá 2 nhiệm kỳ, như Hiến pháp nga qui định. Nhưng có lẽ do ảnh hưởng di sản Liên-Xô, khi đã nắm được quyền bính trong tay rồi, thì muốn giữ chặt càng lâu càng tốt, Poutine tự hợp thức hóa quyền hành theo ý của mình, đồng thời thay đổi thái độ cứng rắn đối với Tây phương và Huê kỳ. Cụ thể như trong vụ Géorgie, Poutine phản đối thương lượng theo đề nghị của Sarkozy, Tổng thống Pháp. Tiếp theo, trong vụ xung đột Lybie, Poutine cũng phản đối NATO can thiệp do Hội đồng An ninh LHQ cho phép theo Nghị quyết 1973.
 Năm 2012, hiến pháp Nga được sửa đổi, Poutine tiếp tục làm Tổng thống nhiệm kỳ là 6 năm. Năm 2004, Ukraine bị khủng hoảng do cuộc « Cách mạng Cam » ở Kiev nhưng nhờ sự can thiệp phối hợp giữa TT Chirac của Pháp với Thủ tướng Gerhard Schroeder của Đức làm cho tình hình lắng dịu. Lúc đó Huê kỳ do TT Obama lãnh đạo nên quan hệ giữa hai nước không còn căng thẳng như thời Bush thường khuyến khích những cuộc « cách mạng màu » nổi lên ở Géorgie và Ukraine và muốn đưa những nước này gia nhập vào NATO.
Liên Âu thương lượng với Nga và cả Ukraine về một thỏa hiệp cho một vùng trao đổi tự do nhưng Tổng thống Ukraine từ chối do áp lực của Poutine phía sau, điều này dẫn tới cuộc cách mạng Maidan năm 2013 hạ bệ ông Tổng thống Ukraine thân Nga.
Khi Poutine chiếm vùng Donbass, quan hệ giữa Nga và Liên Âu chấm dứt. Hết những hội nghị thượng đỉnh, những thảo luận về đối tác. Những biện pháp trừng phạt, như phong tỏa về tài chánh của Liên-Âu đối với Nga bắt đầu công bố. Pháp và Đức muốn hòa giải nhưng không hiệu quả. Tây phương vừa siết mạnh thêm những biện pháp trừng phạt Poutine, vừa viện trợ ồ ạt Ukraine tuy cho tới nay, Ukraine vẫn chưa thu hồi lại được vùng đất bị Poutine chiếm.
Hiện nay thật khó nghĩ một viễn ảnh ngưng chiến ở Ukraine khi Poutine vừa đắc cử 6 năm nữa. Và có thể còn thêm 6 năm nữa nếu hắn muốn và chưa chết. Trong lúc đó Âu châu đang vất vả lo vừa giúp Ukraine trong cuộc chiến, vừa đối phó với Poutine vì chưa biết Huê kỳ sẽ ứng xử thế nào sau bầu cử tháng 11 tới đây. Theo truyền thống trước đây, thì Cộng hoà lo đối ngoại giữ Huê kỳ là cường quốc lãnh đạo thế giới tự do, Dân chủ lo ổn định nội tình. Nhung nay, với Cộng hòa, thấy truyền thống chánh trị xưa của Huê kỳ dường như đã thay đổi. Huê kỳ sẽ ngưng hẳn giúp Ukraine, bỏ Ukraine rơi vào bàn tay đẫm máu của Poutìne chăng?
Và không phải chỉ có Ukraine mà lần lượt, ít nhứt, là các nước trong khối cộng sản cũ, rồi mới tới Tây Âu, để Poutine thực hiện lý tưởng muôn thuở của Nga từ thời Catherine là biên giới của Nga khó xác định, không biết đâu là biên giới nơi quân đội Nga dừng chơn.


Nguyễn thị Cỏ May





Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.082 giây.