logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 01/05/2024 lúc 10:10:15(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Hy vọng Giải Tự do Cầm bút PEN/Barbey cho Phạm Đoan Trang sẽ kích hoạt mối quan tâm toàn cầu về nhân quyền

UserPostedImage
Nhà báo Phạm Đoan Trang với cây đàn Guitar cô yêu thích (ảnh minh họa)
Facebook Phạm Đoan Trang

Giải Tự do Cầm bút PEN/Barbey được trao hàng năm cho một nhà văn hiện đang ở tù vì quyền tự do cầm bút, được PEN America, tổ chức được thành lập năm 1922 và là tổ chức lớn nhất trong số hơn một trăm tổ chức tạo nên mạng lưới PEN International, công bố vào sáng 1 tháng 5 sẽ trao cho Phạm Đoan Trang, nhà văn và nhà hoạt động nổi tiếng– người đang thụ án tù chín năm tại Việt Nam.
Bà Anh-Thu Vo, Giám đốc Nghiên cứu & Vận động, Trung tâm Tự do Cầm bút PEN/Barbey ở New York cho biết giải thưởng năm nay sẽ thu hút sự chú ý không chỉ đến trường hợp Đoan Trang mà còn cả 18 cây bút khác hiện đang ở tù và khoảng 150 nhà bất đồng chính kiến và nhà hoạt động khác hiện đang ở tù ở Việt Nam cũng như kích hoạt mối quan tâm toàn cầu về nhân quyền. Mời quý vị cùng theo dõi bài phỏng vấn giữa RFA và bà Anh-Thu Vo:
RFA. Xin cho biết vì sao năm nay PEN America trao Giải Tự do Cầm bút PEN/Barbey cho cô Phạm Đoan Trang? 
Anh-Thu Vo
Vâng, Giải Tự do Cầm bút PEN/Barbey được trao hàng năm cho một nhà văn hiện đang ở tù vì quyền tự do cầm bút. Cô Phạm Đoan Trang không chỉ là một nhà văn, nhà báo mà cô còn là nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền nổi tiếng ở Việt Nam. 
Năm nay, Việt Nam là nước đứng hàng thứ ba thế giới trong số những nước dẫn đầu về số lượng nhà văn bị cầm tù. 
Chúng tôi muốn chắc chắn rằng chúng tôi đã nhấn mạnh đến mức độ nghiêm trọng của các vấn đề về quyền tự do biểu đạt ở Việt Nam. 
Đoan Trang đã thực hiện một khối lượng công việc to lớn trong nỗ lực hỗ trợ cho nhân quyền, cho quyền tự do ngôn luận và dân chủ. Đó là một trong những lý do tại sao chúng tôi quyết định vinh danh cô ấy năm nay với Giải thưởng này.
RFA. Không chỉ cho nhân quyền, cho quyền tự do ngôn luận, cô ấy còn đấu tranh cho các vấn đề môi trường ở Việt Nam.
Anh-Thu Võ
Vâng. Tôi nghĩ có lẽ cô ấy đã đấu tranh cho hầu hết mọi quyền ở Việt Nam. Đặc biệt là vào năm 2015, cô ấy đã biểu tình vì môi trường. Đó là lúc cô ấy phải bị thương. Và giờ đây cô ấy bị thương tật vĩnh viễn, phải đi khập khiễng do bị chính quyền đánh đập. Vì vậy, chúng tôi thực sự ngưỡng mộ những gì cô ấy làm và chúng tôi muốn tôn vinh tất cả những công việc của cô ấy, không chỉ là việc cầm bút mà còn là toàn bộ tinh thần hoạt động của cô ấy.
RFA. Trước khi bị bắt, Đoan Trang biết mình sẽ bị xét xử bất công nếu bị bắt, nhưng cô không đấu tranh chống lại bản án dành cho cá nhân mình. Cô nói cô muốn dùng bản án mà cô phải chịu để nêu bật thực trạng Việt Nam. Cho đến bài phát biểu cuối cùng tại phiên tòa, cô vẫn nhất quán với điều đó. Có thể nói cô đã dùng chính số phận, vận mệnh của mình làm lời tuyên ngôn cho thời đại của mình không? 
Anh-Thu Võ
Vâng, tôi đồng ý với những gì bạn trình bày. Trong lá thư cô ấy viết cho bạn bè, gia đình và các nhà hoạt động đồng nghiệp ngay trước khi cô ấy vào tù, cô ấy đã kêu gọi bạn bè và gia đình sử dụng việc giam giữ cô ấy như một phương tiện để vận động và thúc đẩy dân chủ và bầu cử công bằng hơn ở Việt Nam. 
Đó cũng là một trong nhiều lý do khiến chúng tôi quyết định chọn giải thưởng năm nay. 
Chúng ta không chỉ tôn vinh cô ấy mà còn tôn vinh những gì cô đại diện. Điều đó có ý nghĩa gì đối với việc Việt Nam có được một cuộc bầu cử công bằng? Chúng tôi đang tận dụng cơ hội này không chỉ để cho thấy Việt Nam đã hạn chế như thế nào về các vấn đề tự do ngôn luận mà còn cả các vấn đề dân chủ khác nữa.
RFA. Báo cáo của PEN cho chúng ta có thể biết rằng học giả Ilham Tohti ở Trung Quốc bị tuyên án chung thân vì viết về quyền của người Duy Ngô Nhĩ, nhà hoạt động và nhà văn Narges Mohammadi bị bỏ tù vì những bài viết ủng hộ quyền của phụ nữ Iran, còn nhà văn và nhà hoạt động người Việt Nam Phạm Đoan Trang bị bỏ tù vì đòi hỏi các quyền dân chủ. Phạm Đoan Trang đã viết bảy cuốn sách, đồng sáng lập Luật Khoa Tạp chí, để thực hành quyền tự do ngôn luận và báo chí độc lập. Hoạt động của Đoan Trang có điểm gì giống và khác với các nhà hoạt động khác khắp thế giới?
Anh-Thu Võ
Vâng, tôi sẽ đi sâu hơn vào vấn đề và công việc của cô ấy. Cô ấy bắt đầu với công việc của một nhà báo và cũng đã đưa tin trên các phương tiện truyền thông nhà nước một thời gian, trước khi chuyển sang sáng lập một cơ quan truyền thông độc lập, nơi bạn đã đề cập. Cô ấy và cộng sự đã thành lập tạp chí của riêng mình và cho đến nay tạp chí vẫn đang hoạt động.
Cô cũng từng là một nhà bình luận và blogger trực tuyến. Cô có một blog riêng, nơi cô thường viết về các vấn đề khác nhau ở Việt Nam, từ nhân quyền, tham nhũng đến các vấn đề dân chủ.
Như bạn đã đề cập, cô ấy cũng là tác giả của bảy cuốn sách. Nội dung quan tâm của cô rất phong phú, giống với những nhà văn đang ở tù khác. Tôi nghĩ những gì chúng ta đang thấy là việc sử dụng Internet ngày càng nhiều, đặc biệt là ở Việt Nam. Các cây bút có thể sử dụng tạp chí trực tuyến và Facebook để biểu đạt nhiều hơn. Điều đó càng có ý nghĩa khi chúng ta thấy các hình thức truyền thông truyền thống đang bị kiểm soát như Nhà xuất bản và các phương tiện truyền thông của nhà nước. Đó là một xu hướng mà chúng ta ngày càng thấy nhiều hơn.
Năm tháng trôi qua, Đoan Trang trở thành một trong những người đầu tiên triển khai việc sử dụng blog trực tuyến. Trong khi chúng ta thấy rất nhiều nhà văn theo cách biểu đạt truyền thống, đó là những người viết sách, viết quan điểm và báo chí, nhưng với sự phát minh ra Internet và việc sử dụng Facebook ở Việt Nam, chúng ta ngày càng thấy nhiều nhà bình luận trực tuyến hơn.
RFA. Việc năm nay PEN America trao Giải Tự do Cầm bút PEN/Barbey cho cô Phạm Đoan Trang có thể tạo ra tác động gì trên phạm vi toàn cầu hay không?
Anh-Thu Võ: Đó là điều chúng tôi hy vọng nhưng tôi không thể bảo đảm liệu điều đó có giúp cho cô ấy được thả ra hay không. Và như chúng tôi biết, Trang muốn việc cô ấy bị giam cầm trong tù được sử dụng như một thời điểm vận động cho các vấn đề nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam. 
Vì vậy, chúng tôi hy vọng rằng điều này sẽ thu hút sự chú ý không chỉ đến trường hợp Đoan Trang mà còn cả 18 cây bút khác hiện đang ở tù và khoảng 150 nhà bất đồng chính kiến và nhà hoạt động khác hiện đang ở tù ở Việt Nam. 
Chúng tôi muốn sử dụng cơ hội này như một cách để nêu bật tất cả những vấn đề này. Tôi hy vọng rằng công việc của chúng tôi sẽ có thể nâng cao nhận thức hơn về những vấn đề này.
RFA. Năm ngoái, nhà văn và nhà hoạt động Nargas Mohammadi đã được trao Giải Tự do Cầm bút PEN/Barbey và điều đó đã dấy lên một chiến dịch toàn cầu ủng hộ cô ấy.
Anh-Thu Võ
Và thế là sau đó Nargas Mohammadi đã được trao giải Nobel Hòa bình, mặc dù điều đó cũng không đảm bảo cô ấy sẽ được thả ra. Tôi thực sự nghĩ rằng hiện nay toàn cầu đang chú ý nhiều hơn đến Iran và phong trào phụ nữ ở đó. Vì vậy, đó là một tia hy vọng. Chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy vận động toàn cầu về những trường hợp tương tự.
RFA xin cảm ơn cô Anh-Thu Vo đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.
Theo RFA

Sửa bởi người viết 01/05/2024 lúc 10:11:04(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#2 Đã gửi : 17/05/2024 lúc 09:01:06(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Văn Bút Mỹ vinh danh tác giả Phạm Đoan Trang

UserPostedImage
Ông Dinaw Mengestu, phó chủ tịch Văn Bút Mỹ, bà Trần Quỳnh Vi, và ông Đặng Đình Mạnh tại lễ trao giải Tự do sáng tác Barbey 2024 cho tác giả Phạm Đoan Trang hôm 16/5/2024 ở New York, Mỹ. (Photo by Kevin Mazur/Getty Images for PEN America)

Tại đêm Gala trao giải thưởng Tự do sáng tác Barbey 2024 hôm 16/5 ở New York, tổ chức Văn Bút Mỹ (PEN America) vinh danh nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang, gọi bà là “nhà văn, nhà hoạt động tiêu biểu trong cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ cho quyền tự do ngôn luận và tự do sáng tác ở Việt Nam”.
Ông Dinaw Mengestu, tiểu thuyết gia và nhà văn người Mỹ gốc Ethiopia, đồng thời là phó chủ tịch Văn Bút Mỹ, đã trao giải thưởng Tự do sáng tác Barbey 2024 cho hai đại diện của bà Trang là luật sư Đặng Đình Mạnh và bà Trần Quỳnh Vi - một người bạn và đồng thời là đồng sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Sáng kiến Pháp lý cho Việt Nam (LIV).
Giải thưởng này được trao hàng năm cho một nhà văn đang bị bỏ tù vì những tác phẩm của mình và ghi nhận lòng dũng cảm và sự hy sinh khi đối mặt với áp bức.
Được biết đến như là một blogger, một nhà hoạt động và là tác giả của những quyển sách về quyền tự do dân sự, chính trị, bà Trang bị chính quyền Việt Nam kết án 9 năm tù vào năm 2021 với tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước”.

“Bị giáng mức án 9 năm tù vì dám thách thức chính quyền Việt Nam qua các bài viết của mình, bà Phạm Đoan Trang là điển hình cho cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ của nhiều nhà văn và nhà hoạt động vì quyền tự do biểu đạt ở Việt Nam”, bà Anh-Thu Vo, trưởng phòng nghiên cứu và vận động chính sách của Trung tâm Tự do Sáng tác PEN/Barbey thuộc Văn Bút Mỹ, viết trong một bài xã luận trên trang Just Security hôm 17/5 ca ngợi sự kiên cường của bà Trang.

UserPostedImage
Ông Đặng Đình Mạnh (trái) và bà Trần Quỳnh Vi (giữa) tại buổi Gala trao giải thưởng. (Photo by Bryan Bedder/Getty Images PEN America)

Bà Trần Quỳnh Vi phát biểu tại lễ trao giải: “Bà Trang là biểu tượng của lòng dũng cảm và sự kiên trì, truyền cảm hứng cho vô số bạn trẻ hình dung và phấn đấu vì một Việt Nam nơi tự do và nhân quyền được đề cao”, theo một thông cáo hôm 16/5 của Văn Bút Mỹ.
VOA đã liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam và đề nghị họ cho ý kiến về việc trao giải thưởng này cho bà Trang, nhưng chưa được trả lời.
“Là luật sư bào chữa cho cô Phạm Đoan Trang, tôi hiểu về sự dấn thân của cô ấy để đấu tranh cho những giá trị mang tính cách phổ quát, cùng với cái giá rất đắt mà cô ấy đã phải đánh đổi: Bằng sức khỏe, bằng tuổi thanh xuân, bằng sự tự do...”, luật sư nhân quyền Đặng Đình Mạnh, người bào chữa cho bà Trang và hiện đang tị nạn chính trị tại Mỹ, nêu nhận định với VOA trước khi diễn ra lễ trao giải.
“Theo đó, cô ấy hoàn toàn xứng đáng với mọi sự vinh danh, tất nhiên, bao gồm sự vinh danh dành cho Đoan Trang lần này đến từ hội Văn Bút Hoa Kỳ - một tổ chức hàng đầu cổ võ cho quyền tự do ngôn luận”, ông Mạnh cho biết thêm.
“Trong bối cảnh hiện nay, khi mà chính quyền trong nước gia tăng sự đàn áp quyền tự do ngôn luận đến mức khốc liệt chưa từng có, thì sự vinh danh Đoan Trang của hội Văn Bút Hoa Kỳ càng mang ý nghĩa đặc biệt. Nó chẳng khác nào là thông điệp phản đối mạnh mẽ của thế giới văn minh gởi đến chính quyền trong nước, rằng sự đàn áp quyền tự do của người dân không hề được chào đón, thậm chí, còn bị lên án ở khắp mọi nơi”.

Bấm vào để nghe xem
https://av.voanews.com/V...42-8c0f-08dc5b2f2505.mp4

“PEN America đã trao những giải thưởng này cho những người mà họ tin là những nhà văn truyền cảm hứng và sử dụng bài viết của mình để truyền cảm hứng cho người khác làm những điều tốt đẹp hơn trong xã hội”, bà Trần Quỳnh Vi, hiện đang làm việc tại Đài Loan, chia sẻ với VOA trước khi đến New York nhận giải thưởng thay mặt cho người bạn đang bị giam cầm.
“Tôi xin cảm ơn PEN America và PEN International vì họ đã ủng hộ quyền tự do của cô Trang và họ cũng nhận thức rất rõ về quyền tự do biểu đạt ở Việt Nam”, bà Vi cho biết thêm.
Bà Phạm Đoan Trang, 45 tuổi, hiện đang thụ án tại trại giam An Phước, tỉnh Bình Dương, đã viết nhiều cuốn sách, trong đó có “Chính trị của một Nhà nước Công an” và “Chính trị bình dân”.
Giải thưởng của Văn Bút Mỹ ra đời vào năm 2016, đặt theo tên của ông Peter Barbey, giám đốc điều hành của nhà xuất bản Reading Eagle, có trụ sở ở bang Pennsylvania, Mỹ. Giải thưởng này được thiết kế để hàng năm vinh danh một nhà văn bị bỏ tù vì các tác phẩm của mình.
Cũng trong tuần này, như VOA đưa tin, bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ, và Nhân quyền nêu ra những “lo ngại nghiêm trọng” về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, nơi mà trong những năm gần đây các vụ bắt giam những người bất đồng chính kiến.
Phát biểu hôm 14/5 tại sự kiện Ngày Nhân quyền Việt Nam ở Quốc hội Mỹ, bà Zeya nhắc đến trường hợp nhà báo Phạm Đoan Trang đang bị chính quyền Việt Nam giam cầm, cũng như các nhà hoạt động tôn giáo, họ nằm trong số hơn 180 tù nhân chính trị bị Việt Nam giam giữ oan uổng.
Chính quyền Việt Nam từ trước đến nay luôn bác bỏ các cáo buộc vi phạm nhân quyền, khăng khăng rằng các quyền căn bản của công dân, bao gồm quyền tự do biểu đạt, luôn được tôn trọng.
Theo VOA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.094 giây.