logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 04/05/2024 lúc 11:08:34(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Bộ đội Bắc Việt tại trung tâm thành phố Sài Gòn ngày 30/4/1975. AFP

Sau 49 năm kết thúc chiến tranh, truyền thông Nhà nước đăng bài viết “Cựu binh kể thời khắc mở cửa hầm, tiếp quản 16 tấn vàng ngày giải phóng”. Bài viết nhắc đến việc ông Lữ Minh Châu, Phó Ban Tài chính đặc biệt của Trung ương Cục, công bố trước hàng trăm nhân viên Ngân hàng quốc gia Việt Nam lệnh tiếp quản và lệnh ngưng hoạt động tất cả các ngân hàng vào lúc 8 giờ sáng ngày 1/5/1975.
Hiểu thế nào cho đúng?
Ngoài công bố lệnh tiếp quản, ông Châu đồng thời công bố các chính sách về quyền lợi và nghĩa vụ trong quan hệ đối nội, đối ngoại của các ngân hàng chế độ cũ, trong đó bao gồm cả việc xác nhận nợ, tiếp quản các kho thế chấp, trả lại tiền gửi cho nhân dân và các tổ chức trong ngoài nước. Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận định vấn đề này với RFA:
“Nếu họ công bố thế thì cũng đúng thôi. Tức là tôn trọng các khoản nợ của ngân hàng đối với người gửi tiền; nợ của ngân hàng với nước ngoài. Đó là điều đúng, nhưng bảo là để trả lại tiền gửi cho nhân dân và các tổ chức trong ngoài nước thì ông ấy ‘bao sân’ quá. Ông ấy không có khả năng làm việc đấy bởi lúc đấy là lúc thay đổi một chế độ, ông ấy nhân danh gì mà phát biểu như thế? Nói chung, đấy là một phát biểu mang tính chính trị chứ không phải của một nhà ngân hàng.
Qua công bố đấy và qua vài lần tiếp xúc với ông ấy, tôi thấy ông Lữ Minh Châu chắc không được đào tạo bài bản về ngân hàng, vì ông ấy từng kể, do thiếu tiền mặt nên đi mượn máy in của một công ty in ở Sài Gòn để in tiền.”
Trung tá quân đội Đinh Đức Long nhận định rằng “không bao giờ họ tuyên bố trong ngày 1/5 đâu”, ông lý giải:
“Tôi không phải là người làm trong lĩnh vực ngân hàng nhưng tôi có đọc một số tài liệu về việc này. Tôi thấy một số điều:
Thứ nhất, ngày 1/5, tức chỉ một ngày sau ngày thống nhất đất nước, ban quân quản không thể kiểm soát hết mọi việc được. Họ chủ yếu lo về vấn đề an ninh thôi. Mà văn bản tuyên bố hay thông báo của ban quân quản nếu có thì nó còn đấy cả, đọc lại sẽ biết ngay là trong nội dung của tuyên bố ban đầu có hay không vấn đề liên quan tiền gửi trong ngân hàng. Theo tôi biết là không có. Thứ hai, có một cuộc bàn giao giữa chuyên gia tài chính ngân hàng của chế độ VNCH với quân giải phóng. Ông ấy là người bàn giao chìa khóa, bàn giao sổ sách bao nhiêu tấn vàng cho bên kia. Ông ta xong trách nhiệm từ ngày hôm ấy. Tôi nghĩ tiền là một kênh riêng, ban quân quản không biết được đâu.
Tóm lại, chuyện bàn giao là có. Còn chuyện xử lý như thế nào thì không bao giờ họ tuyên bố trong ngày 1/5 đâu vì vừa tiếp quản xong, bao nhiêu vấn đề, nói ra hớ thì sao?
Xử lý ra sao thì phải xin ý kiến cấp trên, cao nhất là Bộ chính trị. Tài sản trong ngân hàng quốc gia đâu phải dễ dàng để quyết định trong vài tiếng đồng hồ? Ngay cả ông Lữ Minh Châu cũng không có thẩm quyền tuyên bố giải quyết tiền đó như thế nào. Chỉ nhận bàn giao mà thôi.”
Theo tư liệu từ bài viết “Những ngày đầu tiếp quản” trên báo Sài Gòn Giải phóng hôm 27/4/2015, vào tháng 4 năm 1975, để chuẩn bị tiếp quản Sài Gòn, "Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định được thành lập gồm 11 thành viên do đồng chí Trần Văn Trà làm Chủ tịch; Phó Chủ tịch gồm các ông Võ Văn Kiệt, Hoàng Cầm, Trần Văn Danh, Mai Chí Thọ, Cao Đăng Chiếm. Ủy ban này có nhiệm vụ được nói là quân quản, bảo vệ thành quả cách mạng, khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng, tổ chức lại quân đội tương thích với điều kiện thời bình".
Người trong cuộc nói gì?
Hầu hết những người dân có tiền gửi trong các ngân hàng trước ngày 30/4/1975 mà RFA trò chuyện đều cho biết, họ mất trắng cả tiền lẫn vàng. Không có chuyện chính quyền mới trả lại cho họ.

UserPostedImage
Bộ đội Bắc Việt tràn vào Dinh Độc lập ngày 30/4/1975. AFP

Một người hiện ở Sài Gòn, từng là một doanh nhân kinh doanh gỗ thành đạt đến năm 1975 khẳng định với RFA rằng, không hề có chính sách trả lại tiền dân gửi như lời công bố của ông Lữ Minh Châu trên báo nhà nước:
“Tôi chắc chắn không có chuyện ông Lữ Minh Châu công bố chính sách về quyền lợi và nghĩa vụ trong quan hệ đối nội, đối ngoại của các ngân hàng chế độ cũ. Lý do là quân giải phóng vô tiếp quản với chính sách quân quản, tất cả đặt dưới sự quản lý của quân đội, cụ thể là tướng Trần văn Trà, cho một Sài Gòn hỗn loạn lúc bấy giờ, thì không bao giờ có chuyện công bố chính sách trả tiền gửi lại cho dân vào lúc đó.
Họ kéo quân vô Sài Gòn như một đội quân ô hợp. Khi Tổng thống VNCH Dương Văn Minh nói chờ bàn giao một chính phủ hợp pháp sang cho họ, thì họ nói không bàn giao gì hết mà phải đầu hàng. Làm gì có chuyện họ công bố trả lại tiền gửi cho dân!
Ở chế độ VNCH, về phương diện kinh tế và tài chánh nó tương đương với các nước phương tây. Người dân không để tiền ở nhà mà gửi trong nhà băng rồi thanh toán các giao dịch qua ngân hàng hết. Lúc bấy giờ tôi là một thương gia. Tôi mất trắng số tiền gửi trong nhà băng lúc đó. Cho đến bây giờ cũng chưa có chuyện họ trả lại tiền dân gửi trong ngân hàng từ trước 30/4/1975”.
Ngày 14 /3/1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 114 về việc xử lý hệ thống ngân hàng của chế độ cũ ở miền Nam, do phó thủ tướng Phạm Hùng ký. Theo Quyết định này, “hệ thống Ngân hàng dưới chế độ Mỹ ngụy ở miền Nam là công cụ của chủ nghĩa thực dân kiểu mới, của bè lũ tay sai và của giai cấp tư sản phục vụ chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, lũng đoạn nền kinh tế miền Nam nước ta, là công cụ để bóc lột, làm giàu trên xương máu của nhân dân ta”.
Ở chế độ VNCH, về phương diện kinh tế và tài chánh nó tương đương với các nước phương tây. Người dân không để tiền ở nhà mà gửi trong nhà băng rồi thanh toán các giao dịch qua ngân hàng hết. Lúc bấy giờ tôi là một thương gia. Tôi mất trắng số tiền gửi trong nhà băng lúc đó. Cho đến bây giờ cũng chưa có chuyện họ trả lại tiền dân gửi trong ngân hàng từ trước 30/4/1975. - một doanh nhân
Do đó, Hội đồng Chính phủ quyết định “quốc hữu hoá toàn bộ hệ thống Ngân hàng của chế độ cũ; tất cả tài sản của hệ thống Ngân hàng cũ là tài sản của Ngân hàng Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ tài chính và Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm kiểm kê toàn bộ tài sản, kiểm tra lại sổ sách, xác định rõ tài sản được quốc hữu hoá, trình Chính phủ biện pháp quản lý và sử dụng.
Đối với các loại tiền gửi Ngân hàng, bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn (ký thác định kỳ, hoạt kỳ) và tiền gửi tiết kiệm ở tất cả các Ngân hàng cũ (kể cả Ngân hàng công), từ nay đình chỉ việc chi trả; Đối với tài sản gửi trong các tủ sắt Ngân hàng cũ của bọn tư sản mại bản, tư sản gian thương, bọn cầm đầu các đảng phái phản động, bọn ngụy quân, ngụy quyền có nhiều tội ác, của những người chạy ra nước ngoài, của kiều dân các nước đến nay vẫn chưa có quan hệ ngoại giao với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì tịch thu toàn bộ”.
Cựu binh Hoàng Minh Duyệt, người trong ban quân quản kể câu chuyện tiếp quản 16 tấn vàng ngày giải phóng, được truyền thông trích lời cho biết: “Lúc đó chỉ nghĩ là làm sao để không mất đồng xu cắc bạc nào của Nhà nước. Với cả, mình đứng giữa các nhân viên chế độ cũ mà lại có gì không đàng hoàng thì họ sẽ khinh thường cho. Phải làm gương trước những người chế độ cũ”.
Theo RFA

Sửa bởi người viết 04/05/2024 lúc 11:43:34(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.078 giây.