logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 09/05/2024 lúc 09:41:25(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đời người không bình lặng mà luôn dậy sóng, lắm khi mưa lũ bão bùng, một khi nó đi qua thì ta mới thấy, mới thưởng thức được nét đẹp của hồ thu, của lá vàng bay lượn khắp nơi.
Thuở đó, quê tôi ở vùng sông đồng bằng sông nước, nên nhà cửa được xây cất gần con sông hay kinh rạch để có nước dùng trong sinh hoạt hằng ngày; nếu bắt buộc phải có nhà ở nơi xa sông rạch thì phải có nhiều cái lu lớn để chứa nước mưa và phải đào thêm giếng để lấy nước.
Khi tôi học hết lớp ba trường làng, rồi ra chợ quận học tiếp lớp nhì (lớp 4), tôi ở nhà ngoại, khu chu vi vừa mới thành lập, cách xa sông lớn lại không có giếng nước. Mỗi buổi chiều tôi phải ra sông gánh nước với cặp thùng nhỏ (ngoại mua đặc biệt cho tôi); đoạn đường từ nhà ra sông khoảng 400 mét, thời gian đầu thật là vất vả, sau đó thì rất dễ dàng là dịp để tôi tập thể dục, nhìn người qua lại thật là vui vẻ.
Một hôm tôi mải mê xem hai người đang đấu cờ tướng, với thế cờ "pháo đầu mã đội" thật là hấp dẫn... quên chuyện đi gánh nước. Trước khi đi ngoại còn căn dặn: hôm nay nhà có việc, con phải đi gánh nước cho nhanh chớ có la cà, bà đợi con ở nhà ăn cơm. Khi nhớ lại lời ngoại dặn quay qua lấy cặp thùng chạy nhanh ra bờ sông, nhưng vì quá vội vàng làm cho cái đòn gánh đứt dây, rớt cái thùng xuống nước, tôi sợ cái thùng bị nước cuốn đi, tôi nhảy theo... nhưng đâu ngờ nước cạn, nên cái thùng nằm chờ sẵn để cắt đứt một đường dài ống chân của tôi, làm tôi té luôn xuống nước, cũng may mắn, có người quen đứng gần đó khiêng tôi đi băng bó vết thương.
Có lẽ vết thương do cái đòn gánh đứt dây, nên đôi chân tôi không được cân bằng vững vàng như xưa, một hôm tôi đang đứng trên cái cầu ván trước nhà để nhìn người ta đì qua lại, bỗng nhiên mất thăng bằng té xuống, cắt đứt một đường dài bên chân kia. Sau khi lành lặn, hai ống chân tôi có hai cái sẹo song song, giống như hai anh em song sinh.

Đạn bay, pháo nổ đì đùng
Kiếp người ngắn ngủi có gì vấn vương
Cái tình, cái nghĩa mến thương
Đầu môi, chót lưỡi bụi đường cuốn đi

Sau ngày đổi đời tôi được đưa vào Chi Lăng, Vườn Đào, Bắc Hoà, chúng tôi gặp lại nhau, có thời gian để tính sổ: nhiều sư huynh sư đệ đã vĩnh viễn ra đi, người thì mang đầy thương tích, nhưng đâu có thuốc thang từ thuốc trụ sinh, hay thuốc giảm đau, và những vết thương cũ có dịp làm cho chúng tôi đau đớn thêm. Một hôm tình cờ, một sư huynh nhìn "cái thẹo song sinh" trên ống chân của tôi, gặng hỏi:
- Bị thương hai chân, ở trận chiến nào vậy?
Tôi thành thật trả lời:
- Do tôi hiếu động, nên có hai cái theo nầy, tôi tự gây ra.
Họ không tin, nói là tôi nói dối. Năm đó, vào những ngày lễ lớn xảy ra nhiều biến cố cho sư huynh đệ chúng tôi.
Ở cuối "sam" là cái ụ canh gác ngày xưa, nay là nơi biệt giam; một người bạn cho biết là đã nhìn thấy hai người quản giáo kéo lê một người bị biệt giam, dường như đã chết! Hôm trước, nghe nhiều tiếng súng nổ ở phía hàng rào kẽm gai, dường như là sư huynh, gốc là dược sĩ quân y, vượt trại. Sau đó là liên đội họp, để học tập chánh trị.
Thường ngày chúng tôi phải lao động 8 giờ, một hôm tôi được "tuyển chọn" đi tâp văn nghệ, có nhiều màn trình diễn "sửa dáng ưỡn ẹo" làm tôi mệt nhoài. Sau một thời gian tập văn nghệ tôi xin nghỉ, thế rồi cả tổ, nhóm họp lại, tra hỏi tôi vì sao xin nghỉ? Có ai xúi giục hay có lý do nào khác... Tôi chỉ trả lời là tôi quá mệt, nhưng họ không tin, và mỗi ngày từ 7 giờ đến 10 giờ tối, là họp kiểm điểm tôi. Anh em quá mệt mỏi, một hôm sư huynh Ắc Thành Đôn đến gần tôi than phiền:
- Anh xin quì lạy em, làm ơn trở lại tập văn nghệ giùm anh! Họp hoài anh em chịu hết nổi rồi.
Sau đó cán bộ đội là Ba Chu gọi riêng tôi đi tra vấn, tôi vẫn trả lời:
- Tôi quá mệt mỏi, xin nghỉ.
Anh ta nhìn xuống thấy "cái sẹo song sinh" dài trên ống chân tôi rồi hòi:
- Có phải do hai cái thẹo nầy mà anh không đủ sức để tập văn nghệ, tôi sẽ đem thuốc anh uống hay là anh có chuyện gì khó nói ra hãy kể cho tôi nghe, tôi sẽ giúp anh?
Tôi đáp:
- Không có gì, vết sẹo nầy tôi có từ lúc còn nhỏ, chớ không phải do chiến thương gì cả.
Sau một thời gian dài lao lý, chúng tôi được thả ra, về quê chúng tôi phải vất vả mưu sinh, hòng bù đắp một phần nào những cực nhọc mà gia đình đã thăm nuôi.
Khoảng năm 1990, người bạn Như Chiêu quê ở Thốt Nốt, đã nạp đơn đi Mỹ theo chương trình HO, đang chờ ngày phỏng vấn, nên tâm trạng rất thoải mái, đang ngồi trước cái sạp nhỏ bán hàng ngoài chợ của gia đình, bỗng nhiên thấy một người mang quân phục của QĐND, bộ tướng xác xơ như người vừa bị thất sủng thẫn thờ lướt qua, trông quen quen; Như Chiêu chạy theo để nhìn kỷ xem là ai? Thật là bất ngờ, người đó là Ba Chu, cán bộ quản giáo ở Chi Lăng. Ba Chu cũng nhìn ra Như Chiêu, Như Chiêu mời anh ta đi ăn và tặng một ít quà với lời cám ơn vì đã đối xử tốt với những người tù cải tạo chúng tôi, không giống như những cán bộ khác.
Ba Chu cho biết là sẽ về lại Bắc, quê nhà và ở luôn ngoài đó; hôm nay anh đảo vòng qua nhiều nơi để tiễn biệt người dân miền
Tây sông nước, làm anh nhớ lại chuyên xưa, hỏi thăm Như Chiêu về người có "cái thẹo song sinh" bây giờ ra sao?
Như Chiêu đáp:
- Nó vẫn còn chạy bộ mỗi ngày.
- Hả?

* * *

Gần 50 năm đổi đời, hơn 30 năm sống ở xứ lạ quê người, mỗi năm vào những ngày Tháng Tư, chuyện xưa bỗng nhiên sống lại, sư huynh sư đệ chúng tôi gọi nhau để "kiểm tra quân số", xem ai còn, ai mất. Như Chiêu vẫn đặt câu hỏi xưa về "cái thẹo song sinh", đã bị thương ở trận chiến nào, sao không khai báo là TPB để có thêm quyền lợi?
Thiệt là hết ý cho mấy ông, mấy bà, tôi đã thật thà khai báo nhiều lần mà vẫn không tin!

Bình minh, thoáng chốc đã chiều tà
Mười người, mất bảy chỉ còn ba
Hai nằm bệnh, một lết la
Thất thập, vẫn khoẻ đó là trời ban
Người ơi xin chớ buồn, than
Trăm năm ngắn ngủi, bạn vàng chờ ta
Xin đừng, ở đó la cà
Chén trà, chén rượu, tà tà chưa đi.



Y Châu
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.074 giây.