logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 14/05/2024 lúc 09:56:20(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Công bố thành phần ban giám khảo Liên hoan phim quốc tế Cannes 2024

Hai tuần trước lễ khai mạc, hôm nay, 29/04/2024, Liên hoan phim quốc tế Cannes 2024 công bố thành phần ban giám khảo, với chủ tịch là nữ đạo diễn Mỹ Greta Gerwig, tác giả bộ phim ăn khách « Barbie ». Cặp diễn viên Eva Green và Omar Sy, hai gương mặt tiêu biểu của điện ảnh Pháp và Hollywood, cũng được chọn làm thành viên bán giám khảo.

UserPostedImage
Ảnh minh họa : Logo Liên hoan Phim Quốc tế Cannes. AFP/Archivos

Ngoài cương vị chủ tịch trao cho nữ diễn viên Mỹ Gerwig, để tôn trọng thế cân bằng tuyệt đối giữa hai phái, được mời tham gia ban giám khảo Liên Hoan Cannes lần thứ 77 có bốn gương mặt tiêu biểu cho phái đẹp của điện ảnh thế giới : diễn viên người Pháp Eva Green, rất nổi tiếng cả trên các phim trường Hollywood, ngôi sao màn bạc người Mỹ Lily Gladstone, từng được đề cử tranh giải Oscar nhờ thủ vai một cô gái da đỏ trong bộ phim của Scorsese, nữ đạo diễn người Liban Nadine Labaki và nhà viết kịch bản Thổ Nhĩ Kỳ Ebru Ceylan,

Phái nam trong thành phần ban giảm khảo Cannes 2024 gồm có đạo diễn gạo cội của điện ảnh Nhật Bản Kore Eda, 61 tuổi, từng đoạt giải Cành Cọ Vàng năm 2018 ; nhà làm phim người Tây Ban Nha Juan Antonio Bayona, nam diễn viên Ý Pierfrancesco Favino. Mọi sự chú ý đều hướng về gương mặt tiêu biểu của điện ảnh Pháp, Omar Sy. Sinh ra tại ngoại ô Paris, cha mẹ là người nhập cư từ hai nước Senegal và Mauritanie, Omar đã chinh phục nghệ thuật thứ 7 của cả Pháp lẫn Hoa Kỳ.

Từ ngày 14 đến 25/05 tới đây, 9 thành viên ban giám khảo sẽ phân định để chọn ra bộ phim xuất sắc nhất trong số 22 tác phẩm tranh giải Cành cọ vàng.

Theo RFI
song  
#2 Đã gửi : 14/05/2024 lúc 10:01:22(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Liên hoan phim Cannes và di sản từ phong trào công nhân

UserPostedImage
Cuộc diễu hành của các ngôi sao màn ảnh tại Liên hoan phim quốc tế Cannes ở Pháp, ngày 08/09/1947. AFP/Archivos

Tại Cannes, những ánh đèn hào nhoáng chiếu trên thảm đỏ, những chiếc xe sang chở các ngôi sao điện ảnh quốc tế đã trở nên quá quen thuộc vào dịp Liên hoan phim Cannes mỗi năm, phản ánh sự cách biệt sâu sắc trong xã hội. Thế nhưng lịch sử hình thành sự kiện điện ảnh lớn nhất của Pháp lại được hỗ trợ từ phong trào công nhân.

Những năm gần đây, các buổi tập trung do giới công đoàn tổ chức bên lề Liên hoan phim Cannes không phải là hiếm. Họ bày tỏ bất bình đối với nghịch lý cuộc sống bấp bênh của những lao động bị trả lương thấp, với công việc không ổn định trong ngành điện ảnh, bên cạnh những cảnh hào nhoáng của các ngôi sao màn bạc, các buổi tiệc xa xỉ được tổ chức tại Cannes.
Sự hiện diện của giới công đoàn, đặc biệt là Tổng Liên đoàn Lao động Pháp (CGT) tại Liên hoan này không hẳn là phi lý, nếu xét về lịch sử, khi tổ chức công đoàn này đã góp phần sáng lập, duy trì một trong những sự kiện điện ảnh lớn nhất thế giới.
Liên hoan phim được xây dựng nhờ vào Cộng Sản ?
Trong cuốn sách “Thảm đỏ và đấu tranh giai cấp” (Tapis rouge et lutte des classes), nhà sử học Tangui Perron mô tả một “nghịch lý”, về vẻ hào nhoáng của Liên hoan phim Cannes ngày nay, lại từng là di sản được gây dựng từ giai cấp vô sản.
Sắp đến Liên hoan lần thứ hai, năm 1947, theo đài France Culture, Cung liên hoan phim (Palais Croisette) vẫn chưa hoàn thành vì vấn đề tài chính. Lúc đó, thị trưởng của thành phố là Raymond Picaud, thuộc phe xã hội, vị bác sĩ của người nghèo ở La Bocca, cũng là cựu chiến binh kháng chiến chống quân Đức, chống phát xít, và giao du với nhiều người Cộng Sản và được công đoàn CGT ở Cannes hỗ trợ nhiều. Ông đánh cược rằng “sự thịnh vượng của Cannes phụ thuộc vào dự án liên hoan phim này”. Raymond Picaud đã huy động toàn thành phố : từ các công đoàn giới chủ, trong ngành khách sạn, nhà hàng, thậm chí cả các tiệm bánh,… để quyên góp tiền tổ chức liên hoan phim.
Với sự giúp đỡ của Tổng Liên đoàn Lao động Pháp (CGT), ngay cả các công nhân, lao động, đã chung sức, góp thời gian và tay nghề, « trên tinh thần tự nguyện », cùng hoàn thành Cung liên hoan phim Cannes (Palais Croisette), trong chưa đầy 4 tháng. Trong vòng chưa đầy hai năm, thành phố biển Cannes, sau Đệ Nhị Thế Chiến, dù ít bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, nhưng đã có diện mạo mới : sân bay được mở rộng, Cung liên hoan phim được xây dựng (Palais Croisette), các khu vườn và nơi đi dạo, cạnh bãi biển được quy hoạch để tiếp đón công chúng điện ảnh từ khắp nơi trên thế giới.
Theo nhà sử học Tangui Perron, trả lời tạp chí Nouvelobs, « di sản chính trị mà ông Philippoe Raymond để lại quá nhiều », khiến giới chính trị gia cánh hữu ở Cannes khó có thể chấp nhận. 
Lịch sử Liên hoan phim Cannes gắn liền với tư tưởng chống phát xít
Liên hoan phim Cannes lần đầu tiên diễn ra vào năm 1946, thế nhưng ý tưởng tổ chức một liên hoan điện ảnh quốc tế đã có từ trước đó. Trong chuyến đến Ý, dự Liên hoan phim quốc tế Venise (Mostra de Venise), vào năm 1938, nhà sử học, Philippe Erlanger, phụ trách trao đổi nghệ thuật quốc tế của Pháp đã tỏ ra bất bình vì giải thưởng được trao cho một bộ phim tài liệu tuyên truyền cho phát xít, dưới áp lực từ nhà độc tài Mussolini. Lúc đó Philippe Erlanger đã nghĩ đến việc tổ chức một liên hoan phim « tự do, không phải chịu bất cứ áp lực nào ». Ý tưởng này đã được bộ trưởng Giáo Dục Pháp lúc đó là Jean Zay phê chuẩn và chọn Cannes làm địa điểm tổ chức Liên hoan phim, dự trù được mở ra từ 01-20/09/1939.
Tuy nhiên, ngày 01/09/1939, Đức tấn công Ba Lan, không khí chiến tranh dần bao phủ khắp châu Âu. Ban tổ chức ban đầu dự tính chỉ hoãn sự kiện này nhưng cuối cùng đã phải hủy bỏ vì ngày 03/09, Pháp tuyên chiến với Đức Quốc Xã, theo hiệp ước phòng thủ với Ba Lan. Sau khi Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc, vào năm 1945, nhà ngoại giao Phillipe Erlanger đề xuất lại sáng kiến này, cho phép mở ra Liên hoan phim Cannes mùa đầu tiên từ ngày 20/09 đến 05/10/1946, tại Casino của thành phố, trong lúc chờ đợi xây dựng Cung liên hoan, trong bầu không khí thời hậu chiến nhiều khó khăn.
Vai trò của công đoàn CGT
Sử gia Perron cho biết, vào năm 1939, ngành công nghiệp điện ảnh Hoa Kỳ ủng hộ liên hoan phim Cannes, nhưng đến năm 1946, 1947 (khởi đầu Chiến tranh lạnh), họ lại tỏ ra do dự khi ý tưởng này được nhắc lại. Lúc đó, chính công đoàn CGT và đảng Cộng Sản Pháp đã thay thế các nhà sản xuất Hoa Kỳ, ủng hộ sự ra đời của Liên hoan điện ảnh Cannes. CGT cũng là một trong những nhà sáng lập và trở thành một trong những thành viên của ban giám đốc Liên hoan phim Cannes.
Tại Liên hoan mùa thứ hai năm 1947, hầu hết các bộ phim tranh giải đều được chiếu ở bên trong Cung liên hoan phim Cannes, vừa mới khánh thành không lâu. Trong đêm khai mạc, thị trưởng thành phố đã tôn vinh đội ngũ công nhân, những người tham gia xây dựng công trình này. Theo Nouvelobs, họ đã được yêu cầu mặc trang phục mầu sẫm, áo sơ mi trắng, thắt cà vạt « để không cảm thấy xấu hổ khi đứng cạnh những người mặc các trang phục đắt tiền ». Sử gia Perron cho biết một số dân cử hoặc thành viên của công đoàn, đã bị từ chối đến dự sự kiện, vì mặc trang phục không phù hợp.
Điện ảnh cũng là thú vui của giới công nhân ?
Tại Pháp, phong trào công nhân ban đầu tỏ vẽ miễn cưỡng trước « thú vui điện ảnh », vì lo sợ mọi người xao nhãng mục tiêu chính trị, nhưng cuối cùng lại nồng nhiệt đón nhận nền nghệ thuật thứ bảy. Ngay từ năm 1905, những phòng chiếu phim dành riêng cho công nhân đã xuất hiện, do công đoàn CGT ở Nord-Pas de Calais tổ chức. Nhiều phòng chiếu phim cũng được dựng lên ở các nơi khác tại Pháp, giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
Theo France Culture, điện ảnh trở nên phổ biến trong giới lao động, đến nỗi mà vào năm 1911, rạp chiếu phim lớn thứ hai của Pháp (chỉ sau Grand Rex Paris), nằm tại thành phố công nghiệp Limoges. CGT cũng tham gia vào sản xuất phim.
Nhà sử học Tangui Peron gọi Liên hoan phim Cannes là « đứa con quá cố của Mặt trận dân tộc » - Front national của Pháp. Bộ phim « La bataille du rail » của đạo diễn René Clément, là một trong những tác phẩm trong danh sách trao giải của Liên hoan phim Cannes lần đầu tiên vào năm 1946. Bộ phim tôn vinh sự kháng cự của các công nhân ngành đường sắt, chống lại chế độ Vichy và quân xâm lược.
Di sản điện ảnh từ cánh tả 
Sau khi Liên hoan phim Cannes được thành lập, dấu ấn cánh tả vẫn hiện hữu trong thế giới điện ảnh trong vài thập kỷ sau đó.
Để sự kiện này diễn ra hàng năm, chứ không phải hai năm một lần (luân phiên với Liên hoan phim quốc tế Venice) thì cũng phải kể đến cuộc vận động chính trị của giới công đoàn, nhằm “bảo vệ điện ảnh Pháp”. Phải kể đến một luật được thông qua vào tháng 9 năm 1948, quy định mức thuế 10,07 % áp dụng đối với vé tại các rạp chiếu phim. Khoản thuế này sẽ được chuyển cho Trung tâm điện ảnh và hình ảnh động quốc gia của Pháp (CNC), chuyên hỗ trợ các dự án làm phim. Theo France Culture, luật này (đã nhiều lần sửa đổi), góp phần lớn cho việc duy trì sự tồn tại của các rạp chiếu phim ngày nay.
Theo RFI
song  
#3 Đã gửi : 14/05/2024 lúc 10:05:13(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Pháp : Khai mạc liên hoan phim Cannes trong bối cảnh nhiều bê bối tình dục có nguy cơ bị phanh phui

UserPostedImage
Các nhân viên chuẩn bị thảm đỏ trước Cung liên hoan phim Cannes, Pháp, ngày 14/05/2024. Andreea Alexandru/Invision/AP - Andreea Alexandru

Liên hoan phim Cannes lần thứ 77 khai mạc vào tối nay, ngày 14/05/2024 tại thành phố Cannes, miền nam nước Pháp, và kéo dài đến ngày 22/05. Dự kiến ​​sẽ có 22 bộ phim tham gia tranh giải Cành Cọ Vàng lần này, trong đó có các tác phẩm của nhiều đạo diễn nổi tiếng. Trong 12 ngày diễn ra liên hoan phim, hơn 35.000 người, từ khoảng 160 quốc gia và nền văn hóa, sẽ tham dự các buổi chiếu phim trong vòng tuyển chọn chính thức cũng như tại các Hội chợ phim.

Tuy nhiên sự kiện lần này được cho là sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ từ làn sóng Metoo, (chống quấy rối và bạo lực tình dục) trong bối cảnh có nhiều đồn đoán về việc công khai danh sách các diễn viên, đạo diễn và nhà sản xuất người Pháp bị cáo buộc tấn công tình dục.

Ngay trước thềm khai mạc LHP, tối thứ Hai (13/05), tạp chí Elle đã cho công bố cuộc điều tra về ông Alain Sarde, nhà sản xuất của khoảng 200 bộ phim. Cụ thể, 9 người phụ nữ đã cùng lên tiếng tố cáo ông về tội hiếp dâm, quấy rối và tấn công tình dục. Nàng thơ của làng điện ảnh Pháp Judith Godrèche cũng đã cáo buộc ông Benoît Jacquot, đạo diễn và biên kịch người Pháp, tội hiếp dâm.

Trước đó, trang Mediapart đã công khai một danh sách dài các nhà sản xuất, đạo diễn và diễn viên bị cáo buộc thực hiện các hành vi tấn công tình dục, nhưng đã bị nhiều phương tiện truyền thông khác phủ nhận. Do vậy, 147 người nổi tiếng đã yêu cầu xây dựng một luật toàn diện chống bạo lực tình dục nhằm xét xử những kẻ hiếp dâm hàng loạt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập bằng chứng, mở rộng lệnh bảo vệ những nạn nhân bị hiếp dâm, cho phép họ tiếp cận ngay lập tức và miễn phí với dịch vụ chăm sóc chấn thương tâm lý, cấm điều tra về quá khứ bị tấn công tình dục của nạn nhân, v,v.

Mới đây lại có một người nặc danh đe dọa trên mạng xã hội rằng sẽ công khai danh sách 10 người đàn ông có dính líu đến bê bối tình dục đang tham dự LHP Cannes. Dù không có bằng chứng xác thực, nhưng tin đồn này cũng khiến chủ tịch ông Iris Knobloch, chủ tịch LHP Cannes phải công khai trả lời trên tờ Paris Match rằng nếu những lời cáo buộc này là sự thật “chúng tôi đảm bảo sẽ đưa ra những quyết định đúng đắn trong từng trường hợp cụ thể.” Không giống như năm ngoái, lần này người đứng đầu sự kiện đã hứa sẽ tích cực giải quyết chủ đề quấy rối tình dục.

Theo RFI
song  
#4 Đã gửi : 17/05/2024 lúc 09:17:55(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Liên hoan phim Cannes 2024 "kín đáo" về cuộc xung đột tại Gaza

UserPostedImage

Làng điện ảnh quốc tế thể hiện quan điểm về xung đột tại Gaza. Không ồn ào như sinh viên tại các trường đại học Mỹ hay một số trường tại Pháp ủng hộ người Palestine vào lúc xung đột giữa Israel và phong trào Hồi Giáo Hamas dâng cao, tại Liên hoan phim Cannes 2024 các tài tử điện ảnh, bày tỏ lập trường một cách kín đáo.

Laura Blajman-Kadar, người sống sót sau vụ tấn công ngày 7/10, đeo chiếc khăn quàng cổ có dòng chữ "Đưa họ về nhà" ủng hộ các con tin Israel, biểu tình trên thảm đỏ, trong bối cảnh cuộc xung đột đang diễn ra giữa Israel và nhóm Hồi giáo Palestine Hamas ở Gaza. REUTERS - Stephane Mahe

Năm nay không một nhà làm phim Palestine nào được mời tham dự Liên hoan Cannes. Chiều nay 17/05/2024 một bộ phim tài liệu mang tựa đề La Belle de Gaza - người đẹp của Gaza được công chiếu. Tác phẩm này nói về thế giới rất khép kín của phụ nữ chuyển giới tính Palestine tị nạn tại Tel Aviv. Tác giả là nữ đạo diễn Pháp Yolande Zauberman.

Bước lên thảm đỏ trong đêm khai mạc Liên hoan hôm 14/05/2024 vừa qua, nam diễn viên Pháp Philippe Torreton gắn ruban màu vàng trên áo. Màu vàng là biểu tượng ủng hộ 250 con tin Israel bị tổ chức Hamas bắt giữ từ sau cuộc tấn công hôm 07/10/2023. Nữ diễn viên Leila Bekhti mang hai dòng máu Pháp và Algérie thì gắn một phù hiệu hình quả dưa hấu, một trong những biểu tượng của người Palestine. Gần đây, nữ diễn viên này đã tham gia vào một chương trình của quỹ nhi đồng UNICEF, gây quỹ giúp trẻ em tại Gaza.

Cùng lúc trên mạng xã hội TikTok đang nở rộ hashtag « Blockout2024 », kêu gọi giới hâm mộ tẩy chay, chặn tài khoản của các ngôi sao trong làng giải trí im lặng trước cuộc xung đột ở Gaza : Beyoncé và Kim Kardashian do vậy đã mất hàng trăm ngàn follower theo dõi họ trên các mạng xã hội.

Về phần Omar Sy, một thành viên trong ban giám khảo Cannes năm nay, hôm đầu tuần anh đã gửi tin nhắn kêu gọi ngừng bắn cho Gaza trên mạng Instagram. Riêng nữ diễn viên Pháp gốc Israel Laura Blajman Kadar đã xuất hiện trên thảm đỏ trong chiếc áo đầm vàng với chân dung các con tin Israel vẫn trong tay Hamas và kèm theo lời kêu gọi : « Bring them home-hãy đưa họ trở về ».

Theo RFI
song  
#5 Đã gửi : 17/05/2024 lúc 09:21:05(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Cannes 2024: Megalopolis của đạo diễn Mỹ Coppola tranh giải Cành Cọ Vàng

Sau hai giải Cành Cọ Vàng, đạo diễn kỳ cựu người Mỹ Francis Ford Coppola liệu có lập kỳ tích, đoạt thêm giải thứ ba với bộ phim Megalopolis hay không ? Tác phẩm này được công chiếu hôm nay 16/05/2024 và được đánh giá là bộ phim « được chờ đợi nhất » tại Liên hoan phim Cannes lần thứ 77.
UserPostedImage
Ảnh tư liệu: Đạo diễn Francis Ford Coppola tại Los Angeles, Mỹ, ngày 27/03/2022. Jordan Strauss/Invision/AP - Jordan Strauss

45 năm sau Apocalyse Now đạo diễn Coppola trở lại Cannes lần này với một đại tác phẩm: Megalopolis. Để thực hiện bộ phim với ngân sách hơn 120 triệu đô la này, ông đã huy động cả một phần lớn tài sản cá nhân. Megalopolis là một bộ phim nói về thành phố New York bị tàn phá, một tác phẩm mà ông đã ấp ủ từ hơn 40 năm qua. Dự án đã bị gác lại sau loạt tấn công khủng bố nhắm vào Hoa Kỳ ngày 11/09/2001. 
Từ năm 2019, khi trả lời báo chí, Francis Ford Coppola từng thổ lộ Megalopolis là bộ phim « đầy tham vọng », hơn cả những gì ông đã chuẩn bị cho Apocalypse Now. Bộ phim nói về chiến tranh Việt Nam khi đó đã dự trù được thực hiện trong vòng vài tuần, nhưng rồi Coppola đã mất tổng cộng gần 240 ngày để hoàn thành tác phẩm để đời của ông. 
Apocalypse Now  đã đoạt Cành Cọ Vàng năm 1979. Để Apocalypse Now đến được với công chúng, lúc đó Coppola đã phải cầm cố nhà cửa, tài sản và đã suýt khánh tận, vì khi đó phim của ông vượt quá xa ngân sách dự tính ban đầu. Giới trong ngành bình luận : Lần này cũng vậy, Francis Ford Coppola, ở tuổi 85, đã không ngần ngại một lần nữa huy động tài sản cá nhân chỉ vì đam mê nghệ thuật.

Theo RFI
song  
#6 Đã gửi : 17/05/2024 lúc 09:23:40(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Phái nữ áp đảo lễ khai mạc Liên hoan Điện ảnh Cannes 2024

UserPostedImage
Các nữ diễn viên điện ảnh Camille Cottin, Juliette Binoche, Meryl Streep vàGreta Gerwig trong đêm khai mạc Liên Hoan Cannes 14/05/2024. © REUTERS - Sarah Meyssonnier

Liên hoan Điện ảnh Cannes lần thứ 77 đã chính thức khai mạc tối 14/05/2024. Thảm đỏ Cannes thêm rực rỡ vì sự xuất hiện của những minh tinh nổi tiếng thế giới Meryl Streep, Greta Gerwig, Juliette Binoche, Léa Seydoux, Eva Green, Jane Fonda… Lễ khai mạc do diễn viên nổi tiếng Pháp Camille Cottin chủ trì. Chủ tịch ban giám khảo Liên hoan Cannes là Greta Gerwig, nữ đạo diễn bộ phim Barbie nổi tiếng.

Ngay sau khi tuyên bố khai mạc Liên hoan, Juliette Binoche trao giải Cành cọ vàng danh dự cho minh tinh Hollywood Meryl Streep, 74 tuổi, nổi tiếng trong các phim Những cây cầu ở quận Madison (The Bridges of Madison County, 1995), Mamma Mia… với lời cảm ơn đầy xúc động : « Chị đã làm thay đổi cách nhìn về phụ nữ, chị đã mang đến một hình ảnh mới về chúng ta ».

Bộ phim đầu tiên được giới thiệu sau lễ khai mạc là Le deuxième acte của đạo diễn Pháp Quentin Dupieux. Lễ khai mạc có 2,3 triệu khán giả theo dõi qua màn ảnh nhỏ và là một kỉ lục mới, theo Đài truyền hình Pháp France Televisions. Liên hoan Phim Cannes lần thứ 77 được đánh dấu với sự trở lại của phong trào Metoo và những người phụ nữ « mạnh mẽ ».

Nữ diễn viên, nhà biên kịch kiêm đạo diễn Judith Godrèche, một tiếng nói quan trọng của phong trào Metoo Pháp, tham gia Liên hoan với một bộ phim ngắn 17 phút tựa đề Moi aussi (tạm dịch : Tôi cũng thế) lên án hành vi bạo lực tình dục. Phim được chiếu tại hai địa điểm : tại buổi khai mạc hạng mục Un certain regard (Nhãn quan độc đáo) và trong khuôn khổ chương trình Điện ảnh trên Bãi biển cho công chúng và du khách.

Theo RFI
song  
#7 Đã gửi : 20/05/2024 lúc 09:44:17(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
hạt giống của cây vả dại" vượt biên dự giải

Tranh giải Cành cọ vàng Liên hoan Cannes 2024 có một bộ phim đặc biệt Les graines du figuier sauvage (The Seed of the Sacred Fig, tạm dịch là Những hạt giống của cây vả dại). Tác giả của phim, đạo diễn nổi tiếng người Iran Mohammad Rasoulof, đã quyết định vượt biên để đến với Cannes, với mục tiêu được trực tiếp chia sẻ với công chúng về những gì thực sự đang diễn ra tại đất nước, để tố cáo "cỗ máy tội ác" của chế độ thần quyền Hồi giáo.
UserPostedImage
Đạo diễn Iran Mohammad Rasoulof tại Cannes ngày 24/05/2013. AP - Francois Mori

Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Anh The Guardian, đăng tải hôm 17/05/2024, đạo diễn Mohammad Rasoulof cho biết ông chỉ có ít giờ trước khi quyết định bỏ trốn. Bị tước hộ chiếu từ năm 2017, để ra được nước ngoài, đạo diễn Iran không có cách nào khác là vượt biên. Đại diện ngoại giao Đức tại Iran đã trao cho ông giấy tờ hợp pháp. Một người dẫn đường giúp ông bí mật vượt biên qua đường núi, trước khi đến được Đức vào tháng 5 này. Mohammad Rasoulof cho biết chuyến đi "hết sức nguy hiểm và vắt kiệt sức lực của ông".
Vì sao Mohammad Rasoulof quyết định ra đi ? Đạo diễn Iran cho biết sở dĩ ông muốn có mặt tại châu Âu là để "chuyển đi các câu chuyện về những gì diễn ra tại Iran", "điều mà ông sẽ không thể làm được nếu ở trong tù".
Bản thân bộ phim Les graines du figuier sauvage vốn đã nói lên nhiều điều về xã hội Iran hiện nay. Theo AFP, bộ phim, kể về nội tâm giằng xé của một thẩm phán Iran, là một nguyên nhân trực tiếp khiến chế độ Teheran gia tăng đàn áp ông. Người đạo diễn đã hai lần phải ngồi tù này, một lần nữa phải đối mặt với bản án tù 5 năm mới.
Phim Những hạt giống của cây vả dại kể về một giáo sĩ, được phong chức thẩm phán "tòa án cách mạng" Teheran đúng vào lúc phong trào phản kháng bùng lên khắp cả nước. Viên thẩm phán đối mặt với sự phi lý và bất công cùng cực của chế độ chính trị Iran. Hiểu ra được điều này, nhưng viên chức mẫn cán không thay đổi cách hành xử. Mâu thuẫn bùng lên trong chính gia đình ông ta, khi hai người con gái, là sinh viên, tuyên bố ủng hộ phong trào, còn người vợ tìm cách giải hòa…
Thông điệp mà người đạo diễn Iran đặc biệt muốn chuyển đến công chúng các xứ sở tự do, cộng đồng làm phim thế giới, nhân dịp này là hãy ủng hộ mạnh mẽ những người làm phim tại Iran, bởi điều này mang lại một "hỗ trợ vô giá", giúp cho họ tiếp tục công việc gian nan này.
Mohammad Rasoulof cho biết, ông không loại trừ khả năng trở lại đất nước, và chấp nhận vào tù. Tại Iran, nhiều thành viên của ê kíp làm phim cùng gia đình họ đã và đang chịu nhiều đe dọa từ phía nhà cầm quyền, Mohammad Rasoulof rất biết điều này. Sống chết cùng cộng đồng xứ sở có lẽ là phương châm cuộc đời của những người như Mohammad Rasoulof.
Theo RFI
song  
#8 Đã gửi : 20/05/2024 lúc 09:46:11(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Cannes 2024 : “The Substance” – phim kinh dị về cuộc theo đuổi “cái đẹp” một cách cực đoan

Liên hoan phim Cannes 2024 bước sang tuần thứ hai và tiếp tục bị phủ bóng bởi phong trào #MeToo, lên án hành động quấy rối lạm dụng tình dục trong điện ảnh, đòi quyền lợi cho phụ nữ. The Substance của nữ đạo diễn Coralie Fargeat đã chính thức ra rạp tại Cannes tối hôm 19/05, như một tiếng kêu cứu, lên án sự tàn nhẫn của nền điện ảnh thứ bảy đối với thân thể phụ nữ “được xác định hạn sử dụng”.
UserPostedImage
Đạo diễn Coralie Fargeat (G), diễn viên Demi Moore (T) và Dennis Quaid trong buổi chụp hình quảng cáo bộ phim "The Substance" tranh giải tại Liên hoan phim Cannes lần thứ 77 ở Cannes, Pháp, ngày 20/05/2024. REUTERS - Stephane Mahe

Từ Cannes, đặc phái viên Chi Phương cho biết thêm :
Nằm trong danh sách tranh giải chính thức của Liên hoan điện ảnh Cannes, bộ phim The Substance một lần nữa khẳng định phong cách của nữ đạo diễn người Pháp Coralie Fargeat, truyền tải một thông điệp, một cảnh báo về một xã hội bất công với nữ giới. Nhân vật chính, Elisabeth Sparkle, do Demi Moore thủ vai, từng đứng dưới ánh hào quang, với giải Oscar, tỏa sáng nhờ vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”, nhưng bông hoa có đẹp thế nào thì cũng sẽ đến ngày tàn.  Không chấp nhận bản thân trở nên già nua, kém sắc, bị lép vế trước những bông hoa mới nở, đánh mất đi vị trí người dẫn chương trình thể hình, Elisabeth đã tìm đến một loại thuốc bí hiểm – the Substance. Một loại thuốc phải khom lưng cúi đầu mới có thể lấy được, cho phép nhân bản, tạo ra một phiên bản đẹp hơn, trẻ hơn, và hoàn hảo, bất chấp đớn đau thậm chí là huỷ diệt đi chính mình. 
Khán giả xót xa cho số phận người phụ nữ với nội tâm phức tạp, trong một xã hội coi cơ thể phụ nữ như một món đồ, dễ dàng bị vứt bỏ khi hết giá trị. Với những góc quay cận cảnh ghê rợn, chân tay bị cắt rời, nội tạng máu me, âm thanh chói tai, nữ đạo diễn muốn vẽ ra một xã hội nhây nhớp, do đàn ông thống trị. Khán giả tại rạp chiếu phim Debussy, Mathilde Giannini Beillon, nhận định rằng trong phim, “phụ nữ trở thành ác quỷ là từ những ánh mắt dò xét của đàn ông, nếu như xã hội bớt tính phụ quyền, có lẽ nhân vật nữ trong phim có lẽ sẽ bớt ghét bỏ cơ thể của mình, để đến mức tự huỷ mình đi như vậy.” 
Theo thể loại kinh dị với nhiều cảnh giật gân, ngập ngụa máu me, đôi khi phủ kín cả màn ảnh, The Substance đầy kịch tính, bi thương nhưng cũng có những phân cảnh hài hước, khiến khán giả tại rạp chiếu phim Debussy không ngừng phá lên những tràng cười hả hê, vỗ tay tán thưởng.”
Tại Liên hoan phim Cannes, không ít bộ phim kinh dị, từ zombie hay ma cà rồng đã xuất hiện trong danh sách tranh giải. Bộ phim của nữ đạo diễn Coralie Fargeat, đấu tranh cho bình quyền nam nữ trong điện ảnh, “dù có nhiều sáng tạo mới mẻ”, từ âm thanh đến bối cảnh hay cốt truyện, nhưng theo bình luận từ nhà báo Hanns Georg Rodek, của tờ Die Welt, “lại khiến người ta liên tưởng đến phong cách làm phim của đạo diễn người Canada David Cronenberg, trong bộ phim Fly”.  
The Substance cũng khiến người xem đặt câu hỏi liệu một bộ phim đưa ra ánh sáng những bất bình đẳng giới, khai thác những khía cạnh tăm tối, máu me tanh tưởi, bẩn thỉu nhất của cơ thể con người, có cơ hội tranh Cành Cọ Vàng hay không ? Vào năm 2021, giải thưởng danh giá nhất của Liên hoan phim Cannes đã thuộc về phim Titane của nữ đạo diễn người Pháp Julia Ducournau, cũng cùng thể loại này.
Theo RFI
song  
#9 Đã gửi : 25/05/2024 lúc 10:01:15(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Cannes 2024 : Các “diễn viên 4 chân” cũng giành được Cành cọ

Giải Cành Cọ Vàng cao quý của Liên hoan phim Cannes sẽ được ban giám khảo, do đạo diễn Greta Gerwig chủ trì, tiết lộ vào tối nay, 25/05/2024. Tuy nhiên, các hạng mục song song với giải chính thức của Liên hoan đã công bố kết quả, không chỉ đạo diễn mà cả diễn viên 4 chân, những chú chó đóng phim, cũng giành được nhiều giải thưởng điện ảnh cao quý.
UserPostedImage
Chú chó Kodi đóng vai Cosmos trong bộ phim 'Dog on Trial' đoạt giải Cành cọ dành cho 'diễn viên 4 chân' tại liên hoan phim quốc tế lần thứ 77, Cannes, Pháp, ngày 24/05/2024. Louise Dixon/Invision/AP - Louise Dixon

Từ Cannes, đặc phái viên Chi Phương tường trình :
‘‘Tối qua, đạo diễn người Trung Quốc Quan Hủ (Guan Hu) đã giành chiến thắng với phim Black Dog tại hạng mục Nhãn Quan Độc Đáo trong số 17 bộ phim được đề cử năm nay. Bộ phim, lấy bối cảnh vài tháng trước kỳ Thế Vận Hội Bắc Kinh năm 2008, đưa ra một góc nhìn khác về Trung Quốc, không phải là những đường phố đông đúc hay những tòa nhà chọc trời, mà là những cảnh thiên nhiên hoang sơ đầy rẫy nguy hiểm. Nhân vật chính là Lang, do Bành Vu Yến thủ vai, vừa ra tù và quay trở lại quê hương, ở sa mạc hoang dã Gobi.
Không có hy vọng về cuộc sống, Lang vô tình tham gia vào một đội tuần tra dẹp nạn chó hoang, nhưng không lâu sau, anh đã kết bạn và nhận nuôi một chú chó hoang. Vào sáng hôm qua, chú chó đóng vai Xin trong Black Dog, thuộc giống chó Jack Russell lai chó săn, cũng đã giành được chiến thắng với giải từ Ban giám khảo của Palm Dog Woopets, tức là ‘‘Cành Cọ Vàng dành cho chó’’.
Chia sẻ với RFI Tiếng Việt sau khi nhận giải, diễn viên Đài Loan Bành Vu Yến cho biết, giống như chuyện diễn ra trong phim, anh đã nhận nuôi chú chó này sau khi bộ phim kết thúc. Đến dự Liên hoan phim Cannes, anh đã thuê một người “có khả năng thì thầm với chó” (dog whisperer), phiên dịch cảm xúc của chú chó Xin khi đóng vai chính thứ hai trong bộ phim. Bành Vu Yến khẳng định chó có khả năng diễn xuất và “nên được đối xử bình đẳng như con người”.
Giải Palm Dog được Toby Rose, một nhà báo Anh, lập ra vào năm 2001. Năm ngoái, chú chó Messi trong phim Kỳ án trên đồi tuyết của đạo diễn Justine Triet, chủ nhân của Cành Cọ Vàng, cũng giành được giải này. Messi cũng đã có vinh dự một mình sải bước, tạo dáng trên thảm đỏ tại buổi khai mạc liên hoan phim năm nay’’.
Hạng mục ‘‘Hai tuần lễ dành cho đạo diễn’’ cũng đã khép lại vào tối thứ Năm, với giải thưởng thuộc về phim Ma vie ma gueule của đạo diễn người Pháp Sophie Filiières (giải SACD), và bộ phim Septembre sans attendre của đạo diễn người Tây Ban Nha Jonas Trueba. Tại liên hoan năm nay, hạng mục này cũng trao thêm một giải, do bầu chọn của khán giả, cho phim Une langue universelle của đạo diễn Matthieu Rankin.
Về lễ trao giải Cành Cọ Vàng diễn ra tối nay, nhiều bộ phim khiến giới phê bình điện ảnh và cánh nhà báo có mặt tại Cannes đặc biệt chú ý. Chẳng hạn như phim Emelia Perez theo thể loại nhạc kịch của đạo diễn Jacques Audiard, kể về hành trình chuyển giới của một trùm mafia, có thể lấy được trái tim của ban giám khảo, do Greta Gerwig chủ trì. Thứ hai là bộ phim “Những hạt giống của cây vả dại”, vốn đã thu hút sự chú ý của truyền thông một tuần trước liên hoan, khi đạo diễn người Mohammad Rasoulof phải vượt biên bỏ trốn khỏi Iran. Bộ phim quá chân thực về Iran đã bị kiểm duyệt, tác giả có nguy cơ phải đối mặt với án tù 20 năm.
Theo RFI
song  
#10 Đã gửi : 25/05/2024 lúc 10:04:57(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Phim về phụ nữ mại dâm giành giải Cành cọ Vàng

UserPostedImage
Cảnh phim Anora của đạo diễn Mỹ Sean Baker

Anora, bộ phim về cuộc đời bi hài của một phụ nữ mại dâm kết hôn với con trai một tài phiệt Nga, đã được trao giải Cành cọ Vàng (Palme d’Or) tại Liên hoan phim Cannes lần thứ 77. Đây là giải thưởng cao nhất của liên hoan phim này.
Liên hoan phim Cannes năm 2024 diễn ra từ ngày 14/5 đến ngày 25/5 tại thành phố Cannes, miền nam nước Pháp.
Đêm 25/5 giờ địa phương, ban tổ chức đã tiến hành công bố giải thưởng.
Sau khi Anora được công bố đoạt giải Cành cọ Vàng, đạo diễn Sean Baker, 53 tuổi, nói ông dành tặng giải thưởng cho tất cả những người hành nghề mại dâm “trong quá khứ, hiện tại và tương lai”, theo AP.
All We Imagine As Light, phim về tình chị em thời hiện đại ở thành phố Mumbai (Ấn Độ), được trao Giải thưởng Lớn (Grand Prix) - được xem như giải cao thứ hai tại Liên hoan phim Cannes. Bộ phim của nữ đạo diễn Payal Kapadia là phim Ấn Độ đầu tiên tham gia tranh giải tại Cannes sau 30 năm.
Giải thưởng đặc biệt (prix special) được dành cho phim The Seed of the Sacred Fig của đạo diễn Mohammad Rasoulof. Ông Rasoulof đã bí mật quay bộ phim ở Iran với những cảnh quay thật về các cuộc biểu tình trong năm 2022 và 2023.
Vị đạo diễn hiện bị chính phủ Iran kết án 8 năm tù vì làm phim chống chế độ. Ông đã trốn khỏi đất nước bằng cách đi bộ.
Bộ phim kinh dị The Substance của nữ đạo diễn người Pháp Coralie Fargeat với sự tham gia của nữ minh tinh Demi Moore đã chiến thắng hạng mục Kịch bản xuất sắc nhất.
Giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất thuộc về nhóm diễn viên bao gồm Karla Gascon, Zoe Saldana, Selena Gomez và Adriana Paz trong phim nhạc kịch Emilia Perez của đạo diễn Jacques Audiard, kể về một trùm ma túy Mexico chuyển giới thành phụ nữ.
Karla Gascon trở thành diễn viên chuyển giới đầu tiên giành một giải thưởng lớn tại Cannes.
"Giải thưởng này không chỉ dành cho tôi. Nó dành cho tất cả những người đang đấu tranh cho bản thân và quyền lợi của mình. Chúng tôi đã bị xúc phạm, bị bôi nhọ, phải chịu rất nhiều bạo lực mà không hiểu vì sao. Tôi nghĩ giải thưởng này có ý nghĩa hơn những gì mọi người có thể tưởng tượng,” AP trích bài phát biểu của Karla Gascon.
Nam diễn viên Jesse Plemons được trao giải Nam chính xuất sắc nhất với màn thể hiện trong bộ phim Kinds of Kindness của đạo diễn Yorgos Lanthimos.
Giải Đạo diễn xuất sắc nhất thuộc về Miguel Gomes với bộ phim Grand Tour.
Đạo diễn Halfdan Tondel được trao giải Máy quay Vàng (Camera d'Or) với bộ phim đầu tay Armand. Giải này năm ngoái được trao cho phim Bên trong vỏ kén vàng của đạo diễn người Việt Nam Phạm Thiên Ân. Năm 1993, đạo diễn Trần Anh Hùng cùng với phim Mùi đu đủ xanh cũng được trao giải Máy quay vàng.
Cành cọ Vàng cho hạng mục phim ngắn được trao cho The Man Who Could Not Remain Silent của đạo diễn Nebojsa Slijepcevic.
Năm nay, đạo diễn Trương Minh Quý của Việt Nam cũng dự Liên hoan phim Cannes với phim Viet and Nam (tên tiếng Việt: Trong lòng đất).
Hồi đầu tháng 5, Cục Điện ảnh Việt Nam thông báo không cấp phép phổ biến phim này.
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.277 giây.