logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 17/05/2024 lúc 10:15:48(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
“Khi ấy em còn thơ ngây, đôi mắt chưa vương lệ sầu.
Cười đùa qua muôn ánh trăng, đắm xinh đôi môi hồng thắm
Em ngắm mây hồng hay dòng nước trong
Thấy lòng vẩn vơ như tìm một bóng ai…” (1)

Mấy bạn trẻ reo lên:
“Ôi chao, bác nhớ bài hát giỏi quá! Bác còn bài nào nữa không, cho tụi con nghe với!”
“Còn, còn chứ!”
Thế là Mẹ hát luôn mấy bài nữa, rồi đọc tiếp mấy bài thơ. Các bạn say mê nghe, tấm tắc khen. Một bạn nói:
“Mình có khi nhìn chữ chạy trên màn hình karaoke mà hát theo vẫn không trôi chảy, còn bác hay quá!”
Một bạn khác:
“Bác hát cứ như là có chữ hiện ra trước mắt vậy!”
“Không ngờ một bà cụ trên chín mươi tuổi mà trí nhớ tốt quá, tụi con nể lắm!”
“Bác ơi! Làm cách nào mà bác nhớ quá nhiều bài thơ, bài nhạc như vậy hở bác?”
“Bác có bí quyết gì, bác chỉ cho tụi cháu với!”
“Bác ơi, bác thường ngày ăn uống ra sao, nhờ đâu mà bác minh mẫn như vậy ạ?”
Ôi thôi, một rừng câu hỏi! Như thể mọi người đang làm một buổi phỏng vấn “người cao niên đặc biệt” vậy. Ngoài những lúc các con, các cháu của Mẹ thay nhau đến chăm sóc Mẹ, thường xuyên có những bạn trẻ hay thân hữu đến chơi, lúc nào cũng yêu cầu Mẹ hát hay đọc thơ như vậy. Mẹ lắc đầu, xua tay, cười:
“Các cháu ơi! Bác chẳng có cái gì gọi là bí quyết cả đâu! Bác nhớ được như vậy là nhờ bác may mắn thôi, bác cũng đâu có biết tại sao. Còn ăn uống gì ư? Mấy cháu nhìn bữa cơm của bác nè, một miếng đậu hũ kho, một tô canh thơm cà nấu suông, một ít muối mè đậu phụng. Ngày này qua tháng nọ bác ăn như vậy. Con cái muốn đổi món, rồi bác cũng xin quay về cái thực đơn cũ. Cái gì bác cũng nếm một chút rồi cũng không thèm thuồng. Bác coi vậy chứ yếu lắm, đi không vững, nhìn không rõ, tai nghe cũng kém lắm! Chỉ được cái nhớ dai.”
“Bác ơi! Người già minh mẫn là một ơn phước lớn lắm ạ!”
Cô bạn trẻ nói xong, bỗng cúi đầu, nét mặt buồn bã. Mẹ tinh ý, liếc thấy, yên lặng vài giây rồi hỏi:
“Cháu gái, con có gì buồn hả?”
Cô bạn khóc rưng rức, nghẹn lời:
“Bác ơi! Con gặp mẹ của con hàng ngày, nhưng mẹ của con… giờ không còn nhận ra con nữa!”

***

Một ơn phước lớn lắm, mẹ lẩm bẩm. Mỗi sáng, cứ coi như là “thức dậy” sau một đêm không hề chợp mắt, mẹ tự hỏi tối hôm nay mình sẽ ngủ được không, hay vẫn cứ chong mắt để không làm gì. Thật ra, trong những đêm sâu mất ngủ, trí nhớ của Mẹ làm việc không ngừng. Mẹ nhớ tuổi thơ cơ cực của mình, những ngày tháng không có sự chọn lựa ăn cái gì, vì cái gì có trước mặt là có thể ăn. Đứa bé ba tuổi, mẹ đi làm, cha ở xa, thơ thẩn một mình, chơi một trò chơi kỳ lạ: gỡ vôi tường và… nhai. Ngày qua ngày. Bà ngoại không hay biết, cho đến khi thấy bức tường mất một mảng vôi lớn. Thế đó! Đến bữa vẫn ăn cơm ngon lành. Đứa bé lớn lên, may sao, đã trở thành cô thiếu nữ trắng trẻo. Tuổi mới lớn, cô đã biết đan áo kiếm tiền, đã biết gánh gồng. Ngày cuối tuần không phải đi làm, cô cùng các bạn lên núi lượm củi. Trưa, ngồi giở cơm vắt ra ăn, cô cất tiếng hát làm vui các bạn. Mãi rồi các bạn bảo cô thôi khỏi lượm củi, để các bạn làm giúp cho, cô chỉ cần ngồi hát và ngâm thơ là đủ. Cô không được học nhiều, nhưng nhờ mê đọc sách, yêu thơ, nhạc, nên cô đã có cả một kho văn nghệ trong đầu. Những bản nhạc, những bài thơ, cứ vậy, lâu dần, giống như thấm, như khắc vào óc, vào tim. Thời của Mẹ là thời của Sơn Nữ Ca, Lỡ Chuyến Đò, Lời Người Ra Đi… Cái thời của:

Người nghệ sĩ lăn lóc gió sương
Tơ đàn say đắm quên sầu thương
Dành tình này cho kẻ khổ đau
Quên tình xưa thôn nữ chờ mong. (2)

Cho đến một ngày, tiếng hát của cô bỗng như có một giai điệu phụ vào. Ai đang đàn mandolin văng vẳng! Các cô gái, với gánh củi trên vai, men theo dòng suối nhỏ. Tiếng đàn mandolin rõ dần…

***

Con trai út hỏi:
“Đêm qua Mẹ có ngủ được không?”
“Không con ạ!”
“Vậy ban ngày Mẹ ngủ bù lại đi!”
“Cũng ngủ nhưng rất ít. Chắc là cái đồng hồ trong đầu của người già quay ngược.”
Hai mẹ con cùng cười.
“Con đi làm đây! Chút xíu nữa có em gái út tới chăm Mẹ.”
Anh con trai ôm hôn Mẹ. Mẹ bảo:
“Khoan đã, con rót cho Mẹ thêm chút nước sôi đi! Ly nước nguội rồi!”
Đó là “chiến thuật câu giờ” của Mẹ. Mẹ vẫn muốn trì hoãn một chút, trước khi con đi làm. Cái thuở Mẹ còn khỏe mạnh, Mẹ thường ở nhà một mình. Con cái đi đâu thì đi, Mẹ quán xuyến mọi việc, nấu ăn cho cả nhà, dọn dẹp nhà cửa, thắp nhang tụng niệm, đi chợ, thăm hỏi lối xóm… Nay thì Mẹ chỉ được quanh quẩn trong phòng, muốn đi đâu phải dùng “walker” và có người bên cạnh để đỡ Mẹ. Mẹ có cái cảm giác sợ ở một mình.
“Mẹ nhắm mắt lại đi, tưởng tượng đang là ban đêm nhé! Mẹ cần ngủ bù, không thôi bị bệnh. Con đi đây!”
Vâng, nhắm mắt lại thì ngày cũng là đêm. Mẹ cố gắng. Vậy rồi trí nhớ lại bắt đầu làm việc. Mỗi khi nhắm mắt lại, Mẹ thường thấy con đường tối tăm mà Mẹ đi sớm về khuya, làm việc thay cho Bà ngoại khi bà bệnh. Cứ cắm đầu mà đi như chạy, cho ấm. Vừa sợ ma, vừa sợ người. Cô gái nhỏ chứng kiến cảnh sung túc của gia đình “ông tây bà đầm” mà thương thân. Nhưng cô rất cố gắng làm việc, bù lại, cô được “bà đầm” dạy cho nghề đan len. Cô đã có một nghề để phụ giúp Bà ngoại. Cái nghề đó cũng giúp cho đàn con cháu sau này được mặc những chiếc áo len đan rất đẹp. Và Ba cũng có một chiếc áo “ghi-lê” màu len xám Mẹ đan.
Mẹ không phải ở một mình. Mẹ có Ba!

“Có một bận em ngồi xa anh quá,

Anh bảo em ngồi xích lại gần hơn.
Em xích gần thêm một chút: anh hờn.
Em ngoan ngoãn xích gần thêm chút nữa.
Anh sắp giận, em mỉm cười, vội vã
Đến kề anh, và mơn trớn: “Em đây!”
Anh vui liền, nhưng bỗng lại buồn ngay,
Vì anh nghĩ: “Thế vẫn còn xa lắm.” (3)

“Đúng rồi! Bài thơ này Mẹ thường ngâm cho Ba nghe. Sau này các con đã lớn, chúng thường trêu chọc Ba Mẹ bằng cách cho hai đứa giả làm đôi tình nhân ngồi xa xa rồi xích lại gần nhau. Cái thời sao mà vui quá!”
“Ba nhớ không, mình đám cưới xong là chạy tản cư. Mẹ bị bệnh thương hàn, rồi lại đau sốt rét. Ai cũng nói Mẹ là cọng bún. Mẹ nằm đến nỗi tóc kết lại như đội một cái mũ, không chải được.”
“Tội nghiệp Mẹ! Vậy mà thời làm dâu cũng cực khổ lắm, làm lụng vất vả, chiều chuộng hết tất cả mọi người.”
“Cái thời của mình là vậy. Mẹ không than van. Mẹ vui vì mình đã có đàn con ngoan và giỏi.”
“Ừ, hết con lại đến cháu. Ôm từng đứa, từng đứa, hát ru, nuôi lớn. Ba thật cảm phục Mẹ. Mẹ là cái kho của những bài hát ru và ca dao tục ngữ.”

***

Nhà vắng vẻ. Mẹ nghĩ mình thật lẩm cẩm khi tự hỏi: “ Người ta nói dân số thế giới tăng mạnh, vì sao bây giờ nhà nào cũng chỉ có một, hai người? Người ta đã đi đâu?”
Trong ngôi nhà này, Ba Mẹ từng có một đàn con. Nhà trở nên chật vì con hay ăn chóng lớn. Bây giờ các con đi lập nghiệp, tỏa ra khắp chốn. Cũng trong ngôi nhà này, có lúc tụ tập đến năm mươi người, là bà con chạy loạn từ các nơi về. Lúc đó, Mẹ sắm mấy cái nồi to tướng, nấu cho chừng đó người ăn. Nấu mãi rồi thịt cá cũng không đủ, Mẹ phải nấu canh rau muống với hến. Sau này, Mẹ còn giữ cái nồi nấu canh làm kỷ niệm. Cái nồi ám màu xanh um, chùi rửa không ra.
Trong ngôi nhà này, cũng đã có lúc nực nồng mùi thịt kho mắm ruốc sả ớt. Nguyên liệu chính là thịt, nhưng lại là thịt hiếm hoi, đi mua phải xếp hàng. Vì vậy, khi hoàn thành món thịt kho mắm ruốc sả ớt, Mẹ cho các con “chấm mút” miếng ruốc còn dư, sau khi đã múc hết thịt vào một cái hũ, đậy kín lại, họp cùng những món khô khác, để đi “thăm nuôi.” Vậy mà cái món thịt kho mắm ruốc sả ớt của Mẹ đã trở thành món cao lương mỹ vị đối với các con cho đến bây giờ.
Người ta đã đi đâu? Mẹ hỏi vọng lại phía Ba. Ba mỉm cười. Ba đã đi đâu? Gần hai mươi năm rồi!
Đi lên chùa Ba ạ! Ngày xưa Ba không thích đi chùa, nhưng Mẹ thường đi với mấy bà bạn, rủ mãi Ba cũng chịu đi. Đi ra khỏi thành phố, lên vùng núi một chút, ra vùng biển một chút, về thôn quê một chút, cũng là dịp để du ngoạn. Mẹ cũng “rủ” Ba ăn chay. Mẹ thì ăn chay trường, quen rồi. Ba tập dần, cũng ăn được một tháng bốn ngày. Thật đơn giản, dễ dàng. Mẹ nói lòng mình muốn thì làm gì cũng được. Ba nói: “Vouloir, c’est pouvoir!”
Ba có biết không, bây giờ những người bạn cùng đi chùa với mình không còn đầy đủ nữa. Nay nghe người này bệnh, mai nghe người kia mất, Mẹ buồn lắm! Thỉnh thoảng có người đến thăm Mẹ, là những người còn khỏe. Họ khen Mẹ còn thuộc lòng kinh sách. Là mình may mắn thôi, phải không Ba? Cái gì đã in vào đầu, sẽ không xóa được. Ngày xưa Mẹ tụng kinh sáng, tối. Mẹ trải tấm chiếu trước bàn thờ Phật, đánh chuông gõ mõ, tụng kinh hàng giờ. Nay thì Mẹ chỉ ngồi trên giường, trang nghiêm niệm Phật mỗi chiều, khoảng mười lăm phút. Chỉ trong những phút giây như vậy Mẹ mới thấy lòng thanh thản. Mẹ hồ như đã quên những ngày tháng cơ cực, những lúc xa con “khóc muốn mù con mắt” và giây phút tiễn Ba đi xa thăm thẳm.

***

Ngày cuối tuần, con muốn đưa Mẹ đi chơi đâu đó. Chà, lúc này Mẹ chẳng muốn đi đâu. “Cái chân chạy” đã mệt mỏi. Thật ra, Mẹ rất nhớ biển, nhớ núi, nhớ những vùng thôn quê, nhớ những ngôi chùa tĩnh mịch. Bây giờ đi đâu Mẹ cũng muốn phải về trước khi mặt trời lặn để có cảm giác an toàn. Các con chiều ý Mẹ, chỉ đi trong thành phố, sáng đi chiều về.
“Đi lên nhà anh Cả chơi nghen Mẹ! Anh Cả đau chân, mình lên thăm ảnh.”
“Ừ, nhưng về sớm con à! Ra khỏi nhà, con phải đẩy mẹ bằng xe lăn, lên xuống vất vả, về tối quá không tốt.”
“Dạ được rồi Mẹ, mình sẽ về trước khi mặt trời lặn.”
Anh con út nói như một điệp khúc, và mỉm cười.
Khi về, đường bị kẹt xe. Đường đông nghẹt, toàn xe gắn máy. Chiếc taxi nhích từng chút, từng chút, rồi đứng luôn. Mẹ bắt đầu sốt ruột. Mẹ không thích cái cảm giác ngồi trong bóng tối. Trời tối thật. Con trai sợ Mẹ lo lắng, kiếm chuyện nói cho Mẹ vui. Mẹ cũng nói. Nhưng có một lúc, Mẹ ngước nhìn qua cửa kính xe, im lặng vài giây, rồi thốt lên:
“Trăng kìa!”
“Dạ, đêm nay có trăng.”
“Lâu lắm rồi Mẹ không thấy trăng đêm.”
Con trai cười:
“Dạ, vì đi đâu mẹ cũng muốn về sớm, lúc trời còn sáng.”
Mẹ lại im lặng… Trong suốt cuộc đời, Mẹ từng bày tỏ sự ngạc nhiên và vui mừng khi được xem nhật thực, nguyệt thực. Trăng đêm, nghe đơn giản và bình thường lắm, sao khiến Mẹ cảm động lạ thường!
Mẹ lẩm bẩm:
“Cho Mẹ nhìn trăng đêm. Đẹp quá!”
Đêm không còn là đêm rộn ràng của người và xe chen chúc trên đường. Đêm bây giờ là đêm của ánh trăng dịu dàng, của tiếng đàn mandolin và câu hát trữ tình:

“Người hẹn cùng ta đến bên bờ suối
Rừng chiều mờ sương ánh trăng mờ chiếu
Một đêm thiết tha rồi đây xa cách
Rồi đây hai ngả biết tới phương nào?” (4)

“Người” mặc bộ đồ tây màu kem, dáng thư sinh thanh nhã, đã đến bên Mẹ rồi! Trí nhớ của Mẹ lại làm việc. Những lời của bài hát như hiện ra trước mắt, là ơn phước cho Mẹ, để Mẹ được sống lại những giây phút ngọt ngào nhất trong cuộc đời.

Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh
________________

(1) Trích “Thơ Ngây”, tác giả: Anh Việt
(2) Trích “Lỡ Chuyến Đò”, Anh Việt
(3) Trích “Xa Cách”, Xuân Diệu
(4) Trích “Trăng Mờ Bên Suối”, Lê Mộng Nguyên
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.148 giây.