logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 20/05/2024 lúc 09:39:05(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Những cuộc vận động ủng hộ Palestine không chỉ khác phong trào chống chiến tranh Việt Nam về quy mô mà còn về khả năng huy động đám đông.

UserPostedImage
Sinh viên đại học Columbia ủng hộ Palestine biểu tình trên đường phố New York, Hoa Kỳ, ngày 06/05/2024. Getty Images via AFP - SPENCER PLATT

Nam Phi rồi đến Việt Nam ? Ai cũng biết tinh thần nhiệt huyết của các sinh viên ủng hộ Palestine khi điểm lại lịch sử một số cuộc đấu tranh nhất định, chẳng hạn như những cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc ở Hoa Kỳ hay chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi, và dường như những sinh viên ủng hộ Palestine lấy cảm hứng từ những hành động và khẩu hiệu của những phong trào nói trên. Nhưng từ vài tuần qua, nhiều người dường như có xu hướng nghĩ rằng sự huy động, tập hợp phản đối chiến tranh giống như thời chiến tranh Việt Nam, vốn đã chia rẽ nước Mỹ cách đây 50 năm.
Từ đại học Columbia (Mỹ) đến trường Khoa học Chính trị (Sciences Po – Paris, Pháp), nơi sinh viên hô những khẩu hiệu như “Gaza = Việt Nam”, từ đài phát thanh công cộng quốc gia Mỹ (NPR) đến kênh truyền thông Al Jazeera của Qatar, chủ đề này nổi bật đến mức thậm chí một số chính khách đã vội vàng đưa ra hàng loạt các so sánh. Chẳng hạn như đối với thượng nghị sĩ Mỹ Bernie Sanders, khủng hoảng ở dải Gaza rất có thể sẽ là “Việt Nam” của Joe Biden - ám chỉ đến việc cựu tổng thống Lyndon B. Johnson, mất lòng dân khi ủng hộ Chiến tranh Việt Nam và buộc phải từ bỏ việc ra tranh cử nhiệm kỳ thứ hai. Tại Pháp, dân biểu Mathilde Panot thuộc đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất (LFI), đã tranh thủ khi đăng trên mạng X một thông điệp ủng hộ nhà báo Pháp gốc Việt Trần Tố Nga, để ca ngợi “giới trẻ đứng lên chống lại Chiến tranh Việt Nam thời xưa và nạn diệt chủng ở Gaza thời nay”.
Khi các sinh viên ủng hộ Palestine chiếm giữ Hội trường Hamilton của trường Columbia vào tháng 04/2024, một số người thuộc thế hệ bùng nổ trẻ sơ sinh (Baby Boomer) có thể đã so sánh sự kiện đó với vụ xâm nhập vào chính tòa nhà này hồi tháng 04/1968 của các sinh viên phản đối Chiến tranh Việt Nam và phản đối việc trường đại học xây dựng một phòng tập thể dục (được dự đoán sẽ trở thành nơi phân biệt chủng tộc) ở Harlem.
Phong trào ít tầm ảnh hưởng
Tuy nhiên, những làn sóng biểu tình ở khắp phương Tây phản đối chiến tranh ở Trung Đông không đủ tầm để có thể so sánh giữa hai phong trào “Việt Nam” và “Gaza”. Số liệu về các cuộc vận động ủng hộ Palestine vào năm 2024 không thể sánh được với số liệu ủng hộ Việt Nam vào những năm 1960-1970. Năm 1967, hàng trăm nghìn người biểu tình đã tuần hành khắp New York để phản đối Chiến tranh Việt Nam, trong đó có Martin Luther King. 3 năm sau, một làn sóng biểu tình với khoảng 4 triệu sinh viên đã lan rộng toàn nước Mỹ khi 4 sinh viên bị Lực lượng Vệ binh Quốc gia giết chết trong một cuộc biểu tình tại đại học Kent (Ohio).
Đỉnh điểm hiện nay cũng chỉ có vài trăm sinh viên tham gia biểu tình trong tổng số 36.000 sinh viên theo học tại trường Columbia (New York), tâm điểm của cuộc vận động ở Mỹ, còn phong trào biểu tình ở Sciences Po vào đầu tháng 5 cũng chỉ tập hợp tối đa khoảng 100 sinh viên... Robert Cohen, giáo sư lịch sử và khoa học xã hội tại trường Steinhardt thuộc đại học New York nhận định, “quy mô của phong trào hiện tại không thể sánh được với quy mô những cuộc vận động do phe cánh tả mới khởi xướng vào những năm 1960”. Vào thời điểm đó, Chiến tranh Việt Nam dường như kéo dài vô tận. Một nhóm người bạo lực thuộc phe cánh tả đã thực hiện các cuộc tấn công và đánh bom nhắm vào các mục tiêu liên quan đến chiến tranh, điển hình là vụ đánh bom tại trường đại học Wisconsin năm 1970. Vụ tấn công này khiến một người chết đi kèm với thiệt hại tài sản lên đến 6 triệu đô la, rất khác với phong trào sinh viên bất bạo động ngày nay. Ngoài ra, cảnh sát vào thời điểm đó cũng không linh hoạt như bây giờ, giúp cho các phong trào biểu tình có nhiều thời gian để phát triển và trở nên bạo lực hơn.
Nghĩa vụ quân sự
Làn sóng biểu tình chống Chiến tranh Việt Nam kéo dài khoảng 10 năm. Hiện tại, rất khó để dự đoán phong trào ủng hộ Palestine sẽ biến chuyển ra sao, vốn đang ở giai đoạn sơ khai. Trên thực tế, hàng triệu thanh niên đã vùng lên trong thập niên 1960-1970 bởi chính họ bị ảnh hưởng trước hết bởi cuộc chiến ở Việt Nam... Đã có ít nhất 3 triệu lính Mỹ được điều tới Việt Nam từ năm 1965. 1,9 triệu thanh niên bị bắt đi lính. Tổng cộng phía Mỹ có 58.000 người chết, chưa kể đến hàng triệu người thiệt mạng phía Việt Nam.
Nhưng mọi chuyện giờ đây hoàn toàn khác. Quân đội phương Tây đã được chuyên nghiệp hóa. Mặc dù một số quốc gia vẫn bán thiết bị quân sự cho Nhà nước Do Thái, Hoa Kỳ (nhà cung cấp vũ khí chính của Israel) gần đây đã đình chỉ việc cung cấp bom MK-84 có sức công phá cao khi thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu không ngừng nghĩ đến việc tấn công vào Rafah. Đối với Pháp, việc chuyển thiết bị quân sự sang Israel chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ của xuất khẩu quốc phòng của Paris, theo số liệu mới nhất.
Ralph Young, giảng viên lịch sử tại đại học Temple (Philadelphia) nói : “Việc bị gọi nhập ngũ rõ ràng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sinh viên biểu tình vào những năm 1960. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều biểu tình vì lý do này. Đa phần cho rằng cuộc chiến ở Việt Nam với phương Tây tham chiến là một cuộc chiến vô đạo đức. Và giờ đây, nhiều người cũng cảm nhận tương tự về cuộc chiến ở Gaza.”
Tính cực đoan
Một điểm khác biệt lớn nữa là thành phần cốt lõi dẫn đầu phong trào phản đối Chiến tranh Việt Nam là một nhóm ôn hòa, thì dường như phong trào ủng hộ Palestine không như vậy. Theo ông Robert Cohen, phong trào này bị chi phối bởi nội dung các bài phát biểu của “những người lãnh đạo” quá cực đoan. Họ không có đủ sự đồng thuận để nhận được sự ủng hộ từ công chúng : “Luận điệu của họ qua các bài hát và biểu ngữ tôn vinh hành động nổi loạn đã cô lập họ. Họ không tạo ra được một cốt lõi cứng rắn nhưng ôn hòa, với quan điểm chống lại sự tàn phá và tội ác chiến tranh của cả hai bên trong xung đột Israel-Palestine được đa số chấp nhận.” Vào những năm 1970, phong trào phản chiến bao gồm cả nhóm Marxist cực đoan, Weather Underground, đã thực hiện một chiến dịch ném bom nhắm vào các tòa nhà chính phủ và ngân hàng. Robert Cohen nói tiếp : “Nhưng phong trào với đa phần những người ôn hòa, cũng như phe chủ hòa thiểu số, đã tạo nên sự khác biệt và chiếm thế thượng phong trong mắt dư luận.”
Năm 2024, mặc dù phong trào ủng hộ Palestine áp dụng các phương pháp chủ hòa, nhưng vẫn phải vật lộn để tách mình khỏi một số nhóm có luận điệu gây tranh cãi. Chẳng hạn như nhóm Sinh viên vì Công lý ở Palestine, với một số nhánh của tổ chức này đã lập luận rằng “phi thực dân hóa không phải là một phép ẩn dụ”. Tại đại học Virginia, hiệp hội này đã tuyên bố “hoàn toàn ủng hộ việc giải phóng người Palestine và ủng hộ quyền của các dân tộc thuộc địa ở khắp mọi nơi chống lại việc bị chiếm đóng bằng bất kỳ biện pháp nào họ cho là cần thiết”.
Tác động không lớn
Không dễ để xác định mục đích của phong trào ủng hộ Palestine. Lệnh ngừng bắn ? Chấm dứt viện trợ quân sự cho Israel ? Đình chỉ quan hệ đối tác với các trường đại học Israel ? Hay Hamas bị mất quyền lực ? Mặc dù cũng có nhiều luồng tư tưởng khác nhau vào thời điểm diễn ra Chiến tranh Việt Nam, nhưng mục tiêu số 1 được đa số xác định rõ ràng là Mỹ phải rút quân và chấm dứt chiến tranh.
Phong trào phản đối Chiến tranh Việt Nam đã thực sự gây tác động với nền chính trị Hoa Kỳ, nhưng rất khó để nhận định tương tự về tình hình hiện nay. Trong một quá khứ xa xôi, vào năm 1968, Lyndon B. Johnson đã rút khỏi cuộc chạy đua vào Nhà Trắng do làn sóng phản chiến dâng cao... Theo một cuộc thăm dò do NBC News thực hiện, chỉ có 7% cử tri Mỹ cho biết sẽ bỏ phiếu ủng hộ hoặc chống lại một ứng viên vì lập trường liên quan đến cuộc chiến ở Gaza. Viện Gallup cũng có cùng chung nhận định, sau khi hỏi người dân vấn đề quan trọng nhất mà đất nước đang phải đối mặt là gì, và chưa đến 2% nói rằng đó là cuộc chiến ở Gaza. Nhìn chung, chủ đề nhập cư là mối bận tâm hàng đầu, trong khi giới trẻ thì quan tâm đến tình trạng lạm phát. Còn tại Pháp, liên quan đến cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu sắp tới, đảng LFI, khai thác hồ sơ xung đột ở Gaza qua việc hậu thuẫn phong trào sinh viên ủng hộ Palestine, cũng chỉ có được từ 6% đến 9% ý định bỏ phiếu ủng hộ, tức là cao hơn đảng Cộng Sản (PC), nhưng thấp hơn liên đảng cầm quyền của tổng thống, đảng Xã Hội (PS) cánh tả và đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc (RN).

Nguồn : L’Express – 16/05/2024
(https://www.lexpress.fr/idees-et-debats/gaza-vietnam-pourquoi-les-deux-mouvements-antiguerre-sont-radicalement-differents-7S2DHGA3K5BXPGNBHSXDVVAKFA/)

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.056 giây.